Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P7 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.27 KB, 9 trang )

Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P7:
Viêm xương biến dạng

Tổn thương xương vùng chậu trong bệnh viêm xương biến dạng trên phim
Xquang.
Tôi 52 tuổi, bị đau nhức trong xương sống thắt lưng, chụp Xquang được
biết bị bệnh Paget. Xin hỏi bệnh Paget là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Bệnh Paget còn gọi là viêm xương biến dạng, là một bệnh xương mạn tính
của người trưởng thành, hay gặp ở người trên 40 tuổi, tổn thương là nhiều vùng
xương bỗng to ra và trên phim Xquang thấy xốp xương. Nguyên nhân chưa rõ.
Biểu hiện bệnh âm thầm, trong nhiều trường hợp bệnh Paget không có triệu
chứng. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh Paget mà không biết vì bệnh có thể quá nhẹ
đến nỗi không chẩn đoán được. Phần lớn bệnh nhân thấy đau nhức sâu trong
xương, có thể gây chèn ép thần kinh hoặc viêm xương khớp. Có khi sưng to hộp
sọ ở hai bên thái dương, tĩnh mạch da đầu phồng to, điếc thần kinh, người thấp gù
như khỉ, đi khập khiễng, khuỳnh cong về phía trước. Đôi khi bệnh nhân bị gãy
xương bệnh lý, suy tim. Chụp Xquang thấy tổn thương xương như mô tả trên.
Điều trị bằng dùng thuốc, phẫu thuật chỉnh hình. Bác nên đi khám ở chuyên khoa
xương khớp để được tư vấn cách điều trị cụ thể.

Mang thai, vận động thế nào là hợp lý?
Tôi có thai được 4 tháng, đã đỡ nghén nhưng vẫn rất mệt mỏi. Mọi người
trong gia đình luôn bắt tôi phải cố gắng đi bộ mỗi tối để sau dễ sinh con. Xin hỏi
bác sĩ có đúng vậy không, nếu có thì nên tập luyện như thế nào?
Vương Thanh Hà (Hưng Yên)
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ
có nhiều thay đổi do vậy họ phải có
một chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù
hợp. Thực tế tại các bệnh viện phụ sản
cho thấy phụ nữ mang thai đến lúc


chuyển dạ thường ít cơn co, do vậy
phải sử dụng thuốc kích thích hoặc chỉ
định can thiệp cho cuộc đẻ. Nguyên
nhân chủ yếu là lười vận động. Tuy
nhiên mang thai phải vận động như thế
nào là hợp lý. Đối với những phụ nữ
trẻ, khỏe mạnh bình thường, không có
các tiền sử sản khoa xấu (sảy thai, đẻ non, thai chết lưu ) thì mọi sinh hoạt hằng
ngày vẫn diễn ra bình thường, chỉ tránh khuân vác những vật dụng nặng, những
việc làm gắng sức. 3 tháng đầu của thai kỳ nên vận động nhẹ nhàng hơn vì nguy

Thai phụ cần luyện tập phù hợp
với sức khỏe.

cơ sảy thai cao, nên vận động nhiều hơn (đi bộ hằng ngày là hình thức phù hợp
nhất) vào 3 tháng cuối. Những trường hợp có tiền sử sảy thai, hay có dọa sảy thai
thì không nên vận động nhiều. Nếu chị mới có thai 4 tháng và chưa qua hẳn mệt
mỏi của giai đoạn nghén thì cần được chăm sóc bồi dưỡng tốt hơn sau đó nên vận
động phù hợp với sức khỏe và không nên tập luyện quá sức.
Thế nào là sảy thai tự nhiên?
Tôi có thai lần đầu nhưng hơi lo lắng vì đã từng nghe nói có nhiều người bị
sảy thai tự nhiên. Vậy thế nào là sảy thai tự nhiên thưa bác sĩ?
Nguyễn Thị Hiền (Hà
Nội)
Sảy thai tự nhiên là
một nguy cơ thường gặp khi
mang thai. Nguyên nhân do:
bất thường về di truyền như
rối loạn nhiễm sắc thể của
thai, của cha mẹ; tuổi người

mẹ cao trên 40; mẹ mắc các
bệnh: tự miễn dịch, luput ban
đỏ, dị dạng tử cung; hút thuốc, uống rượu; bị nhiễm chất độc hoặc vi khuẩn; ảnh
hưởng bởi tác dụng phụ của một số thuốc như: wafarin, phenitoin, thuốc chống
ung thư Triệu chứng gồm: dọa sảy thai, đau bụng, ra máu âm đạo; sảy thai hoàn
toàn: thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc và sau đó hết đau quặn bụng,
nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt; sảy thai không hoàn toàn: là
một phần của thai và nhau thai chưa được tống ra mà vẫn còn trong tử cung, tuy đã
bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy ra liên tục thậm chí băng huyết;

Khám thai định kỳ là phương pháp tốt
nhất để phòng tránh sảy thai.
sảy thai lưu: thai đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung, dấu hiệu thai nghén biến
mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng. Cách phòng tránh là khám thai
định kỳ tại cơ sở y tế; cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ; tránh lao động nặng, hoặc
tiếp xúc với các chất độc hại; vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp.
Mộng thịt ở mắt
Tôi bị mộng thịt ở cả hai mắt nhưng mộng thịt mắt phải sắp che qua con
ngươi, nên mắt phải nhìn kém và rất vướng. Vậy tôi nên làm gì?
Nguyễn Văn
Mạnh(Hà Nam)
Mộng thịt là sự xâm
lấn của một tổ chức giống
như thịt vào góc trong của
giác mạc. Về mô học, mộng
thịt chủ yếu là sự thoái hóa
dạng đàn hồi lớp chính của
kết mạc. Bệnh xuất hiện chủ
yếu ở những vùng hay những
người phải làm việc ở nơi có nhiều gió, cát bụi và ánh sáng mặt trời. Mộng thịt có

thể ở một bên hoặc hai bên và có thể có tính chất di truyền.
Về điều trị, cần phải chỉ định phẫu thuật khi mộng thịt phát triển vào trung
tâm thị giác, có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực. Sau phẫu thuật, tỷ lệ tái phát khá
phổ biến và khi tái phát mộng thịt còn lan nhanh hơn so với mộng thịt ban đầu.
Bạn có thể khám và điều trị tại khoa mắt bệnh viện. Để phòng bệnh, nên đeo kính

Mộng thịt bò vào đồng tử ảnh hưởng đến
thị lực.
râm, đội mũ nón rộng vành khi ra ngoài trời nắng, tránh cho mắt không bị tác động
nhiều của gió và cát bụi. Dùng thuốc rửa mắt ngày 2-3 lần sau mỗi khi ra ngoài
đường về.

×