Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng cây hồ tiêu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.11 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng cây hồ tiêu


Cây hồ tiêu là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, dạng cây leo, hạt có vị cay đặc
biệt tinh dầu có hương thơm. Hạt tiêu là gia vị quí hiếm, được trồng phổ biến ở
nhiểu nước viễn Đông. Ở Việt Nam Hồ tiêu được trồng lâu đời ở vùng Quảng Trị,
Hà Tiên sau này được trồng phổ biến ở các vùng đông nam bộ, tây nguyên.
Nước ta có nhiều giống tiêu tốt có thể xuất kh
ẩu, như tiêu đất đỏ (Bà Rịa), Tiên
Sơn (Play-ku), Tiêu Phú Quốc, Tiêu Quảng Trị hoặc giống tiêu nhập nội Lada
belangtung (Indonẽia) Cho năng suất cao có sức chống chiụ sâu bệnh nhất là bênh
tuyến trùng dễ.
Lấy giống hồ tiêu ở những bụi tiêu to mọc khỏe xanh tốt không bị sâu bệnh.
Trên dây tiêu ta có thể lấy cả ba cành để làm giống.

1. Từ nhánh ác: nếu sản xuất cây non từ nhánh ác thì cây cho trái sớm trong vòng
1 năm sau khi trồng. Cây phát tri
ển chậm không leo mà mọc thành bụi nên không
không cần nọc tuy nhiên năng suất thấp và tuổi thọ cũng không cao (7-8 năm) cho
nên chỉ trồng để sử dụng trong gia đình ít phổ biến trồng đại trà cho sản xuất.

2. Từ cành thân: Hom lấy từ cành thân (thân chính) rất phổ biến hom được lấy từ
phần ngọn vào phần thân của dây tiêu sau khi đã trồng được 1-1,5 năm cây non
phát triển nhanh từ thân chính cho nhiều nhánh ác cho trái sớm sau 2-3 năm trồng
Tiềm năng năng suất cao và tuổi thọ cũng cao (20-25 năm) rất thích hợp trong việc
trồng tiêu xuất khẩu.

3. Từ cành lươn: Hom lấy từ dây lươn cây cho trái chậm hơn 3-4 năm sau khi
trồng song tiềm năng cho năng suất cao và tuổi thọ cũng cao nhất thích hợp cho
chuyên canh hơn nữa hom từ dây lươn rẻ, dồi dào hơn.
Như vậy ta nên lấy từ thân chính và dây lươn để nhân giống cho sản xuấ


t không
nên lấy từ nhánh ác.

Đất trồng:
Tiêu thích ẩm mà không chịu úng, úng là điều tối kị với cây tiêu vì rễ cây tiêu ăn
cạn nên đòi hỏi đất có tầng đất mặt tơi xốp giàu có chất hữu cơ.
Cây hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau như đất đỏ bazan,
saphiến thạch phù sa bồi tù nhưng đất phải tơi xốp đủ ẩm không được ngập ứng.
Tầng đất dày tơi xốp, độ sâu 50-100 cm có nhiều mùn. Đất có khả năng giữ nước
cao và thoát nước tốt. Độ pH 5,5-7 nếu đất chua phải bón vôi để cải tạo, ở các nơi
có gió lớn phải trồng cây che chắn gió.

Ươm giống tiêu:
Lấy hom ở thân chính hoặc thân lươn trước đó 10-12 ngày phải cắt bỏ ngọn và các
cành ngang, cắt mỗi hom 2-3 đốt dài khoảng 20-30 cm chọn cành bánh tẻ đoạn
ngọn, đoạn gốc có rễ và mắt các mắt có khả năng ra mầm).
Hom giống sau khi cắt có thể trồng ngay hoặc giâm hom vào cát ẩm túi bầu bằng
nilon dài 25cm rộng 15cm đục 8-10 lỗ ở đáy và đổ vào túi 0,5kg phân chuồng hoai
mục + 1,5kg đất mặt+ 5g supe lân trộn kỹ.
Chọc lỗ đặt hom, hai mắt (hai lá) nằm trong đất, ấn chặt đất, tướ
i ẩm nước.
Xếp các túi bầu theo luống rộng 1,2-1,5cm, làm giàn che kín chống năng cứ sau
mỗi tháng bỏ bớt giàn che cuối cùng chỉ để 50-60% ánh sáng lọt xuống. Hàng
ngày tưới nước tạo độ ẩm cho cây. Những ngày mưa to hoặc độ ẩm cao thì không
tưới.
Ở Quảng Trị thời vụ chính để ươm tiêu vào tháng 8-9 ngoài ra còn có thêm vụ
xuân tháng 2-3.

Cách trồng:
Đào hố 60x60cm sâu 50cm

Phân bón cho 1 hố: Phân mặt đất +10-15kg phân chuồng hoai mục+ 0,3kg supe
lân+0,5kg vôi trộn đề
u để 15-20 ngày mới trồng.
Khi trồng cuốc một hố nhỏ đặt bầu cách choái 20-25 cm và nghiêng hướng về
choái với một góc 450C tháo túi nilon nén chặt đất quanh bầu tạo bồn ổ gà xung
quanh tưới ẩm nước và dùng rác khô phủ lên làm phên che nắng cho tiêu.
Thời vụ trồng thích hợp nhất là mùa mưa tháng 9-10 cho cây kịp lớn để mùa khô
tiêu đủ sức chịu hạn. Tiêu trồng sau ươm 6-12 tháng.
Mật độ: Tùy theo đất tốt hay xấu choái sống hay chết mà có th
ể trồng ở mật độ
2,5x2,5m (cây cách cây là 2,5m, hàng cách hàng 2,5 m) hoặc 2,5x3m (cây cách
cây 2,5 m, hàng cách hàng 3m)

Buộc đốn, tạo hình tiêu:
Sau khi trồng nếu gốc tiêu phát triển tới choái thì dùng dây mềm để buộc tiêu vào
thân choái. Dây dùng để buộc phải dùng loại dây chắc bền, không hút nước. Tốt
nhất là dùng các loại dây nilon mỏng để buộc, không nên dùng các loại dây hút
nước như dây chuối khô, dây vải
Vì các loại dây này giữ nước làm các loại nấm bệnh phát triển ngay tại chỗ buộc.
Khi bu
ộc không nên buộc quá chặt vì dây tiêu còn lớn, nhưng cũng không nên quá
lỏng. Trong khoảng thời gian đầu mới trồng cây phát triển nhanh, hàng tuần cần
phải tiến hành cột dây tiêu.
Khi tiêu leo 60-80cm chưa phát triển cành ngang thì bấm ngọn
Cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 1,5m dung biện pháp đốn cây tiêu.

Kỹ thuật đốn:
Cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ gỡ dây tiêu ra khỏi choái đào rãnh xung
quanh choái có độ sâu 10-15cm bón một lớp phân chuồng hoai mục đặt cây tiêu
uốn theo rãnh l

ấp đất, phần ngọn còn lại buộc vào choái.
Thời gian đốn tiêu tốt nhất là mùa mưa.
Thu hoạch và chế biến:
Tiêu chuẩn buồng tiêu khi thu hoạch: Màu buồng tiêu từ xanh thẫm chuyển sang
màu vàng óng có sọ cứng.
Hái cả buồng nếu tỉ lệ chín trên 50% thì để riêng không ảnh hưởng chất lượng tiêu
Tách hạt sao cho bi giập nhúng vào nước vôi 1-2 phút đảo để (chú ý không nhúng
lâu, rồi đem phơi hoặc ủ 5-6h).



×