Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Để lông rậm không còn là nỗi phiền phức ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.94 KB, 6 trang )

Để lông rậm không còn là
nỗi phiền phức

Trên một số bộ phận của cơ thể chúng ta, có lông là chuyện bình
thường. Nếu không có lại là chuyện dị thường, nhất là nam giới, đường
đường một đấng anh hùng, nhưng thiếu râu thì đâu còn là phong độ oai
hùng. Tuy vậy, với chị em, lông hơi rậm lại là chuyện phiền phức.
Vì sao lông phát triển vô tổ chức?
Do di truyền: Có sự sai lệch về gen làm cơ thể không điều khiển được chu
kỳ sinh trưởng của lông. Có thể xuất phát từ 1 gen có trong thời tiền sử ở người,
bình thường thì những gen này ở trạng thái "ngủ" trong bộ gen của con người ngày
nay. Dưới một tác động đột biến nào đó, những gen này được đánh thức và hoạt
động gây ra rậm lông.
Do sự rối loạn về nội tiết, như mắc bệnh ở tuyến thượng thận, bệnh ở buồng
trứng. Có bác sĩ chuyên khoa nói: Ở những phụ nữ có mức nội tiết tố nam
(testosteron) trội hơn thì hệ thống lông cũng phát triển hơn mức bình thường.
Do đã dùng kéo dài một số thuốc, có tác dụng phụ gây mọc nhiều lông như
các loại thuốc kháng viêm corticorid (prednison, prednisolon, dexamethason ).
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác. Trường hợp này được gọi là chứng nhiều
lông vô căn.
Các biện pháp triệt tiêu lông
Cạo lông hay nhổ lông:
Đây là biện pháp đơn giản và tiện dụng, không cần sự tư vấn của chuyên
viên thẩm mỹ. Hiện nay với các lưỡi dao cạo và các loại kem cạo râu có sẵn ở các
cửa hiệu thì việc cạo ít gây tai biến như xây xát, cắt đứt da gây chảy máu. Nhược
điểm của phương pháp này là hiệu quả ngắn, thường chỉ 5-6 ngày, đâu lại vào đấy,
chưa kể nhiều ý kiến cho rằng việc cạo làm lông mọc nhanh, cứng và đen hơn (!).
Riêng chuyện nhổ lông chỉ thực hiện được ở những vùng ít lông và gây đau.
Tẩy màu lông bằng nước ôxy già:
Thường thực hiện vào những năm 1950. Nước ôxy già sẽ được thoa lên
phần lông rậm và làm lông dần dần bị mất màu, khiến cho người khác khó phát


hiện nhưng khi trang điểm thì dễ bị hoen ố. Thường xoa vào buổi tối. Tránh ra
nắng vì dễ nám da nơi bôi.
Dùng kem tẩy lông:
Đây cũng là một cách nhổ lông. Lông có thành phần chính là keratin, nó
được cấu tạo bởi các dây polypeptid, nối với nhau bằng cầu nối disulfur (liên kết
cấu tạo bởi 2 nguyên tử lưu huỳnh). Nếu cầu nối này bị hóa chất phân hủy thì làm
cho keratin sẽ bị rã ra, dẫn tới lông bị nhão, lông gốc bong ra khỏi lỗ chân lông
một cách dễ dàng. Các thuốc tẩy lông thường có chứa các hóa chất phá hủy cầu
nối disulfur như acid thiolacitc, acid thioglycolic và muối (kali thioglycolat). Kem
tẩy lông theo cơ chế trên chỉ ảnh hưởng tới lông chứ không đụng chạm đến nang
lông nên chỉ có hiệu quả nhất thời. Nếu có loại kem tẩy lông vĩnh viễn thì nó phải
tác động vào nang lông (nơi làm cho lông mọc), điều này nhiều nhà khoa học e
ngại có thể gây tác hại. Dùng kem tẩy lông, hiệu quả thường kéo dài hơn việc cạo,
được vài tháng nhưng có nhược điểm nếu dùng nhiều lần, chân lông bị kích thích
làm lông có thể mọc rậm hơn. Ngoài ra hóa chất có trong kem tẩy lông có khả
năng gây dị ứng với một số người.
Tẩy bằng sáp:
Thường dùng sáp ong nguyên chất. Sáp được hâm nóng, trát lên bề mặt của
một băng giấy và đắp vào vùng cần tẩy lông. Sau khi sáp nguội, lột bỏ theo chiều
ngược của lông. Cách này nhổ bỏ cả chân lông nhưng đòi hỏi lông phải có đủ độ
dài để sáp bao chặt. Hiệu quả thường kéo dài một tháng. Tuy vậy, sáp có thể làm
bỏng da, giãn nở mao mạch, làm lông thụt vào trong và nằm dưới da, dẫn đến
nhiễm khuẩn.
Nhổ hoặc tẩy lông bằng điện:
Dùng một máy điện rút các lông ra, sau khi đã chà lên da một loại thuốc
đặc biệt. Ưu điểm là sau một số lần thực hiện, lông không mọc lại nhưng chi phí
tương đối cao và chỉ thực hiện tại các thẩm mỹ viện uy tín.
Tẩy bằng điện phân: Có ưu điểm là loại bỏ lông vĩnh viễn. Nhờ dùng điện
chích vào nang lông nên nó bị phá hủy. Thời gian điều trị kéo dài từ 6-12 tháng và
sau đó phải áp dụng chặt chẽ các biện pháp an toàn. Cần tránh đi nắng trước khi

điện phân 24 giờ và sau khi thực hiện cần tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc
dùng các sản phẩm có tính kích ứng.
Tẩy bằng tia laser
Nguyên tắc căn bản của phương pháp này là phá hủy nang lông bằng tác
dụng quang nhiệt chọn lọc của laser. Sắc tố của nang lông sẽ hấp thu các tia laser
và khả năng sản xuất sợi lông sẽ bị thoái hóa, không gây tổn thương các tổ chức
xung quanh. Do tia laser khi chiếu chỉ tác động lên giai đoạn hiện hành của lông
nên cần phải chiếu nhiều lần để triệt lông ở mọi giai đoạn phát triển. Số lần chiếu
tia tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vùng lông nơi được chiếu (mặt, vai, lưng, nách,
bụng, tay, chân ), màu da, độ cứng, màu của lông và giới tính. Việc chiếu tia
thường diễn ra từ 6-8 lần. Khoảng cách giữa các lần chiếu phụ thuộc vào chu kỳ
mọc lông ở từng vùng da (thường từ 8-16 tuần). Ưu điểm: hiệu quả, nhanh. Nhược
điểm: không có kết quả giống nhau giữa mọi người, tia laser hầu như ít tác động
đến lông mịn và nhạt màu.
Lời khuyên của chuyên gia
Lông nhiều, muốn triệt tiêu, chọn lựa phương pháp nào cần cân nhắc vì
cách nào cũng có hai mặt: lợi và hại. Rủi ro thường gặp là ngứa, nốt mẩn đỏ, mụn
nước thường chỉ xảy ra ít ngày sau đó sẽ biến mất. Da có thể bị sạm màu, bác sĩ
sẽ cho dùng kem xóa sắc tố. Riêng chuyện sạm da do chiếu tia laser, da mất màu
tự nhiên, không đồng màu thì chưa có cách chữa trị nhưng tỷ lệ này hiếm xảy ra.
Cần thực hiện tẩy lông ở nơi có chuyên môn tin cậy và cần tham vấn ý kiến
để áp dụng các biện pháp an toàn trước khi tẩy như: da thật sạch, không có vết
kem, dầu hay một loại mỹ phẩm nào, không có vết bỏng nắng hay mụn đỏ nơi cần
tẩy, không dùng kem tẩy trắng da hay mọi loại lột nhẹ trước đó một tháng và sau
khi tẩy: cần tránh tắm nước nóng, không dùng các sản phẩm tẩy trắng da hay các
mặt nạ có acid, tránh gây kích thích cho vùng da vừa tẩy.

×