Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phân tích tác động của dịch bệnh covid 19 đến cung cầu, giá cả thị trường của ngành du lịch và biện pháp nhằm ổn định cung cầu, giá cả của ngành du lịch trong thời điểm này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VÂN TAI HA NG KHƠNG






TIÊU LN MƠN KINH TẾ VI MƠ

TÊN ĐỀ TÀI
Phân tích tác động của dịch bệnh Covid-19 đến cung - cầu, giá cả thị trường
của ngành du lịch và biện pháp nhằm ổn định cung - cầu, giá cả của ngành du
lịch trong thời điểm này.
Sinh viên thực hiện
Lò Thanh Hà 1951010125
Đặng Thị Ngọc Trinh - 1951010113
Trương Thị Hồng Nhung - 19510101420
Lê Tường Vy-19510101363
Lê Thị Mỹ Phúc-1951010325
Lớp: ...

TP. Hồ Chí Minh – 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 1
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...



Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 2
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm 2021
Giáo viên chấm 2


BẢNG MỤC LỤC
BẢNG MỤC LỤC .......................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2.Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 1
2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 1
4. Kết cấu đều tài ..................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3
1.1 Cung ............................................................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm: ......................................................................................... 3
1.1.2 Quy luật cung: ................................................................................... 3
1.2 Cầu: ............................................................................................................. 5
1.2.1 Khái niệm: Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua

sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một
thời gian nhất định. ..................................................................................... 5
1.2.2 Quy luật cầu: ..................................................................................... 5
1.3 Giá cả thị trường: ........................................................................................ 5
1.4 . Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường:..................................... 6
2. Thực trạng cung-cầu và giá cả thị trường. Tác động của dịch bệnh Covid-19
đến cung-cầu và giá cả thị trường của ngành Du lịch ............................................. 6
2.1. Giới thiệu về Du lịch và đặc tính quan trọng của ngành ........................... 6
2.1.1. Giới thiệu về ngành Du lịch ............................................................. 6
2.1.2. Đặc điểm của ngành Du lịch ............................................................ 7
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch ..................................... 8
2.2. Tác động của dịch bệnh đến cung – cầu và giá cả của ngành Du lịch..... 10


2.2.1. Diễn biến thị trường của ngành Du lịch Việt Nam trong đại dịch
Covid-19 ................................................................................................... 10
2.2.2. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến cung – cầu và giá cả của
ngành du lịch Việt Nam ........................................................................... 14
3. Những thách thức của nghành du lịch & biện pháp cải thiện nghành du lịch trên
thị trường................................................................................................................ 17
3.1. Thách thức ................................................................................................ 17
3.2. Biện pháp ................................................................................................. 19
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 21


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể thấy từ đầu năm 2020 đến nay không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế
giới đều đã và đang chịu những tác động trực tiếp do COVID-19 gây ra. Nó khơng chỉ

ảnh hưởng đến tính mạng của con người, cuộc sống thường ngày của mỗi người mà
nó cịn gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các nước trên thế giới. Khi mà các
nước phải đóng cửa, khơng giao lưu với bên ngoài để giảm việc lây nhiễm COVID19.
Qua đó ta có thể thấy được các ngành nghề phải chịu tổn thất như thế nào. Mà
một trong những ngành nghề chúng em nghĩ chịu tổn thất nặng nề nhất đó là Ngành
du lịch - bởi việc ra đường cịn khó khăn huống chi là đi du lịch đây đó khắp nơi.
Để hiểu rõ hơn những tác động, ảnh hưởng cũng như thiệt hại của dịch bệnh đối
với ngành du lịch. Chúng em sẽ đi sâu vào phân tích tác động của COVID-19 đến
cung - cầu, giá cả thị trường cũng như biện pháp nhằm ổn định đối với ngành du lịch.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối
với ngành du lịch mà của thể là tác động đến cung - cầu, giá cả thị trường của ngành
du lịch từ đó rút ra biện pháp nhằm ổn định ngành du lịch.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cụ thể của bài tiểu luận này là Ngành du lịch.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện cho bài tiểu luận này là thu thập tư liệu,
phân tích, tổng hợp và tham khảo từ các nguồn khác.
4. Kết cấu đều tài
Gồm 5 phần: - Phần mở đầu

1


- Phần nội dung: Cơ sở lý luận; Thực trạng cung - cầu và giá cả thị
trường
- Phần kết luận, tài liệu tham khảo

2



PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Cung
1.1.1 Khái niệm:
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán tại các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi.
Người bán càng muốn bán nhiều hơn ở những mức giá cao hơn. Giá càng cao
lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại giá càng thấp lượng cung sẽ càng giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung của thị trường:
 Giá của các yếu tố đầu vào
 Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai
 Chính sách thuế và các quy định của chính phủ
 Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác
 Trình độ công nghệ
1.1.2 Quy luật cung:
Qui luật cung trong tiếng Anh gọi là: The law of supply.
Qui luật cung có thể được phát biểu như sau: Nếu các điều kiện khác được giữ
nguyên, lượng cung về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính
hàng hố đó tăng lên và ngược lại.
Ví dụ:
Chẳng hạn, khi giá thịt bị cịn thấp, ví dụ giá thịt bị là 50 nghìn đồng/kg, những
nhà sản xuất chỉ sẵn lịng cung ứng ra thị trường một khối lượng thịt bò là 10000 kg
hay 10 tấn.

3


Khi giá thịt bị tăng lên thành 60 nghìn đồng/kg, những nhà sản xuất cảm thấy có
lãi hơn và họ sẵn sàng tăng lượng thịt bò cung ứng ra thị trường là 20.000 kg hay 20

tấn.
Chúng ta có thể giải thích một cách đơn giản cơ sở của qui luật cung như sau:
Khi giá của một loại hàng hoá tăng lên, đồng thời do các điều kiện vẫn không thay đổi
(ví dụ, giá cả nguyên liệu, tiền lương, tiền thuê máy móc, trình độ cơng nghệ v.v…
vẫn ở trạng thái như trước), nên lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được sẽ tăng lên.
Điều này sẽ khuyến khích họ mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng bán ra. Mặt
khác, giả định các điều kiện khác giữ nguyên còn hàm ý giá cả của các hàng hố khác
vẫn khơng thay đổi khi giá của hàng hoá mà ta đang phân tích tăng lên.
Việc kinh doanh mặt hàng này trở nên hấp dẫn hơn một cách tương đối so với các
mặt hàng khác.
Trước thực tế đó, sẽ có một số nhà sản xuất mới nhảy vào thị trường mặt hàng mà
ta đang đề cập đến (ví dụ, bằng cách rút các nguồn lực đang được sử dụng ở các khu
vực khác của nền kinh tế và đưa chúng vào sử dụng ở ngành hàng này).
Hệ quả của những điều trên là: Khi giá cả của một mặt hàng tăng lên, sản lượng
cung ứng của nó trên thị trường có xu hướng tăng lên.
Các qui luật kinh tế nói riêng cũng như các qui luật trong lĩnh vực xã hội nói
chung thường chỉ vạch ra được các khuynh hướng cơ bản chi phối các mối quan hệ
hay các sự kiện. Sẽ có những ngoại lệ nằm ngồi qui luật.
Trong một số trường hợp, dù giá hàng hố có tăng lên song lượng cung về hàng
hoá trên, do giới hạn của những nguồn lực tương đối đặc thù, vẫn không thay đổi
(ngay cả trong điều kiện các yếu tố khác có liên quan là giữ nguyên).
Theo qui luật cung, sự vận động của các biến số lượng cung và mức giá là cùng
chiều với nhau.
Hàm cung điển hình là một hàm số đồng biến. Khi biểu diễn dưới dạng tuyến tính

4


(Trong đó c và d là những tham số, Lượng cung QS và mức giá P) thì tham số c
trong hàm cung phải là một đại lượng dương.

Thể hiện dưới dạng đồ thị, đường cung là một đường dốc lên. Đây là đặc tính
chung của một đường cung điển hình mà chúng ta sẽ phải lưu ý, dù muốn thể hiện nó
dưới dạng một đường phi tuyến hay tuyến tính.
1.2 Cầu:
1.2.1 Khái niệm: Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu của thị trường:
 Thu thập của người tiêu dùng
 Giá của hàng hóa liên quan
 Kỳ vọng về giá trong tương lai
 Thị hiếu của người tiêu dùng
 Quy mô thị trường
 Các yếu tố khác
1.2.2 Quy luật cầu:
Qui luật cầu trong tiếng Anh gọi là: The law of demand.
Qui luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, khơng thay đổi, lượng cầu về
một loại hàng hố điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá này hạ xuống
và ngược lại.
1.3 Giá cả thị trường:

5


Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên
thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi. Đó
cũng là trạng thái được tạo ra được sự hài lòng chung giữa người mua và người bán.
Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hóa mà những người bán sẵn lòng cung cấp ăn
khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua.
Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, có nhiều người
bán, đồng thời khơng có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng

hội tụ về mức giá cân bằng – mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung.
1.4 . Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường:
Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết
định, chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó
chính là sự tách rịi giá cả với gia trị của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu
cầu có khả năng thanh tốn về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự
chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.
2. Thực trạng cung-cầu và giá cả thị trường. Tác động của dịch bệnh Covid-19
đến cung-cầu và giá cả thị trường của ngành Du lịch
2.1. Giới thiệu về Du lịch và đặc tính quan trọng của ngành
2.1.1. Giới thiệu về ngành Du lịch
Du lịch được coi là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”
của nền kinh tế. Ngành du lịch luôn chiếm vị trí rất quan trọng ở bất cứ quốc gia nào.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiệp hội
lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả
ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nơng nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên
khá thơng dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn
liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hồn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau,
dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.

6


Theo Bản chất du lịch
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát
triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. chỉ trong
hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng
thời gian rỗi do tiến bộ cuả khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin

ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghĩ ngơi, tham quan du lịch cuả con
người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất
và tinh thần có tính văn hố cao.
Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài nguyên
du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn. lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguốn
nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương 8 ứng.
Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương
trình du lịch, nội dung chủ yếu cuả nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn
hố và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu
trú, ăn uống, vận chuyển.
Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là
tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu cuả du khách để “ mua chương trình du
lịch”.
Số lượng du lịch giảm do suy thoái kinh tế mạnh mẽ (suy thoái kinh tế cuối thập
niên 2000) giữa nửa cuối năm 2008 và cuối năm 2009, và do hậu quả của sự bùng phát
của virut cúm H1N1 2009, nhưng từ từ hồi phục. Cho đến năm 2019, dịch Covid-19
diễn ra đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh
hưởng rất nặng nề.
2.1.2. Đặc điểm của ngành Du lịch
Đây là ngành công nghiệp không khói, ít gây ơ nhiễm mơi trường; giúp khách du
lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách
chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng

7


thu nhập cho người lao động ( hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan ... ). Nhu cầu đi
du lịch càng tăng thì vấn đề về xã hội cần phải được coi trọng.

Có thể thấy du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội khá phức tạp mà trong q
trình phát triển nội dung của nó khơng ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Du
lịch có một đặc tính quan trọng mà trong nghiên cứu lí luận về du lịch cũng như hoạt
động thực tiễn phát triển du lịch chúng ta cần phải chú ý đến đó là tính thời vụ: Tính
thời vụ của du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung cầu với các dịch vụ, hàng
hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định ( khí hậu, phong tục tập
quán, quỹ thời gian nhàn rỗi phân bố khơng đều của các nhóm dân cư , tâm lí ... ).
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập
trung cao nhất của cung và cầu của du lịch.
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch
a. Yếu tố công nghệ
Công nghệ là một công cụ không thể thiếu để thu hút sự chú ý của khách du lịch
trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Công nghệ giúp cho việc di chuyển từ nơi này đến
nơi khác dễ dàng và nhanh chóng hơn, đồng thời nâng cao tốc độ quảng bá các hoạt
động đến khách hàng và tiết kiệm thời gian tìm kiếm thơng tin của khách hàng. Ramos
& Rodrigues (2013) đã chỉ ra rằng công nghệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến nhu cầu du lịch của đất nước. Nhóm yếu tố này bao gồm các yếu tố đại diện cho
tiến bộ công nghệ-kỹ thuật và cơng nghệ thơng tin mới. Ngồi ra, các tác nhân này
cũng được đề cập trong nghiên cứu của Dincer et al. (2003), Muchapondwa và
Pimhidzai (2011). Các tác giả này cho rằng sự thuận tiện của hệ thống giao thông, kế
hoạch xúc tiến du lịch và chất lượng cơ sở hạ tầng/dịch vụ là ba yếu tố có thể giúp thu
hút nhiều khách du lịch hơn. Qua đó, chúng ta có thể nhìn nhận cơng nghệ là một nhân
tố quan trọng trong việc gia tăng mong muốn đi du lịch.
b. Yếu tố ngẫu nhiên
Nhóm yếu tố này bao gồm các yếu tố có thể thay đổi, khơng thể đốn trước, có thể
dự đốn được hoặc chỉ thỉnh thoảng xảy ra và không nhiều(Ramos & Rodrigues,
2013). Đồng thời, thời tiết (Falk, 2014), các sự kiện đặc biệt (Loeb, 1982; Stronge &

8



Redman, 1982; Uysal & Crompton, 1984; Vanegas & Croes, 2000; Muchapondwa &
Pimhidzai, 2011; Frechtling, 1996), xu hướng/sự hình thành thị hiếu; thời gian rảnh rỗi
(Frechtling, 1996) là một yếu tố có thể thể hiện đặc điểm của nhóm yếu tố ngẫu nhiên
nói trên. Những thay đổi bất ngờ về thời tiết hoặc xu hướng du lịch cũng có thể dẫn
đến thay đổi mong muốn đi du lịch của mọi người. Ví dụ, trước đây, mọi người
thường đi du lịch đến những nơi sang trọng, nhưng bây giờ khám phá vẻ đẹp thiên
nhiên hoang sơ đã trở thành một xu hướng phổ biến, và nó đã kích thích nhu cầu tìm
hiểu những địa điểm mới để đi du lịch trở lại. Ngồi ra, khi khí hậu trở nên q nóng
hoặc q lạnh, con người cũng sẽ cần đến nơi ngược lại. Vì vậy, những yếu tố này
được cho là có thể gây tác động thuận chiều đến nhu cầu du lịch.
c. Chi phí
Đi du lịch ln phải tính tốn kỹ lưỡng nhiều thứ. Trong đó, chi phí thường là vấn
đề quan trọng nhất, vì thu nhập và khả năng chi trả của mỗi người là khác nhau. Theo
Song et al. (2010), chi phí bao gồm hai yếu tố: chi phí đi đến địa điểm du lịch và chi
phí sinh hoạt tại địa điểm du lịch. Ngoài ra, các tác giả này cũng cho rằng giá của các
phương án thay thế cũng là một trong những yếu tố liên quan đến chi phí, có tác động
đến nhu cầu đi lại của người dân. Các tác giả khác như Muchapondwa & Pimhidzai
(2011), Phạm Hồng Mạnh (2009), Croes (2000), Uysal & Crompton (1984), Loeb
(1982), Stronge & Redman (1982) và Archer (1980) cũng nhận xét. Các nhân tố ảnh
hưởng đến cầu du lịch. Một nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2009) cho thấy chi phí
có tác động tiêu cực đến nhu cầu đi lại, vì nó là một trong những nguyên nhân làm
giảm ham muốn đi du lịch của con người. Điều này cũng có ý nghĩa, bởi vì du lịch
tương tự như hàng hóa. Giả sử khi chi phí mua hàng hóa tăng lên thì chắc hẳn nhu cầu
mua sẽ giảm xuống và ngược lại. Từ đây cho thấy, chi phí là một yếu tố mà du khách
có thể quan tâm đến và có tầm ảnh hưởng lên nhu cầu du lịch của họ.
d. Địa điểm du lịch
Các đặc điểm độc đáo và sự nổi tiếng của một địa điểm được cho là sẽ thúc đẩy sự
hình thành của nhu cầu du lịch. Có được điều này là do mọi người ln có tinh thần
học hỏi và tìm hiểu những điều mới mẻ thơng qua các chuyến du lịch. Ding Se và cộng

sự. (2003) đưa ra các yếu tố liên quan đến điểm đến du lịch, chẳng hạn như mức độ

9


hấp dẫn văn hóa, mức độ hấp dẫn tự nhiên, sự gần gũi về địa lý và an ninh,… có tác
động đến du lịch và có tác động tích cực đến nhu cầu du lịch. Vì vậy, yếu tố này cần
được xem xét khi đánh giá nhu cầu du lịch.
e. Yếu tố văn hố - xã hội
Thường thì nhu cầu của con người sẽ bị chi phối bởi rất nhiều tác nhân và yếu tố
văn hóa
- xã hội có thể có tác động đáng kể. Đây có thể coi là những yếu tố ảnh hưởng
trong suốt quá trình trưởng thành của con người. Ramos & Rodrigues (2013) cho rằng
nhóm yếu tố này bao gồm yếu tố xã hội và yếu tố văn hóa của một cá nhân. Theo
Kotler (2012), các yếu tố xã hội bao gồm các nhóm bạn bè/đồng nghiệp và địa vị xã
hội, trong khi văn hóa được thể hiện thông qua tôn giáo và tầng lớp xã hội. Frechtling
(1996) cũng đề cập rằng bạn bè là một trong những yếu tố kéo có tác động tích cực
đến nhu cầu du lịch. Trên thực tế, người Việt Nam thường rất coi trọng những yếu tố
trên, bởi rõ ràng chúng ta đang chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đơng. Từ đó có
thể thấy các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.

2.2.

Tác động của dịch bệnh đến cung – cầu và giá cả của ngành Du lịch

2.2.1. Diễn biến thị trường của ngành Du lịch Việt Nam trong đại dịch Covid19
Dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam.
Trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 ước
tính đạt 449,9 nghìn lượt người - giảm 63,8% so với tháng trước, trong đó khách đến

bằng đường hàng khơng giảm 62,3%; bằng đường bộ giảm 65,9%; bằng đường biển
giảm 83,6%. So với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 3 giảm
68,1%, trong đó khách đến bằng đường hàng không giảm 65,7%; bằng đường bộ giảm
77,9% và bằng đường biển giảm 55,2%; khách đến từ châu Á giảm 77,2%; từ châu Âu
giảm 27,5%; từ châu Úc giảm 49,9%; từ châu Mỹ giảm 67,9% và từ châu Phi giảm
37,8%.

10


Hình 1: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 giai đoạn 2010 – 2020
(Nguồn: nhipsongdoanhnghiep)
Tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3.686,8 nghìn
lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng
đường hàng khơng đạt 2.991,6 nghìn lượt người - chiếm 81,1% lượng khách quốc tế
đến Việt Nam, giảm 14,9%; bằng đường bộ đạt 551,1 nghìn lượt người - chiếm 15%
và giảm 39,4%; bằng đường biển đạt 144,1 nghìn lượt người - chiếm 3,9% và tăng
92,1%.
Trong 3 tháng đầu năm, khách đến từ châu Á đạt 2.674,4 nghìn lượt người - chiếm
72,5% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc đạt
871,8 nghìn lượt người - giảm 31,9% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc: 819,1
nghìn lượt người - giảm 26,1%; Nhật Bản: 200,3 nghìn lượt người - giảm 14,1%; Đài
Loan: 192,2 nghìn lượt người - giảm 7,2%; Malaysia: 116,2 nghìn lượt người - giảm
19,1%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có số khách đến Việt Nam vẫn
tăng trong quý I như Thái Lan: 125,7 nghìn lượt người - tăng 0,9% so với cùng kỳ năm
trước; Lào đạt 36,8 nghìn lượt người - tăng 38,5%.
Khách đến từ châu Âu trong q I ước tính đạt 664,3 nghìn lượt người - giảm
3,1% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ châu Mỹ ước tính đạt 234 nghìn lượt
người - giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ châu Úc đạt 102,2 nghìn


11


lượt người - giảm 14,4%. Khách đến từ châu Phi đạt 11,9 nghìn lượt người - tăng 2%
so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống q I/2020 ước tính đạt 126,2 nghìn tỷ đồng,
chiếm 10,1% tổng mức và giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019
tăng 11,3%). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều cơ sở kinh doanh nhà hàng,
khách sạn không hoạt động, dẫn đến sụt giảm doanh thu ở các địa phương như Khánh
Hồ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,…
Doanh thu du lịch lữ hành quý I ước tính đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng
mức và giảm 27,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 13,2%). Lý do
là bởi nhiều địa điểm tham quan du lịch phải ngừng hoạt động, một lượng lớn khách
du lịch trong nước và quốc tế đã hủy tour du lịch do lo ngại dịch bệnh.
Xét theo ngành Vận tải, tất cả các ngành đường đều bị ảnh hưởng do nhu cầu đi lại
của người dân giảm mạnh, Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi dịch
Covid-19 khi các hãng phải tạm dừng khai thác các đường bay quốc tế.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế thế giới đã phải chịu nhiều thiệt
hại to lớn, đối với ngành hàng không chịu tác động nặng nề nhất chính là ngành vận tải
hàng khơng. Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) về tình
hình hoạt động hàng khơng trong năm 2020, lượng khách quốc tế và nội địa lần lượt
giảm 1,38 tỷ và 1,32 tỷ hành khách, giảm 74% và 50% so với năm 2019 và làm sụt
giảm doanh thu lần lượt 250 tỷ và 120 tỷ USD. Vận tải hàng không quý I năm 2020
đạt 11,9 triệu lượt khách - giảm 8%, và 15,6 tỷ lượt khách.km - giảm 9,5% (riêng
tháng 3/2020 vận chuyển giảm 28,8% và luân chuyển giảm 35,9%).
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 11/2020 ước tính
đạt 17,7 nghìn lượt người, tăng 19,6% so với tháng trước nhưng giảm 99% so với cùng
kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt
3,8 triệu lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch dịch vụ lưu trú,

ăn uống tăng 3,3% so với tháng trước; Doanh thu du lịch lữ hành tăng 3,5%. Vận tải
hành khách tháng 11 ước tính đạt 294,8 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 2,3% so với
tháng trước và luân chuyển 13,4 tỷ lượt khách.km, tăng 4,5%.

12


Đợt dịch COVID-19 lần 3 bùng phát dịp tết năm 2021 khiến ngành du lịch một lần
nữa rơi vào thiệt hại nặng nề.
Có tới 90% doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn không hoạt động, 10% doanh
nghiệp hoạt động cầm chừng. Các doanh nghiệp làm dịch vụ đại lý tour, đại lý bán vé
phần lớn cho 100% lao động nghỉ việc. Đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải cho
60-90% nhân sự nghỉ việc không lương. Các doanh nghiệp này đang cố gắng kích cầu
nội địa để duy trì việc làm cho bộ phận nhân sự chủ chốt.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương làm ảnh hưởng tiêu cực tới
doanh thu du lịch lữ hành, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa.
Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành
du lịch của Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế cũng như du lịch trong nước sụt
giảm nghiêm trọng so với trước khi dịch bệnh xuất hiện. Ước tính doanh thu du lịch lữ
hành tháng 5/2021 đạt 387 tỷ đồng, giảm 53,5% so với tháng trước và giảm 17,8% so
với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu du lịch lữ hành
đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến nước
ta trong tháng 5/2021 ước tính đạt 13,4 nghìn lượt người, giảm 30,8% so với tháng
trước và giảm 40,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021,
khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 81 nghìn lượt người, giảm 97,8% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng khơng đạt 50,5 nghìn lượt người,
giảm 98,3%; bằng đường bộ đạt 30,3 nghìn lượt người, giảm 94,5%; bằng đường biển
đạt 193 lượt người, giảm 99,9%.
Trong 5 tháng đầu năm nay, khách đến từ châu Á đạt 71,6 nghìn lượt người,
chiếm 88,4% tổng số khách quốc tế đến nước ta, giảm 97,4% so với cùng kỳ năm

trước. Khách đến từ châu Âu trong 5 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 6,1 nghìn lượt
người, giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước; khách đến từ châu Mỹ đạt gần 2,2 nghìn
lượt người, giảm 99,1%; khách đến từ châu Úc đạt 590 lượt người, giảm 99,4%; khách
đến từ châu Phi đạt 590 lượt người, giảm 95,1%.
Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% so
với cùng kỳ năm trước do Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế để khống chế dịch
Covid-19, đồng thời một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên du lịch nội địa
kém sôi động.

13


Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chính sách kích cầu du lịch của nước ta phải
tạm dừng để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, chưa mở cửa du lịch
quốc tế. Khách du lịch nội địa tại Việt Nam ước đạt 30,5 triệu lượt, trong đó có 15,8
triệu lượt khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt
134.000 tỷ đồng, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Vào đầu năm 2021, du lịch Việt Nam vẫn điêu đứng vì COVID-19. Trước tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành Du lịch tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa
quyết liệt ứng phó với dịch bệnh COVID-19, vừa nỗ lực tái khởi động và phục hồi.
Từ cuối tháng Tư, dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến một số địa phương phải
thực hiện giãn cách xã hội, nhiều khách du lịch hủy tour và nhiều sự kiện lễ hội văn
hóa hủy bỏ, một số địa điểm thăm quan phải đóng cửa đã ảnh hưởng tới doanh thu du
lịch lữ hành. Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm 2021
giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Theo tổng hợp số liệu khai thác các chuyến bay do Cục Hàng không Việt Nam
công bố, trong tháng 6/2021, các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác 4.900
chuyến bay, giảm gần 74% so với cùng kỳ và giảm 76% so với tháng trước.
Ngành khách sạn đã chứng kiến sự hồi phục khá tốt trong tháng 4/2021 khi cơng
suất phịng trung bình trên cả nước đạt 31%, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu bùng phát

dịch COVID-19 ở Việt Nam (vào tháng 3/2020). Tuy nhiên, làn sóng thứ tư đã lập tức
gây sụt giảm mạnh cơng suất phịng về mức 10% trong tháng 6 năm nay. Các khách
sạn tại TP. Hồ Chí Minh càng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn trong đợt dịch lần này, chỉ
một số ít khách sạn có thể đạt cơng suất thuê ở mức hai con số trong tháng 6.
2.2.2. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến cung – cầu và giá cả của ngành du
lịch Việt Nam
Về cung – cầu:
Nhìn lại tác động của dịch Covid-19 đối với du lịch Việt Nam có thể thấy khi dịch
xảy ra, lệnh cấm và hạn chế đi lại đã được áp dụng cho tất cả các điểm du lịch. Dịch
Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch, các hoạt động trong lĩnh vực khách
sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thơng hầu hết bị hỗn lại do lệnh đóng cửa trên toàn
quốc. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng

14


của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du
lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Dịch Covid-19 diễn
ra vào đúng mùa cao điểm du lịch của khách quốc tế và cũng là mùa du lịch lễ hội, tâm
linh của khách nội địa sau dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán, vì vậy, du lịch là ngành chịu
tác động đầu tiên, kéo dài và chịu thiệt hại nặng nề nhất qua các đợt bùng phát của
dịch. Ngoài ra, ngành Hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạt các
chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi từ Việt Nam đều bị hủy. Lượng khách quốc tế
chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu như khơng có khách. Khách du lịch
nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện
giãn cách xã hội. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn khiến khơng ít nhân viên ngành
Du lịch mất việc làm giảm, thậm chí khơng có thu nhập…
Dịch Covid 19 khơng chỉ tác động trực tiếp lên số lượng khách đi du lịch mà còn
tác động đến các cơ sở lưu trú. Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ
đạt 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các khách sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước lần lượt tun bố đóng cửa.
Chính điều này khiến nhân lực ngành du lịch bị mất việc làm, các công ty, khách sạn,
nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Đối với các công ty đa quốc
gia thậm chí cịn giảm 4/5 số lượng nhân viên.

Hình 2: Lực lượng lao động các quý giai đoạn 2019 – 2021 (Nguồn: nhandan.vn)
Du lịch là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều nhóm ngành khác, vì
vậy tác động của dịch Covid-19 khiến doanh thu tất cả những nhóm ngành này cũng
đồng thời sụt giảm.
Về giá cả:

15


Sau làn sóng Covid-19 thứ nhất, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh du lịch nội địa và
mở cửa du lịch quốc tế khi đảm bảo điều kiện cho phép. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi
du lịch Việt Nam” và đã có một số kết quả tích cực. Các doanh nghiệp du lịch Việt
Nam cũng đã nhanh nhạy đưa ra các sản phẩm hấp dẫn với mức giá được coi là “thấp
chưa từng có”, cam kết chất lượng đảm bảo để thu hút khách nội địa. Hình thành các
mối liên kết giữa hàng không, đơn vị lữ hành, nhà hàng khách sạn, điểm đến đã tạo
chương trình kích cầu nội có mức giảm giá sâu hơn, nhiều điểm hấp dẫn thu hút được
khách du lịch nội địa. Về phía Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ngay từ tháng 2/2020 đã
triển khai chương trình kích cầu và đưa ra quy chế du lịch an toàn được các đơn vị,
doanh nghiệp du lịch hưởng ứng. Tiếp đó, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát động
chương trình kích cầu du lịch nội địa trên tồn quốc với chủ đề “Du lịch Việt Nam Điểm đến sáng tươi” gồm 2 giai đoạn (từ ngày 15/5 - 15/7 và từ ngày 15/7 đến hết
năm 2020). Chương trình này có ngun tắc kích cầu là phải bảo đảm an tồn cho du
khách, giảm giá nhưng khơng được giảm chất lượng dịch vụ hoặc giữ giá nhưng tăng
thêm dịch vụ. Các sản phẩm kích cầu chú trọng tính mới, độc đáo, giá thành thấp và có
thêm khuyến mãi đa dạng... Nhờ những nỗ lực của cả hệ thống, dù vẫn còn tâm lý e

ngại của người dân, nhưng du lịch nội địa đã ghi nhận những tín hiệu đáng mừng.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, nhiều khu, điểm đến du lịch đã mở cửa, tiếp đón hàng
nghìn du khách.
Tuy nhiên sau đó, vào tháng 7, ngành du lịch Việt Nam lại tiếp tục đối mặt khó
khăn khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong cộng đồng tại một số địa phương trên
cả nước. Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 đã nhanh chóng khiến tình hình du
lịch trong nước có những diễn biến tiêu cực. Một số địa phương vốn khơng có ca bệnh
hoặc khơng liên quan đến ca bệnh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực ngay sau khi dịch tái
bùng phát. Các doanh nghiệp du lịch chưa kịp phục hồi sau đợt dịch lần 1 thì lại phải
hứng chịu đợt dịch Covid-19 thứ 2 khiến doanh nghiệp đã khó khăn càng thêm khó
khăn hơn. Các gói kích cầu du lịch gần như bị đóng băng do số lượng khách huỷ tour
tăng đột ngột, trong khi đó ngành du lịch đang trong bối cảnh đã đi qua mùa du lịch
cao điểm nội địa.

16


Để sớm phục hồi sau đợt dịch Covid-19 thứ hai, ngành du lịch tiếp tục phát động
chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2 theo hướng đề cao yếu tố an toàn và hấp
dẫn. Tổng cục Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí an tồn du lịch và cho ra mắt ứng dụng
“Du lịch Việt Nam an toàn”. Các doanh nghiệp du lịch cũng đã tranh thủ thời gian
hoạt động du lịch bị đình trệ để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đổi mới sản phẩm,
nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực trên tồn hệ thống chuẩn bị
cho đón đầu xu hướng du lịch mới; đồng thời tích cực liên kết với các địa phương,
doanh nghiệp để tạo nên sức mạnh. Các địa phương cùng với doanh nghiệp rà sốt lại
tình hình du lịch thời gian qua để có hướng đi đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự chuyển
hướng này đã bước đầu đem đến những tín hiệu lạc quan cho thị trường du lịch.
Các doanh nghiệp trong ngành đã cố gượng dậy sau năm 2020, kỳ vọng vào dịp Tết
2021 thì dịch bệnh lại bùng phát. Không giống như các đợt bùng phát trước đây, làn
sóng thứ tư hiện đang là đợt dịch lớn nhất và phức tạp nhất của Việt Nam. Lượng

khách đặt tour giảm mạnh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch gặp khó khăn về
tài chính, khơng có doanh thu, kiệt quệ. Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch, sự kiện xúc tiến
quảng bá điểm đến của các địa phương buộc phải tạm hoãn, chuyển thời gian tổ chức;
hoạt động du lịch nội địa tại nhiều tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm lâm vào cảnh
cầm chừng.
Du lịch có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, đối với Việt
Nam, ngành du lịch hiện nay được xem như là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn,
được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào
tăng trưởng của tồn nền kinh tế. Vì thế, Chính phủ cần sớm có các chính sách để sớm
phục hồi lại ngành du lịch của nước ta có thể trở lại điều kiện hoạt động tốt nhất.
3. Những thách thức của nghành du lịch và các biện pháp cải thiện nghành du
lịch trên thị trường
3.1. Thách thức
Đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát trở lại vào đúng kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 làm ảnh
hưởng nặng nề đến ngành Du lịch, khi có khoảng 90% khách hủy tour trong cả tháng 5
và đầu tháng 6-2021. Các sản phẩm kích cầu cho đợt du lịch hè - vốn được kỳ vọng sẽ
là "mùa vàng" cho các doanh nghiệp, đến nay chưa thể khởi động vì dịch Covid-19

17


vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố. Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội,
có khoảng 80-90% doanh nghiệp du lịch tạm dừng hoạt động, 90% nhân sự trong
ngành Du lịch đang tạm nghỉ việc, hoặc chuyển sang làm cơng việc khác.
Mức độ tàn phá ngồi sức tưởng tượng của dịch Covid-19 khiến ngành du lịch Việt
Nam phải đánh giá lại, tư duy lại cách làm du lịch trong bối cảnh dịch còn diễn biến
phức tạp. Du lịch Việt Nam chuyển hướng tập trung khai thác thị trường khách trong
nước ở trạng thái "bình thường mới", với yêu cầu tiên quyết là phải bảo đảm an tồn
phịng, chống dịch cho các sản phẩm du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách. Nhưng
ngành du lịch cũng phải tính xa hơn để đón đầu khách quốc tế, với những sản phẩm

mới, phù hợp ngay khi đủ điều kiện mở lại hoạt động đón khách quốc tế.
Ngồi ra, tác động của dịch lần này không phải diễn ra ở tất cả các điểm đến nên một
giải pháp nữa được doanh nghiệp tính đến là tìm những điểm đến mới, nơi khơng có
dịch hoặc có dịch nhưng đã khống chế và kiểm soát được.
Tại thời điểm này, nhiều cơ sở kinh doanh vắng khách, thậm chí khơng có khách thì
tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, mở lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên... để nâng cao
chất lượng phục vụ, chờ đón một mùa khách du lịch mới sau này.
Quan trọng hơn cả, khi đã chia được các hoạt động theo từng giai đoạn (trước, trong và
sau dịch), ngành du lịch cần phải chuẩn bị ngay công tác xúc tiến.
Những điểm yếu và hạn chế của du lịch Việt Nam bộc lộ rõ qua đại dịch đã được chính
ngành du lịch nhìn nhận lại, đánh giá một cách sâu sắc để có những giải pháp nhằm
vực dậy hoạt động sau dịch.


Tìm thời cơ trong thách thức

Ðại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Thời điểm
kiểm sốt được hồn tồn dịch bệnh trên tồn cầu (khi có vắc-xin phịng ngừa hữu
hiệu). Những khó khăn này cũng là lúc ngành du lịch Việt Nam tìm được khả năng
kháng cự, sức bật nội lực từ những sáng tạo để tìm thời cơ trong thách thức.
Tình hình dịch bệnh vẫn chuyển biến xấu. Ngành du lịch tạm thời đóng cửa, nhưng
khơng có nghĩa các doanh nghiệp, các công ty lớn, nhỏ bỏ cuộc. Mà đây chính cũng là
cơ hội giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm về cơ cấu ngành du lịch, thị trường khách

18


du lịch sao cho phù hợp và giảm thiểu những thiệt hại từ các tình huống rủi ro trong
tương lai, khẳng định vị trí trong nghành du lịch Việt Nam.
3.2. Biện pháp

Trong quá trình các doanh nghiệp lữ hành xây dựng định hướng phục hồi, cần giải
quyết những rủi ro và lo ngại liên quan đến COVID-19, cũng như những bất cập và xu
thế vốn đã tồn tại từ trước khi khủng hoảng xảy ra. Dưới đây là những biện pháp mà
Việt Nam và các nước đang duy trì khơng ca nhiễm có thể áp dụng khi bắt đầu bước
vào hành trình hồi phục.
-

Tạo dựng nền tảng cho nhu cầu của du khách nước ngoài đến Việt Nam: Trong

bối cảnh đó, các cơng ty lữ hành sẽ cần phải linh hoạt và nhanh nhạy để có thể sớm
nắm bắt được nhu cầu du lịch quốc tế, và có sự chuẩn bị để đáp ứng những quy định
nghiêm ngặt của cả Việt Nam và điểm đến về y tế và an tồn.
-

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Xu hướng đi du lịch của khách hàng hiện nay đã

thay đổi nhiều so với trước khi xảy ra dịch. Chính vì thế cho nên việc đa dạng hóa các
sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới rất quan trọng đối với các đơn vị lữ hành. Chúng
ta cần xác định du lịch trong nước là chiếc phao cứu sinh của ngành du lịch nói chung
và lữ hành nói riêng trong năm 2021. Giảm giá khơng cịn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu
mà quan trọng hơn là sản phẩm cần có tính cá biệt hóa cao, đem lại nhiều giá trị, trải
nghiệm thú vị từ đó kích thích nhu cầu du lịch của khách hàng. Bên cạnh đó, cần làm
mới các điểm đến cũ, bổ sung thêm những dịch vụ gia tăng để thu hút khách chi tiêu
quay trở lại nhiều lần. Đồng thời đa dạng hóa thị trường du lịch để tránh phụ thuộc vào
một số thị trường nhất định, từ đó có thể hạn chế rủi ro trước những biến cố trong khu
vực và thế giới.
-

Nhà nước cần có những chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong


ngành du lịch như: Miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh
nghiệp du lịch, giảm chi phí mơi trường cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế
khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức giá điện theo đơn giá
điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp
dụng mức giá dịch vụ…

19


Các doanh nghiệp cần điều chỉnh lại cách hoạt động, nghiên cứu nhu cầu thị

-

trường để có những sản phẩm du lịch phù hợp có chất lượng; tăng cường sự liên kết để
tăng sức đề kháng và phát triển mạnh mẽ; liên kết với hàng không, vận tải, khách sạn,
nhà hàng... để xây dựng những gói kích cầu du lịch, đưa du lịch hồi phục nhanh sau
giai đoạn khủng hoảng.
Tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm mới thu hút khách du

-

lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh;
đồng thời tập trung phát triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của đất nước.
Các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách sạn, các hãng hàng

-

khơng bên cạnh việc thực hiện các chương trình kích cầu du lịch cần tăng cường các
biện pháp bảo đảm an tồn phịng chống dịch Covid-19.
Chú trọng du khách trong nước: Có thể vực dậy nhu cầu trong nước bằng cách


-

tập trung vào những điểm đến đang thịnh hành và phối hợp cùng chính quyền địa
phương, cơng ty lữ hành trực tuyến, điểm du lịch, khách sạn và hãng hàng khơng. Các
hoạt động du lịch ngồi trời để du khách có thể tận hướng ánh nắng, bãi biển, núi non
và thiên nhiên là những lựa chọn hàng đầu cho du khách Việt Nam. Để khai thác triệt
để hơn cơ hội du lịch trong nước, các công ty du lịch cần chú trọng đến những sản
phẩm dịch vụ phù hợp khả năng chi trả của khách, đồng thời duy trì các sản phẩm và
trải nghiệm chất lượng cao.
Cân nhắc mô hình giá mới để phục hồi nhu cầu: Kích thích nhu cầu và đẩy

-

mạnh số lượng bằng các biện pháp giảm giá và trước bán hàng là những chiến thuật
quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, đặc biệt là đối với những công
ty cung cấp dịch vụ hạng sang do vẫn chưa thể sớm khai thác nhu cầu khách quốc tế.
Doanh nghiệp cũng có thể tìm cách bán sản phẩm theo gói để có cơ hội bán chéo và
bán thêm, đồng thời đa dạng hóa nguồn doanh thu, củng cố sản phẩm cao cấp và khả
năng thu được mức giá cao hơn.
-

Xác định lại vai trò nhà nước trong hoạt động du lịch:

Tại hầu hết các nước, cơng cuộc đổi mới ngành du lịch cần có sự tham gia của chuyên
gia trong ngành phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp và nhà nước. Với các cơ quan

20



quản lý ngành du lịch, đây sẽ là cơ hội hấp dẫn để đổi mới vai trị của mình trong q
trình phục hồi và sau đó nữa.

PHẦN KẾT LUẬN
Du lịch được thúc đẩy bởi nhu cầu của con người. Theo Abraham Maslow, một
nhà tâm lý học người Mỹ, nhu cầu này được chia thành 3 nhóm như sau: nhu cầu cơ
bản (thực phẩm, nước, sự ấm áp, nghỉ ngơi, an ninh và an toàn); nhu cầu sinh lý (mối
quan hệ mật thiết, bạn bè, uy tín, cảm giác thành tựu); nhu cầu tự hoàn thiện (bao gồm
các hoạt động sáng tạo). Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu dẫn đến việc thay đổi thói
quen hàng ngày của tất cả mọi người trên thế giới. Trong thời gian đại dịch, nhu cầu
của khách hàng là được thụ hưởng tại nhà hoặc các khu vực cách ly. Phần lớn các hoạt
động diễn ra online. Cơng nghệ giúp kết nối mọi người. Từ đó, du lịch cũng hình
thành những xu hướng mới.
Dịch bệnh xảy đến là khơng ai mong muốn và nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến
ngành Du lịch - Khách sạn trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Mặc dù sự ảnh hưởng
của dịch covid-19 chưa đến mức kiệt quệ, nhưng rõ ràng, những ảnh hưởng trực tiếp
của nó đang đẩy ngành Du lịch phải đối mặt với “cuộc khủng hoảng” chưa từng thấy.
Chính phủ, các doanh nghiệp và các ngành liên quan đã và đang triển khai nhiều giải
pháp hỗ trợ, kích cầu phù hợp nhằm biến những khó khăn thành thuận lợi để phục hồi
lại các hoạt động của ngành Du lịch trong tương lai. Trong bối cảnh ấy, ngành du lịch
Việt Nam đang cùng chung tay hành động với sự đồng lòng vào cuộc của cả doanh
nghiệp, địa phương và cơ quan quản lý để cơ cấu lại, nhất là cơ cấu lại nguồn khách,
cơ cấu lại sản phẩm phù hợp để đón nhận cơ hội mới. Dù khó khăn do đại dịch Covid19 vẫn cịn kéo dài, nhưng những bài học kinh nghiệm vượt “bão Covid-19” năm vừa
qua sẽ là nền tảng để du lịch Việt Nam chủ động ứng phó với các thách thức mới, duy
trì đà phát triển bền vững. Những đột phá, sáng tạo trong cách làm du lịch trong thời
gian chống đỡ với dịch Covid-19 vừa qua sẽ là nền tảng tạo đà để du lịch Việt Nam
tìm được thời cơ trong thách thức, chủ động đón nhận cơ hội mới ngay sau khi hết
dịch, tiếp tục khẳng định vị thế du lịch Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


×