Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Môn lý thuyết truyền thông chọn một chiến dịch truyền thông năm 2015 và phân tích thành công và hạn chế trong sử dụng các kênh truyền thông của chiến dịch đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.62 KB, 17 trang )

Đề tài: Chọn một chiến dịch truyền thông năm 2015 và phân tích thành
cơng và hạn chế trong sử dụng các kênh truyền thơng của chiến dịch đó. Rút
ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chiến dịch truyền thông tại cơ
quan bạn?
LỜI MỞ ĐẦU
Oppo là một thương hiệu đến từ Trung Quốc - vốn là một quốc gia luôn
gắn liền với những vấn đề về vi phạm bản quyền, sao chép cơng nghệ và
thường có những sản phẩm kém chất lượng với giá rẻ. Mặc dù có giấy phép
đăng ký toàn cầu (trên 140 quốc gia) và đã có những sản phẩm đủ tiêu chuẩn
để phục vụ tại các thị trường Bắc Mỹ ( chủ yếu Mỹ, Canada, và một phần
Mexico ), châu Âu và châu Á, cung cấp nhiều mặt hàng sản phẩm cơng nghệ,
trong đó nổi tiếng nhất là đầu đĩa Bluray ( số 1 thị trường Mỹ, tốp đầu ở Châu
Âu) nhưng với dòng sản phẩm điện thoại di động thì vào thời điểm mới xuất
hiện vào năm 2012, Oppo vẫn chưa thật sự có được sự quan tâm cũng như
thiện cảm từ người tiêu dùng Việt Nam. Đánh giá một cách khách quan, với
các mác “hàng Trung Quốc” cũng như sự đầu tư còn hạn chế cho thị trường
châu Á nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, xuất phát điểm của Oppo
thấp hơn rất nhiều so với những dòng sản phẩm điện thoại di động đang có
mặt trên thị trường Việt Nam đến từ các quốc gia khác như Mỹ (Apple,
Mircosoft, Blackberry, Google), Nhật Bản (Sony), Hàn Quốc (Samsung, LG),
Đài Loan (HTC, Asus)… mặc dù vậy, đến thởi điểm hiện nay, Oppo đã có
những bước tiến vượt bậc trong việc quảng bá thương hiệu, mang sản phẩm
của họ đến với người tiêu dùng Việt Nam và phần nào đó, là thay đổi quan
điểm của người tiêu dùng Việt Nam đối với những sản phẩm đến từ Trung
Quốc. Vậy, họ đã làm gì để thực hiện được một “nhiệm vụ” khó khăn như
vậy? Tác giả xin đưa ra những phân tích về chiến dịch truyền thông của
Oppo, chỉ rõ ra hiệu quả cũng như hạn chế trong việc sử dụng các kênh truyền


thơng để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác
nghiên cứu cũng như ứng dụng các kênh truyền thơng trong cơng việc và


đóng góp những ý kiến để phần nào đó nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông
trong tương lai. Với phạm vị nghiên cứu nhỏ hẹp và thời lượng không lớn,
tiểu luận này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận
được sự nhận xét, bổ sung để hoàn thiện cho những lần nghiên cứu tiếp theo.
Tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn sự hướng dẫn tận tình bằng nền
tảng kiến thức sâu rộng và bề dày kinh nghiệm của Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Văn Dững – Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và truyên
truyền.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về truyền thông
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan


niệm và định nghĩa khác nhau, tùy theo góc nhìn đối với truyền thông. Từ
những quan điểm phổ biến của các nhà xã hội học ta có thể đưa ra một định
nghĩa chung nhất về truyền thông như sau:
Truyền thông là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng tình
cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.
(Theo giáo trình Truyền thơng lý thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS, TS
Nguyễn Văn Dững và PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng).
2. Khái niệm truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là một hiện tượng của xã hội ngày càng chi phối
sâu sắc và toàn điện đến mọi tiến trình và lĩnh vực của đời sống xã hội, trên
bình diện vĩ mơ cũng như trong việc hình thành nhan cách của mỗi con người.
Trong xã hội hiện đại, các thế lực chính trị, các nhà kinh doanh, các nhà hoạt
động xã hội – văn hóa, đều quan tâm khai thác và sử dụng truyền thông đại

chúng như một công cụ và phương thức không thể thiếu. Mặt khác, công
chúng xã hội cũng cũng dựa vào truyền thông đại chúng để bày tỏ, tham gia ý
kiến về các vấn đề xã hội và thực hiện quyền được thơng tin, quyền tự do
ngơn luận của mình. Truyền thông đại chúng cũng là nơi hàm chứa nhiều
thông tin, kiến thức bổ ích và thú vị để cơng chúng khai thác sử dụng.
Do tác dộng và chi phối đến số đông nên truyền thông đại chúng được
hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo sự cảm nhận và góc độ tiếp
cận.
Nhìn từ bình diện giao tiếp, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là
kênh giao tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham gia về
những chủ đề mà họ quan tâm, với tần suất ngày càng gia tăng.


Dưới góc độ tiếp cận từ các phương tiện kỹ thuật, người ta cho rằng
truyền thông đại chúng là tổ hợp của các kênh truyền thông chuyển tải thông
điệp tới đơng đảo nhân dân…
Trên cơ sở xem xét các bình diện, từ phương tiện, đối tượng tác động
đến mục đích…có thể nêu ra một định nghĩa như sau:
Từ phương tiện kênh hay phương tiện truyền thơng, truyền thơng đại
chúng có thể được hiểu là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác
động vào đông đảo công chúng xã hội( nhân dân các vùng miền, cả nước, khu
vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo và tập hợp, giáo
dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề
kinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đặt ra. (Theo giáo trình Truyền thơng lý
thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS, TS Nguyễn Văn Dững và PGS, TS Đỗ Thị
Thu Hằng).
Một số chức năng xã hội cơ bản của truyền thông đại chúng như:
Chức năng thông tin - giao tiếp là chức năng khởi nguồn, cơ bản nhất
của truyền thông đại chúng. ... thông tin phải phong phú, đa dạng, Nhu cầu
thông tin, cũng như đời sống tinh thần của con người, không chấp nhận sự

đơn điệu, nghèo nàn. Một thông điệp dù hấp dẫn đến mấy cũng sẽ đến lúc trở
nên nhàm chán.Một ấn phẩm truyền thông cũng cần phải thường xuyên được
cải tiến, thường xuyên phải “ tươi mới” để kích thích nhu cầu tiếp nhận của
cơng chúng.” trích trang 149 chương V, giáo trình Truyền thơng lý thuyết và
kỹ năng cơ bản của PGS,TS Nguyễn Văn Dững.
Chức năng giám sát và phản biện xã hội: Giám sát là một trong những
chức năng quan trọng hàng đầu của truyền thông đại chúng. Phản biện xã hội
là khái niệm và hoạt động có tính phổ biến, tất yếu của đời sống xã hội.Chức
năng giám sát xã hội của báo chí - truyền thơng đại chúng là phát hiện kịp


thời những nơi làm đúng, làm sai để biểu dương khích lệ và tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn; đồng thời cũng sớm phát hiện những “ trục trặc” những nơi
làm dở, làm sai…( trích trang 163 chương V, giáo trình Truyền thông lý
thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS,TS Nguyễn Văn Dững)
Từ những cơ sở lý luận trên, tác giả xin đưa ra những phân tích ban đầu
về chiến dịch truyền thơng địa chúng của dịng sản phẩm điện thoại di động
của thương hiệu Oppo.
II. ĐÔI NÉT VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN
THÔNG CỦA OPPO Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Thành lập năm 2004, Oppo khởi đầu như nhà sản xuất thiết bị âm thanh,
video cao cấp như đầu Blu-ray và nhảy vào kinh doanh smartphone năm
2008. Công ty tiến hành mở rộng thị trường vào năm 2010, ban đầu là Thái
Lan và đến nay có mặt tại 17 quốc gia, từ châu Á đến .Trung Đông, châu Phi,
Mỹ và Úc.
Với những người dùng tại Bắc Mỹ và châu Âu, mua thiết bị Oppo đồng
nghĩa với việc không bị ràng buộc với hợp đồng nhà mạng khi có thể mua
trực tiếp sản phẩm từ Oppo hoặc qua đối tác bán lẻ như Amazon
Dòng sản phẩm Find 5 là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự thâm nhập vào
thị trường Việt Nam của thương hiệu Oppo. Máy ra mắt trên thế giới từ cuối

năm 2012, ở Việt Nam là tháng 7 năm 2013 và đã gây chú ý lớn khi là mẫu
điện thoại đầu tiên được trang bị màn hình 5 inch Full HD và cảm biến
camera Exmor RS mới nhất của Sony. Sau Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan..., Việt
Nam là thị trường tiếp theo mẫu điện thoại này được phân phối chính thức.
Với trọng tâm là thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á, OPPO muốn
qua mặt các gã khổng lồ như Apple, Samsung tại quê nhà cũng như mọi nơi


khác. Tháng 7/2014, Oppo đứng thứ 3 và chiếm 7,1% thị phần tại Trung Quốc
và có 9,4% thị phần tại Việt Nam, 8,5% thị phần tại Indonesia và 7,2% tại
Malaysia.
Bất chấp ngân sách tiếp thị có hạn và chỉ là “tân binh”, Oppo vẫn gặt hái
được thành công nhất định và tạo được tiếng vang trên thị trường nhờ điện
thoại giàu tính năng, giá rẻ hơn hẳn của Samsung hay HTC. Trong năm 2015,
Oppo đã có những chiến dịch truyền thông khá thành công và gây hiệu ứng
tương đối tối với người tiêu dùng. Đặc biệt trong số đó, series quảng cáo “
Đặt máy xuống và thực sự ở bên con” là quảng cáo của Oppo gắn liền với
chương trình truyền hình thực tế “Bố ơi,mình đi đâu thế ?” với thơng điệp hết
sức ý nghĩađã nhận được sự đón nhận thiện cảm của công chúng
1. Thông điệp của chiến dịch truyền thông

“Yêu thương cần cả đôi tay. Đặt máy xuống để thực sự bên con” được
Oppo sử dụng là một thông điệp hết sức ý nghĩa gây được chú ý. Xuất phát từ
việc hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh chỉ mải mê với công việc cũng như sử
dụng các sản phẩm công nghệ mà không quan tâm, chăm sóc con cái. Thơng
điệp có vẻ hơi đi ngược với mục tiêu khiến khách hàng mua nhiều hàng còn
tốt nhưng với sự khéo lồng ghép, Oppo đã đưa ra dòng sản phảm điện thoại di
động thơng minh có những tính năng có thể phục vụ cho cuộc sống mà vẫn để
cha mẹ có thời gian ở bên con cái của mình.
2. Đối tượng tiếp nhận của chiến dịch truyền thơng


Với mục tiêu là người tiêu dùng Việt Nam nhưng Oppo nhận được cái
nhìn khá thành kiến vì là một thương hiệu Trung Quốc. Bởi vậy, họ ưu tiên
nhắm tới những đối tượng bậc cha mẹ hiện đại với tuổi đời còn trẻ với những
quan điểm, định kiến chưa sâu sắc cũng như có thể có sự đánh giá khách
nhiều hơn so với người tiêu dùng ở các lứa tuổi khác. Họ mong muốn có được


những sản phẩm hỗ trợ tốt cho cuộc sống và giúp cuộc sống, cơng việc,
chuyện gia đình, con cái được giải quyết một cách hài hòa nhất.
3. Những kênh truyền thông của Oppo

Oppo sử dụng khá nhiều kênh truyền thông để thực hiện chiến dịch
truyền thơng này của mình như: báo in; truyền hình; internet. Đặc biệt, chiến
dịch truyền thơng của Oppo này chú trọng vào kênh truyền thông là truyền
hình để gửi đi thơng điệp đến đối tượng truyền thơng.
III. PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC KÊNH
TRUYỀN THÔNG ĐƯỢC OPPO SỬ DỤNG.
1. Báo in

Mặc dù, báo in không được đánh giá cao như các kênh truyền thông
khác, nhưng vẫn được Oppp lựa chọn cho chiến dịch truyền thông này. Series
quảng cáo liên tục được đăng tải trên các ấn phẩm báo in trong thời gian qua,
đồng thời khéo léo lồng ghép trong hình ảnh, cũng như các bài viết về chương
trình “Bố ơi, mình đi đâu thế?”. Đặc biệt, ngồi đăng tải thơng tin lên những
ấn phẩm chuyên về giới thiệu hàng hóa như báo Mua và bán, Tiếp thị và gia
đình… thì Oppo cũng rất chú trọng đến việc truyền thông thông qua các ấn
phẩm báo chí dành gia đình trẻ
a. Ưu điểm


Thứ nhất, báo in phát huy những thế mạnh của mình trong cơng tác
tuyên truyền thông qua việc thực hiện các bài viết sâu, có tính logic, dễ tạo
cho người đọc sự tin tưởng cao. Thơng tin với độ tin cậy, chính xác và tính tư
liệu cao trên báo in giúp cho thương hiệu Oppo nhận được sự tin tưởng cao
hơn từ người tiêu dùng. Các bài khai thác về các mặt cuộc của các thành viên
trong chương trình thực tế “Bố ơi mình đi đâu thế?” kèm theo những chi tiết,


hình ảnh về Oppo có thể khiến khán giả đón nhận một cách tin tưởng, gần gũi
hơn.
Thứ hai, những ấn phẩm báo in có thể dễ dàng được độc giả chuyền tay
nhau, do đó cơng chúng trực tiếp có khả năng lây lan, phát triển và hình thành
dư luận xã hội bền vững hơn. Khi đã xây dựng được dư luận xã hội bền vững
thì Oppo thể dễ dàng hơn trong các công tác truyền thông khác. Báo in cũng
dễ dàng hơn tiếp cận với những độc giả ở những vùng điều kiện truyền thơng
cịn kém như vùng sâu vùng xa, nơi truyền hình, internet, quảng cáo chưa tiếp
cận được.
Ngồi ra, với sự đáng tin cậy của báo in, việc sử dụng ấn phẩm báo in có
thể giúp dễ dàng tiếp cận với những đối tượng là những bậc làm cha làm mẹ
trong xã hội hiện đại, có đầy đủ kiến thức và cả những định kiến về sản phẩm
được quảng cáo. Nhưng bài viết có chi tiết về sản phẩm Oppo khéo léo được
lồng ghép trong những câu truyện ý nghĩa sẽ dễ dàng được đón nhận.
b. Hạn chế

Thứ nhất, tính thời sự của thơng tin chậm. Báo in với chu kỳ xuất bản
hiện nay ngắn nhất là mất 12, trong khi tốc độ cập nhật đòi hỏi ngày càng cao.
Tốc độ cập nhật thông tin cũng là hết sức quan trọng đối với các doanh
nghiệp khi tham gia vào thị trường và Oppo cũng không phải ngoại lệ.
Thứ hai, kí hiệu thơng tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình
ảnh, kỹ năng xử lí thông tin bằng ngôn từ không cao và kĩ thuật trình bày

khơng bắt mắt thì sẽ hạn chế tính hấp dẫn. Những bậc phụ huynh hiện đại đều
hết sức bận rộn với công việc này nên yêu cầu về thông tin của họ cũng hết
sức cao, đỏi hỏi sự tiếp cận trực diện và nhanh chóng. Điều này đang dần
được cải thiện từ 2 phía Oppo và đối tác báo chí như cải thiện về chất lượng
hình ảnh, trình bày nhưng vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn.


Thứ ba, việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, phụ thuộc vào
phương tiện vận tải, đường sá giao thông và tác phong làm việc. Ở ngay Thủ
đô Hà Nội thì nhật báo hầu như khơng đến được với cơng chúng trước 7 giờ
sáng, cịn ở nơng thơn, vùng sâu, vùng xa thì vấn đề cịn nan giải hơn.
Thứ tư, báo in đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác. Như báo,tạp chí
về gia đình như Tiếp thị và gia đình, Phụ nữ, Hơn nhân và già đình…. độc giả
đều phải chi ít nhất 30 nghìn đồng cho một ấn bản. Mức chi này khơng phải
nhóm cơng chúng nào cũng đáp ứng được.
2. Truyền hình

Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa được
những thế mạnh của các kênh trước đó nên được Oppo ưu tiên sử dụng. Ngoài
việc cho đăng tải các quảng cáo có sự bộ nhận diện thương hiệu của Oppo thì
Series quảng cáo gắn với chương trình “Bố ơi, mình đi đâu thế?” với thông
điệp”Đặt máy xuống để thực sự ở bên con” đã nhận được cái nhìn thiện cảm
của khán giả. Đây quảng cáo về tình cảm cha con nói về việc có q nhiều
ơng bố bà mẹ bận rộn với công việc, về nhà lại cắm đầu vào công việc
với laptop, smartphone, không thực sự dành thời gian cho con cái. Những
hình ảnh trong quảng cáo là những ơng bố cùng con cái khám phá thế giới
bên ngoài, xem cây ngắm lá nhìn chim choc,… rất cảm động và vơ cùng ý
nghĩa. Hình ảnh của Oppo cũng chỉ xuất hiện ở những giây cuối cùng, rất hợp
lý, không gây phản cảm mà vẫn tạo được ấn tượng rõ nét trong mắt người
xem. Và đặc biệt nhất là nó chỉ phát trong chương trình “Bố ơi mình đi đâu

thế” mà thơi.
Ngồi ra, các chương trình liên quan đến những nhân vật tham gia trong
chương trình truyền hình thực tế “Bố ơi, mình đi đâu thế?” cũng được khéo
léo lồng ghép những chi tiết về sản phẩm cũng như bộ nhận dạng thương hiệu


của Oppo. Điều này cũng hết sức hợp lí vì những nhân vật chính tham gia vào
chương trình cũng đang được khán giả quan tâm.
a. Ưu điểm

Thứ nhất, việc truyền tải thơng điệp bằng hình ảnh với tất cả các màu sắc
vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động đã tạo nên tính
hấp dẫn cao. Bằng những hình ảnh sinh động, chân thực, đẹp mắt, quảng cáo
của Oppo đã thành công trong truyền tải thông điệp của mình.
Thứ hai, thơng điệp trên truyền hình hấp dẫn nhưng lại dễ hiểu, thích
ứng cho cả nhóm cơng chúng có trình độ văn hóa thấp, dễ dàng lan tỏa trong
đại chúng.
Thứ ba, gắn liền với chương trình truyền hình thực tế hết sức thành cơng
là “Bố ơi, mình đi đâu thế?” mang lại những lợi thế cho Oppo, vì các quảng
cáo thường xuất hiện vào quảng cáo giữa chương trình nên sẽ dễ dàng tiếp
cận được với những người theo dõi truyền hình.
b. Hạn chế

Cũng giống như các kênh truyền thơng khác, truyền hình có những hạn
chế của mình.
Thứ nhất, các tín hiệu truyền hình được truyền đi theo tuyến tính thời
gian, làm cho đối tượng tiếp nhận là các bâc làm cha, làm mẹ hiện đại bận rộn
với cơng việc, khó có thể theo dõi đầy đủ cũng như tập trung để theo dõi.
Thứ hai, chi phí sản xuất truyền hình thường rất tốn kém, đặc biệt là
những chương trình truyền hình thực tế như chương trình “Bố ơi, mình đi đâu

thế?” nên nếu Oppo muốn tài trợ cho những chương trình như vậy thì sẽ khá
tốn kém về kinh phí.


Thứ ba, tính hai mặt của truyền hình là rõ rệt. Năng lực tác động rất
mạnh mẽ, nhất là đối với lớp trẻ, nếu quảng cáo hoặc tài trợ gây phản cảm thì
rất có thể gây ấn tượng xấu đối với khán giả với chương trình, từ đó ảnh
hưởng đến hiệu quả của chương trình.
3. Mạng internet:

Xác định đây là kênh thông tin đa phương tiện, sinh động và hấp dẫn, có
khả năng lơi kéo đơng đảo người tham gia và một thị trường truyền thông
rộng lớn nên Oppo đã nhanh chóng triển khai các bước nhằm tăng cường
quảng bá chương trình trên internet.Chỉ cần tìm những thơng tin về chương
trình “Bố ơi, mình đi đâu thế?” trên internet, cơng chúng sẽ có thể tiếp cận với
những thơng tin về chiến dịch truyền thông của Oppo, họ tiến hành qua những
bước như
Bước 1: lập website: lamchacancadoitay.vn.
Ngay sau khi phát động chương trình, Oppa đã lập trang website
lamchacancadoitay.vn với mục đích đăng tải những nội dung, bài viết, thơng
tin bổ tích về cuộc sống. Với giao diện thơng minh, tích hợp nhiều tiện ích
như có truyền hình, phát thanh, clip,…Đồng thời, lại liên kết với nhiều
website và facebook của Oppo cũng như chương trình “Bố ơi, mình đi đâu
thế?” nên nhanh chóng website được nhiều người biết tới.
Ngồi việc cung cấp các hoạt động, sự kiện quan trọng của chiến dịch
truyền thơng, website cịn cung cấp cho du khách nhiều bài viết của các nhà
báo, nhà văn với nội dung, ý nghĩa sâu sắc. Đồng thời, du khách có thể tham
gia đóng góp ý kiến với Oppo.
Bước 2: Đưa Clip mang thông điệp “Yêu thương cần cả đôi tay” lên
youtube.



Cùng với việc lập website , Quảng Ninh chính thức đưa video “Yêu
thương cần cả đôi tay” lên youtube. Mỗi ngày có hàng triệu người vào
YouTube để xem những thơng tin giải trí, tìm hiểu những video tài liệu. Và
đây là cơ hội tốt để quảng bá chương trình, cũng như những thông tin mà
Oppo muốn truyền tải. Chỉ sau vài tháng, hàng trăm nghìn lượt người đã truy
cập vào theo dõi video với nhiều lời bình luận tích cực về hình ảnh mới của
Quảng Ninh.
Bước 3: sử dụng “báo chí cơng dân”
Trên mạng xã hội Facebook, 2 trang fanpage chính thức của chương
trình được xây dựng nhằm thu hút sự hưởng ứng và tham gia đông đảo của
các cư dân mạng với hàng nghìn lượt like, share, góp ý kiến. Uu điểm của
kênh truyền thông này là tiếp cận với mọi đối tượng ở các độ tuổi, giới tính,
khu vực địa lý, sở thích, tình trạng hơn nhân…Tính tới tháng 7 năm 2015,
Việt Nam đã có 34 triệu người sử dụng Facebook và con số này không ngừng
tăng. Trong đó, lượng người dùng cao nhất là từ 18-30 tuổi và nằm chủ yếu
tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là đối tượng thường xun vào mạng,
có sở thích chia sẻ trên mạng và đây cũng là độ tuổi người tiêu dùng mà Oppo
muốn nhắm tới nhất. Đó là lý do chính để lựa chọn truyền thơng trên kênh
này. Ngồi ra cịn rất nhiều thơng tin, bài về chiến dịch cũng như những hoạt
động liên quan đến nhân vật, nội dung của chương trình “Bố ơi, mình đi đâu
thế được đăng tải trên báo mạng, các trang tin điện tử với số lượng người theo
dõi lớn.
Trong thực tế , những hành động của Oppo chia hình ảnh về thương hiệu
của họ thành 2 mảng với giọng điệu khác nhau: 1 bên họ lồng sự hài hước và
vui vẻ bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, 1 bên OPPO lại nhảy sang truyền
thông mang ý nghĩa xã hội trong chiến dịch quảng cáo ‘Làm cha cần cả đôi
tay’ nhằm khuyến khích các ơng bố dành nhiều thời gian cho con hơn là việc



sử

dụng

điện

thoại.

Việc tạo ra 2 giọng điệu như vậy cũng có thể là dự tính nằm trong kế hoạch
của Oppo để thuyết phục được đại đa số đối tượng mục tiêu trong truyền
thơng.
a. Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên là tính vơ hạn và siêu tốc của Internet. Nhờ Internet,
Oppo có thể liên kết công chúng lại với nhau một cách dễ dàng, chia sẻ, trao
đổi, hình thành nên dư luận. Thơng điệp của Oppo trong chiến dịch này khi đã
gây được hiệu ứng tốt thông qua nội dung ý nghĩa, phù hợp với xu hướng của
xã hội.
Thứ hai, đã tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều
giữa đơng đảo cơng chúng. Oppo thơng qua fanpage của mình để tương tác
đối với khán giả, chia sẻ tài nguyên.
Thứ ba, giúp cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi người.
Với trang web lamchacancahaitay.vn cũng như các trang thông tin, fanpage
cung cấp thông tin của Oppo đông đảo về số lượng cũng như đa dạng về nội
dung tạo ra nhiều tầng, nhiều lớp thông tin không giới hạn – một siêu thị
thông tin vô tận.
Thứ tư, khả năng lưu trữ thông tin và rất tiện lợi cho việc tìm kiếm, truy
cập. Khán giả có thể tìm kiếm thơng tin thêm nếu truyền hình và báo in khơng
đáp ứng đủ hoặc không theo dõi được.

Thứ năm, đây là kênh truyền thông đa phương tiện, sinh động và hấp
dẫn, có khả năng lơi kéo đơng đảo người tham gia, là sân chơi giải trí bổ ích.
Những clip ý nghĩa của Oppo ngồi truyền tải thơng điệp cịn là kênh giải trí,
bồi đắp tâm hồn cho cơng chúng.


b.

Những bất cập
Thứ nhất, độ tin cậy của thông tin trên mạng Internet khơng cao vì nguồn

tin khơng rõ ràng. Ngồi thơng tin tốt thì Oppo có thể phải đối mặt với những
nguồn thông tin không tốt từ các đối thủ, kênh truyền thông ý đồ xấu,…Màng
lọc của người tiếp nhận khơng tốt có thể dễ đến nhiễu, dẫn đến tác dụng xấu.
Thứ hai, Internet có thể khó tiếp cận đối với những người dân ở những
vùng điều kiện cơ sở vật chất chưa cho phép. Không phải ở đâu cũng có mạng
Internet để sử dụng.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Mặc dù mới triển khai trong thời gian ngắn nhưng chiến dịch truyền
thông "Đặt máy xuống để thực sự ở bên con" bước đầu đã tạo được hiệu
ứng tích cực đối với cơng chúng. Mơ hình truyền thơng mà Oppo thực hiện là
mơ hình phân chia nguồn lực truyền thông cho các giai đoạn trong chu kỳ,
nhưng luôn tạo độ cao để gây ấn tượng, tạo điểm nhấn, vừa có độ dừng, độ
lắng và lặp lại để duy trì, rồi khởi động tiếp tục. Bước đầu đã gây thiện cảm
trong lịng cơng chúng để qua đó xóa bỏ đi cái nhìn định kiến của công chúng
đối với những thương hiệu đến từ Trung Quốc nói chung và sản phẩm khoa
học cơng nghệ nói riêng.
Bản chất của truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư
tưởng, tình cảm, chia sẻ kĩ năng, kinh nghiệm nhằm tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh thái độ, hành vi cho phù hợp với

yêu cầu của nhóm, của cộng đồng. Là một phóng viên trẻ của Báo Quân đội
nhân dân, cơ quan ngôn luận của Lực lượng vũ trang Việt Nam, tơi ý thức rõ
rệt về vai trị cơng tác truyền thông đối với công tác truyền tải thông tin đến
độc giả.


Hoạt động truyền thơng có một vị trí, vai trị rất quan trọng, đặc biệt
trong xu thế phát triển xã hội ngày. Ngay cả lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo,
các trường đại học ngày càng nhận ra tầm quan trọng của truyền thông trong
việc kết nối với xã hội, với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng , các đối tác và
cả người học. Một đơn vị mạnh, có cơ sở vật chất tốt, hoạt động hiệu quả,
nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị mà khơng kết nói được ra bên ngồi,
khơng quảng bá rộng rãi thì sẽ khơng phát huy được thế mạnh của mình,
khơng thu hút được các nguồn lực phục vụ phát triển.
Trong môi trường truyền thơng – báo chí ngày càng phát triển hiện nay,
xu hướng của báo chí là hội tụ, trở thành báo chí đa phương tiện thì cơng việc
truyền thơng u cầu về tốc độ truyền tải nhưng cũng yêu cầu nâng cao về
mặt nội dung. Cơng chúng hiện đại với trình độ dân trí ngày càng phát triển
cũng như yêu cầu ngày càng cao về mặt tiếp nhận thơng tin chính là thước đo
quan trọng nhất đối với báo chí – truyền thông hiện nay.


KẾT LUẬN
Trong một thời gian ngắn vận dụng lý thuyết truyền thơng và thực tiễn,
tiểu luận đã phân tích được thực trạng các chương trình truyền thơng của
thương hiệu Oppo qua chiến dịch truyền thông “Yêu thương cần cả hai tay”.
Cụ thể đã nêu ra những ưu điểm và hạn chế của mỗi kênh truyền thơng dựa
trên mơ hình trun thông chuẩn mực trong lý thuyết truyền thông. Đặc biệt
tiểu luận đã vận dụng các chức năng cơ bản của truyền thông đại chúng để chỉ
ra các hạn chế, tồn tại của các chương trình truyền thơng về các kênh truyền

thơng đó đề xt các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng hiệu quả công tác truyền
thông. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ hiểu biết của cá
nhân còn hạn chế, nội dung nghiên cứu còn nhiều thiếu sót mong thầy cơ và
các bạn có những ý kiến đóng góp để tiểu luận được hồn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Người viết tiểu luận


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Truyền thơng - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: PGS, TS Nguyễn Văn Dững và PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng
2. Giáo trình: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: PGS,TS Nguyễn Văn Dững
3. Trang mạng: lamchacancahaitay.vn
4. Fanpage của Chương trình “Bố ơi, mình đi đâu thế?”



×