Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 - 2030 HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 173 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------***------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 - 2030
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

QUỲNH PHỤ – 2021


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------***------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 - 2030
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH
Ngày ... tháng ... năm 2021
SỞ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
TỈNH THÁI BÌNH

Ngày ... tháng ... năm 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN QUỲNH PHỤ

QUỲNH PHỤ – 2021



MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1
PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI.................................................. 8
I.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ............................ 8

1.1.

Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................. 8

1.1.1.

Vị trí địa lý .......................................................................................................... 8

1.1.2.

Địa hình địa mạo.................................................................................................. 8

1.1.3

Khí hậu ................................................................................................................ 9

1.1.4.

Thủy văn.............................................................................................................. 9


1.2.

Phân tính đặc điểm nguồn tài nguyên ................................................................. 10

1.2.1.

Tài nguyên đất ................................................................................................... 10

1.2.2.

Tài nguyên nước ................................................................................................ 11

1.2.3.

Tài nguyên khống sản ...................................................................................... 12

1.2.4.

Tài ngun nhân văn .......................................................................................... 12

1.3.

Phân tính hiện trạng môi trường ......................................................................... 12

1.4.

Đánh giá chung .................................................................................................. 15

1.4.1.


Thuận lợi ........................................................................................................... 15

1.4.2.

Khó khăn ........................................................................................................... 15

II.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI........................................... 16

2.1.

Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế xã hội ...................................... 16

2.2.

Phân tích thực trạng các ngành, các lĩnh vực ...................................................... 17

2.2.1.

Khu vực kinh tế Nông nghiệp ............................................................................ 17

2.2.2.

Khu vực kinh tế Công nghiệp ............................................................................. 18

2.2.3.

Khu vực kinh tế Dịch vụ .................................................................................... 20


2.3.

Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có
liên quan đến sử dụng đất................................................................................... 21

2.3.1.

Dân số ............................................................................................................... 21

2.3.2.

Lao động, việc làm............................................................................................. 22

2.3.3.

Thu nhập và mức sống ....................................................................................... 22

i


2.4.

Thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn ........................................... 22

2.4.1.

Thực trạng phát triển đô thị ................................................................................ 22

2.4.2.


Thực trạng phát triển nông thôn ......................................................................... 23

2.5.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................... 24

2.5.1.

Cơng trình hành chính, trụ sở cơ quan ............................................................... 24

2.5.2

Giáo dục ............................................................................................................ 24

2.5.3.

Y tế .................................................................................................................... 25

2.5.4.

Văn hóa, thể dục thể thao .................................................................................. 27

2.5.5.

Hệ thống cơng viên, vườn hoa, cây xanh ........................................................... 28

2.5.6.

Dịch vụ thương mại - du lịch ............................................................................. 28


2.5.7.

Giao thông ......................................................................................................... 30

2.5.8.

Cấp điện ............................................................................................................ 32

2.5.9.

Bưu chính viễn thơng, thơng tin liên lạc ............................................................ 33

2.5.10.

Cấp nước ........................................................................................................... 34

2.5.11.

Thủy lợi ............................................................................................................. 36

2.5.12.

Thoát nước, xử lý CTR, nghĩa trang ................................................................... 36

2.6.

Đánh giá chung .................................................................................................. 37

2.6.1.


Thuận lợi ........................................................................................................... 37

2.6.2.

Khó khăn ........................................................................................................... 38

2.6.3.

Cơ hội ................................................................................................................ 39

2.6.4.

Thách thức ......................................................................................................... 40

III.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ...................... 40

PHẦN II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI .............................................. 42
I.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.................................................................... 42

1.1.

Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan
đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất........................................... 42

1.1.1.


Tình hình thực hiện các văn bản pháp quy.......................................................... 42

1.1.2.

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính .............................................................................................. 43

1.1.3.

Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất .................................... 43

1.1.4.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất........................................................... 44

ii


1.1.5.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất...................................................................................................................... 45

1.1.6.
1.1.7.

Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ................................ 45
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............. 46


1.1.8.

Thống kê, kiểm kê đất đai .................................................................................. 46

1.1.9.

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai................................................................... 47

1.1.10.

Quản lý tài chính đất đai và giá đất .................................................................... 47

1.1.11.

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ........ 47

1.1.12.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ...................................................... 48

1.1.13.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai............................................................... 49

1.1.14.

Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai .............................................................................................. 49


1.1.15.

Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai ................................................................. 50

1.2.

Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân ................... 50

1.2.1.

Những kết quả đạt được ..................................................................................... 50

1.2.2.

Những tồn tại ..................................................................................................... 51

1.2.3.

Nguyên nhân ...................................................................................................... 53

1.3.

Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước
về đất đai ........................................................................................................... 54

II.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT ........................ 56


2.1.

Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất ........................................................... 56

2.2.

Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong quy hoạch kỳ trước.................... 59

2.2.1.

Tình hình biến động sử dụng đất thời kỳ 2010-2020 ........................................... 59

2.2.2.

Phân tích, đánh giá tình hình biến động sử dụng đất từng loại đất thời kỳ
2010-2020 của huyện Quỳnh Phụ....................................................................... 60

2.3.

Hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất ............... 63

2.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của việc sử dụng đất.................... 63

2.3.2.

Tính hợp lý của việc sử dụng đất........................................................................ 64

2.4.


Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong
việc sử dụng đất ................................................................................................. 66

iii


III.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
KỲ TRƯỚC ...................................................................................................... 69

3.1.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước........................... 69

3.1.1.

Đất nông nghiệp ................................................................................................. 71

3.1.2.

Đất phi nông nghiệp ........................................................................................... 73

3.1.3.

Đất chưa sử dụng ............................................................................................... 76

3.2.


Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong
thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước .......................................................... 76

3.2.1.

Kết quả đạt được ................................................................................................ 76

3.2.2.

Một số tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất ............................................................ 77

3.2.3.

Nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng đất .............................................. 78

3.3.

Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất sử dụng
đất kỳ tới. ........................................................................................................... 79

IV.

TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI .................................................................................... 80

4.1.

Phân tích đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp .......................... 80

4.2.


Phân tích đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp .................... 81

PHẦN III PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................... 83
I.

ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT....................................................................... 83

1.1.

Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ............................ 83

1.1.1.

Phương hướng phát triển .................................................................................... 83

1.1.2.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội..................................................................... 83

1.2.

Quan điểm sử dụng đất ...................................................................................... 84

1.3.

Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng ...................................................... 85

1.3.1.

Định hướng phát triển hệ thống các đô thị và điểm dân cư nông thôn ................. 85


1.3.2.

Định hướng phát triển công nghiệp .................................................................... 89

1.3.3.

Định hướng phát triển nông nghiệp .................................................................... 90

1.3.4.

Định hướng phát triển thương mại – dịch vụ ..................................................... 91

1.3.5.

Định hướng phát triển du lịch............................................................................. 92

1.3.6.

Định hướng phát triển các ngành dịch vụ khác ................................................... 92

1.3.7.

Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông ....................................................... 93

1.3.8.

Định hướng quy hoạch cấp điện ........................................................................ 96

1.3.9.


Định hướng cấp điện .......................................................................................... 97

iv


1.3.10. Định hướng quy hoạch bưu chính viễn thơng, thơng tin liên lạc ....................... 98
1.3.11.

Định hướng phát triển hệ thống cấp nước huyện Quỳnh Phụ ................................ 98

1.3.12.

Định hướng phát triển hệ thống thoát nước mưa................................................. 99

1.3.13.

Định hướng phát triển hệ thống thuỷ lợi ........................................................... 100

1.3.14. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường ............................................................ 101
II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT......................................................... 104
2.1.

Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 104

2.1.1.

Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................... 104

2.1.2.


Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế................................................ 104

2.2.

Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng .................... 106

2.2.1.

Chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất tỉnh ................ 106

2.2.2.

Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực ................................................... 107

2.2.3.

Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất ....................................................... 113

2.3.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng .......................................................... 144

2.3.1.

Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực đất trồng lúa, khu vực trồng cây hàng
năm khác và khu vực chuyên trồng cây lâu năm) ............................................. 144

2.3.2.


Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp)..................... 144

2.3.3.

Khu đô thị (trong đó có khu đơ thị mới) ........................................................... 144

2.3.4.

Khu thương mại, dịch vụ .................................................................................. 144

2.3.5.

Khu đô thị - thương mại - dịch vụ .................................................................... 145

2.3.6.

Khu dân cư nông thôn ...................................................................................... 145

2.3.7.

Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn ........................................ 145

III.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG....................................... 145

3.1.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ

việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ................................................................... 145

3.2.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia ............................................................... 146

3.3.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải
quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời

v


chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử
dụng đất ........................................................................................................... 146
3.4.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến q trình đơ
thị hóa và phát triển hạ tầng ............................................................................. 148

3.5.

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến việc tơn tạo
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc ..... 148

3.6.


Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên ............................................................ 149

3.7.

Đánh giá sự phù hợp của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 với các
quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt ......................................................................... 149

PHẦN IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .......................................................................... 151
I.

GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............. 151

1.1.

Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất ........................................................ 151

1.2.

Giải pháp sử dụng đất bền vững trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí
hậu ................................................................................................................... 151

1.3.

Giải pháp về khoa học công nghệ. .................................................................... 152

1.4.

Giải pháp bảo vệ môi trường. ........................................................................... 152


II.

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........... 153

2.1.

Giải pháp về công tác quản lý .......................................................................... 153

2.2.

Giải pháp về huy động vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ............................. 155

2.3.

Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................ 157

2.3.1.

Chính sách về đất đai ....................................................................................... 157

2.3.2.

Những chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nơng nghiệp ................... 157

2.3.3.

Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù......................... 158

2.3.4.


Chính sách về ứng dụng các thành tựu khoa học, cơng nghệ và duy trì cải
thiện mơi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai ...................................... 158

2.4.

Giải pháp về tổ chức thực hiện. ........................................................................ 158

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 160
I.

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 160

II.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 161

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 162

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCN

Cụm cơng nghiệp

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa


CSD

Chưa sử dụng

CPNS

Cổ phần nơng sản

CPTM

Cổ phần thương mại

ĐVHC

Đơn vị hành chính

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTHT

Kinh tế hạ tầng

KT-XH


Kinh tế - xã hội

KCN

Khu công nghiệp

NTM

Nông thôn mới

XDCB

Xây dựng cơ bản

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạng

TNMT

Tài nguyên môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TTYT

Trung tâm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban thường vụ quốc hội

vii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 01:

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ ..................................... 17

Bảng 02:

Các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn huyện ............................................ 19

Bảng 03.

Dân số, số hộ trên địa bàn huyện năm 2020 .................................................. 21

Bảng 04.


Biến động dân số, việc làm, thu nhập giai đoạn 2015-2020........................... 22

Bảng 05:

Bảng thống kê hệ thống giáo dục cấp vùng ................................................... 25

Bảng 06:

Bảng thống kê hệ thống chợ trên địa bàn huyện ............................................ 29

Bảng 07:

Bảng thống kê hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh ...................................... 31

Bảng 08:

Bảng thống kê hệ thống đường huyện........................................................... 32

Bảng 09:

Bảng thống kê trạm cấp nước sạch và địa bàn phục vụ ................................. 35

Bảng 10 :

Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Quỳnh Phụ .................................... 56

Bảng 11:

Biến động sử dụng đất thời kỳ 2010 – 2020 huyện Quỳnh Phụ ..................... 59


Bảng 12:

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ....................................... 70

Bảng 13:

Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội........................................ 104

Bảng 14:

Nhu cầu đất nông nghiệp đến năm 2030 ..................................................... 107

Bảng 15:

Nhu cầu đất phi nông nghiệp đến năm 2030 ............................................... 109

Bảng 16:

Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 huyện Quỳnh Phụ ................................ 113

Bảng 17:

Chỉ tiêu đất trồng lúa phân theo đơn vị hành chính ..................................... 116

Bảng 18:

Chỉ tiêu đất trồng cây hàng năm khác phân theo đơn vị hành chính ............ 117

Bảng 19:


Chỉ tiêu đất trồng cây lâu năm phân theo đơn vị hành chính ....................... 118

Bảng 20:

Chỉ tiêu đất ni trồng thủy sản phân theo đơn vị hành chính ..................... 120

Bảng 21:

Chỉ tiêu đất nông nghiệp khác phân theo đơn vị hành chính ....................... 121

Bảng 22:

Chỉ tiêu đất quốc phịng phân theo đơn vị hành chính ................................. 123

Bảng 23:

Chỉ tiêu đất an ninh phân theo đơn vị hành chính ....................................... 124

Bảng 24:

Chỉ tiêu đất khu công nghiệp phân theo đơn vị hành chính ......................... 125

Bảng 25:

Chỉ tiêu đất cụm cơng nghiệp phân theo đơn vị hành chính ........................ 126

Bảng 26:

Chỉ tiêu đất thương mại, dịch vụ phân theo đơn vị hành chính .................... 127


Bảng 27:

Chỉ tiêu đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phân theo ĐVHC .................... 129

Bảng 28:

Chỉ tiêu đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phân theo
ĐVHC........................................................................................................ 130

Bảng 29:

Chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng phân theo đơn vị hành chính ........................ 132

viii


Bảng 30:

Chỉ tiêu đất sinh hoạt cộng đồng phân theo đơn vị hành chính .................... 133

Bảng 31:

Chỉ tiêu đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng phân theo ĐVHC ................... 134

Bảng 32:

Chỉ tiêu đất ở tại nông thôn phân theo đơn vị hành chính............................ 136

Bảng 33:


Chỉ tiêu đất ở tại đơ thị phân theo đơn vị hành chính .................................. 137

Bảng 34:

Chỉ tiêu đất xây dựng trụ sở cơ quan phân theo đơn vị hành chính.............. 137

Bảng 35:

Chỉ tiêu đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp phân theo ĐVHC ......... 139

Bảng 36:

Chỉ tiêu đất cơ sở tín ngưỡng phân theo đơn vị hành chính ......................... 139

Bảng 37:

Chỉ tiêu đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối phân theo đơn vị hành chính......... 140

Bảng 38:

Chỉ tiêu đất có mặt nước chun dùng phân theo ĐVHC ............................ 142

Bảng 39:

Chỉ tiêu đất phi nông nghiệp khác phân theo ĐVHC .................................. 143

Bảng 40:

Chỉ tiêu đất chưa sử dụng phân theo ĐVHC ............................................... 143


ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình
Đất đai là tài nguyên hữu hạn, tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội
lực, nguồn vốn to lớn, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh và quốc phịng; có ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn
tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của lồi người. Vì vậy trong sử dụng
đất, thế hệ hiện tại phải có trách nhiệm duy trì và đảm bảo chất lượng đất tốt
hơn cho giai đoạn tiếp theo.
Với vị trí và vai trị đặc biệt của đất đai, cần thiết phải có một chiến
lược tổng thể sử dụng nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đã được thể chế
hóa bằng hệ thống các văn bản pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 52 “Đất đai là tài nguyên
đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý
theo pháp luật”.
Luật Đất đai năm 2013 đã dành cả Chương 4 với 16 điều (từ Điều 35 Điều 51) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngồi ra Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cịn được quy định tại Luật quy hoạch năm 2017 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
Trên cơ sở những quy định của các Luật trên có thể thấy, quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là nội dung quản lý Nhà nước về đất đai vô cùng quan trọng giúp
Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo, điều hành và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai
trên địa bàn.
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khơng chỉ cho

trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương
hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh
thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các
ngành trên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình,

1


tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh
quan môi trường. Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu cấp
thiết với mọi cấp trên địa bàn lãnh thổ.
Huyện Quỳnh Phụ gồm 35 xã và 02 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên
20.998,51 ha. Trong những năm qua nền kinh tế của Huyện đã có những bước
tăng trưởng đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Đặc biệt ngành kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn Huyện đã
từng bước khẳng định trong phát triển kinh tế của Huyện. Tuy nhiên, sự chuyển
dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế đã gây áp lực đối với đất đai. Việc chuyển đổi
mục đích đất nơng nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa cho các mục đích phi nơng
nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng còn chưa được giám sát chặt chẽ. Bên cạnh
đó, những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, hàng năm diễn ra ngày càng
phức tạp làm cho nguy cơ suy thoái đất tăng, hạn chế khả năng sử dụng đất bền
vững.Để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, bảo vệ cảnh quan
và môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời
kỳ 2021-2030 là nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa then chốt, tạo cơ sở để
Huyện có thể chủ động quản lý và khai thác nguồn tài nguyên đất.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết trong việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đối với việc thúc đẩy sự phát triển đi lên một cách đồng
bộ, thống nhất hài hoà giữa các mặt của địa phương. Được sự chỉ đạo của Uỷ

ban nhân dân tỉnh Thái Bình, cùng với sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, Uỷ ban nhân dân Huyện
đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ: “Lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 2030 huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
2. Những căn cứ pháp lý và cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021
- 2030 huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
a. Các văn bản pháp lý
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy

2


hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng
11 năm 2020;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày
17/6/2020;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch 2017;
- Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất,

thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ quy
định về khung giá đất;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự tốn xây dựng dự tốn kinh
phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/03/2015 của Bộ Tài
nguyên Môi trường Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/02/2017 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định định mức xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở
y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao;
- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 quy định về thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

3


- Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư 01/2021/TT_BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng Ban hành QCVN01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy
hoạch xây dựng;
- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
- Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 29/7/2020 về đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XVI
Nhiệm kỳ 2020-2025;
- Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh
Thái Bình ban hành quy định hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích
tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 2871/QĐ-UBND ngày 05/11/2018 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Quỳnh Phụ;
- Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt thay đổi quy mơ địa điểm, số lượng dự án, cơng trình trong
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016-2020) tỉnh Thái Bình để cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Quyết định số 2324/QĐ-UBND ngày 07/8/2020 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt thay đổi quy mô địa điểm, số lượng dự án, cơng trình trong
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016-2020) tỉnh Thái Bình để cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Quyết định số 2867/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt thay đổi quy mơ địa điểm, số lượng dự án, cơng trình trong
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016-2020) tỉnh Thái Bình để cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

4


- Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt thay đổi quy mô địa điểm, số lượng dự án, cơng trình trong
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ

cuối (2016-2020) tỉnh Thái Bình để cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 23/9/2019 của UBND tỉnh Thái
Bình phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
đến năm 2040;
- Các Văn bản của UBND tỉnh Thái Bình: Số 4300/UBND-KTTNMT
ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh Thái Bình về việc lập quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2021-2030 cấp huyện; số 4443/UBND-KTTNMT ngày 15/9/2020 của
UBND tỉnh Thái Bình về việc báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất thời kỳ 2011-2020 và đề xuất nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2020-2030;
- Văn bản số 2459/STNMT-QLĐĐ ngày 17/9/2020 của Sở Tài
nguyên và Môi trường về việc báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2011-2020 và lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2021-2030 của huyện, thành phố;
b. Cơ sở thông tin, tư liệu, bản đồ
- Các Nghị quyết, Quyết định và hướng dẫn thực hiện của Tỉnh uỷ,
HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng
an ninh trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
- Các Nghị quyết, Báo cáo của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND
huyện Quỳnh Phụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030;
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/7/2020 của Đại hội đại biểu Đảng
bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Hồ sơ tài liệu kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, 2014, 2019; thống kê
đất đai năm 2020;
- Niên giám thống kê, số liệu thống kê huyện Quỳnh Phụ năm 2020;
- Báo cáo tổng kết công tác Tài nguyên và Môi trường qua các năm
2011-2020;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Quỳnh Phụ và của
cấp xã của huyện Quỳnh Phụ;


5


- Hồ sơ các Quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết đã được duyệt…
- Các số liệu, tài liệu có liên quan khác có liên quan.
3. Mục tiêu và ý nghĩa
- Rà sốt đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm nghiên cứu để lập quy hoạch
sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cho các ngành, lĩnh vực và phân bổ đến từng
đơn vị hành chính cấp xã cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện.
- Lập Quy hoạch sử dụng đất đến thời kỳ 2021-2030 huyện Quỳnh Phụ
theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013; Luật Quy hoạch năm 2017;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 29/11/2013 Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai và Thông tư số
01/2021/TT-BTNMT ngày 12/04/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Đề xuất khoanh định, phân bổ đất đai phục vụ yêu cầu của hoạt động
kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đảm bảo hài hồ giữa các mục đích ngắn
hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Làm cơ sở cho các cấp, các ngành quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả
và thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và thu
hồi đất trên địa bàn huyện theo Luật Đất đai năm 2013.
- Cung cấp tầm nhìn tổng quan, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các
ngành từ trung ương đến địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai
phù hợp với quy hoạch đề ra.
- Thực hiện đầu tư triển khai các dự án, cơng trình, thúc đẩy sự phát
triển của các ngành: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá,
y tế, giáo dục, đảm bảo an ninh, quốc phòng, khai thác nguồn vốn và điều tiết

các lợi ích từ đất; khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập,
giải quyết các nhu cầu về nhà ở ổn định đời sống của nhân dân, ổn định chính
trị xã hội.
- Đưa cơng tác quản lý, sử dụng đất đai của các cấp, các ngành và của
mọi tổ chức, gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện theo đúng pháp luật.

6


- Đề ra những biện pháp bảo vệ tài nguyên đất, sử dụng đất đai ổn định,
lâu dài, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại
Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy
hoạch.
- Việc lập “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Quỳnh
Phụ phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
- Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa;
- Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh
vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết
kiệm và có hiệu quả;
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” ngoài các phần Đặt vấn đề; Kết luận và Kiến
nghị Báo cáo bao gồm các phần sau:
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai
- Phần III: Phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
- Phần IV: Giải pháp thực hiện.


7


PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
1.1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thái Bình, có tọa
độ địa lý từ 20 030’ đến 20045’ vĩ độ Bắc và 106 010’ đến 106 025’ kinh độ
Đơng với tổng diện tích tự nhiên 20.998,50 ha và 2 hệ thống sơng chính là
sơng Luộc, sơng Hóa dài 36 km chảy qua phía Bắc và phía Đơng của huyện
dẫn nước vào các sông nội đồng. Địa giới hành chính của huyện được xác
định như sau:
- Phía Bắc: giáp các huyện Ninh Giang, Thanh Miện tỉnh Hải Dương và
huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên;
- Phía Nam: giáp các huyện Đơng Hưng và Thái Thụy;
- Phía Đơng: giáp huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phịng;
- Phía Tây: giáp huyện Hưng Hà.
Phía Tây Bắc, dọc theo đường ĐT.396B, qua Cầu Hiệp là tỉnh Hải
Dương. Phía Đơng Bắc, theo Quốc lộ 10, qua cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phịng. Riêng thị trấn Quỳnh Cơi là nơi giao nhau của 3 trục
tỉnh lộ, đó là ĐT.455, ĐT.396B, ĐT.452 tạo thuận lợi cho việc luân chuyển
hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.1.2. Địa hình địa mạo
Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
nhìn chung địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, đồng ruộng thấp, có độ
dốc thoải từ Tây sang Đơng, từ Bắc xuống Nam, giữa huyện tạo thành lòng
chảo. Phần này chiếm 62,5% diện tích tồn huyện.

Độ cao trung bình toàn huyện cao khoảng 1,5 m so với mặt nước biển, trong
đó khu vực cao nhất đạt khoảng 3 m (thuộc xã Quỳnh Ngọc), khu vực thấp
nhất là 0,4 - 0,5 m.
Xét theo địa hình tương đối thì địa hình của huyện chia thành những
tiểu vùng khác nhau với địa hình cao, vàn thấp tạo nên những vùng canh tác

8


nhiều loại cây trồng đặc trưng của vùng tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, đa
canh các loại cây trồng trên tồn địa bàn.
Nhìn chung địa hình Quỳnh Phụ bằng phẳng đất đai được hình thành
nhờ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa
do đó thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa nước
và một số loại cây rau màu.
1.1.3 Khí hậu
Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm
có 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt: mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa Đông
lạnh giá buốt.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 240C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.650 mm, phân bố
khơng đều trong năm, được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
(Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau).
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 1.400 – 1.600 giờ. Tháng
có số giờ nắng cao nhất đạt 220 giờ thường vào tháng 7, tháng có số giờ nắng
thấp nhất thường vào tháng 1, 2 hoặc tháng 3 có khoảng 30 giờ, số giờ nắng
thuộc loại khá cao thích hợp với sản xuất 2 đến 3 vụ trong năm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm là 85%, cao nhất vào các tháng
6, 7, 8, 9 từ 87 – 90% thấp nhất là 82 – 84% vào các tháng 12 và tháng 1 năm

sau. Nhìn chung độ ẩm khơng khí trên địa bàn khơng có sự chênh lệch nhiều
giữa các tháng trong năm.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm khoảng
950mm, tháng thấp nhất 90 mm và cao nhất 110 mm.
- Chế độ gió: Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, gió Đơng Bắc mang theo
khơng khí lạnh về mùa đơng và gió Đơng Nam mang theo khơng khí nóng,
mưa nhiều về mùa hè. Chế độ gió khơng ổn định trong năm kéo theo các điều
kiện thời tiết khác đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của
nhân dân.
1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có mạng lưới sơng dày đặc, phân bố thích hợp cho
tưới tiêu tự chảy với các sơng chính:

9


- Hệ thống sơng Luộc, sơng Hố dài 36 km chảy qua phía Bắc và phía
Đơng của huyện dẫn nước và các sông nhánh;
- Kênh Yên Lộng, tưới cho khoảng 8.300 ha;
- Kênh Sành, kênh Diêm Hộ, kênh Cô với tổng chiều dài 83 km.
Ngồi ra trên địa bàn cịn nhiều sơng ngịi nhỏ khác với mật độ tương
đối dày đặc và đồng đều trên toàn địa bàn.
- Đặc điểm chung của sông là chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam,
có độ dốc nhỏ, tiêu, thốt nước chậm, do đó về mùa mưa, mực nước trên các
sơng lớn, khơng đáp ứng tiêu thoát nước kịp thời nên gây ngập úng cục bộ
một số vùng trong huyện.
Nhìn chung hệ thống thuỷ văn, nguồn nước của huyện tương đối tốt,
đáp ứng đủ cho các nhu cầu về nước tưới nông nghiệp, sinh hoạt cho nhân
dân trong cả mùa khơ, ngồi ra cịn bồi đắp phù sa cho vùng đất ngồi đê tạo
nên vùng đất màu mỡ thích hợp cho canh tác nơng nghiệp.

1.2. Phân tính đặc điểm nguồn tài ngun
1.2.1. Tài nguyên đất
Căn cứ ngồn gốc phát sinh đất đai, trên địa bàn huyện có những nhóm
đất chính sau:
- Đất phèn: Đất có độ pH KCL từ 2,8 đến 3,5; Fe+2, Al+3 di động cao tạo
thành chua axít, tuy nhiên đất này có diện tích nhỏ, trong đó lớp đất phèn
(tầng sinh phèn) chủ yếu nằm cách mặt đất khoảng 25 – 26 cm, nếu diện tích
đất này được trồng lúa nước quanh năm có thể hạn chế được phèn bốc lên
tầng đất canh tác do đó khơng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa: Đất phù sa chiếm chủ yếu diện tích đất tự nhiên của huyện,
gồm đất phù sa của hệ thống sơng Thái Bình và sơng Luộc, về cơ bản có thể chia
thành 2 loại đặc trưng là đất phù sa được bồi hàng năm (diện tích đất nằm ngồi
đê – rất ít) và đất phù sa khơng được bồi hàng năm (diện tích đất nằm trong đê).
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm: Đất có màu nâu đơi chỗ có
màu bạc trắng do canh tác không hợp lý dẫn tới đất bị thối hố, đất có thành
phần cơ giới thịt nhẹ, cát rất ít khu vực là thịt nặng và sét, đất có phản ứng
trung tính pH KCL từ 4,5 đến 7,0 tuỳ từng khu vực và tuỳ từng loại hình canh
tác; đạm, lân, đạt từ trung bình tới khá.

10


+ Đất phù sa được bồi hàng năm: Đặc tính rễ nhận biết của loại đất này
là tính xốp lớn, đất có màu nâu tươi, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình,
đơi khi thịt nặng hoặc sét, pH KCL từ 5,5 đến 6,5, Cation trao đổi từ 1- 4
Đl/100g đất. Hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu đạt trung bình đến khá, đạm khá
và hàm lượng mùn ở mức trung bình.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 20152020 và chủ trương tích tụ ruộng đất của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; căn cứ
sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 322/UBND-NNTNMT ngày
03/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc cơ chế tích tụ ruộng

đất phục vụ sản xuất hàng hóa tại tỉnh Thái Bình; Ủy ban nhân dân huyện
Quỳnh Phụ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được kết
quả như sau:
- Kết quả rà sốt diện tích đất tồn huyện: Tổng diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp trên địa bàn huyện: 13.153,51 ha; trong đó đất trồng cây hàng
năm là 12.004,1 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.149,40 ha.
- Kết quả rà soát đối với 10 xã (thị trấn) gồm: Thị trấn An Bài, xã An
Ninh, xã An Cầu, xã An Thái, xã An Đồng, xã An Khê, xã Quỳnh Hoa, xã
Quỳnh Thọ, xã Quỳnh Giao, xã Quỳnh Hồng: Các xã, thị trấn trên nằm ven
sơng Luộc và sơng Hóa, nhân dân địa phương có truyền thống làm nơng nghiệp;
các địa phương đều có diện tích đất tốt ở các chân đất có thể sản xuất lúa nước, cây
màu; đặc biệt có phần diện tích đất bãi ven sông nhiều năm phù sa bồi đắp chuyên
sản xuất các cây màu cho giá trị kinh tế cao như ớt, khoai tây, ngô, …;
- Trên địa bàn các đơn vị nêu trên hiện nay đã xuất hiện một số mơ hình
tích tụ như: mơ hình trồng cây dược liệu ở Quỳnh Hoa, trồng Cà rốt xuất khẩu ở
Quỳnh Hoàng cho giá trị kinh tế cao; ngoài ra một số hộ đã tự dồn đổi, thuê
ruộng để canh tác nhưng quy mô nhỏ (chỉ từ 2 ha – 5 ha).
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Huyện Quỳnh Phụ có 2 con sơng lớn là sơng Hố
và sơng Luộc cùng hệ thống sông, kênh mương và rất nhiều ao hồ, đầm chứa
nước với mật độ tương đối lớn, cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt cho
dân cư trong huyện.
- Nguồn nước ngầm: Theo những khảo sát trước đây cho thấy: Nguồn

11


nước ngầm của huyện có mực nước nơng, chất lượng nước không đồng đều,
khối lượng lớn được chứa ở hai tầng Holoxen và Pleitoxen đều có khả năng
khai thác và đưa vào sử dụng song hiện nay mức độ khai thác sử dụng cịn ít,

trong tương lai có nhiều tiềm năng mở rộng khai thác trên diện rộng để phục
vụ nhu cầu nước sạch của người dân ngày một tăng.
1.2.3. Tài ngun khống sản
Khống sản của huyện Quỳnh Phụ có một số nguyên liệu dùng để sản
xuất vật liệu xây dựng, như: sản xuất gạch, ngói, nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất gốm sứ cũng đã được khai thác nhưng trữ lượng khơng nhiều. Q trình
khai thác chưa theo quy hoạch đã để lại hậu quả ở một số khu đất ven sông bị
sụt lở nghiêm trọng. Trong tương lai cần quy hoạch và quản lý chặt nguồn tài
nguyên này, tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệ đất và
môi trường sinh thái.
1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Quỳnh Phụ là huyện hợp nhất của 2 huyện Phụ Dực và Quỳnh Cơi, văn
hóa của huyện là đặc trưng của nền văn hoá truyền thống nhân văn giàu tình
làng nghĩa xóm đậm đà bản sắc dân tộc từ lâu đời của người Việt.
Huyện Quỳnh Phụ là nơi có nhiều địa danh gắn liền với các cuộc chiến
tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm phương Bắc từ thời bà Trưng đến thời
Lý, Trần... và sau này là chống Pháp, Mỹ. Cho đến nay trên địa bàn huyện
vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn như lễ hội
làng La Vân - Quỳnh Hồng, hội đền Đồng Bằng - An Lễ, hội làng Vọng Lỗ An Vũ, hội làng Đông Linh - An Bài; khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần A
Sào và Bến Tượng tại xã An Thái đã được xếp hạng cấp Quốc gia....
Trong thời kỳ đổi mới bên cạnh việc giữ gìn bản sắc dân tộc, nhân dân
trong huyện đã và đang ngày một tiếp thu văn hoá hiện đại thơng qua hệ
thống truyền thơng và các hình thức tun truyền của Đảng và Nhà nước
nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nêu cao tinh thần cộng đồng
trong cơng cuộc hồ nhập với sự phát triển chung của khu vực.
1.3. Phân tính hiện trạng mơi trường
Là huyện có nền sản xuất chính là nơng nghiệp, cơng nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp cũng như đô thị thương mại, dịch vụ đang trên đà phát triển nên

12



môi trường cảnh quan của huyện chưa bị ảnh hưởng nhiều của các hoạt động
này do vậy môi trường đất, mơi trường nước, khơng khí của huyện cịn tương
đối trong lành. Tuy nhiên cịn tồn tại một số điểm ơ nhiễm môi trường tại các
làng nghề, nhà máy ở khu cơng nghiệp Cầu Nghìn, các hộ chăn ni trong các
khu dân cư.
Trong tương lai khi công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ phát triển ở mức cao hơn, đặc biệt là dọc theo tuyến quốc lộ 10,
đường tỉnh 451, 452, 455, 396B với lượng rác thải, nước thải, khí thải khơng
nhỏ được thải qua mơi trường sẽ khơng tránh khỏi môi trường bị ảnh hưởng
theo chiều hướng đi xuống.
- Mơi trường khơng khí: Mơi trường khơng khí ở khu cơng nghiệp Cầu
Nghìn bị ơ nhiễm các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu là bụi, các hơi khí độc phát
sinh do đốt nhiên liệu luyện thép như: Clo, H2S, CO, SO2, NOx...Nhiều nhà
máy xí nghiệp mới chỉ xử lý bụi, chưa có hệ thống xử lý khí thải hồn chỉnh
đạt tiêu chuẩn cho phép dẫn đến môi trường không khí xung quanh bị ơ
nhiễm.
- Mơi trường nước: Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước mặt
cho thấy chất lượng nước mặt hiện đang khá tốt, hầu hết các thơng số phân
tích có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với giá trị giới hạn cột B1 theo
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08: 2008 - Cột B1. Tuy nhiên tại vị trí các sơng,
hồ có nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất kinh doanh có dấu hiệu ô nhiễm.
Hàm lượng các chỉ tiêu pH, DO, SS, Amoni, Đồng, Chì, Kẽm, Cadimi, Crơm,
đang nằm trong giới hạn cho phép, đặc biệt trong số các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu
SS và các ion kim loại có hàm lượng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn.
Chất lượng nước ngầm từ kết quả phân tích 18 chỉ tiêu hóa học cho thấy cịn
khá tốt, chỉ có một số mẫu bị nhiễm Mangan, Amoni và đồng; tuy nhiên giá
trị vượt ngưỡng không lớn.
- Môi trường đất: Vấn đề suy thối mơi trường đất hiện tại chủ yếu do

suy thối độ phì nhiêu và phương thức sử dụng, khơ hạn vào mùa khơ, vấn đề
ngập úng.
- Trong năm 2020 Phịng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho
UBND huyện 27 văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương các
đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện thực hiện các biện

13


pháp bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền được gắn với những sự kiện
mơi trường và theo chương trình công tác của huyện như: Hưởng ứng ngày
Môi trường thế giới (05/6), Ngày nước thế giới (22/3), ngày Đại dương thế
giới và Tuần lễ Biển đảo Việt Nam (từ 01/6-08/6), Chiến dịch làm cho thế
giới sạch hơn, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa dùng một lần; tổ
chức tuyên truyền về pháp luật BVMT, thu gom rác thải tại xã Quỳnh Bảo,
Quỳnh Mỹ.
- Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường, hồn
thành cơng trình BVMT 03 dự án đóng trên địa bàn huyện (dự án chăn nuôi
tại xã Quỳnh Giao, khu dân cư Đồng Kênh, nhà máy nước Hương sen, thẩm
định xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường của 12 dự án, cơ sở theo
thẩm quyền.
- Chỉ đạo các xã trong huyện duy trì chất lượng Tiêu chí 17 về mơi
trường và an tồn thực phẩm xã nơng thơn mới, Tiêu chí số 7 về huyện NTM
được thẩm định, đánh giá đạt chuẩn theo quy định; Đã hướng dẫn, thẩm tra đề
xuất sở TNMT thẩm định cơng nhận tiêu chí NTM xã Châu Sơn sau sáp nhập,
hướng dẫn 3 xã An Khê, Quỳnh Minh, Quỳnh Bảo về tiêu chí nơng thơn mới
nâng cao.
- Về bảo vệ mơi trường làng nghề: tồn huyện có 1 làng nghề bánh đa
Dụ Đại xã Đơng Hải, giao UBND xã có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, giám
sát, tuyên truyền cho nhân dân trong làng nghề thực hiện và chấp hành các

quy định về BVMT theo quy định và theo thẩm quyền.
- Việc thu phí vảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: ban
hành Thông báo nộp phí và hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc
thẩm quyền nộp phí, số tiền 64.500.000 đồng, đã nộp vào ngân sách nhà nước
theo quy định.
- Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt: Hiện này tồn huyện có
06 lị đốt rác, 15 xã, thị trấn ký hợp đồng xử lý nhà máy xử lý rác thải sinh
hoạt tại thị trấn Quỳnh Côi do Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt làm
chủ đầu tư, 16 xã còn lại đang xử lý rác thải theo mơ hình chơn lấp. Cơng tác
thu gom rác thải theo mơ hình tự quản ở tất cả các xã, thị trấn.
- Công tác quản lý chất thải nguy hại (chất thải y tế) của 2 bệnh viện

14


×