Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Môn lao động nhà báo phân tích ưu, nhược điểm của việc sử dụng thông tin, tư liệu từ phương pháp nghiên cứu văn bản và quan sát trong các tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.09 KB, 21 trang )

Đề tài: Phân tích ưu, nhược điểm của việc sử dụng thông tin, tư liệu từ
phương pháp nghiên cứu văn bản và quan sát trong các tác phẩm báo chí. Nêu
vai trị, ý nghĩa của giai đoạn thu thập thơng tin trong q trình hình thành tác
phẩm báo chí. Sưu tầm, phân tích các tác phẩm và rút ra bài học kinh nghiệm.

I.

PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN,
TƯ LIỆU TỪ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN BẢN VÀ QUAN
SÁT TRONG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ.
1. Ưu nhược điểm của việc sử dụng thông tin, tư liệu từ phương pháp
nghiên cứu văn bản trong các tác phẩm báo chí.
a. Ưu điểm:
Nhắc đến tư liệu văn bản là nhắc đến các loại hình như sách, báo, tạp chí,
các loại giấy tờ, thông tin tồn tại và được lưu trữ dưới dạng giấy trắng mực
đen thường ít thiên vị nên có độ tin cậy cao. Trong hoạt động báo chí, chất
lượng hay độ chính xác của thơng tin là một trong những yêu cầu cự kì quan
trọng đáp ứng nhu cầu thơng tin của đại chúng. Mục đích của thơng tin là
nhằm hình thành đời sống tinh thần lành mạnh theo những hướng tích cực của
xã hội, qua đó tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
đất nước. Báo chí phản ánh những con người, sự kiện đang từng ngày tồn tại,
chi phối và tác động đến cuộc sống của chính chúng ta. Đó là những lát cắt
hay những mảnh ghép chân thực nhất về cuộc sống với những người thật, việc
thật đang hiện hữu vì thế nó phải được thể hiện chân thực nhất. Một bài báo
có thể tạo được những tác động khác nhau, tích cực hay tiêu cực là tùy thuộc
rất nhiều vào cách thơng tin về sự kiện có đảm bảo tính trung thực, đáng tin
cậy hay khơng, đơi khi một thơng tin sai lệch trong báo chí khơng chỉ ảnh
hưởng đến một người mà có thể ảnh hưởng đến tương lai của cả một thế hệ,
đặc biệt là các bạn trẻ.
1



Một số văn bản được sử dụng trong các tác phẩm báo chí có tính chuẩn
mực cao đã được các cá nhân, những người có uy tín hay các đơn vị, tổ chức
có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra, nhất là các loại báo cáo, sơ kết, tổng
kết. Khi đưa những tài liệu này vào tác phẩm với mục đích tăng độ tin cậy cho
nội dung sẽ góp phần tạo ra hiệu quả tác động cao hơn. Bên cạnh đó, các tư
liệu văn bản này (thường là báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức năng) có
thể chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ra tính tốn,
so sánh, đối chiếu với các sự việc, hiện tượng diễn ra trong thực tế.Đây là một
yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của báo chí hiện nay, báo chí chỉ có
thể phát huy được tác dụng khi được cơng chúng của mình đón nhận và ủng
hộ, điều này lại phụ thuộc vào tính chất bám sát thực tế của các vấn đề, sự
kiện . Thực chất đây chính là cách tiếp cận cơng chúng hiệu quả nhất, đưa báo
chí đến gần gũi hơn với các độc giả và vì thế nó phải dành ưu tiên cho con
người. Nắm bắt được ưu thế này, nếu các phóng viên báo chí biết khai thác,
phân tích một cách khéo léo trong việc lựa chọn thông tin quan trọng mà công
chúng quan tâm sẽ làm cho việc nhận xét, đánh giá các sự kiện đó trở nên
khách quan hơn, đa chiều hơn đồng thời sẽ ít phụ thuộc vào tính chủ quan của
nhà báo, độc giả cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi đón nhận sản
phẩm báo chí như vậy. Khi đó, thơng tin trong bài viết sẽ được nhìn nhận ở
nhiều khía cạnh, trên nhiều bình diện khác nhau tạo nên những cái nhìn đa
diện, đa cảm xúc cho độc giả khi đứng trước một bài báo cũng như sự tin tưởng
và hứng thú cho người đọc. Tăng tính khách quan trong các sản phẩm báo chí
hiện nay đang là một trong những xu hướng phát triển và tồn tại của các tòa
soạn trước áp lực của nhu cầu xã hội ngày càng cao, để thích nghi với sự vận
động biến đổi khơng ngừng của đời sống, các tòa soạn phải đổi mới hình thức
và cách thức hoạt động, trong đó khơng thể khơng quan tâm đến nội dung ngay
từ chính những ấn phẩm báo chí và việc sử dụng tư liệu văn bản là một phương
pháp góp phần quan trọng vào sự thành công cho mỗi bài viết.


2


Xét trên phương diện phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản, bài báo
thành cơng và tạo được tính hấp dẫn cho công chúng là ở việc tác giả sử dụng
văn bản nhưng không bị phụ thuộc vào văn bản mà có sự linh hoạt trong vận
dụng một cách phù hợp. Nói cách khác, tư liệu văn bản được sử dụng chỉ là
phương tiện để nhà báo chứng minh, làm rõ cho quan điểm của mình cũng
như tăng tính thuyết phục cho độc giả. Chính vì lí do này, mà bài báo dù
mang tính thời sự, thơng tin chủ yếu là những con số nhưng đã không trở
thành một bài liệt kê tư liệu khô khan.
Nguồn tư liệu văn bản hiện nay khá đa dạng và phong phú, tồn tại dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong đó có cả những văn bản đời thường. Vì mang
tính chất đời thường liên quan đến những vấn đề nhỏ, gần gũi với cuộc sống
nên nhiều khi nó ít được chú trọng và hầu như không được sử dụng phổ biến.
Tuy nhiên, ở một phương diện khác, các loại văn bản đời thường vẫn được xem
là những vật chứng có ý nghĩa khi nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, con người
nào đó nhưng giá trị pháp lí có thể khơng cao. Nhưng cũng có trường hợp, một
số tư liệu văn bản như thư từ, nhật kí, giấy viết tay…của cá nhân lại trở thành
những tư liệu quý giá, độc đáo tạo nên sức hấp dẫn cho một bài báo. Đôi khi,
một chi tiết nhỏ, một tư liệu văn bản đơn giản ít được chú trọng như vậy nhưng
trong từng trường hợp, hoàn cảnh chi phối và mục đích thơng tin mà cách tác
động cũng khác nhau. Độc giả có thể bị cuốn hút ngay từ những yếu tố nhỏ
nhưng thật sự ấn tượng, tạo nên điểm nhấn cho bài viết, có sức lay động cảm
xúc mạnh mẽ. Đặc biệt là những cuốn nhật kí viết tay thời chiến, trong một số
bài báo viết về những vấn đề của cách mạng, chiến tranh có sử dụng nhật kí
chiến trường thật sự tạo được những ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả bởi đơn
giản đó là những dòng suy nghĩ rất thực được viết ra từ chính cảm xúc của con
người. Đồng thời, với việc sử dụng các tư liệu thuộc văn bản đời thường khơng
chỉ tạo ra sự gần gũi cho chính cơng chúng tiếp nhận mà còn làm cho bài viết

thêm sinh động, hấp dẫn ngay trong chính nội dung cũng như hình thức thể
3


hiện, tạo cảm giác hứng thú, mới mẻ cho độc giả. Sức cuốn hút của một bài báo
đôi khi chỉ nằm ở những lát cắt nhỏ như vậy.
Mỗi loại tư liệu văn bản được sử dụng đều có những hiệu quả riêng phù
hợp với từng sự kiện, vấn đề. Bên cạnh những loại tư liệu kể trên, thông tin
được rút ra từ sách báo cũng có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở rộng
thông tin, làm cho bài báo sâu sắc để tăng khả năng thuyết phục bạn đọc hơn.
Các loại tài liệu như sách,báo…là những thể loại đã được in ấn, đăng tải nghĩa
là nó đã được thơng qua sự kiểm định,phê duyệt của rất nhiều người có uy tín,
vì vậy thơng tin là hồn tồn đáng tin cậy. Tính chất thời sự nóng hổi của báo
chí địi hỏi thơng tin nhanh nhạy, kịp thời, đơi lúc vì áp lực này mà tin tức được
đưa ra chỉ dừng lại ở những mức độ vừa phải, chưa có sự đào sâu, cơng chúng
tiếp nhận thơng tin từ cái nhìn hạn hẹp hơn. Nhưng nếu trong bài báo có sử
dụng tư liệu văn bản lại khác, không chỉ dừng lại ở mục đích thơng tin mà điều
quan trong người viết muốn truyền tải đến cơng chúng của mình những định
hướng, thông điệp, thông qua tư liệu trong bài, độc giả sẽ có cách nhìn nhận,
đánh giá vấn đề một cách khách quan hơn dựa vào tính sâu sắc, xác thực của
thơng tin. Từ đó, khơi dậy được lịng tin cho cơng chúng của mình đồng thời
hình thành hệ thống dư luận theo hướng tích cực. Ngồi ra, các tư liệu sách,
báo cịn có khả năng lưu trữ thơng tin cao nên có thể tìm lại khi cần thiết
b. Nhược điểm
Ngày nay, tuy được sử dụng phổ biến trong các bài báo và có vai trị quan
trọng nhưng việc sử dụng tư liệu văn bản chỉ mang tính chất minh họa thêm
cho nội dung, khơng phải yếu tố đóng vai trị chủ đạo, nên nó cũng tồn tại
những hạn chế nhất định.
Thơng tin từ văn bản thường chỉ có vai trị là điểm tựa đầu tiên chứ không
phải là tư liệu duy nhất cho một bài báo, bởi vì cái cốt lõi mà công chúng thật

sự cần là sự thỏa mãn về mặt thơng tin với những u cầu về tính thời sự nóng
4


hổi. Trong một bài báo, lượng thông tin không chỉ giới hạn ở phần tư liệu văn
bản mà cịn có nhiều nguồn khác nhau, như đã nói ở trên là nhằm mục đích
tăng tính khách quan cho sản phẩm báo chí, vì vậy, đây chỉ là một khía cạnh
nhỏ bổ trợ cho nội dung thêm phong phú và sâu sắc. Đó là lí do mặc dù sử
dụng tư liệu là cần thiết nhưng không nên lạm dụng việc nghiên cứu văn bản
để sao chép, xào xáo các thông tin, tư liệu làm thành tác phẩm báo chí. Khi
đó, việc sử dụng tư liệu văn bản không đơn thuần nằm ở tính chất bổ sung
tích cực nữa mà nó đã bị biến tướng với đặc trưng vốn có. Thực tế, tư liệu vốn
không thể thay thế được nội dung của bài báo mà nó chỉ là một trong những
yếu tố tác động để làm cho bài báo tốt hơn, sinh động hơn. Hơn nữa, đó là
cách thể hiện tính khách quan của bài viết cũng như tôn trọng tác giả của
những tư liệu đã sử dụng. Việc sao chụp toàn bộ hay phần lớn nội dung của
phần tư liệu văn bản để tạo ra một tác phẩm mới cũng là một việc làm trái với
đạo đức và trách nhiệm của nhà báo nói chung.Báo chí là hoạt động lao động
sáng tạo dựa trên những điều có thật, những vấn đề tồn tại và hiện hữu cụ thể,
người làm báo là phải đổ mồ hơi,cơng sức thậm chí là cả những giọt nước mắt
, là những sự hi sinh cho nghề nghiệp để đổi lại là những tác phẩm được mọi
người ghi nhận, đó là những cố gắng khơng mệt mỏi , là hoạt động sáng tạo
thực thụ và không hề dễ dàng. Vì vậy, mà vận dụng điểm tựa đầu tiên này như
thế nào sao cho hợp lí, đúng chừng mực để thật sự phát huy được tác dụng
tích cực cho bài báo, tránh khỏi sự khuôn mẫu, sáo rỗng, thụ động là việc làm
rất cần thiết đối với người làm báo cho dù ở thế hệ nào.
Tư liệu văn bản thường khn mẫu, khơ khan. Một bài báo chỉ có tư liệu
văn bản sẽ nặng nề, kém hấp dẫn. Đặc thù của tư liệu văn bản là tồn tại dưới
dạng giấy trắng, mực đen, một số loại hình như sách, báo cáo…đã được in ấn
nên khơng thể đơn giản hóa hay chỉnh sửa cho phù hợp với những ý tưởng

khác nhau, vì thế nó được đặt trong những khn mẫu nhất định khơng thể
thay đổi được. Đối với loại hình tài liệu này, việc trích dẫn hoặc đăng tải trong
5


bài viết phải được sử dụng đúng như nội dung lẫn hình thưc vốn có như ban
đầu của nó. Người viết khơng thể làm biến đổi theo ý thích của mình được,
chính vì vậy nó có thể sẽ gây ra cảm giác cứng nhắc, nặng nề cho tâm lí tiếp
nhận của độc giả. Đối với một số loại báo cáo có dung lượng dài nhưng để
đảm bảo tính chân thực,phải trích dẫn nguyên văn, như vậy gây ra cảm giác
rối mắt cho công chúng cũng như chiếm phần lớn diện tích trên mặt báo. Đối
với loại hình báo in thì vấn đề này có thể nhẹ nhàng hơn phần vì tính chất đặc
thù có thể lưu trữ lâu dài, thích hợp với những bài viết có chiều sâu, thiên về
phân tích, bình luận phần vì báo giấy nên khơng gian mặt báo cũng thuận tiện
hơn. Còn đối với báo mạng điện tử với q trình thơng tin nhanh nhạy, cập
nhật liên tục hàng ngày, hàng giờ, thông tin được xem như là một món ăn
nhanh mà cơng chúng cần trong bối cảnh con người bận rộn và khơng có
nhiều thời gian cho việc cập nhật thơng tin. Thậm chí một số bài báo chỉ đăng
được vài phút, vài giờ đồng hồ nhưng vì một lí do nào đó cũng có thể bị dỡ bỏ
ngay để nhường chỗ cho các tin tức quan trọng khác. Như vậy, việc sử dụng
tư liệu văn bản trên báo mạng điện tử có thể sẽ có chút trở ngại nhỏ nếu như
phần tư liệu cần đăng tải quá dài mà vẫn phải tuân theo những nguyên mẫu
sẵn có, độc giả của báo mạng điện tử thường là những đối tượng khơng có
nhiều thời gian trong việc thu nhận thông tin nên nhiều khi những tư liệu văn
bản được sử dụng quá nhiều sẽ làm cho bài viết trở nên thụ động, gị bó, nhìn
vào một bài báo với rất nhiều tài liệu văn bản có thể gây tâm lí ngại đọc, rối
mắt từ đó dễ bỏ qua những phần thông tin quan trọng trong bài viết. Đây là
một yêu cầu quan trọng đối với báo mạng điện tử vì khơng giống báo in hay
các loại hình báo chí khác, một tờ báo mạng được đánh giá tốt là khi thông tin
luôn được đáp ứng trong tình trạng nóng hổi, sinh động nhất chứ khơng thể

theo khuôn mẫu. Hơn thế nữa, ngày nay, hầu hết báo in đều có trang điện tử
nên các tờ báo mạng chính thống ln cần có sự đổi mới cả về nội dung lẫn
hình thức thể hiện, đặc biệt là sự thay đổi giao diện ngày càng hấp dẫn, bắt
mắt cho độc giả của mình, bởi vì báo mạng tồn tại chính là ở số lượng độc giả
6


truy cập. Như vậy, để thấy rằng sử dụng tư liệu văn bản chỉ là một chi tiết nhỏ
trong bài viết, khơng thể đồng nhất nó với nguồn tin cũng như sử dụng toàn
bộ phẩn tư liệu này trong tác phẩm vừa khơ khan, máy móc mà lại khơng vận
dụng hết được chất lượng của tài liệu.
2. Ưu nhược điểm của việc sử dụng thông tin, tư liệu từ phương pháp quan
sát.
a. Ưu điểm
- Trong hoạt động sáng tác phẩm báo chí, quan sát được coi là một phương
pháp khơng thể thiếu để thu nhập những tư liệu nóng hổi, chân xác và sống
động cho bài viêt.
- Tiến hành hoạt động quan sát, phóng viên phải tiếp cận trực tiếp với hiện
thực. Hình thức tiếp cận này thường để lại cảm xúc ấn tượng về con người, sự
kiện mà họ quan sát, tiếp xúc. Hơn nữa, quan sát trực tiếp dễ khơi nguồn cảm
hứng sáng tạo cho phóng viên.
- Thơng tin từ quan sát có thể đem lại những dấu hiệu cần thiết để tới thẩm định
bản chất của sự kiện. Người ta thường nói trăm nghe khơng bằng một thấy.
Thơng qua nghe, nhìn tận mắt, phóng viên có thấy được những dữ liệu thể
hiện bản chất của sự kiện căn cứ vào những dấu hiệu bên ngồi có thể cảm
thụ được.
- Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý đối tượng sẽ giúp
phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy của
thông tin.
b. Nhược điểm

- Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Hiện thực cuộc
sống qua quan sát của phóng viên ln gắn liền với sự nhìn nhận, xem xét và
trạng thái tâm lý của bản thân họ.
Mặt khác, khi quan sát mỗi sự vật hiện tượng trong xã hội, người quan sát
thường không dễ dàng gạt bỏ những kinh nghiệm, hiểu biết sơ bộ đã có trước
chúng (nhà xã hội học E.Durkheim gọi đó là tiền khái niệm, các nhà nghiên
cứu đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách đưa cho nhiều người xem
bứctranh vẽ một ngôi nhà nhỏ, ở cửa gắn một bảng gỗ với hàng chữ rất nhỏ,
7


không rõ ràng tới mức chẳng thể đọc nổi. Thế những có tới 80% số người
được hỏi trả lời rằng những từ trên biển gỗ đó là: cấm người lạ vào. Sở dĩ hiểu
được những hàng chữ đó là bởi nhiều lần trong cuộc sống, họ đã thấy những
tấm biển gỗ với dòng chữ tương tự. Kinh nghiệm gợi cho họ nên đọc hàng
chữ đó như thế nào.
- Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian. Mặc dù có thể có
các phương tiện kĩ thuật trợ giúp, những phóng viên cũng khó quan sát được
các sự kiện diễn ra trong phạm vi rộng lớn về không gian. Họ cũng khơng thể
quan sát được những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng với bản
chất sự việc. Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựa vào quan sát
II.

để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tác.
VAI TRỊ, Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN THU NHẬP THƠNG TIN
TRONG Q TRÌNH HÌNH THÀNH TÁC PHẨM BÁO CHÍ.
Hoạt động thu nhập thơng tin, tư liệu của phóng viên là cơng việc tìm
kiếm, khai thác, lựa chọn thơng tin, chi tiết để phục vụ cho hoạt động sáng
tạo, hình thành tác phẩm báo chí.

Làm nên một tác phẩm hay, tốt phải có sự hợp lực của nhiều yếu tố nội dung
và hình thức. Tuy nhiên, do đặc trưng của báo chí là thơng tin bằng sự kiện cho
nên chất lượng thơng tin, tư liệu trong mỗi tác phẩm báo chí giữ vai trị quyết
định. Vì vây, hoạt động thu nhập thơng tin, tư liệu của phóng viên cũng có tầm
quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống cịn của tác phẩm.
Việc thu nhập thơng tin, tư liệu của phóng viên lúc nào cũng phải gắn với
việc kiểm chứng là đảm bảo giá trị cho chúng. Chuẩn bị, lưu giữ cẩn thận
những tư liệu cần thiết để chứng minh cho những gì mình viết trong bài báo là
đúng sự thật, sẽ giúp phóng viên tránh được tai nạn nghề nghiệp.

8


Kết hợp các phương pháp trong thu thập dữ liệu như phỏng vấn, quan sát
và phân tích văn bản. Đây là ba phương pháp chủ yếu trong hoạt động thu
thập, khai thác dữ liệu. Mỗi phương pháp đều có thể mạnh riêng và hạn chế
riêng. Do vậy, phóng viên nên sử dụng kết hợp để mỗi phương pháp cho vừa
phát huy được thể mạnh vừa bổ sung những khiếm khuyết cho nhau. Khi kết
hợp sử dụng cả ba phương pháp này, tư liệu thu được sẽ đa dạng, phong phú,
sâu sắc và được xem xét một cách toàn diện, kỹ lưỡng hơn.
- Thông tin, tư liệu điển hỉnh phục vụ đắc lực cho chủ đề tác phẩm. Những
thông tin, chi tiết mà phóng viên thu thập, tìm kiếm được phải gắn bó chặt chẽ
và phục vụ đắc lực cho chủ đề tác phẩm. Có thể nói, q trình chọn lựa thơng
tin, tư liệu sẽ dần dần hình thành chủ đề, rồi lại căn cứ vào chủ đề để chọn lọc
thông tin, tư liệu. Làm như vậy sẽ tránh được trường hợp có nhiều tư liệu
nhưng khơng biết viết cái gì hoặc chủ đề tác phẩm được xác định rõ ràng
nhưng lại thiếu thông tin.
Tư liệu phục vụ đắc lực chủ đề tác phẩm cũng có nghĩa là thơng tin, tư
liệu phải điển hình. Sự kiện báo chí bao gồm nhiều nhân vật, hồn cảnh, chi
tiết…Nhưng khơng phải tất cả đều là đối tượng thu nhập của phóng viên.

Phóng viên cần phải có sự chọn lựa, cân nhắc kỹ càng. Thu nhập thông tin, tư
liệu găn với việc loại bỏ sự rườm rà, ít ý nghĩa để sàng lọc lấy những gì nổi
bật, độc đáo. Phóng viên giống như người tạc tượng, cần vất bỏ những mẩu
nguyên liệu thừa để hình hài của bức tượng ngày càng chau chuốt hơn.
Một thông tin, chi tiết dù cho là hay nhưng không phục vụ cho chủ đề của
bài viết thì cũng khơng có cơ hội được sử dụng. Nếu tham lam, phóng viên có
thể làm hỏng bài viết.
III.

PHÂM TÍCH CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ VÀ RÚT RA BÀI HỌC
KINH NGHIỆM.
1. Phân tích các tác phẩm báo chí
9


Bài viết

1 (Phụ lục 1 trang 15-18 ): Trên Vnexpress số ra ngày

24/9/2012 có bài mang tên Cuốn nhật kí của nữ liệt sĩ chơn vùi gần 50 năm có
sử dụng tư liệu văn bản là cuốn nhật kí thời chiến đã bị thất lạc suốt 50 năm
qua. Theo như thơng tin bài báo, cuốn nhật kí được cho là của một giáo viên hi
sinh ở độ tuổi đôi mươi chứa đựng nhiều tâm sự, nỗi nhớ gia đình, quê hương
của nữ chiến sĩ. Tuy nhiên, cuốn nhật kí khơng có tên gì ngồi cái tên M ghi
trong từng trang giấy. Bài báo đã cho công chúng thấy được những nét tiêu
biểu nhất trong quá trình thất lạc và hành trình tìm lại được cuốn nhật kí của
người liệt sĩ trẻ tuổi. Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng tư liệu văn bản
chính là cuốn nhật kí của nữ liệt sĩ, trải qua năm tháng bị thất lạc và bị lãng
qn, cuốn nhật kí đã khơng cịn ngun vẹn với những vết ố vàng trên từng
trang giấy, những vết sứt sẹo và những trang viết rời rạc, tuy chỉ còn những

dòng tâm sự, nhắn nhủ và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ cũng như tình yêu đối
với quê hương, đất nước, tấm lòng son sắc hướng về Đảng, về Bác Hồ là cịn
sống mãi với thời gian. Ngồi ra, bài báo còn đăng tải được các bức ảnh đi kèm
được cho là của nữ liệt sĩ này, đôi lúc tác giả cịn xen kẽ vào đó là những dòng
tâm sự, những bài thơ ngắn ngủi viết vội của liệt sĩ nơi chiến trường ác liệt. Với
việc sử dụng cuốn nhật kí làm tư liệu cung cấp thêm thơng tin, bài viết đem đến
cho độc giả những ấn tượng mạnh mẽ, sự rung động và cảm phục đối với thế
hệ trẻ của nước nhà trong thời chiến, mặc dù gian khổ, hi sinh nhưng lúc nào
cũng luôn tràn đầy tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai.
Bài viết 2 (Phụ lục 2 trang 19-21): Trong số báo ra ngày 14/11/2012, báo
Người lao động có bài Xử phạt trường hợp đầu tiên chưa sang tên đổi chủ tác
giả có sử dụng tư liệu văn bản là biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Việc
tác giả sử dụng biên bản xử phạt này nhằm tăng tính xác thực của nội dung
bài viết. Với việc ban hành nghị định 71 về việc xử phạt hành chính đối với
chủ phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ đã gây ra rất nhiều ý kiến
trong nhân dân nhưng thực tế nhiều người dân chưa thật sự có những hiểu biết
10


những nội dung cơ bản trong nghị định này dẫn đến tình trạng một số trường
hợp bị xử phạt có sai phạm. Đồng thời bản thân những người thi hành luật
trực tiếp là cảnh sát giao thông nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc áp
dụng theo nghị định dẫn đến việc xử lí vi phạm cịn xảy ra nhiều bất cập. Như
vậy việc tác giả sử dụng biên bản xử phạt này khẳng định thêm sự việc cảnh
sát giao thơng xử lí lỗi vi phạm của người dân như trong bài viết là hồn tồn
có thật, điều đáng chú ý là chính họ cũng khơng chứng minh rõ ràng được chủ
nhân của chiếc xe có phạm lỗi do chưa sang tên đổi chủ hay chưa mà đã tiến
hành xử phạt là việc làm cần phải xem xét và kiểm tra lại.
Tác giả cũng đưa ra hàng loạt thông tin để minh chứng cho việc xử phạt là
chưa có đủ cơ sở:

- Theo công điện 141 ngày 11-11 gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố của
Tổng cục cảnh sát quản lí hành chính về trật tự an tồn xã hội ( Tổng cục
VII- Bộ Công an ), trường hợp người điều khiển xe trên đường có giấy tờ xe
khơng chính chủ mà người đó nói là xe mượn của người thân, xe thuê thì
chưa bị xử phạt.
- Theo thống kê của Tổng cục VII, đến hết ngày 11-11 lực lượng CSGT trên cả
nước chưa xử phạt bất cứ trường hợp nào liên quan đến lỗi này.
Việc tác giả sử dụng tư liệu văn bản trong bài viết cùng những thông tin
đã được các cơ quan kiểm định,những quy định đã được ban hành là hồn
tồn có cơ sở, tăng tính khách quan và lịng tin cho độc giả. Đồng thời cũng
giúp cho người dân hiểu rõ thêm về nghị định 71 , trong những trường hợp
nào có thể sẽ bị xử phạt để không mắc phải những lỗi tương tự. Như vậy, bài
báo đã góp phần quan trọng vào sự điều đỉnh hành vi cũng như nhận thức cho
người dân để chấp hành pháp luật ngày càng tốt hơn.
Một số văn bản được sử dụng trong các tác phẩm báo chí có tính chuẩn
mực cao đã được các cá nhân, những người có uy tín hay các đơn vị, tổ chức
có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra, nhất là các loại báo cáo, sơ kết, tổng
11


kết. Khi đưa những tài liệu này vào tác phẩm với mục đích tăng độ tin cậy cho
nội dung sẽ góp phần tạo ra hiệu quả tác động cao hơn. Bên cạnh đó, các tư
liệu văn bản này (thường là báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức năng) có
thể chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ra tính tốn,
so sánh, đối chiếu với các sự việc, hiện tượng diễn ra trong thực tế.Đây là một
yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của báo chí hiện nay, báo chí chỉ có
thể phát huy được tác dụng khi được công chúng của mình đón nhận và ủng
hộ, điều này lại phụ thuộc vào tính chất bám sát thực tế của các vấn đề, sự
kiện . Thực chất đây chính là cách tiếp cận cơng chúng hiệu quả nhất, đưa báo
chí đến gần gũi hơn với các độc giả và vì thế nó phải dành ưu tiên cho con

người. Nắm bắt được ưu thế này, nếu các phóng viên báo chí biết khai thác,
phân tích một cách khéo léo trong việc lựa chọn thông tin quan trọng mà công
chúng quan tâm sẽ làm cho việc nhận xét, đánh giá các sự kiện đó trở nên
khách quan hơn, đa chiều hơn đồng thời sẽ ít phụ thuộc vào tính chủ quan của
nhà báo, độc giả cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi đón nhận sản
phẩm báo chí như vậy. Khi đó, thơng tin trong bài viết sẽ được nhìn nhận ở
nhiều khía cạnh, trên nhiều bình diện khác nhau tạo nên những cái nhìn đa
diện, đa cảm xúc cho độc giả khi đứng trước một bài báo cũng như sự tin tưởng
và hứng thú cho người đọc. Tăng tính khách quan trong các sản phẩm báo chí
hiện nay đang là một trong những xu hướng phát triển và tồn tại của các tòa
soạn trước áp lực của nhu cầu xã hội ngày càng cao, để thích nghi với sự vận
động biến đổi khơng ngừng của đời sống, các tịa soạn phải đổi mới hình thức
và cách thức hoạt động, trong đó khơng thể khơng quan tâm đến nội dung ngay
từ chính những ấn phẩm báo chí và việc sử dụng tư liệu văn bản là một phương
pháp góp phần quan trọng vào sự thành công cho mỗi bài viết.
b. Bài học kinh nghiệm:
Hiện nay, phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản ngày càng trở nên phổ
biến và được sử dụng nhiều trong các tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, việc vận
12


dụng tư liệu này như thế nào với những cách thức nào sao cho giá trị của
thông tin phát huy được tác dụng là điều mà nhà báo phải luôn quan tâm.
Cũng như việc thông tin về một sự kiện, vấn đề thời sự được xã hội đón đợi,
việc đưa tư liệu văn bản vào trong bài viết cũng phải có những yêu cầu nhất
định. Nhà báo phải rất khéo léo trong việc lựa chọn thông tin, tư liệu cần thiết
và phù hợp để trích dẫn. Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản cũng cho
phép tác giả bài báo được tiếp cận với nhiều nguồn tri thức hơn để làm phong
phú, hấp dẫn hơn nội dung bài viết của mình, qua đó cũng mang lại cho tác
giả thêm những tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, hiểu và vận

dụng tốt phương pháp này trong từng tác phẩm là một trong những tiêu chí
quan trọng đóng góp vào thành cơng chung của một sản phẩm báo chí.
Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản cung cấp thêm một hướng tiếp
cận thơng tin quan trọng trong báo chí, khi đứng trước một nguồn tin cần phải
làm những gì đó là điều đầu tiên mà nhà báo phải xác định, bởi vì chỉ cần
khơng vạch rõ ý đồ ngay từ đầu có thể nội dung phân tích sẽ bị chệch hướng.
Các yếu tố cần thiết trước thông tin như cần phải xác định được tác giả, nguồn
gốc của tư liệu, giá trị pháp lí của văn bản để có hướng tiếp cận tốt nhất, đây
là một điều rất quan trọng vì đơi khi giá trị pháp lí của tài liệu có thể liên quan
đến những vấn đề nhạy cảm cũng như hoạt động sáng tạo của nhà báo rộng
hơn là yêu cầu về trách nhiệm và đạo đức báo chí.
Mỗi tư liệu văn bản được sử dụng đều có những ý đồ nhất định, chứa
đựng rất nhiều ý kiến về các sự việc, trách nhiệm của nhà báo là phải phân
biệt được chúng với nhau trên cơ sở xem xét, đánh giá bằng con mắt khách
quan nhất để phát hiện được các chi tiết, số liệu quan trọng thật sự đắt giá cho
bài báo. Việc nghiên cứu tư liệu văn bản giúp cho nhà báo có những đánh giá
khách quan, đa chiều về sự kiện, khả năng phân tích vấn đề từ đó mà được
nâng lên một cách đáng kể.

13


Mỗi phương pháp thu thập thơng tin đều có những ưu điểm, nhược điểm
nhất định, vì vậy, trong quá trình thu thập và xử lí thơng tin khơng nên q
chú trọng vào một phương pháp, vận dụng một cách khuôn mẫu, thụ động mà
cần có sự linh hoạt trong việc kết hợp hài hòa giữa các phương pháp với nhau.
Sự thay đổi bổ sung của các phương pháp trong cùng một bài viết sẽ làm cho
thơng tin mang tính chính xác, phong phú hơn, đem lại cho công chúng những
bài viết sinh động, hấp dẫn. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần làm nên
thành cơng chung cho một bài báo.

IV. Kết luận:
Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí ngày càng có vai trị quan trọng
trong đời sống của con người. Những nhu cầu được đáp ứng các dịch vụ ngày
càng tăng lên và luôn hướng đến sự hồn thiện về mọi mặt, trong đó khơng
thể thiếu việc được cung cấp thơng tin, đó khơng chỉ là trách nhiệm mà còn là
niềm tự hào của báo chí. Với hi vọng mang đến cho cơng chúng của mình
những sản phẩm báo chí tốt nhất, báo chí ln không ngừng đổi mới ngày
càng hấp dẫn hơn, lao động nhà báo thực sự là một hoạt động sáng tạo khơng
mệt mỏi. Để đáp ứng được những u cầu đó, đòi hỏi người làm báo phải
hoạt động nghiêm túc với cơng việc, có kĩ năng nghề nghiệp vững vàng, nắm
vững và vận dụng tốt các phương pháp thu thập thông tin để mang lại cho độc
giả những bài báo có giá trị, thực hiện sứ mệnh phục vụ nhân dân và tham gia
xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp hơn.

14


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bài viết “Cuốn nhật kí của nữ liệt sĩ chôn vùi gần 50 năm” của
tác giả Nguyệt Triều
Thứ hai, 24/9/2012,
Cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ chôn vùi gần 50 năm
Cuốn nhật ký được cho là của một giáo viên hy sinh ở tuổi đôi mươi
chứa đựng nhiều tâm sự, nỗi nhớ gia đình, quê hương của nữ chiến sĩ.
Tuy nhiên, nhật ký khơng có thơng tin gì ngồi cái tên M ghi trong từng
trang giấy.
Ban Tun giáo tỉnh Bình Dương vừa chia sẻ những thơng tin liên quan
cuốn nhật ký và các kỷ vật được cho là của một nữ liệt sĩ tuổi đôi mươi (tự
xưng là M) đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Quyển nhật ký đóng từ những tờ giấy men có tiêu đề "Thanh niên thế hệ

Hồ Chí Minh" được chủ nhân ghi trân trọng ở trang đầu. Trong 35 trang viết,
chị ln thể hiện tình u q hương, đất nước, tấm lòng son sắt hướng về
Đảng, về Bác Hồ. Trang đầu tiên viết tháng 12/1962, trang cuối là ngày
20/10/1966 - được cho là ngày chủ nhân quyển nhật ký hy sinh.

Quyển nhật ký và những kỷ vật được cho là của nữ chiến sĩ M. ln
mang theo bên mình trong cuộc chiến gần nửa thế kỷ trước. Ảnh: Nguyệt
Triều.
15


Ông Huỳnh Văn Sáng (72 tuổi, ở xã Tân Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương),
người tìm thấy cuốn nhật ký cho biết, năm 1963 - 1966, Mỹ và chính quyền
Sài Gịn mở trận càn lớn vào Chiến khu D, xã Tân Mỹ là một trong những
vùng đệm, nơi xảy ra những cuộc chiến khốc liệt nhằm giằng co chiếm từng
mét đất. Cả hai bên đều mất mát rất lớn, nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về
lực lượng cách mạng.
Ông lão 72 tuổi tự nhận đã tham gia chôn cất hai liệt sĩ tên Anh và Cần hy
sinh trong trận càn của quân địch, tại khu đất mộ của gia đình năm 1963. Năm
1966 ông và nhiều người dân lại chung tay tiễn 6 chiến sĩ khác về yên nghỉ tại
đây.
3 năm trước, một người đã mua khu đất nhà ông rồi tự ý san phẳng mồ mả
của gia tộc khiến ông khơng thể xác định được vị trí các ngơi mộ. Do khu đất
rộng 5.000 m2 có chỗ trũng, chỗ cao nên máy ủi vơ tình đào xới cả những
phần mộ của các liệt sĩ. Và đó cũng là cơ duyên để ơng tìm thấy quyển nhật
ký này.
Lúc nghe tin khu mộ bị san lấp trái phép, ông lão thất thập chạy đến nơi
thì thấy hàng chục ngơi mộ của gia tộc đã bị san phẳng. Trước đó trời vừa đổ
cơn mưa lớn, nước chảy xối xả làm dưới vũng bùn lộ một túi nylon. Ơng tị
mị nhặt lên thì thấy bên trong có quyển nhật ký và một số hình ảnh.


Quyển nhật ký có kẹp ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi, biểu tượng cho ý chí,
16


sức mạnh của tuổi trẻ yêu nước thời chống Mỹ. Ảnh: Nguyệt Triều
"Do vị trí chơn cất các liệt sĩ được xác định theo các phần mộ của gia tộc,
nên khi bị san phẳng tôi không thể xác định được vị trí mộ người thân trong
gia tộc và cả của các liệt sĩ. Nhiều năm tơi tìm nhà ngoại cảm để xác định
từng phần mộ nhưng khơng có kết quả", ông Sáng nói giọng buồn buồn.
Theo nội dung quyển nhật ký, nhiều người cho rằng, tác giả là một
Đảng viên, giáo viên trẻ vừa ra trường. Trong đó có đoạn: "Tháng 12/1962,
rời mái trường trở về địa phương tham gia cách mạng, vừa dạy học, vừa tham
gia các mặt trận khác. Sau đó lên đường vào chiến trường. Ngày đi, ngoại
nhắn lời nhắn nhủ hữu ích của cậu, mình cố khắc sâu vào tư tưởng, cố gắng
làm thế nào cho xứng đáng là đứa cháu của cậu, đứa con gái ngoan của ba má,
người con ưu tú của Đảng..."
Hay ngày 13/9/1966, chủ nhân nhật ký viết về niềm vui khi nhận được thư
của "anh Quang ruột thịt". "Qua lời khuyên bảo, dặn dị của anh, mình khắc
ghi mãi trong lịng là phải đặt tập thể trước, cá nhân sau... Anh ơi! Em sẽ cố
gắng trui rèn bản thân nhiều hơn nữa để xứng đáng là đứa em gái của anh,
đứa con yêu của ba má, một đảng viên ưu tú...".
Nhiều người cho rằng, từ "ba má" chị viết trong nhật ký có thể thấy quê
của chị M. ở Nam bộ, rất có khả năng là ở Cần Thơ vì có đoạn: "Ngày
20/11/1965, biên thư cho người thân ở Cần Thơ, mong hồi thư lắm..."

Những bức ảnh đi kèm quyển nhật ký. Ảnh: Nguyệt Triều.

17



Ngồi việc giãi bày nỗi nhớ gia đình, tác giả nhật ký còn thể hiện nỗi khát
vọng của tuổi trẻ, tinh thần yêu nước của người chiến sĩ cách mạng. Ngày
1/1/1965, chị viết: "Đêm nay được nghe chú Năm nói chuyện tình hình thời
sự, M. rất phấn khởi. Quân và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, ngày một nhiều hơn, vẻ vang hơn. M. phải nỗ lực trau dồi để tiến kịp
bạn bè, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và dám hy sinh tính mạng
khi Tổ quốc cần đến..."
Cơ gái cịn tự nhủ với lịng phải tỏ thái độ dứt khốt bạn - thù hay trước
mặt kẻ thù không do dự. "Qua lời kể của chú Năm, M. soi rọi bản thân, phải
cần học tập thêm, tư tưởng luôn hướng đến lý tưởng cộng sản, chân lý cách
mạng. Ta nghĩ đến Tổ quốc nhiều hơn - Vì Tổ quốc"; "Vâng M. phải cố gắng
làm được. Tự kiểm lại mình, M. thấy cịn thiếu sót là chưa tận tình giúp đỡ
những bạn nhỏ hơn mình, phải quan tâm nhiều hơn những bạn mà tổ Đồn
phân cơng mình giúp đỡ".
Ngồi ra, quyển nhật ký có đoạn tác giả ln tự bảo phải "sống và chiến
đấu như anh Nguyễn Văn Trỗi" và kẹp theo tấm ảnh anh Trỗi, biểu tượng cho
ý chí, sức mạnh của tuổi trẻ yêu nước bấy giờ.
Lẫn trong quyễn nhật ký chiến trường cịn có những bài thơ mộc mạc,
giản dị đầy tình cảm. Như ngày 17/10/1966, M. viết tặng H., người em cùng
quê:
"Em hỡi! Em ơi! Em nghĩ gì / Rộn ràng phấn khởi hay sầu bi / Hãy nghĩ
đến ngày mai tươi sáng / Miền Nam ta giải phóng tự do / Cùng nhau vui hát
bài ca thanh bình / Em hỡi sao em khơng nói / Nói đi em chị lắng nghe đây /
Nghe em kể lại những ngày..."
Theo Ban tun giáo Bình Dương, khi cơng bố nội dung quyển nhật ký và
những kỷ vật được cho là của các liệt sĩ, cơ quan này mong muốn có thể tìm
ra danh tính, người thân của tác giả để trao lại cho họ.
Nguyệt Triều


18


Phụ lục 2: Bài viết “Xử phạt trường hợp đầu tiên chưa sang tên, đổi chủ”
của tác giả Thế Kha đăng trên báo Người lao động Online số ra ngày 14 tháng
11 năm 2012
Xử phạt trường hợp đầu tiên chưa sang tên, đổi chủ
Thứ Tư, 14/11/2012 15:38
(NLĐO)- Một người điều khiển xe máy khơng đội mũ bảo hiểm,
khơng có gương chiếu hậu đã bị CSGT tỉnh Thái Nguyên xử phạt thêm
cả lỗi chưa sang tên, đổi chủ phương tiện. Đây được xem là trường hợp
chưa sang tên, đổi chủ đầu tiên bị xử phạt theo Nghị định 71.
Biên bản do Thượng sĩ Lưu Thị Hải Yến, Đội Cảnh sát giao thông
(CSGT) Công an TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) lập ngày 13-11 ghi rõ:
anh Mai Thành Nam (SN 1988, ngụ tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) điều
khiển xe máy BKS 14H8-0168 đã vi phạm 3 lỗi: không đội mũ bảo hiểm
(mức phạt trong Nghị định 71 là 100-200 nghìn đồng - PV), khơng có gương
chiếu hậu (300-500 nghìn đồng - PV) và chưa làm thủ tục chuyển quyền sở
hữu phương tiện (800.000-1.200.000 đồng - PV) theo quy định.

Biên bản xử phạt anh Mai Thành Nam về lỗi chưa sang tên, đổi chủ

19


Tổng số tiền anh Mai Thành Nam phải nộp phạt cho 3 lỗi này trong
khoảng 1.200.000 - 1.900.000 đồng. Biên bản xử phạt này ngay lập tức được
đưa lên Facebook và gây bức xúc cho cộng đồng mạng.
Theo Công điện 141 ngày 11-11 gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố
của Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an tồn xã hội (Tổng cục

VII-Bộ Cơng an), trường hợp người điều khiển xe trên đường có giấy tờ xe
khơng chính chủ mà người đó nói là xe mượn của người thân, xe thuê thì chưa
xử phạt.
Theo thống kê của Tổng cục VII, đến hết ngày 11-11 lực lượng CSGT trên
cả nước chưa xử phạt bất cứ trường hợp nào liên quan đến lỗi này.
Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT
Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an) cho biết, khi vi phạm các lỗi phải tạm giữ
xe hoặc chiếc xe đó gây ra tai nạn thì CSGT mới truy nguồn gốc chủ xe, đã
làm thủ tục sang tên, đổi chủ hay chưa để ra quyết định xử phạt.
Còn Thượng tá Nguyễn Kim Hải - phụ trách Phòng Hướng dẫn tổ chức
tuần tra, kiểm sốt giao thơng - Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - cho biết sẽ
khơng có chuyện CSGT lập chun đề xử phạt riêng về lỗi chưa sang tên, đổi
chủ.
Với hai lỗi điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm và xe khơng có gương
chiếu hậu của anh Mai Thành Nam, theo quy định tại Nghị định 71 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, chưa tới mức phải
tạm giữ xe.
Trong biên bản xử phạt của Thượng sĩ Lưu Thị Hải Yến cũng thể hiện rõ
điều này, khi chỉ tạm giữ giấy phép lái xe và giấy đăng ký xe của anh Nam.
Biên bản cũng đề nghị anh Nam có mặt Đội CSGT Cơng an TP Thái Nguyên
vào sáng 22-11 để giải quyết.
Như thế có thể hiểu, lực lượng CSGT Cơng an TP Thái Nguyên đã “cố
gắng” truy hỏi việc anh Nam có phải là chủ nhân của chiếc xe này hay không
và việc anh Nam trung thực thừa nhận là “có” đã khiến anh bị xử phạt (?!).

20


Trước đó, tại buổi họp báo chiều ngày 12-11, trả lời câu hỏi của
Báo Người Lao động về việc làm thế nào xác định xe đi mượn hay xe chưa

sang tên đổi chủ, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó tổng cục trưởng Tổng cục
VII - cho biết, việc xác định được phương tiện mua bán có sang tên hay
khơng rất khó khăn.
Nếu quy định phải thực hiện xác minh ngồi đường thì cũng được nhưng
sẽ khó cho người dân và khơng tạo được sự đồng thuận. Vì vậy trước mắt
Tổng cục VII quy định ngồi đường thì chấp nhận trình bày. Thiếu tướng
Nghị cũng thừa nhận khi Nghị định 71 ban hành, có tình trạng CSGT lúng
túng khi áp dụng quy định này.
Sau khi nhận được phản ánh của Báo Người Lao động, Thượng tá Hoàng
Văn Ninh - Trưởng Phịng CSGT Cơng an tỉnh Thái Ngun - cho biết đang
tiến hành xác minh việc xử phạt thêm lỗi chưa sang tên, đổi chủ với anh Mai
Thành Nam.
Thế Kha

21



×