Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tài liệu Nuôi bò sữa ở nông hộ - Chương 7 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.08 KB, 28 trang )


Ch−¬ng 7
Qu¶n lý thÓ tr¹ng vµ BÖNH DINH
D¦ìng ë bß s÷a
I. ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ THỂ TRẠNG BÒ
1. Tầm quan trọng của đánh giá và quản lý thể
trạng bò sữa
Đánh giá thể trạng nhằm xác định tình trạng
dinh dưỡng năng lượng của bò. Đây là một công cụ
đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu, có thể giúp cho người
chăn nuôi khai thác được sản lượng sữa tối đa, nâng
cao được khả năng sinh sả
n, hạn chế những rủi ro về
các bệnh dinh dưỡng hay rối loạn trao đổi chất ở bò
sữa. Đồng thời, nó cho phép người chăn nuôi có chiến
lược chăm sóc quản lý bò một cách hiệu quả nhất.
2. Phương pháp đánh giá thể trạng
Đánh giá thể trạng bò được
thực hiện thông qua việc đánh giá
mức độ tích mỡ dưới da ở một số
vùng nhất định củ
a cơ thể. Mức độ
tích mỡ ở những vùng này có tương
quan chặt chẽ với tổng lượng mỡ
dự trữ trong cơ thể.
Có các phương pháp sau để đánh
giá thể trạng của bò:
150
- Đánh giá bằng thị giác: nhìn vào các phần lõm
(gốc đuôi, lõm hông, khe sống lưng) và đầu nhô của
xương ngồi, xương chậu, xương sườn.


- Đánh giá bằng sờ nắn: Sờ các vùng gốc đuôi,
cột sống lưng, đầu các xương ngồi, xương chậu,
xương sườn cụt và mông.
Nhằm đưa ra chỉ số dự trữ chất béo của cơ thể
bò người ta đ
ánh giá thể trạng của bò theo thang 5
điểm như sau:
Điểm 1: Bò quá gầy
• Lõm gốc đuôi sâu, không sờ thấy mô mỡ
mà dễ sờ thấy xương chậu, da mỏng
• Xương sườn nhô rõ
• Khe sống lưng sâu
Điểm 2: Bò gầy
• Lõm gốc đuôi nông, có mô mỡ ở gốc
đuôi.
• Có một ít mỡ dưới đầu xương ngồi
• Dễ sờ thấy xương chậu.
• Đầu cuối của các xương sườn cụt tròn

Điểm 3: Bò trong tình trạng tốt
• Không nhìn thấy lõm ở gốc đuôi
• Dễ sờ thấy mô mỡ trên mông
151
• Da trơn
• Tỳ nhẹ tay sẽ sờ được xương chậu
• Tỳ nhẹ tay có thể sờ thấy đầu các xương
sườn cụt và có một lớp mô mỡ dày ở phía
trên.
Điểm 4: Bò trong tình trạng cơ thể “nặng nề”
• Thấy các lớp mỡ ở gốc đuôi

• Mỡ phủ dày trên xương ngồi và chỉ sờ
được xương chậu khi tỳ mạnh.
• Không sờ thấy xương sườn cụt cả khi ấn
mạnh
• Không thấy rõ hõm hông.
Điểm 5: Bò quá béo
• Gốc đuôi nằm sâu trong mô mỡ
• Da căng
• Không thể sờ thấy xương chậu cả khi ấn
mạnh tay
• Có các lớp mỡ trên các xương sườn cụt
• Không sờ thấy các cấu trúc xương.
3. Quy luật thay đổi thể trạng của bò sữa
Người chăn nuôi cần nắm được quy luật thay đổi
thể trạng của bò qua các giai đoạn của chu kỳ vắt
sữa/sinh sả
n (đồ thị 1) để quản lý việc nuôi dưỡng cho
152
hợp lý nhằm có được sự thay đổi thể trạng thực tế ở
bò theo ý muốn.












Thu nh

n thức ăn
Năng suất sữa
Điểm thể trạng
Thời gian của chu kỳ sữa

Hình 2: Hình
ảnh b
òs
ữacóđiểmthể trạng khác nhau
Đồ thị 7-1: Quy luật thay đổi thể trạng của bò sữa trong chu kỳ
vắt sữa

Ở bò bình thường thể trạng có thể giảm mất 1
điểm kể từ sau khi đẻ. Đó là do sau khi đẻ bò tiết sữa
và năng suất sữa tăng dần lên trong khi lượng thu
nhận thức ăn không tăng kịp để thoả mãn nhu cầu
dinh dưỡng cho duy trì và sản xuất. Lúc này bò phải
huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể để sản xuất
sữa. Tuy nhiên, càng về cuối c
ủa chu kỳ sữa, do năng
suất sữa giảm dần và lượng thu nhận thức ăn tăng và
giảm chậm hơn nên bò béo dần lên (điểm thể trạng
tăng).
153
4. Liên quan giữa thể trạng với sức khoẻ và sức sản
xuất của bò
Thể trạng của của bò phản ánh tình trạng dinh

dưỡng và có liên quan nhiều đến sức khoẻ, khả năng
sinh sản và sản xuất sữa của bò. Chẳng hạn, lúc đẻ bò
ở trong tình trạng quá béo (ĐTT>4) thì sau khi đẻ tính
thèm ăn sẽ giảm và cơ thể phải huy động dinh dưỡng
dự trữ để tạo s
ữa làm cho thể trọng bò giảm sút nhanh
chóng. Việc huy động mỡ dự trữ quá mức sẽ gây ra
hiện tượng xê-tôn huyết làm rối loạn trao đổi chất,
giảm năng suất sữa, giảm khả năng thụ thai và tăng
các bệnh về chân móng. Bò quá béo lúc đẻ thường
kèm theo hiện tượng đẻ khó, dễ sót nhau và viêm tử
cung nên càng khó chửa lại sau khi đẻ. Mặt khác, bò
quá béo do nuôi dưỡng quá mức trong thời gian cạn
sữa trước đ
ó thì sau khi đẻ sẽ dễ bị bệnh sốt sữa và
thường kèm theo bại liệt.
Ngược lại, nếu lúc đẻ bò quá gầy (ĐTT<3), cơ
thể sẽ chóng kiệt quệ nên năng suất sữa giảm nhanh
chóng. Mặt khác, bò quá gầy lúc đẻ sẽ phục hồi chức
năng buồng trứng và tử cung chậm, nên khó động dục
và chửa lại.

5. Chiến lược quản lý thể trạng c
ủa bò sữa
Việc nuôi dưỡng bò sữa phải được điều chỉnh
hợp lý và kịp thời sao cho sự thay đổi thể trạng diễn ra
đúng như trong bảng 7-1 hay đồ thị 7-2.

154
Bảng 7-1: Thể trạng mong muốn của bò sữa ở các thời điểm


Thời điểm Thể trạng mong nuốn

Đẻ 3.25 - 3.75
Đỉnh chu kỳ sữa Giảm 0,5-1 điểm so với lúc đẻ
(nhưng không xuống dưới 2)
Ngày 200 của chu kỳ 3
Lúc cạn sữa 3.25 - 3.75

Lúc bò đẻ điểm thể trạng lý tưởng nhất là 3,5.
Sau đó điểm thể trạng vào đỉnh của chu kỳ sữa có thể
giảm 0,5-1 so với lúc đẻ, nhưng không được để bò tụt
điểm thể trạng xuống dưới 2. Qua điểm cực tiểu này
thể trạng của bò phải được tăng lên và đạt khoảng 3
vào ngày thứ 200 của chu kỳ và đạt 3,5 vào lúc cạn
sữ
a. Mức thể trạng này phải được duy trì cho đến khi
bò đẻ. Trong vòng 2 tháng cạn sữa bò có thể tăng 0,5-
1 điểm thể trạng. Vì thế nếu nuôi dưỡng ở mức quá
cao vào giai đoạn cạn sữa thì bò có thể bị quá béo
trước khi đẻ với những hậu quả không tốt về sức khoẻ
và sức sản xuất như nói ở phần trên.

155
Đồ thị 7-2: Thay đổi thể trạng “lý tưởng” ở bò sữa
4,00
3,50
3,25
3,00
2,75

2,50
3,75
2,25
2,00
1,75
Giai đoạn
đầu của chu
kì vắt sữa
Giai đoạn 2
của chu kì
vắt sữa
Giai đoạn 3
của chu kì
vắt sữa
Đẻ n+1
Đẻ n
Cạn sữa
Điểm thể trạng
Nuôi để cho bò béo lên vào giai đoạn cuối của
chu kỳ tiết sữa sẽ có hiệu quả hơn là để bò béo lên
trong thời gian cạn sữa. Tuy nhiên, để bò bị giảm thể
trạng trong thời gian cạn sữa là không tốt. Do vậy, cần
nuôi dưỡng bò sao cho khi cạn sữa bò ở mức thể trạng
bằng mức mong muốn khi bò đẻ có được (=3,5). Nếu
không có được điều đó thì thời gian cạn sữa là c
ơ hội
cuối cùng để đưa bò về về mức thể trạng mong muốn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng làm cho bò hoặc
béo quá (điểm thể trạng quá cao) hoặc gầy quá (điểm
thể trạng quá thấp). Bảng 7-2 đưa ra các nguyên nhân

chính và giải pháp khắc phục cho một số trường hợp
thường xảy ra.

156
Bảng 7-2: Nguyên nhân làm thay đổi thể trạng mong muốn và
giải pháp khấc phục
Điểm thể
trạng
Nguyên nhân Giải pháp khắc phục
LÚC BÒ ĐẺ
QUÁ
CAO
- Bò quá béo lúc
cạn sữa hay béo
lên trong thời
gian cạn sữa.
- Thời gian cạn
sữa quá dài?
- Giảm mức ăn trong 1/3
cuối của chu kỳ sữa và/hay
trong thời gian cạn sữa.
- Giới hạn thời gian cạn sữa
60 ngày.
QUÁ
THẤP
Bò quá gầy lúc
cạn sữa

Tăng mức ăn trong 1/3 cuối
cùng của chu kỳ sữa

QUÁ
THẤP
Bò giảm thể trạng
trong thời gian
cạn sữa.

Tăng năng lượng thu nhận
cho bò cạn sữa (nên chia bò
theo nhóm để nuôi cho phù
hợp)
ĐỈNH CHU KỲ SỮA
QUÁ
CAO
Bò cho năng suất
sữa thấp

Điều chỉnh mức ăn vào
ngay đầu chu kỳ sữa, chú ý
đặc biệt đến nhu cầu protein
QUÁ
THẤP
Bò quá gầy vào
lúc đẻ

Tăng mức ăn trong 1/3 cuối
của chu kỳ sữa và trong giai
đoạn cạn sữa.
157
QUÁ
THẤP

Bò giảm thể trạng
quá nhanh sau khi
đẻ.

- Tránh bò quá béo lúc đẻ
- Điều chỉnh khẩu phần
ngay từ đầu chu kỳ để bò ăn
được tối đa.
- Cân bằng năng lượng và
protein trong khẩu phần.
LÚC CẠN SỮA
QUÁ
CAO
Cho ăn quá mức
vào cuối chu kỳ
sữa
Nuôi riêng bò béo (hạn chế
mức ăn) vào 1/3 cuối kỳ
sữa
QUÁ
CAO
Có chửa lại muộn
sau khi đẻ
Quan tâm đến vấn đề bệnh
sản khoa.
QUÁ
THẤP
Bò không tăng
điểm thể trạng
vào cuối chu kỳ

như mong đợi
Nuôi riêng bò gầy (tăng
mức ăn) vào 1/3 cuối kỳ
sữa
II. BỆNH DINH DƯỠNG Ở BÒ SỮA
Nuôi dưỡng không hợp lý có thể dẫn đến hàng
loạt các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật của bò sữa.
Nếu như những rối loạn về trao đổi chất không được
ngăn chặn thì hậu quả sẽ là các rối loạn về sinh sản và
giảm khả năng sản xuất sữa của bò. Dưới đây là một
s
ố bệnh liên quan đến dinh dưỡng và trao đổi chất
thường gặp ở bò sữa.
158
1. Hội chứng béo phì
Hội chứng béo phì hay gan tích mỡ là hội
chứng liên quan đến việc tích tụ quá nhiều mỡ trong
gan xảy ra trước và sau khi khi đẻ. Nguyên nhân chủ
yếu là do thuỷ phân mỡ quá mức để cung cấp năng
lượng cho quá trình tạo sữa. Khi gan tích trên 20% mỡ
thì chức năng gan sẽ bị hỏng. Cho ăn quá thừa thãi về
năng lượng trong thời gian cạn sữa có thể gây nên hội
chứng này ở bò.
Những bò mắ
c hội chứng này thường có các
triệu chứng sau:
- Mắc các chứng bệnh về trao đổi chất như: sốt
sữa, bệnh xeton, nghẽn dạ lá sách, sót nhau, viêm tử
cung.
- Năng suất sữa thấp.

- Giảm thu nhận thức ăn
- Yếu và suy nhược dẫn đến suy sụp.
- Giảm nhu động đường tiêu hoá.
- Phân không bình thường.
- Có các dấu hiệu thần kinh.
- Khả năng thụ thai kém.
Để phòng ngừa hội chứ
ng này, cần phải ngăn
chặn được sự tăng trọng quá cao trong giai đoạn cuối
của chu kỳ sữa. Cần phải có chế độ nuôi dưỡng để
bò có thể trạng đẹp với điểm thể trạng khoảng 3,5/5
159
vào lúc cạn sữa và duy trì được thể trạng này trong
suốt thời gian cạn sữa. Cho bò vận động tích cực
trong thời kỳ cạn sữa. Đồng thời phải phòng giảm
trọng quá nhanh vào đầu chu kỳ sữa.
Khi bò bị hội chứng này có thể điều trị như sau:
• Tiêm tĩnh mạch glucoza
• Gluco-cotricosteroid
• Propylene glycol
• Vitamin B complex
• Cho ăn thức ăn xơ chất lượng cao
• Điều trị các bệnh liên quan khác.

2. Bệnh xeton
Bệnh xeton thường xảy ra ở bò cao sản vào giai
đoạn sau khi đẻ. Nguyên nhân cơ bản là do vào đầu
chu kỳ sữa năng suất sữa của bò cao làm tăng nhu cầu
năng lượng, trong khi đó thu nhận thức ăn không đáp
ứng được nên cơ thể phải huy động nhiều mỡ dự trữ,

dẫn đến làm tăng thể xeton trong máu.
Triệu chứng chính của bệnh là: bỏ ăn, giảm
cân, trũng mắt, giảm sữa và có các dấu hiệu không
bình thường khác như thở ra mùi axeton, đần độn, suy
nhược, loạng choạng, hoảng loạn.
160
Phòng bệnh tốt nhất là khống chế để bò có thể
trạng tốt nhưng không béo quá trong thời gian cạn
sữa. Nên duy trì tốt việc theo dõi thể trạng bò. Bò vắt
sữa vào lúc có năng suất sữa cao nhất cũng không nên
để điểm thể trạng giảm xuống dưới 2,5. Nên
cạn sữa bò với 3,5 điểm thể trạng và duy trì thể trạng
ở mức độ này cho đến khi đẻ. Trước khi bò đẻ nên
tăng khẩu phần một cách từ từ và sau khi đẻ trong
vòng 6 tuần tăng khẩu phần cũng như vậy. Trong thời
gian vắt sữa nên cho bò ăn với khẩu phần tốt, giàu
năng lượng và có tính ngon miệng cao.
Điều trị bò bị bệnh xeton như sau:
• Tiêm tĩnh mạch: glucoza, dextroza 20%,
50%
• Tiêm bắp: corticosteroid, flumethason,
dexamethasone, prednisolone
• Cho uống: propylene glycol, natri
propionat
• Vitamin B12, B complex.

3. Bệnh sót nhau
Sót nhau sau khi đẻ là một hiện tượng tương đối
phổ bi
ến, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh sản

của bò sữa. Tuy nhiên, rất khó đưa ra đâu là nguyên
161
nhõn chớnh gõy sút nhau bi vỡ cú nhiu yu t giỏn
tip v trc tip cú th kt hp. Hiện tợng sót nhau
thờng xảy ra đặc biệt trong những điều kiện sau:
- Trong thời gian mang thai bò không đợc nuôi
dỡng với khẩu phần hợp lý, nh cho ăn quá nhiều
thức ăn tinh hay thiu các loi vitamin A, D v Selen
trong khu phn.
- Bò ít đợc vận động tự do trong thời gian chửa
cuối.
- Bò đẻ khó.
- Lôi kéo thai quá sớm khi bò đẻ.
i vi bnh sút nhau thỡ phũng bnh l chớnh.
Tt nht l duy trỡ c th trng thớch hp trc khi
(3,5/5) bng vic iu chnh khu phn hp lý
trong thi gian cn sa v cho bũ v
n ng tớch cc
hng ngy. Ni ch phi sch, khụ rỏo v thoi
mỏi. Khi bũ phi c h lý chu ỏo v an ton.
Trc khi bũ 8 tun cú th tiờm cỏc loi vitamin A,
D v E.
Hiện tợng sót nhau không phải là trờng hợp
khẩn cấp cần phải cấp cứu. Không nên kéo cỡng bức
nhau thai ra ngoài vì nếu kéo nhau thai thì thờng gây
ra những hậu quả sau:
- Các núm nhau thai sẽ bị đứt sót lại bên trong và
162
dễ bị nhiễm trùng gây viêm tử cung, làm giảm khả
năng bò có chửa lại sau khi đẻ.

- Các núm nhau mẹ (phía tử cung) bị đứt làm cho
số lợng điểm bám của nhau thai lần chửa sau bị giảm
xuống. Nếu hiện tợng này xảy ra lặp lại thì bò sẽ
không có chửa đợc nữa. Đồng thời, có thể xảy ra
viêm nhiễm chỗ bị đứt.
- Nhau thai bị rách để lại những mẫu nhau sót
trong tử cung.
Có khoảng 50% trờng hợp sót nhau đợc đẩy ra
ngoài sau 5-10 ngày không cần hỗ trợ và không gây
hại cho bò.
Khi bò bị sót sát nhau có thể xử lý nh sau:
1. Tất cả những bò khi để phải kéo thai hay nhau
thai không ra trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ thì nên
tiêm bắp một liều oxytoxin.
2. Ngay sau khi tiêm oxytoxin không nên can
thiệp gì thêm. Để cho nhau tự ra. Khi nhau đã ra thì
cần kiểm tra kỹ để xem nhau có ra đợc toàn bộ hay
không.
3. Nếu nh nhau vẫn không ra sau khi đẻ 12 tiếng
đồng hồ thì cần dùng dao hay kìm bấm cắt bỏ đoạn đã
ra ngoài đến sát âm hộ. Việc cắt này phải đảm bảo vệ
sinh và nhẹ nhàng để bò không nhận biết đợc. Sau
163
khi đã cắt đẩy phần nhau thai còn lại vào trong để
tránh gây nhiễm khuẩn. Không nên treo vật nặng vào
đầu cuống nhau vì nh vậy dễ gây căng núm nhau và
làm cho bò khó chịu.
4. Nếu nhau không ra sau khi đẻ 48 giờ thì cần
quan sát để xem bò có dấu hiệu bị ốm không. Nên đo
thân nhiệt 2 lần/ngày. Xem bò có hiện tợng mắt

trũng và tai rũ không. Đặc biệt cần theo dõi xem có
mùi hôi thối do nhau thai đang phân rữa không.
5. Nếu nghi là bò ốm thì cần tiêm thuốc kháng
sinh. Thời gian tiêm nên trong vòng 5-10 ngày. Những
kháng sinh tốt nhất có thể là:
a. Oxytetracycline tiêm 1 lần/ngày
b. Ampicillin/Kanamycine tiêm 1 lần/ngày
c. Penicilin/Streptomicine tiêm 1 lần/ngày
6. Đối với những con mà nhau thai không ra sau
khi đẻ 24 giờ thì nên tiêm thuốc PGF2 vào ngày 14
và ngày 24 sau khi đẻ.

Chú ý :
- Không kéo bê quá sớm khi bò đẻ, vì nh thế sẽ
tăng nguy cơ sót nhau.
- Không dùng tay kéo nhau thai ra.
- Không nên bơm kháng sinh vào tử cung, vì:
164
o Sự hiện diện của một số vi khuẩn trong tử
cung là cần thiết cho quá trình làm sạch dịch tử cung
sau khi đẻ.
o Tử cung có thể không co bóp bình thờng
sau khi cho kháng sinh vào trong đó.
o Bò khó có chửa trở lại.
o Chỉ nên cho kháng sinh vào tử cung trong
trờng hợp nguy ngập khi bò quá ốm.
- Không dùng dung dịch rửa tử cung, vì
o Cũng với lý do nh dùng kháng sinh bơm
vào tử cung, việc này nên tránh.
o Chỉ nên dùng dịch rửa tử cung trong trờng

hợp nguy ngập khi bò quá ốm.
- Không dùng PGF2 trong vòng 14 ngày ngay
sau khi bò đẻ vì trong thời gian này thuốc không có
hiệu lực.
4. Bnh st sa
Nhỡn chung bnh st sa thng xy ra vo lỳc
bũ sp hay sau khi do nhu cu v canxi tng khi
bt u sn xut sa. Lỳc ú bũ khụng th ỏp ng
c lng canxi cn thit t khu ph
n n hay do bũ
thiu vitamin D liờn quan n hot tớnh thp ca
húcmon parathyroid (vỡ c th khụng cn nhiu
165
hócmon này trong thời gian cạn sữa khi được nuôi với
khẩu phần giàu Ca).
Bò bị sốt sữa thường có các triệu chứng như:
không đứng được, cơ yếu, nằm bệt sàn, nhiệt độ
không bình thường. Sau đây là những vấn đề khác
thường xảy ra khi bò bị sốt sữa:
1) Khó đẻ do trương lực cơ quá yếu làm cản trở
quá trình đẻ bình thường.
2) Tỷ lệ lộn tử cung cao.
3) Có khuynh hướ
ng sót nhau.
4) Tỷ lệ viêm tử cung cao.
5) Giảm khả năng sinh sản.
6) Dễ bị chướng bụng đầy hơi do nhu động của
dạ cỏ yếu.
7) Dễ bị rối loạn chức năng dạ múi khế.
8) Tỷ lệ bị bệnh xeton cao.

9) Dễ bị viêm vú.
10) Dễ bị nhiễm và lây lan các bệnh khác.
11) Giảm sản lượng sữa.
Sốt sữa làm ảnh hưởng rất l
ớn đến sức khoẻ,
sinh sản và sức sản xuất của bò sữa, vì vậy cần phòng
bệnh sốt sữa một cách tích cực. Thời gian quan trọng
để điều chỉnh sự mất cân bằng về canxi và photpho là
166
trc khi 1 thỏng. Cn hn ch lng canxi n vo
trc khi . Cho n tha canxi thỡ s hn ch vic
huy ng can xi bỡnh thng t xng. Tng s canxi
yờu cu cho 1 bũ cn sa nng 600kg vo khong 40
gam/ngy. Nhỡn chung, c gng khụng cho bũ cn sa
n quỏ 0,4 % canxi so vi VCK ca khu phn. ng
thi, trỏnh cho bũ n khu phn cú hm lng pht
pho cao. Yờu cu pht pho l khong 28-30gam/ngy.
Tớnh toỏn cho
n khong 20-25% pht pho so vi
VCK ca khu phn l va. Cú th tiờm liu cao
vitamin D vo thi im 7 ngy trc khi phũng
bnh st sa.
5. Bnh phự bu vỳ
Hiện tợng phù bầu vú thờng thấy ở bò sữa, đặc
biệt là bò tơ, trớc và sau khi đẻ, và thờng tự mất đi
sau 2-3 ngày mà không cần điều trị. Trong những
trờng hợp nặng bò có thể bị sng cả ở vùng dới
bụng và vùng ức giữa hai chân trớc.
Thc n quỏ giu nng lng, protein, mui v
thiu magne l nguyờn nhõn chớnh gõy phự bu vỳ.

Nếu bò bị nặng thì phải can thiệp, nếu không có
thể có những hậu quả sau:
- Bò bị đau nên việc việc vắt sữa sẽ trở nên khó
khăn.
- Đầu vú bị nứt nẻ.
167
- Vắt sữa không kiệt nên làm tăng nguy cơ bị
bệnh bầu vú và làm giảm năng suất sữa.
- Lỗ đầu vú bị mở rộng nên vi khuẩn gây viêm
vú có thể xâm nhập từ bên ngoài vào trong bầu vú và
gây bệnh.
Việc điều trị bao gồm 3 biện pháp kết hợp nh
sau:
- Vắt sữa thờng xuyên: Vắt ít nhất 2
lần/ngày, tốt nhất là vắt đợc 3-4 lần/ngày.
Nếu không để cho sữa tích lại nhiều thì bầu
vú sẽ không bị căng. Vắt sữa thờng xuyên
còn có tác dụng nh là xoa bóp bên trong
bầu vú.
- Xoa bóp bầu vú: Nên xoa bóp sau mỗi lần
vắt sữa. Xoa bóp mạnh trong vòng 3-5 phút.
Có thể dùng kem xoa bóp nếu nh da bầu vú
bị nứt nẻ.
- Dùng thuốc lợi tiểu (giảm tích dịch): Có thể
dùng một trong những thuốc sau đây:
Chlorothiazide 2mg cho uống 2
lần/ngày.
Chlorothiazide 0,5g tiêm bắp 2
lần/ngày.
Acetazolamide 2g cho uống hay tiêm

168
bắp 2 lần/ngày.
Frusemide 500 mg tiêm bắp 2
lần/ngày.
Chú ý:
o Không nên dùng những thuốc này cho bò
tơ trớc khi đẻ.
o Cần nhúng các núm vú vào cồn iôt hay
các dung dịch sát trùng khác và giữ bò
trong môi trờng sạch sẽ.
o Trong trờng hợp nghiêm trọng có thể
phải vắt sữa cho bò trớc khi đẻ. Trong
trờng hợp này phải vắt cho bo bò 3-4
lần/ngày. Sữa vắt đợc không đợc đem
bán hay nhập chung với các sữa bình
thờng. Sữa đầu của những bò này cũng
không đợc dùng cho bê bú mà phải dùng
sữa đầu của bò khác mới đẻ gần đó cho
bê.
6. Bnh axit d c
Khi cho n khu phn ớt thụ nhiu tinh bũ rt d
b bnh axit d c. Nguyờn nhõn chớnh l do thc n
tinh b lờn men quỏ nhanh lm gim pH trong d c.
Vic ny lm ri lon khu h vi sinh vt d c, c
bit l vi sinh vt phõn gii x b tiờu dit (do khụng
169
thích nghi với môi trường pH thấp) nên làm cho quá
trình phân giải xơ bị đình trệ. Hơn nữa, do axit lactic
sinh ra quá nhiều không những làm giảm mạnh pH dạ
cỏ mà được hấp thu vào máu, gây toan huyết và rối

roạn trao đổi chất.
Một số rối loạn thường gặp liên quan đến khẩu
phần ít thô nhiều tinh có thể kể đến như sau:
- Đầy hơi: Nói chung khi cho gia súc ăn nhiều
các loại thức ăn tinh làm cho axit béo bay hơi sinh ra
quá nhanh và pH gi
ảm quá thấp (axít dạ cỏ), nhu động
dạ cỏ và phản xạ ợ hơi kém sẽ dẫn đến đầy hơi.
- Không tiêu/bỏ ăn: Cho ăn nhiều thức ăn tinh
bột lâu ngày làm cho môi trường dạ cỏ bị axít và rối
loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ. Ăn uống thất thường là biểu
hiện của khẩu phần cho ăn thiếu xơ.
- Nghẽn d
ạ lá sách: Đây là hậu quả của bệnh
khó tiêu khi khẩu phần có tỷ lệ thô xanh/tinh quá thấp.
Khi bị nghẽn dạ lá sách thức ăn tạo thành các tấm, gây
khó chịu khi gia súc đứng và làm giảm năng suất sữa.
- Ấp xe gan hay suy gan: Do ăn thiếu thô nhiều
tinh lâu ngày, axít cao trong dạ cỏ làm cho vách dạ cỏ
bị bào mòn và do vậy mà một số vi khuẩn có thể đi
vào các mạch máu và vào hệ tuần hoàn. Các vi sinh
vật này bị giữ lạ
i tại gan làm gan bị nhiễm khuẩn, gây
áp xe và làm rối loạn chức năng gan.
170
- Rối loạn chức năng dạ múi khế: Dạ múi khế bị
khí hoặc dịch chứa đầy, đôi khi có cả hai loại này, làm
thay đổi thể tích, vị trí và làm rối loạn chức năng bình
thường của nó. Hầu hết các rối loạn này thường xảy ra
sau khi đẻ 2 tuần. Khẩu phần thức ăn tinh cao trong

thời gian cạn sữa và sau khi đẻ là nguyên nhân chính
dẫn đến rối loạn chức nă
ng dạ múi khế. Triệu chứng
của bệnh này tương tự như bệnh xeton: bỏ ăn, đi lại
không yên, thân nhiệt bình thường, giảm sữa, băn
khoăn khó chịu. Đôi khi vị trí của dạ múi khế không
từ bên trái (bình thường) lại chuyển sang bên phải.
- Tỷ lệ mỡ sữa thấp: Cho bò ăn khẩu phần thấp
xơ cao tinh, hoặc khẩu phần mà chất xơ b
ị nghiền quá
nhỏ (bò tiết ít nước bọt khi ăn) sẽ dẫn đến axit dạ cỏ
và tỷ lệ mỡ sữa giảm. Do vậy, cần cho bò ăn khẩu
phần có đủ lượng xơ cần thiết với kích thước hợp lý.
- Đau chân: Khi khẩu phần ăn quá nhiều tinh sẽ
dẫn đến axit dạ cỏ, toan huyết và bò bị đau chân cũng
như các bệnh về chân móng.
Để ngăn ngừa axit dạ cỏ cần tăng tỷ lệ xơ trong
khẩu phần cho bò. Ngoài ra, một dung dịch đệm
thường được sử dụng khi bò ăn khẩu phần tinh cao là
dung dịch muối bicacbonat. Dung dịch đệm này có tác
dụng ổn định pH dạ cỏ nên làm tăng lượng thức ăn
vào. Nên cho ăn với tỷ lệ 0,5 đến 0,75% VCK của
khẩu phần ăn hàng ngày cho mỗi bò. Bổ sung dung
171
dịch đệm có tác dụng lớn trong thời kỳ đầu của chu kỳ
sữa.

Tóm lại, chiến lược quản lý tốt về nuôi
dưỡng bò sữa nhằm giảm thiểu các chứng bệnh
liên quan đến rối loạn tiêu hóa và trao đổi chất

như sau:
- Cho bò ăn khẩu phần cân đối về protein, năng
lượng, xơ, vitamin và khoáng.
- Khống chế thể trạng sao cho khi cạn sữa bò có
thể trạng 3,5
điểm và giữ được mức thể trạng này suốt
thời kỳ cạn sữa cho đến khi đẻ, tránh hội chứng béo
phì và các vấn đề liên quan đến rối loạn trao đổi chất
trước và sau khi đẻ.
- Thường xuyên cho bò cạn sữa vận động tích
cực.
- Hạn chế thức ăn tinh và canxi trong khẩu phần
cho bò trước khi đẻ. Đối với bò cạn sữa nên cho ăn cỏ
khô, chăn trên bãi chă
n để giảm lượng canxi ăn vào
nhằm phòng hiện tượng sốt sữa.
- Cân đối và điều chỉnh kịp thời tỷ lệ tinh/thô
trong khẩu phần sau khi đẻ để tăng lượng thu nhận
năng lượng và canxi nhằm ngăn ngừa được các chứng
xeton và sốt sữa, nhưng đồng thời không bị axit dạ cỏ
172
và rối loạn chức năng dạ múi khế. Nên cho ăn thức ăn
tinh rải ra nhiều lần hay trong ngày hay trộn đều với
thức ăn thô khi cho bò ăn.
- Hạn chế thức ăn tinh sau khi có chửa và khi
năng suất sữa bắt đầu giảm.
- Khống chế không để thời gian cạn sữa quá dài
(>60 ngày) nhằm đề phòng bò quá béo trước khi đẻ.
173


175
Tài liệu đọc thêm

1- Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2002)
Khai thác sữa: năng suất-chất lợng-vệ sinh. NXB
Nông nghiệp-Hà Nội.
2- Nguyễn Xuân Trạch (2003a) Sử dụng phụ phẩm
nuôi gia súc nhai lại. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
3- Nguyễn Xuân Trạch (2003b) Chăn nuôi bò sinh
sản. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
4- Nguyễn Xuân Trạch (2003c) Khuyến nông chăn
nuôi bò sữa. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
5- Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2003)
Thức ăn và nuôi dỡng bò sữa. NXB Nông nghiệp-
Hà Nội.
6- Hoàng Kim Giao, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn
Xuân Trạch, Phùng Quốc Quảng, Phan Văn
Kiểm, Trơng Văn Dung, Bùi Quang Tuấn,
Phạm Kim Cơng, Tăng Xuân Lu (2004) Cẩm
nang Chăn nuôi bò sữa. NXB Nông nghiệp- Hà
Nội.

×