Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.18 KB, 12 trang )

Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P5:

Viêm sưng vú

Tuyến vú bị viêm sưng.
Tôi sinh con được 14 tháng, vừa cai sữa cho con được một tuần thì thấy
sưng tấy, đau nhức vú. Xin hỏi bác sĩ bệnh của tôi có phải là viêm tuyến vú hay là
biểu hiện của bệnh ung thư?

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú rất dễ bị viêm tuyến vú, đây là một triệu
chứng do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú gây ra. Các dấu hiệu như sưng tấy, sờ vào
có khối rắn trong vú, thậm chí là có mủ làm người bệnh rất đau đớn, khó chịu.
Trường hợp đau, sưng của bạn sau mấy ngày cai sữa còn có thể là do sữa đang
được tiết bình thường bỗng nhiên bị ngưng lại dẫn đến viêm tắc tuyến sữa. Viêm
tuyến vú cũng hay gặp ở phụ nữ mãn kinh, khi ống dẫn sữa mất dần sự đàn hồi và
sự thiếu hụt hormon giới tính. Để điều trị các trường hợp viêm tuyến vú chủ yếu là
dùng kháng sinh, những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật. Ung thư vú
thường không đau, có những u cục hình dạng bất thường, màu da phủ trên có thể
sần sùi hoặc có màu khác thường, núm vú có thể tiết dịch và thay đổi hình dạng
Để có thể chẩn đoán chính xác, bạn nên đi làm các xét nghiệm, siêu âm, sinh thiết
tế bào tại các chuyên khoa ung thư.
Viêm hốc mắt
Con tôi 12 tuổi, trước đây cháu bị viêm mũi xoang, mấy ngày nay cháu bị
sốt, mắt có vẻ như lồi ra và sưng đỏ xung quanh mắt, đi khám được biết bị viêm tổ
chức hốc mắt. Xin hỏi bệnh của con tôi có nguy hiểm không? Chữa thế nào?
La Thị Thêm (Thái Nguyên)
Bệnh nhân bị viêm hốc mắt bắt đầu
sốt đột ngột, lồi mắt, hạn chế vận động
nhãn cầu, phù nề và đỏ mi mắt. Trường
hợp nặng hơn, bệnh nhân thấy hạn chế các
cơ vận nhãn, giảm thị lực, khám thấy giảm


phản xạ đồng tử, phù nề gai thị, đôi khi
tạo thành ổ áp-xe trong hốc mắt. Đặc biệt
có khi tổn thương màng não và não.
Điều trị phải dùng kháng sinh toàn thân ngay lập tức để đề phòng tổn
thương thị thần kinh và sự phát triển của nhiễm khuẩn vào xoang. Trường hợp áp-
xe cần phải phẫu thuật dẫn lưu. Bạn nên cho cháu đi khám ở khoa mắt bệnh viện
để cháu được chẩn đoán và điều trị tích cực nếu cần có thể phải phẫu thuật dẫn
lưu.

Tổn thương viêm hốc mắt.
Phồng đĩa đệm có nguy hiểm?
Con trai tôi năm nay 30 tuổi, bị đau lưng không cúi được, vận động nhẹ
nhàng cũng rất khó khăn. Tôi đã cho cháu đi chụp cộng hưởng từ với kết quả
thoái hóa L1, 2 và phồng nhẹ đĩa đệm (cách đây 7 năm cháu đã bị đau một lần).
Tôi không hiểu về căn bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa khỏi
không?
Phạm Thị Nga(Quảng Ninh)
Giữa hai đốt sống có một đĩa đệm
có hình giống thấu kính lồi, cấu tạo bởi
lớp vỏ sợi ở bên ngoài bọc một nhân
nhầy ở trung tâm. Đĩa đệm bình thường
được giữ ở vị trí giữa hai đốt sống trên và
dưới bởi các dây chằng nối giữa hai đốt
sống. Nhờ tính chất đàn hồi nên đĩa đệm
làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc,
giúp cho cột sống thực hiện chức năng
vận động của mình (cúi, ngửa, nghiêng )
một cách mềm dẻo. Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm khi đĩa đệm chỉ
mới phồng (lồi) ra sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường không gây
chèn ép thần kinh. Do đó trong đa số trường hợp phồng đĩa đệm không phải là


Không nên nâng vật nặng
phòng tránh thoát vị đĩa đệm.
nguyên nhân trực tiếp gây đau cột sống thắt lưng và thường không nguy hiểm. Tuy
nhiên từ phồng đĩa đệm có thể trở thành thoát vị thực sự với các triệu chứng chèn
ép thần kinh nặng nề hơn. Thực chất phồng đĩa đệm chỉ là hình ảnh nhìn thấy
được trên phim cộng hưởng từ chứ không phải là căn nguyên gây đau lưng. Con
trai bác đau lưng cấp có thể do thực hiện các động tác sinh hoạt, lao động gắng
sức, sai tư thế, hoặc ngồi lâu dẫn đến khối cơ cạnh cột sống thắt lưng co cứng
gây đau. Vì vậy chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh gắng sức, kết hợp vật lý trị liệu,
kéo giãn cột sống, có thể phối hợp thuốc giảm đau, giãn cơ trong vài ngày là hết
đau. Còn bản chất phồng đĩa đệm thì nhìn chung không có thuốc điều trị khỏi, chỉ
dựa vào chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh đau tái phát hoặc tiến triển sang
thoát vị đĩa đệm.
Thuốc gì chữa đau mắt hột?
Gần đây lúc nào tôi cũng có cảm giác mỏi mắt, nhất là về chiều. Trong mắt
lúc nào cũng thấy cộm như có hạt bụi bay vào. Vạch mi mắt lên thấy những hạt
nhỏ li ti. Đi khám ở y tế cơ sở tôi được biết mình bị đau mắt hột. Tôi có tra thuốc ở
trạm y tế xã cho nhưng vẫn không thấy đỡ. Xin hỏi có thuốc nào để chữa bệnh
này?

Hoàng Văn Giang (Nam Định)

Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc - giác mạc mạn tính do Clamydia
Trachomatis gây ra. Bệnh tiến triển có khi thành dịch lây lan, với đặc điểm là hình
thành những hột và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt, làm cho người bệnh
cảm thấy cộm mắt như có hạt bụi trong mắt.

Đây là bệnh thường gặp, nhất là ở những vùng thiếu nước sạch, vệ sinh
phòng bệnh kém


Thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh mắt hột hiện nay là thuốc mỡ
tetracyclin 1%. Dùng thuốc tra mắt vào ban đêm trong 5-10 ngày liền mỗi tháng,
kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Kèm theo có thể uống một trong các thuốc sau:
tetracyclin, erythromycin, doxycyclin trong 3-4 tuần. Việc dùng thuốc nhỏ mắt
(đối với thuốc nước), hay tra mắt (đối với thuốc mỡ) phải theo sự hướng dẫn của
bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp mắt hột có biến chứng: lông quặm, sẹo giác mạc
toàn bộ cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Mắt hột là bệnh dễ mắc và dễ lây nhiễm. Người bị bệnh mắt hột sẽ có nguy
cơ mù lòa vì những biến chứng của nó. Vì vậy cần phải phòng ngừa bệnh mắt hột
bằng cách giữ gìn vệ sinh mắt cho tốt: không dùng chung khăn mặt, rửa mặt bằng
nước sạch và khăn sạch; không dụi tay bẩn lên mắt, luôn giữ cho tay sạch, rửa tay
ngay sau khi đi cầu; không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt; đi đường
gió bụi nên đeo kính bảo vệ mắt, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ và tiêu diệt ruồi
nhặng.

Khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt cần đến bác sĩ để được khám
bệnh và chỉ định điều trị dùng thuốc cho đúng. Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn
của bác sĩ. Để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra, khi bị bệnh ở mắt không nên
đắp hoặc nhỏ bất kỳ thứ gì vào mắt nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh lý ác tính tai ngoài
Bố tôi bị bệnh đái tháo đường và bị chảy mủ tai cả năm nay. Bệnh tai của
bố tôi có chữa khỏi được không thưa bác sĩ?
Nguyễn Thị Kim Xuyến (Hải
Dương)
Bệnh viêm tai ngoài kéo dài trên bệnh
nhân đái tháo đường hay bệnh nhân bị ức
chế miễn dịch, có thể gây ra cốt tủy viêm

xương nền sọ thường gọi là bệnh ác tính tai
ngoài. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp do
vi khuẩn mủ xanh, cốt tủy viêm bắt đầu từ
sàn ống tai ngoài, có khi lan tới đáy của hố
não giữa, thậm chí tới đáy sọ bên đối diện. Triệu chứng của bệnh gồm: bệnh nhân
bị chảy mủ tai kéo dài, mủ thối, có tổ chức hạt trong ống tai, đau tai trong sâu, liệt
tiến triển ảnh hưởng đến các dây thần kinh sọ não số VI, VII, IX, X, XI, XII. Chụp
phim CT scan thấy hình ảnh tiêu xương giúp chẩn đoán xác định. Điều trị chủ yếu
là dùng kháng sinh diệt trực khuẩn mủ xanh. Thời gian dùng thuốc phải kéo dài
trong nhiều tháng. Có thể phải dùng biện pháp phẫu thuật loại bỏ tổ chức xương
nhiễm khuẩn kết hợp với điều trị kháng sinh. Bạn nên đưa bố đi khám ở chuyên
khoa tai để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh viêm tai ngoài.

Tổn thương do viêm tai
ngoài ác tính.

Viêm tai tiết dịch
Con tôi 11 tuổi, hay bị chảy nước trong tai ra nhưng không phải mủ, cháu
hơi nặng tai. Xin hỏi cháu bị bệnh gì? Nên chữa ở đâu?
Hà Thị Ghê (Thanh Hóa)
Theo như bạn mô tả, có thể con bạn
đã bị viêm tai tiết dịch. Viêm tai tiết dịch là
một bệnh lý của vòi nhĩ. Vòi nhĩ là ống nối
tai giữa với vòm mũi họng, còn có tên gọi là
vòi Eustachi. Chức năng của vòi nhĩ là thông
khí và dẫn lưu của thùng tai. Khi vòi nhĩ bị
tắc, không khí ở tai giữa bị hấp thụ và tạo
nên áp lực âm. Nếu vòi nhĩ bị tắc nghẽn
trong thời gian dài, áp lực âm sẽ làm tiết
dịch, khi đó gọi là viêm tai tiết dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em vì vòi nhĩ hẹp hơn

và nằm ngang hơn người lớn. Ở người lớn tuy bệnh ít gặp nhưng có thể xảy ra sau
nhiễm khuẩn hô hấp trên hay chấn thương. Soi tai thấy màng nhĩ đục và không di
động, đôi khi kèm theo những bóng khí trong tai giữa, bệnh nhân bị nghe kém dẫn
truyền. Điều trị có thể dùng thuốc corticosteroid ngắn ngày phối hợp với kháng
sinh. Bạn nên đưa con đi khám ở khoa tai mũi họng tại bệnh viện để cháu được
chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Màng nhĩ đục trong viêm
tai giữa tiết dịch.

×