Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Cơ cấu nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp – Nghiên cứu tại CTCP Kho vận miền Nam (Mã chứng khoán: STG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.37 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BỘ MƠN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Họ và tên: Võ Thị Hà Giang

Mã sinh viên: 19CL73402010209

Khóa/ Lớp (tín chỉ): 57/11CL3-LT2

(Niên chế): 11.06CL

STT: 09

ID phịng thi: 582-058-1208

Ngày thi: 24/12

Ca thi: 7h30

BÀI THI MƠN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: 09

Thời gian thi: 3 ngày

Đề tài: Cơ cấu nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp – Nghiên cứu tại
CTCP Kho vận miền Nam (Mã chứng khoán: STG)

1




MỤC LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCNV
CTCP
DN
MCK
VCSH
NV
SXKD
ĐT
CP SD
NV
TS
NH
DH
MQH
HĐKD
CP
NH
TCTD

Cơ cấu nguồn vốn
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp

Mã chứng khoán
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn
Sản xuất kinh doanh
Đầu tư
Chi phí sử dụng
Nguồn vốn
Tài sản
Ngắn hạn
Dài hạn
Mối quan hệ
Hoạt động kinh doanh
Cổ phần
Ngân hàng
Tổ chức tín dụng

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nguồn vốn đóng một
vai trị hết sức quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục
Các DN đang phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và có được chỗ đứng vững chắc trên
thương trường. DN phải tận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những điểm
yếu. Đồng thời, các nhà quản trị phải quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu
quả, có cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho tình hình thực tiễn tại DN để phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh, an tồn tài chính trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện
nay.

CTCP Kho vận miền Nam (MCK: STG) khơng nằm ngồi xu hướng chung đó, là một công
ty về vận tải và kho bãi, STG cần rất nhiều vốn cho các hoạt động kinh doanh. Để có được
những cơ hội phát triển tốt nhất, STG cần xem xét lại thực trạng CCNV tại DN đã phù hợp
hay chưa; nếu chưa phù hợp hay còn tồn tại hạn chế thì DN cần tái CCNV như thế nào ?
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, em lựa chọn đề tài cho bài tiểu luận của mình là: “ Cơ
cấu nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp- Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần
Kho vận miền Nam (Mã chứng khốn: STG)”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Mục đích: Đề xuất định hướng giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của CTCP Kho vận

3.


4.
-

miền Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và an tồn tài chính doanh nghiệp
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát những vấn đề cơ bản về CCNV và tái CCNV của doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá thực trạng CCNV của CTCP Kho vận miền Nam, từ đó chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong CCNV của công ty
Đề xuất giải pháp tái CCNV của CTCP Kho vận miền Nam trong những năm tới
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu
Đối tượng: cơ cấu nguồn vốn của CTCP Kho vận Miền Nam
Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: trong 2 năm 2019 và 2020
Về không gian: Nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của CTCP Kho vận miền Nam (STG)
Kết cấu của đề tài: Bài tiểu luận gồm có 3 phần
Phần 1: Lý luận chung về cơ cấu nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn
Phần 2: Thực trạng cơ cấu nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn tại Công ty Cổ phần
Kho vận miền Nam

Phần 3: Một số đề xuất, khuyến nghị
PHẦN 1

4


LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÁI CƠ CẤU NGUỒN VỐN
1.1. Cơ cấu nguồn vốn
1.1.1. Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của DN:
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà
doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh
CCNV của DN là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của
DN; ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận VCSH hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính
của 1 DN hay CTCP. Cơ cấu nguồn vốn của DN cho biết mức độ độc lập về tài chính cũng
như xu hướng biến động của nguồn vốn huy động.
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
 Căn cứ vào quan hệ sở hữu
 Hệ số nợ =
Phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong NV của DN hay trong TS của DN
bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả. Hệ số nợ càng cao thể hiện
mức độ phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng lớn, mức độ rủi ro tài chính cao, khả năng thanh
toán thấp


Hệ số vốn chủ sở hữu =

Hệ số này phản ánh VCSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của DN, phản
ánh mức độ độc lập và tự chủ về tài chính của DN. Chỉ tiêu này cịn được xác định bằng 1Hệ số nợ. Vì vậy, DN có hệ số nợ ở mức cao thì hệ số VCSH ở mức thấp và ngược lại.
 Hệ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn:
Để hoạch định chính sách tài trợ vốn cho DN, người ta thường quan tâm đến nguồn nợ dài

hạn hơn là nguồn nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu hệ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn là chỉ tiêu
phản ánh tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động
 Hệ số nợ trên VCSH =
Chỉ tiêu này phản ánh tương quan giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ trên vốn
chủ sở hữu. Cụ thể: mỗi đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho bao nhiêu đồng vốn nợ. Hệ số
nợ càng thấp thì mức độ an toàn hay khả năng thu hồi vốn vay của các chủ nợ càng cao và
ngược lại
Trong chỉ tiêu hệ số nợ trên VCSH, tổng nợ phải trả có thể bao gồm toàn bộ các khoản nợ
NH và nợ DH. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong DN, người ta
thường chỉ xét đến khoản nợ có tính chất dài hạn:

5


-

Hệ số nợ dài hạn trên VCSH=

Nếu nợ dài hạn trên VCSH cao có nghĩa DN sử dụng địn bẩy tài chính với mức độ lớn, có
thể có tác động hai chiều đến tỷ suất sinh lời trên VCSH hay thu nhập một cổ phần của DN
Nợ được hình thành từ các nguồn với thời gian sử dụng và tính chất khác nhau. Do vậy,
ngoài các chỉ tiêu thể hiện MQH giữa tổng nợ với tổng nguồn vốn hay VCSH người ta còn
xem xét các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nợ
-

Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ=
Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ =

Do nợ dài hạn thường có tính chất ổn định hơn song phải trả chi phí sử dụng vốn cao so với
nợ ngắn hạn. Vì vậy, cơng ty có tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ cao có mức độ ổn định về

mặt tài chính song chi phí sử dụng vốn thường lớn hơn và ngược lại
-

Tỷ trọng nợ vay trên tổng nợ =

Tỷ lệ nợ chiếm dụng cao đem lại lợi ích cho DN do không mất CP SD vốn song đây, là NV
có tính chất tạm thời, dễ làm mất khả năng thanh tốn nếu DN khơng thanh tốn đúng hạn
Tương tự, các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn chủ sở hữu bao gồm:
-

Tỷ trọng vốn đầu tư của CSH =

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị cịn lại, ngồi phần vốn ĐT của chủ sở hữu trong VCSH của
DN
Căn cứ thời gian huy động và sử dụng vốn:
 Tỷ trọng vốn thường xuyên =
 Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời =
Nguồn vốn thường xun là nguồn vốn có tính chất dài hạn bao gồm vốn chủ sở hữu và các
khoản nợ dài hạn. Nguồn vốn tạm thời gồm các khoản nợ vay và các khoản nợ ngắn hạn
khác.
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên cho thấy mức độ sử dụng nguồn tài trợ dài hạn trong
tổng nguồn tài trợ của DN. DN có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên ở mức độ cao phản ánh
mức độ ổn định, an toàn trong cấu trúc tài trợ của DN.
1.2. Tái cơ cấu nguồn vốn
1.2.1. Khái niệm: Tái cơ cấu NV không chỉ là quá trình tổ chức, sắp xếp lại các NV hiện có
mà cịn bao gồm cả việc lựa chọn và đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tổ chức
hoạt động SXKD hiệu quả, lành mạnh hóa tình hình tài chính... trong từng thời kỳ
nhất định để từ đó gia tăng giá trị DN

6



1.2.2. Biện pháp tái cơ cấu nguồn vốn:
 Tái cơ cấu các khoản nợ
+) Là quá trình sắp xếp lại cơ cấu và quy mô các khoản nợ của công ty. Việc cấu trúc lại các
khoản nợ có thể được thực hiện thường xuyên và dễ dàng hơn tài cơ cấu VCSH. Việc tái cơ
cấu các khoản nợ như cắt giảm nợ, thay đổi thời hạn các khoản nợ giúp các cơng ty giảm chi
phí và nâng cao hiệu quả hoạt động
+) Tái cơ cấu nợ thường được thực hiện khi cơng ty gặp khó khăn về tài chính dẫn đến thiếu
khả năng thanh toán các khoản nợ. Lúc này cơng ty có thể thương lượng lại với chủ nợ để
cắt giảm các khoản nợ. Để giảm bớt các thiệt hại khi cơng ty khơng có khả năng trả nợ chủ
nợ có thể thay đổi các điều khoản thanh tốn như giảm lãi suất hay gia hạn nợ. Các khoản
nợ cũng có thể được xóa sổ thay vào đó chủ nợ sẽ nắm giữ một số lượng cổ phiếu của công
ty
+) Đây không chỉ là công cụ mà các công ty sử dụng trong trường hợp gặp khó khăn về tài
chính. Một cơng ty đang hoạt động tốt cũng lựa chọn việc tái cơ cấu nợ nếu như điều đó
đem lại lợi ích cho cơng ty. Cơng ty cũng có thể thay thế các khoản nợ với lãi suất cao bằng
các khoản nợ có lãi suất thấp hơn nhằm cắt giảm chi phí sử dụng vốn
 Tái cơ cấu vốn chủ sở hữu
+) Là quá trình tổ chức lại cơ cấu và quy mơ VCSH. Q trình này bao gồm cơ cấu lại vốn
đầu tư của chủ sở hữu và các khoản lợi nhuận giữ lại
+) DN thay đổ cơ cấu VCSH có thể được thực hiện dưới hình thức: Mua lại CP thanh toán
bằng tiền mặt; chuyển đổi vốn CP thành CP ưu đãi hoặc nợ vay; ghi giảm vốn CP của cổ
đông
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nguồn vốn:
 Nhân tố chủ quan:
- Thứ nhất, do giai đoạn phát triển và chu kỳ sống của DN: Hình thành, tăng tưởng,
phát triển ổn định và suy thoái. Việc xác định một CCNV hợp lý đảm bảo cho DN
kinh doanh hiệu quả phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của DN trong từng giai đoạn
- Thứ hai, do hiệu quả HĐKD của DN. Tuỳ thuộc từng tình trạng hoạt động kinh

doanh mà DN sẽ thay đổi CCNV cho phù hợp, nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giá trị
của DN
- Thứ ba, do trình độ quản trị doanh nghiệp. Để có thể nghiên cứu, xây dựng một cơ
cấu nguồn vốn tối ưu, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu các chỉ tiêu về CCNV, từ đó
đưa ra được CCNV phù hợp nhất với DN. Đồng thời cũng cần có tầm nhìn, nắm bắt
được thị trường để có thể thực hiện việc tái CCNV sao cho tốt nhất với DN

7


Ngồi ra cịn có một số nhân tố như: Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển doanh
nghiệp, quy mô của công ty,…
 Nhân tố khách quan:
- Thứ nhất, do biến động của nền kinh tế sẽ khiến việc hoạt động kinh doanh của công
ty gặp nhiều bất lợi, khi đó DN buộc phải tái CCNV để đảm bảo được sự tồn tại
- Thứ hai, do sự tăng trưởng của nền kinh tế, DN có xu hướng mở rộng hoạt động kinh
doanh. Do đó, nhu cầu về vốn để tài trợ việc mua các tài sản sẽ gia tăng. Việc mở
rộng HĐKD nhanh chóng làm cho DN cần phải tái CCNV để thích nghi với sự thay
đổi đó.
- Thứ ba, do những thay đổi trong chính sách của nhà nước. Chính sách kinh tế của
Nhà nước thể hiện các quan điểm định hướng phát triển nền kinh tế, có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc hình thành mơi trường kinh tế vĩ mơ của đất nước. Thơng qua các
chính sách kinh tế, Nhà nước thực hiện việc ưu đãi, khuyến khích hoặc hạn chế đối
với một số khu vực hay ngành kinh tế,… Doanh nghiệp cần phải chú ý đến những
chính sách của Nhà nước để có những định hướng phát triển phù hợp.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÁI CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam
2.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam
Tên tiếng anh: South Logistics Joint Stock Company
Tên viết tắt: Sotrans
Địa chỉ: 1B Hoàng Diệu - P.13 - Q.4 - Tp.Hồ Chí Minh
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 14 tháng 10 năm 1975, công ty Kho Vận Cấp 1 – tiền thân của Công ty CP Kho Vận
Miền Nam ngày nay – đã được thành lập trên cơ sở tiếp quản Kho Tồn Trữ Thủ Đức và Nha
chuyển vận/ Nha bảo trì thuộc cơ quan tiếp vận trung ương của chính quyền Sài Gịn
Năm 1990: Thành lập Xí nghiệp Hóa Dầu SOLUBE và Xí nghiệp Dịch vụ Kho vận tải
Quốc tế; Năm 1992: Thành lập Xí nghiệp Đại lý giao nhận vận tải Quốc tế; Năm 1993:
Thành lập Văn phịng đại diện Cơng ty Kho Vận Miền Nam tại Đồng Nai; Năm 1995:
SOTRANS là thành viên Phịng Thương Mại và Cơng Nghiệp Việt Nam (VCCI); Năm
1996: SOTRANS là thành viên VLA; Năm 1997: Hợp tác với GEMADEPT xây dựng cảng
ICD Phước Long 2; Năm 1999: Thành lập chi nhánh Công ty Kho vận Miền Nam tại Hà

8


Nội; Năm 2000: Thành lập chi nhánh Công ty Kho vận Miền Nam tại Cần Thơ; Năm 2001:
Thành lập nhà máy sản xuất dầu nhớt SOLUBE; 2005, Sotrans là thành viên Hiệp hội vận
tải hàng không Quốc tế
Vào năm 2007, cơng ty chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần với tên mới là
Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam với vốn điều lệ ban đầu là 51 tỷ đồng. Ngày
30/05/2009: Tăng vốn điều lệ của công ty tăng lên 72 tỷ đồng. Đến ngày 20/11/2009, vốn
điều lệ công ty tiếp tục tăng lên 83 tỷ đồng. Cùng trong năm 2009, DN đạt giải thưởng Sao
Vàng đất Việt
Ngày 02/03/2010: Cổ phiếu của cơng ty chính thức giao dịch trên sàn HOSE; với mã chứng
khoán là STG. Năm 2013: Sotrans thành lập văn phịng tại Móng Cái; năm 2014, cơng ty
xây dụng kho Long Bình. Ngày 09/01/2019: doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên
854.378.790.000 đồng; Ngày 08/03/2019: Tăng vốn điều lệ lên 982.533.570.000 đồng. Vốn

điều lệ hiện tại: 854.378.790.000. Số CP niêm yết: 98.253.357. Số CP đang lưu hành:
98.253.357
STG hiện quản lý khai thác hệ thống kho với diện tích hơn 230,000 m2 nằm tại thành phố
Hồ Chí Minh, các khu vực lân cận và các khu cơng nghiệp tiếp giáp với sơng Sài Gịn. STG
cũng quản lý và khai thác hơn 400,000 m2 cảng trên toàn quốc
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính
- Giao nhận vận tải quốc tế: vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đa phương
thức, dịch vụ giao nhận kho vận, hàng cơng trình, hàng dự án, thủ tục hải quan
- Dịch vụ kho: Kho ngoại quan, kho chứa hàng
- Cảng thông quan nội địa (ICD)
- Kinh doanh xăng dầu
2.1.4. Đặc điểm ngành, lĩnh vực kinh doanh
- Vận tải là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn liền với kết cấu
hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thơng phân
phối cho mỗi nước và tồn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại, luật pháp giao
nhận minh bạch do một đội ngũ có tay nghề thực thi. Đây là một ngành vật chất đặc
biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, tạo ra những sản
phẩm mới như: container hóa cảng biển và logistics
- Sản phẩm vận tải là sản phẩm đặc biệt, khơng có hình thái vật chất cụ thể, khơng tồn
tại độc lập ngồi q trình kinh doanh ra nó, được kinh doanh gắn liền với tiêu thụ,
và chỉ tồn tại trong q trình vận tải, nó khơng tồn tại sau khi tiêu thụ như các sản
phẩm vật chất thông thường mà biến mất ngay khi quá trình vận tải kết thúc
- Đặc thù của ngành luôn chạy theo tuyến cố định, nếu có sự thay đổi đường đi là do
yếu tố khách quan tác động như: cấm đường,...

9


2.2.


Thực trạng cơ cấu nguồn vốn và tái cơ cấu nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Kho
vận miền Nam trong giai đoạn 2019-2020

Bảng 1: Bảng phân tích CCNV chung cho Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam

=> Bảng 1 cho ta cái nhìn khái quát về tình hình CCNV và tỷ trọng của từng loại nguồn vốn
mà CTCP Kho vận miền Nam đã huy động tại hai thời điểm cuối 2019 và cuối 2020.
2.2.1. Thực trạng CCNV theo quan hệ sở hữu: Khi xem xét CCNV, thường xem xét
CCNV theo quan hệ sở hữu để thấy được MQH giữa nợ phải trả và VCSH trong NV
của DN
Bảng 2: Chỉ tiêu phản ánh CCNV theo quan hệ sở hữu của CTCP Kho vận miền Nam

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019 và 2020 của CTCP Kho vận miền Nam

10


CCNV của Sotrans ở cả hai thời điểm cuối năm 2019 và cuối năm 2020 đều có chỉ tiêu hệ
số nợ khá thấp lần lượt là 0.07 và 0.09, tức là trong tổng tài sản của cơng ty thì cuối năm
2019 có 0.07 phần được tài trợ bằng nợ phải trả, cịn cuối năm 2020 có 0.09 phần được tài
trợ bằng nợ phải trả. Hệ số nợ của công ty nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ rằng cơng ty ít huy động
vốn từ nguồn vốn vay nợ. Mặt khác, ở cuối năm 2019 mức độ sử dụng đón bẩy tài chính
thấp nên ít có khả năng khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và thu nhập trên
một cổ phiếu, DN ít gặp phải rủi ro, đang ở mức an tồn tồn chính . Tuy nhiên, đến thời
điểm cuối năm 2020 hệ số nợ của STG có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng là 30.94%,
nguyên nhân tăng là do tổng tổng nguồn vốn của công ty tăng với tỷ lệ nhỏ, có 1.7%; trong
khi đó, tổng nợ phải trả tăng rất mạnh, với mức tăng 33.16%. Việc tăng hệ số nợ làm cho
mức độ rủi ro về tài chính của doanh nghiệp tăng lên đồng thời mức độ tác động của địn
bẩy tài chính cũng tăng. Trong phần nợ phải trả, thì phần nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn
(82.8%), cịn trong phần nợ NH thì phải trả ngắn hạn khác chiếm 64.1% - số tiền 39,940

triệu đồng, đây là khoản nhận tạm ứng từ CTCP Phát triển và Tài trợ Địa ốc R.C theo các
thỏa thuận hợp tác đầu tư về việc chuyển nhượng cổ phần của The Pier mà DN đang nắm
giữ
Hệ số VCSH từ cuối 2019 đến cuối 2020 giảm từ 0.93 xuống 0.91 với tỷ lệ giảm là 2.35%.
Nguyên nhân giảm là do VCSH của DN cuối 2020 so với cuối 2019 giảm 10,855 triệu đồng,
tỷ lệ giảm là 0.69%, trong khi đó tổng TS cuối 2020 tăng so với 2019 là 28,656 triệu đồng,
với mức 1.7%. Hệ số VCSH giảm chứng tỏ DN không huy động được nguồn VCSH, mà đi
vay nợ bên ngoài, làm gia tăng mức rủi ro tài chính, tuy nhiên, sự rủi ro này vẫn đang ở mức
thấp, DN vẫn đang đảm bảo được sự an toàn tài chính, dẫn đến các nhà ĐT trên thị trường
khơng đòi hỏi một tỷ suất sinh lời nhỏ hơn hay thấp hơn, dẫn đến P/E không biến động, mức
giá cổ phiếu ở cuối năm 2019 và 2020 bằng nhau, thặng dư vốn cổ phần không đổi
Hệ số nợ trên VCSH của STG cuối năm 2019 khá thấp, nợ phải trả hơn 0.075 lần vốn chủ
sở hữu điều đó giúp cơng ty ít gặp rủi ro tài chính. Tuy nhiên đến cuối năm 2020, hệ số này
đã tăng, nợ phải trả gấp 0.102 lần vốn chủ sở hữu vì vốn chủ sở hữu giảm trong khi đó nợ
phải trả tăng mạnh; thêm vào đó mức độ đảm bảo nợ của doanh nghiệp giảm, cuối năm
2019 là 13.15 lần, chỉ số này ở năm 2020 còn 9.81 lần, giảm 25.43%, cho thấy khả năng
thanh toán của Sotrans bằng vốn chủ sở hữu đang giảm sút, điều này đã gia tăng mức độ rủi
ro của cơng ty, giảm tính tự chủ về tài chính của cơng ty, điều này là khơng tốt cho doanh
nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh
của DN, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE
ROE2019 = = = 13.79%

11


ROE2020 = = = -0.70%
Như vậy cuối năm 2020 công ty đã gia tăng mạnh hệ số nợ làm cho tỷ suất sinh lời vốn chủ
sở hữu giảm do đòn bẩy tài chính có tác động mạnh hơn
Bảng 3: Chỉ số nợ của 10 doanh nghiệp nhóm ngành Vận tải- Kho bãi cuối năm 2020


Nguồn: Tổng hợp và tính tồn dựa trên BCTC của các công ty năm 2020

Bảng 3 cho thấy hệ số nợ của các doanh nghiệp trong nhóm ngành vận tải-kho bãi khá thấp,
ln chiếm 70% tổng vốn của doanh nghiệp và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đều nhỏ hơn 1,
chỉ có 3 doanh nghiệp nợ phải trả cao gấp gần 2 lần, và 2.5 lần vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ
của CTCP Kho vận miền Nam thấp hơn hệ số nợ của trung bình ngành, cho thấy mức độ an
tồn tài chính của cơng ty vẫn cao hơn so với trung bình ngành. Với vận tải-kho bãi, các kho
lưu trữ hàng hóa và chi phí bỏ ra để đảm bảo hàng hóa luôn giữ được trạng thái tốt như ban
cần nhiều, nhưng đa số doanh nghiệp lại khơng có đủ vốn tự có. Do vậy, việc dùng vốn vay
và huy động vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh là không thể tránh
khỏi
2.2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Kho vận miền Nam năm 2020 và 2019

Tỷ trọng của nguồn vốn tạm thời của STG từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2020 tăng từ
6.58% lên 7.66%. Nguyên nhân tăng là do nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm 2020 tăng

12


20,440 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 18.42% cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (1.70%).
Trong nguồn vốn tạm thời các khoản phải trả ngắn hạn khác chiếm phần khá lớn trong tổng
nguồn vốn tạm thời, đến cuối năm 2020 chiếm 64.118% nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn do đặc điểm ngành nghề
kinh doanh chính của STG là ngành vận tải-kho bãi đòi hỏi một lượng vốn lớn và sử dụng
trong dài hạn do các tài sản của ngành có tính chất liên tục, khơng nghỉ (hàng hóa lưu trữ,
rồi vận đi, rồi hàng hóa tiếp theo được chuyển vào). Cuối năm 2019 đến cuối năm 2020, tỷ

trọng của nguồn vốn thường xuyên đã giảm nhẹ từ 93.42% xuống 92.34% là do vốn chủ sở
hữu giảm nhẹ, giảm 0.69%
Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động, sử dụng vốn và chính sách tài trợ đã
hợp lý, hiệu quả chưa ta tính nguồn vốn lưu động thường xuyên
-

Cuối năm 2020: NWC1 = 86,728 – 131,401 = -44,673
Cuối năm 2019: NWC0 = 96,614 – 110,965 = -14,351

Như vậy, chính sách tài trợ của DN khơng có sự tiến triển theo hướng tốt hơn mà thụt lùi đi
từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2020. Cuối năm 2019 NWC = -14,351 triệu đồng và cuối
năm 2020 NWC= -44,673 triệu đồng, đều nhỏ hơn 0, chứng tỏ chính sách tài trợ chứa nhiều
rủi ro khi dùng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn vì tài sản dài hạn có thời
gian thu hồi vốn dài hơn 1 năm mà nguồn vốn tạm thời lại có thời hạn ngắn nhỏ hơn 1 năm
2.2.3. Thực trạng tái cơ cấu nguồn vốn của Sotrans
Bảng 5: Khả năng thanh tốn và tỷ suất lợi nhuận của cơng ty 2 năm 2019-2020

13


Nguồn: BCTC năm 2020, 2019 của CTCP Kho vận miền Nam

 Khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2020 là 0.66 so với năm 2019 đã giảm 0.21 lần.
Có nghĩa trong năm 2020 nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo thanh toán bằng 0.66 lần tài
sản ngắn hạn hiện có cịn năm 2019 nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo thanh tốn
bằng 0.87 lần tài sản ngắn hạn hiện có. Khả năng thanh tốn ngắn hạn của cơng ty cả 2 năm
đều nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp khơng có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán
các khoản nợ đến hạn. DN không đảm bảo được khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn do chính
sách tài trợ của DN không đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính. Hệ số này

của năm 2020 cịn giảm so với năm 2019, công tác quản trị nợ ngắn hạn của DN chưa tốt,
tuy nhiên hệ số này chưa thể đánh giá chính xác được khả năng thanh tốn của cơng ty do
những khoản mục có tính thanh khoản thấp trong tài sản ngắn hạn như: phải thu khách
hàng, hàng tồn kho…
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2020 là 0.65; giảm 0.2 lần với tỷ lệ giảm 23.94%.
Có nghĩa là năm 2020, 2019 Cơng ty có 0.65; 0.85 đồng vốn bằng tiền và các khoản tương
đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Cả 2 năm chỉ số
này đều lớn hơn 0,5 cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Cơng ty tốt, có tính thanh
khoản cao. Tuy nhiên hệ số này đang giảm Cơng ty cần có chính sách hợp lý trong cơng tác
kinh doanh để tránh gặp khó khăn trong việc chi trả
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2020; 2019 lần lượt là 0.08 và 0.33 lần, hệ số này
ở năm 2020 đã giảm 0.2509 lần với tỷ lệ giảm là 75.66%. Cả 2 năm hệ số này đều bé hơn 1
cho thấy Cơng ty có khả năng thấp trong việc sẵn sàng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số có xu hướng giảm cho thấy khả năng đảm bảo chi trả của Công ty đang kém đi
 Hiệu suất kinh doanh
VCSH bình quân tăng do vốn cổ phần năm 2019 và 2020 khơng đổi, có sự gia tăng đối với
năm 2018, từ 854,379 triệu đồng lên 982,534 triệu đồng, trong khi đó vốn kinh doanh bình
qn giảm, cho thấy rằng cơng ty có sự gia tăng về ngng vốn chủ sở hữu,
Về tài sản ngắn hạn: các khoản tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng
tồn kho giảm mạnh. Tài sản dài hạn tăng chủ yếu do tất cả các chỉ tiêu đều tăng, trong đó
tăng nhiều nhất là tài sản dở dang dài hạn và tài sản dài hạn khác. VCSH năm 2020 giảm so
với năm 2019, nhưng mức giảm vẫn cao hơn VCSH năm 2018, vì vậy, VCSH bình quân
tăng, làm cho STG gia tăng khả năng tự chủ tài chính, giảm gánh nặng nợ, giảm rủi ro, đây
là chính sách huy động vốn đúng đắn của DN trong đại dịch, thiên tai năm vừa qua. Tuy
nhiên trên thực tế để đưa ra chính sách huy động phù hợp thì các nhà quản trị cần cân nhắc

14


so sánh giữa chi phí lãi vay với khả năng sinh lời tài sản tính bằng LNST và lãi vay. Nếu

như lãi đi vay thấp hơn BEP cho phép STG tận dụng vốn rẻ để mở rộng quy mô tăng cường
nợ, khi đó hệ số nợ sẽ có tác dụng như 1 địn bảy tài chính. Ngược lại khi lãi suất đi vay gắn
với hiệu quả kinh doanh thấp làm cho BEP khơng đủ trả lãi vay thì càng vay càng gia tăng
lỗ, thậm chí lỗ ăn vào vốn chủ.
Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Kho vận miền Nam chưa tốt với tỷ suất sinh lời
trên vốn kinh doanh năm 2020 là -0.0064%, DN khơng có sinh lời trên vốn kinh doanh nên
phần lợi nhuận sau thuế giảm mạnh năm 2020 và cơng ty có chính sách chi trả cổ tức chưa
ổn định nên lợi nhuận để lại để tái đầu tư sẽ giảm qua các năm. Từ cuối năm 2019 đến cuối
năm 2020 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty giảm từ 202,490 triệu đồng xuống
-10,854 triệu đồng vì vậy việc huy động vốn từ nguồn vốn bên trong hay nói cách khác là từ
chính kết quả sản xuất kinh doanh của cơng ty là khơng có, thậm chí cịn thâm hụt vào. Tuy
nhiên, là một doanh nghiệp thuộc ngành vận tải- kho bãi, là những lĩnh vực cần rất nhiều
vốn thì nguồn vốn bên trong chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nguồn vốn bên ngồi chiếm phần
lớn trong tổng nguồn vốn của cơng ty. Mặc dù vậy công ty sẽ bị phụ thuộc tài chính đối với
bên ngồi, nhưng quy mơ nguồn vốn lớn và các nhà đầu tư gây áp lực với tỷ suất sinh lời
địi hỏi nên cơng ty sẽ phải có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Việc xem xét cơ cấu
nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn chủ yếu để đánh giá về việc huy động vốn của công
ty.
2.2.4. Tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn và tái CCNV
 Nhân tố chủ quan:
- Hệ số nợ: đang ở mức thấp. Năm 2019 nợ phải trả chiếm 7.07% trong tổng nguồn
vốn của DN hay trong tài sản của DN 7.07% được hình thành bằng nguồn nợ phải
trả, VCSH chiếm 93% trong tổng nguồn vốn, mức độ an tồn tài chính cao. Đến năm
2020, DN đã có sự tái cơ cấu nguồn vốn: nợ phải trả tăng lên 9.25%, VCSH giảm tỷ
trọng cịn 91% cho thấy DN đã khơng huy động được vốn chủ, phải đi vay, làm gia
tăng chi phí lãi vay, do chính sách huy động vốn của DN còn hạn chế
- Hệ số nợ. VCSH năm 2020 tăng so với năm 2019. Năm 2019, 1 đồng VCSH đảm
bảo cho 0.076 đồng vốn nợ, năm 2020, 1 đồng VCSH đảm bảo cho 0.102 đồng vốn
nợ. Việc tái cơ cấu nguồn vốn của DN đang phù hợp với tình hình thực tiễn của DN,
ít nhất trong thời buổi dịch bệnh- khi mọi hoạt động SXKD đều khó khăn.

- Hiện tại, Sotrans đang trong giai đoạn phát triển ổn định, chính vì thế, trước diễn
biến của thị trường (do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 là chủ yếu), DN phải có
sự tái CCNV nhằm đáp ứng và tồn tại vững chắc hơn
- Trình độ quản trị DN của nhà người quản trị gia tăng, đã nhìn thấy sự biến động thị
trường mạnh mẽ, cho nên vẫn duy trì cơ cấu nguồn vốn với tỷ trọng vốn chủ sở hữu

15


chiếm phần lớn, có tái cơ cấu lại vào năm 2020 nhưng chỉ giảm chút ít tỷ trọng
VCSH
- Đặc điểm ngành nghề của CTCP Kho vận miền Nam là Vận tải- Kho bãi, chính vì
vậy, cần số lượng vốn lớn, và sử dụng trong dài hạn, nên vì thế, cơ cấu nguồn vốn
năm 2019 của STG có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên chiếm 93.42%, nguồn vốn
tạm thời chiến 6.58%. Đến năm 2020, DN đã tái CCNV, nhưng vẫn duy trì CCNV
với tỷ trọng NV thường xuyên chiếm phần lớn (giảm còn 92.34%; NV tạm thời
chiếm 7.66%)
- Khả năng thanh toán tức thời năm 2019 là 0.3316, tiền và tương đương tiền là 36,796
triệu VNĐ, bằng ½ khoản nợ phải thu; nhưng do chính sách quản trị của DN nên
năm 2020, khoản tiền và tương đương tiền giảm còn 10,608 triệu đồng, bằng 1/3
khoản nợ phải thu
 Nhân tố khách quan:
- Tốc độ phát triển của nền kinh tế: Do ảnh hưởng của Covid 19 việc thực hiện giãn
cách xã hội, người dân mất việc làm, thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập kéo theo
nhu cầu thị trường giảm sâu; người dân khơng mua hàng hóa, cịn hàng hóa bên
ngồi chuyển đến thì tắc biên, mất nhiều thời gian để thơng quan dẫn đến việc kho
bãi trống, khơng có hàng hóa để vận chuyển
- Thiên tai, bão lũ ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa cũng như chất lượng
bảo quan tại kho bãi
- Chính sách kinh tế của Nhà nước: Định hướng đầu tư vào các lĩnh vực, đa ngành để

mở rộng quy mơ; Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất thấp; Chính sách thuế...
- Lãi suất thị trường: các ngân hàng thương mại lớn trong hệ thống ngân hàng đã giảm
lãi suất cho vay đối với những khoản dư nợ hiện hữu từ giữa tháng 7 đến hết năm
2021
- Lạm phát: lạm phát vẫn duy trì ở mức thấp, tăng trưởng không đạt kỳ vọng nhưng
tổng thể vẫn là khá cao nếu so với các nước trong khu vực và thế giới
- Thị trường vốn: Thị trường chứng khoán phát triển sẽ đa dạng kênh huy động vốn
cho cơng ty, cơng ty tìm được các nguồn tài trợ trung và dài hạn thông qua việc, phát
hành cổ phiếu, trái phiếu như năm 2020 công ty đã phát hành ra ngoài và đang lưu
hành là 98,253,357 cổ phiếu
2.3. Đánh giá chung về CCNV và tái CCNV của CTCP Kho vận miền Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong năm 2020, cơ cấu nguồn vốn của cơng ty có sự thay đổi. Công ty tăng mức độ sử
dụng nợ phải trả, đặc biệt là các khoản nợ vay NH, giảm mức độ sử dụng VCSH. Tuy nhiên,
mức tăng này khá thấp, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiếm phần lớn trong tổng
nguồn vốn. Hệ số nợ của công ty cũng thấp hơn hệ số nợ của trung bình ngành. Điều này đã
giúp cơng ty giảm tỷ trọng các khoản nợ. Đến quý 4 năm 2020 nợ vay ngắn hạn tăng ở mức
131,405 triệu đồng, nợ dài hạn tăng ở mức 27,241 triệu đồng, mặc dù tăng như vậy, nhưng

16


tổng nợ vay chỉ chiếm 9.25% tổng nguồn vốn. Như vậy, việc chuyển đổi nguồn vốn như vậy
giúp công ty có thêm nguồn vốn để hoạt động SXKD khi khơng huy động được vốn chủ, mà
vẫn có thể đảm bảo được khả năng thanh toán của DN, tự chủ về tài chính, ít gặp phải rủi ro.
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế chịu sự tác động bởi đại dịch Covid – 19 thì Cơng ty
cần phải có một số lượng vốn đủ lớn để có thể duy trì hoạt động sản xuất của mình. Vì vậy
việc tăng các khoản vay trong khi vốn góp giảm sút sẽ giúp cơng ty có điều kiện để mở rộng
quy mơ DN không đổi sẽ tạo áp lực lớn cho công ty cũng như sẽ ảnh hưởng lớn đến quá
trình mở rộng quy mô của DN

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế tồn tại
 Hạn chế tồn tại
Việc công ty chuyển đổi từ việc sử dụng vốn vốn chủ sở hữu sang vốn đi vay, điều này làm
gia tăng chi phí lãi vay, giảm khả năng tự chủ tài chính của DN. DN khơng có sinh lời trên
vốn kinh doanh nên phần lợi nhuận sau thuế giảm mạnh năm 2020 và cơng ty có chính sách
chi trả cổ tức chưa ổn định nên lợi nhuận để lại để tái đầu tư sẽ giảm qua các năm. Vì vậy
việc huy động vốn từ nguồn vốn bên trong hay nói cách khác là từ chính kết quả sản xuất
kinh doanh của cơng ty là khơng có, thậm chí cịn thâm hụt vào. Việc gia tăng chi phí lãi
vay, đồng thời DN phải đối mặt với gánh nặng nợ cao hơn. Đặc biệt, trong thời buổi dịch
bệnh như hiện nay, khi nhu cầu của người dân ít đi, ắt hẳn lợi nhuận của STG cũng bị ảnh
hưởng, hạn chế đi rất nhiều; nếu như vẫn tiếp tục gia tăng vốn đi vay, giảm sử dụng vốn chủ
sở hữu, DN có khả năng sẽ phải đối mặt với thực tế khơng có khả năng chi trả nợ vay, có thể
dẫn đến phá sản
 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
- Nguyên nhân khách quan
+) Đại dịch Covid ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi tầng lớp khách hàng cũng như mọi lĩnh vực
kinh doanh trên thị trường. Người dân buộc phải giảm thiểu chi phí khơng cần thiết, do vậy,
việc hoạt động của STG cũng bị ảnh hưởng không kém
+) Do sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện tại, nền kinh tế đang có xu hướng “đi lùi”, để cải
thiện tình hình hoạt động DN, đồng thời cũng là để thích nghi với thị trường hiện tại, DN
cần phải có những sự thay đổi trong CCNV, thu hẹp lại những lĩnh vực hoạt động khơng
hiệu quả
+) Do những thay đổi trong chính sách của nhà nước. Hiện nay, để giúp đỡ các DN thì Nhà
nước đã có rất nhiều những chính sách để hỗ trợ các DN tiếp tục tồn tại và vượt qua thời kỳ
khó khăn này. Tuy nhiên, những chính sách này chưa thực sự hỗ trợ được triệt để cho các
DN

17



+) Do làm thủ tục vay NH và các TCTD dễ dàng hơn phát hành cổ phiếu để huy động vốn
+) Do thông tin trên thị trường chưa được công khai minh bạch nên gây ra nhiều khó khăn
cho các DN trong việc hoạch định chính sách CCNV phù hợp với mục tiêu phát triển DN
-

Nguyên nhân chủ quan

+) Công ty chủ động sử dụng hệ số nợ cao để phát huy tác dụng của địn bẩy tài chính,
khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ và thu nhập trên một cổ phần
+) Không hoạch định cơ cấu nguồn vốn theo chiến lược phát triển lâu dài của công ty
+) Cơng ty chưa xác định được chính sách tài trợ hợp lý, chưa có biện pháp và cơng cụ
phịng ngừa rủi ro tài chính hữu hiệu
+) Như cầu vốn của công ty lớn nên kết quả sản xuất kinh doanh để lại để tái đầu tư không
đủ để đáp ứng
PHẦN 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.1.



1.1.

Định hướng phát triển công ty Cổ phần Kho vận miền Nam (MCK: STG)
Tầm nhìn: Top 3 nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam
Sứ mệnh: Cung cấp các giải pháp logistics hiệu quả nhất
Chiến lược phát triển và đầu tư:
Đầu tư phát triển mở rộng hệ thống kho bãi tại các khu vực trọng điểm: Hà Nội, Hải
Phịng, Đà Nẵng, Bình Dương, TP. HCM, Long An và Cần Thơ;
Phát triển cảng và đầu tư xây dựng hạ tầng cảng tại khu vực TP.HCM, Hải Phòng,
Miền Trung và Miền Tây;

Phấn đấu là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics;
Mục tiêu tăng trưởng từ 10- 15%/ năm;
Tăng trưởng lợi nhuận 5- 10%/ năm;
Đầu tư hoàn thiện hệ thống kiểm tra thông tin đơn hàng (tracking & tracing) dành
cho khách hàng;
Đầu tư hệ thống kho, bốc xếp container, máy cẩu và xe vận tải để làm hàng tại ICD
Sotrans Thủ Đức;
Đầu tư một số máy phân tích lý hóa trong phịng hóa nghiệm sản xuất dầu nhớt
Solube
Đề xuất giải pháp giúp công ty Cổ phần Kho vận miền Nam hồn thiện cơ cấu
nguồn vốn

Thứ nhất, cơng ty cần xác định đúng, đủ tổng số vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh cho năm tới, để biết trước được tổng nguồn vốn cần thiết thì từ đó mới xây dựng
được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

18


Thứ hai, công ty cần xác định hệ số nợ mục tiêu và duy trì nó ở mức ổn định. Cơng ty cần
xem xét việc sử dụng địn bẩy tài chính của cơng ty có phát huy được các lợi thế đem lại tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hay khơng. Bên cạnh đó cuối năm 2020, hệ số nợ của
công ty vẫn cao nhưng đã giảm xuống dưới mức trung bình của ngành và nhỏ hơn so với
các cơng ty cùng ngành nên vẫn có cơ hội tăng.
Thứ ba, công ty cố gắng xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu phù hợp với đặc điểm ngành
nghề kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty cho từng giai đoạn phát triển để cố
gắng huy động vốn hướng tới cơ cấu nguồn vốn này, giúp cho cơng ty tối thiểu hóa được chi
phí sử dụng vốn bình qn, tối đa hóa tỷ suất sinh lời mà rủi ro tài chính vẫn có thể chấp
nhận được.
Thứ tư, đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn từ đó xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Mục

tiêu phát triển của công ty là mở rộng kinh doanh trên nền tảng ngành nghề mũi nhọn của
mình, mà các ngành bất động sản, năng lượng và xây dựng thì tài sản dài hạn là chủ yếu. Vì
vậy cơng ty cần tăng tỷ lệ nguồn vốn thường xuyên trong tổng nguồn vốn để đủ tài trợ cho
toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn, điều này giúp cơng ty đảm bảo cân
bằng tài chính, chính sách tài trợ an tồn.
Thứ năm, cơng ty phải quản trị nguồn vốn và dòng tiền tốt. Việc sử dụng vốn vào trong hoạt
động sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả đồng thời việc quản lý đồng vốn ra, vào của công
ty được chặt chẽ, thu hồi vốn kịp thời thì cơ cấu nguồn vốn đã được xây dựng mới phát huy
được tác dụng. Nếu công tác quản trị này khơng tốt sẽ dẫn đến thất thốt vốn, phát sinh đột
xuất các nhu cầu vốn ngồi tầm kiểm sốt có thể dẫn đến mất khả năng thanh tốn.
Thứ sáu, cơng ty cần thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro để tránh các rủi ro như rủi
ro lãi suất thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh khoản,...bằng cách mua bảo hiểm
doanh nghiệp hay các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường,...
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Thứ nhất
DANH MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC

19



×