Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.92 KB, 8 trang )

Điều trị và phòng ngừa
bệnh thiếu máu

Nếu bạn cảm thấy mình luôn mệt mỏi (mặc dù ngủ rất nhiều), sinh ực cơ
thể giảm sút và có làn da tai tái thì thủ phạm có thể là do cơ thể bị thiếu máu. Mặc
dù thiếu máu do sắt là chủ yếu nhưng đôi khi vẫn có thể do các nguyên nhân khác.

Biểu hiện của thiếu máu

Thiếu máu là một dạng bệnh rối loạn máu mà số lượng và kích cỡ của các
hồng cầu bị thay đổi. Các tế bào hồng cầu với sự trợ giúp của chất sắt và
hemoglobin sẽ vận chuyển ôxy từ phổi đi khắp cơ thể và vì thế bất kỳ sự thay đổi
nào về kích cỡ hay số lượng của các tế bào này cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng ôxy
cung cấp cho cơ thể.

Biểu hiện của thiếu máu rất phong phú và nó tác động tới tất cả các bộ phận
của cơ thể. Thường thì các triệu chứng này không rõ ràng và dễ lầm lẫn với ngay
cả bác sĩ, đặc biệt khi người bị bệnh là phụ nữ. Vậy nên để biết chính xác, bạn cần
đến cơ sở y tế chuyên khoa.

Các biểu hiện:
- Mệt mỏi, chóng mặt
- Thể trạng yếu
- Hơi thở ngắn, gấp
- Da tái
- Kém ngon miệng
- Đau bụng
- Móng tay giòn, dễ gãy và nổi gợn

Thiếu máu do “dinh dưỡng”


1. Thiếu máu do thiếu sắt: bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới (gấp
khoảng10 lần) và chủ yếu là do: thiếu chất sắt trong chế độ ăn hằng ngày, tai nạn
hay chấn thương dẫn tới mất máu, mất máu âm thầm (do chảy máu trong, chủ yếu
là ở ruột và vào kỳ kinh). Chị em trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
thuộc nhóm có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao nhất. Trẻ mới sinh cũng có
nguy cơ thiếu máu nếu trong quá trình mang thai, người mẹ bị thiếu máu.

Trong kỳ kinh, ước tính trung bình mỗi phụ nữ sẽ mất xấp xỉ 18mg sắt do
một lượng lớn hồng cầu bị “thất thoát”.

2. Thiếu hồng cầu khổng lồ

Đây là loại thiếu máu chủ yếu do khả năng hấp thụ kém hoặc không được
cung cấp đủ vitamin B12 và axit folic, 2 vitamin tối cần thiết cho sự phân chia tế
bào. Theo đó mà các tế bào cần được bổ sung nhanh, chẳng hạn như hồng cầu
thường chỉ phát tín hiệu giả là đã được sản xuất đủ và kết quả là dẫn tới thiếu máu.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ axit folic sẽ dẫn tới tình trạng thiếu
máu do thiếu hồng cầu khổng lồ. Chính vì thế, cơ thể của các bà bầu, các bà mẹ
đang cho con bú, trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và cả những người
nghiện rượu sẽ đòi hỏi rất nhiều axit folic. Ngoài ra, sự thiếu hụt của sắt, kẽm và
vitamin C cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ axit folic của cơ thể.

Vitamin B12 có chủ yếu trong các sản phẩm động vật nên những người ăn
chay (đặc biệt là những người kiêng cả trứng và các sản phẩm từ sữa) cũng thường
bị thiếu chất này.

Tuổi tác cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ B12 bởi do lượng dịch vị
trong dạ dày giảm theo tuổi. Dịch vị dạ dày có tác dụng kích hoạt vitamin B12
trong dạ dày và nhờ đó vitamin B12 dễ dàng ngấm qua thành ruột non.


3. Thiếu máu ác tính

Đây là một dạng khác của bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ và triệu
chứng của bệnh thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Nguyên nhân rất khó
xác định, có thể là 1 hợp chất nào đó trong các tế bào dạ dày mà có khả năng hấp
thụ vitamin B12 và nguyên nhân sâu xa có thể là do di truyền hay rối loạn tự miễn.
Biểu hiện của tình trạng này là hội chứng dị ứng với chất gluten (có trong lúa mỳ,
yến mạch, lúa mạch đen) và những người từng phẫu thuật đường ruột.

Tiêm vitamin B-12 là cách duy nhất điều trị bệnh này.

Bệnh cũng thường gặp nhiều ở người trưởng thành và chủ yếu do:

- Chế độ ăn thiếu các loại thực phẩm giàu axit folic hay B12 như thịt, thịt
gia cầm, cá, trứng, phô mai, sữa, rau xanh, men bia và nấm.

- Nghiện rượu.

- Nấu quá kỹ khiến axit folic bị phá hủy.

- Thiếu vitamin C, sắt và kẽm

- Giảm tiết dịch vị

- Từng phẫu thuật dạ dày hay ruột non

- Dị ứng gluten

- Do di truyền


Điều trị và phòng ngừa

Các bác sĩ đều khuyến nghị một chế độ ăn giàu chất sắt để phòng các bệnh
thiếu máu do sắt, chẳng hạn như: gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa
quả khô, ngũ cốc bổ sung sắt, trứng.

Dưới đây là khuyến nghị đã được công nhận đối với những người thiếu
máu “dinh dưỡng” của Felicia Busch:

- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit
folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá
xanh.

- Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam,
chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.

- Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu
máu.

- Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế
nên tránh hút thuốc.

- Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể
gây khó chịu ở dạ dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống
thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
-

×