Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 108 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ
(DỰ THẢO LẦN 3)

Năm 2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

Ngày…… tháng…… năm……

Ngày…… tháng…… năm……

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của cơng tác lập quy hoạch sử dụng đất ...............................................1
2. Cơ sở của công tác lập quy hoạch sử dụng đất............................................................ 1
2.1. Căn cứ pháp lý ..........................................................................................................1
2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tƣ liệu bản đồ ......................................................................4
3. Mục tiêu và yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 huyện Tam
Nông ................................................................................................................................ 4
3.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 4
3.2. Yêu cầu ..................................................................................................................... 4
4. Phƣơng pháp xây dựng phƣơng án quy hoạch ............................................................ 5
5. Nội dung báo cáo thuyết minh..................................................................................... 5
6. Sản phẩm của dự án .....................................................................................................5
Phần I ............................................................................................................................... 6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ................................................................ 6
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG .................................6
1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên.........................................................................6
1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................6
1.2. Địa hình, địa mạo .....................................................................................................6
1.3. Khí hậu ..................................................................................................................... 6
1.4. Thủy văn ...................................................................................................................7
2. Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên ...................................................................7
2.1. Tài nguyên đất ..........................................................................................................7
2.2. Tài nguyên nƣớc .......................................................................................................7
2.3. Tài nguyên rừng.......................................................................................................8
2.4. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................................ 8
2.5. Tài nguyên nhân văn ................................................................................................ 8
3. Phân tích hiện trạng môi trƣờng ..................................................................................8

4. Đánh giá chung ............................................................................................................9
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI .................................................9
2.1. Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................9
2.2. Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực ...............................................10
i


2.3. Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan
đến sử dụng đất ..............................................................................................................13
2.4. Phân tích thực trạng phát triển đơ thị và phát triển nơng thơn ............................... 14
2.5. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ......................................................... 15
2.6. Đánh giá chung .......................................................................................................20
III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ........................ 22
Phần II............................................................................................................................ 23
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ........................................................... 23
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ...........................................................................23
1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai có liên quan đến
việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................................... 23
1.2. Phân tích, đánh giá những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân......................... 28
1.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất
đai ..................................................................................................................................30
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT ...................... 32
2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất .............................................................. 32
2.2. Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong quy hoạch kỳ trƣớc.......................... 36
2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất ......................... 41
2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất ............44
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ
TRƢỚC ......................................................................................................................... 46
3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc............................. 46
3.2. Đánh giá những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực

hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc.............................................................................49
3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử
dụng đất kỳ tới ...............................................................................................................50
IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ......................................................................................... 50
4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp ........................... 51
4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp ......................... 52
Phần III .......................................................................................................................... 56
PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .......................................................... 56
I. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ..............................................................................56
1.1. Khái quát phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội .............................. 56
1.2. Quan điểm sử dụng đất ........................................................................................... 56
ii


1.3. Định hƣớng sử dụng đất theo khu chức năng ......................................................... 58
II. PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ...................................................... 60
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ..........................................................................60
2.2. Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng ........................ 64
2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng ............................................................... 95
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG ........................................................... 96
3.1. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ................................................................................................................96
3.2. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm
an ninh lƣơng thực .........................................................................................................97
3.3. Đánh tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ
đất ở, mức độ ảnh hƣởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải
chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất ............................................97
3.4. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến q trình đơ thị hóa

và phát triển hạ tầng.......................................................................................................97
3.5. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất việc tơn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc ............................................98
3.6. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác
hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che
phủ .................................................................................................................................98
Phần IV .......................................................................................................................... 99
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................................. 99
I. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG ...................................................................................................................... 99
II. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT .............................................................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................102
I. KẾT LUẬN ..............................................................................................................102
II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................103

iii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của cơng tác lập quy hoạch sử dụng đất
Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định
tại Khoản 1 Điều 54 Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực
quan trọng phát triển đất nƣớc, đƣợc quản lý theo pháp luật. Luật Đất đai năm
2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
trong những nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai . Quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đƣợc lập cho các cấp lãnh thổ hành chính (cấp quốc gia, cấp tỉnh và
cấp huyện) nhằm phân bổ đất đai đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý cho các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trị rất quan trọng trong công tác
quản lý Nhà nƣớc về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của từng địa

phƣơng và của đất nƣớc theo nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để Nhà nƣớc quản lý thống
nhất toàn bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai đƣợc sử dụng
tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của huyện đang có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ, làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất cho các ngành,
các lĩnh vực, trong khi nguồn tài nguyên đất đai có hạn. Để đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn 2021 -2030, cũng nhƣ thực
hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra; Ủy ban nhân dân huyện Tam
Nông đã tiến hành lập "Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ". Đây là hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử
dụng đất đai, làm cơ sở cho việc giao, cấp đất, cho thuê đất, thu hồi đất, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các dự án đầu tƣ; xây dựng, phát triển kinh tế xã hội đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa các đối tƣợng sử dụng đất với giữ
vững an ninh, chính trị cũng nhƣ bảo vệ mơi trƣờng sinh thái, cảnh quan trên địa
bàn huyện.
2. Cơ sở của công tác lập quy hoạch sử dụng đất
2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật số 28/2018/QH14 ngày 15/6/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
11 Luật có liên quan đến quy hoạch;
1


- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều
của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;
- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị quyết số 828/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh

Phú Thọ;
- Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 2020) tỉnh Phú Thọ;
- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai,
thi hành Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về giá đất;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về Quản
lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ Sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015
của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 09/4/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050;
2



- Thông tƣ số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ trƣởng Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tƣ số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/02/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y
tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao;
- Thông tƣ số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất;
- Thông tƣ số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính Hƣớng
dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Thơng tƣ số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính Hƣớng
dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc;
- Quyết định số 3444/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Phú
Thọ v/v phê duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày 08/5/2019 của UBND tỉnh Phú Thọ
về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất năm đầu của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh
Phú Thọ Ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 năm
(2020 - 2024);
- Quyết định số 2916/QĐ-UBND ngày 6/11/2020 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc phê duyệt đề cƣơng - dự tốn kinh phí nhiệm vụ lập Quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030;
- Văn bản số 1327/UBND-KTN ngày 01/4/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ
Về việc lập kế hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025 và quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030.

- Các Nghị quyết của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc thông qua danh mục
các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải thu hồi
đất; danh mục các dự án có sử dụng đất phải chuyển mục đích sử dụng đất trồng
lúa dƣới 10 héc ta, đất rừng phòng hộ dƣới 20 héc ta trên địa bàn tỉnh.
3


2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tƣ liệu bản đồ
- Quy hoạch các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên địa
bàn huyện Tam Nông.
- Hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm
đầu của huyện Tam Nông.
- Hồ sơ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã huyện Tam Nông.
- Hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất các năm huyện Tam Nông.
- Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, 2019, thống kê đất đai các năm của
huyện Tam Nông.
- Niên giám thống kê huyện Tam Nông các năm.
- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Nơng các năm.
- Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh
huyện Tam Nông các năm.
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện
giai đoạn 2021 - 2030.
3. Mục tiêu và yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 2030 huyện Tam Nông
3.1. Mục tiêu
- Khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế
trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đảm bảo hài hoà giữa các mục
tiêu, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, đảm
bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.
- Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tƣ, hình thành các vùng sản

xuất, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện q trình
phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2030.
- Làm cơ sở để quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo vệ tài
nguyên đất, bảo vệ cải tạo môi trƣờng sinh thái nhằm sử dụng đất có hiệu quả và
phát triển bền vững.
3.2. Yêu cầu
- Bám sát Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Phú Thọ, quy
hoạch của các ngành có sử dụng đất tại địa phƣơng; Nghị quyết của các cấp ủy
Đảng, phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến
4


năm 2030 và quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn huyện đã đƣợc các cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đƣợc lập phải phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện và đảm bảo môi trƣờng sinh thái bền vững.
- Đề ra đƣợc hƣớng khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả ổn
định lâu dài bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Tam Nông cần đạt
đƣợc 4 u cầu mang tính ngun tắc nhƣng khơng thể thay thế đó là: Thực tế Khoa học - Khả thi và Hiệu quả.
4. Phƣơng pháp xây dựng phƣơng án quy hoạch
Trong quá trình thực hiện dự án đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp điều tra thu thập bổ sung tài liệu, số liệu.
- Phƣơng pháp kế thừa, phân tích tài liệu số liệu đã có.
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá.
- Phƣơng pháp chuyên gia, phỏng vấn.
- Phƣơng pháp dự báo.
- Phƣơng pháp bản đồ để thể hiện các thông tin.
5. Nội dung báo cáo thuyết minh
Báo cáo thuyết minh “Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 huyện

Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ”, ngoài phần Đặt vấn đề, phần kết luận và kiến nghị,
đƣợc bố cục thành 5 phần nhƣ sau:
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai
- Phần III: Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất
- Phần IV: Giải pháp thực hiện
6. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Nông
giai đoạn 2021-2030.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2021 huyện Tam Nông tỷ lệ 1: 25.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Nông giai đoạn 2021-2030
tỷ lệ 1: 25.000.
- Các bảng biểu và phụ lục.
5


PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUN VÀ MƠI TRƢỜNG
1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tam Nơng nằm ở phía đơng nam của tỉnh Phú Thọ, trung tâm của
huyện là thị trấn Hƣng Hóa cách thành phố Việt Trì 30 km đƣờng bộ theo quốc
lộ 32A, 32C, quốc lộ 2. Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn.
- Phía Đơng giáp huyện Lâm Thao và thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp các huyện Cẩm Khê và Yên Lập.
Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần
thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống giao thơng đƣờng bộ,

đƣờng thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đơ Hà
Nội, là đầu mối giao thơng quan trọng trong việc trung chuyển hàng hố và
nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ với thành
phố Hà Nội.
1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Tam Nơng tƣơng đối phức tạp, thể hiện những nét đặc
trƣng của một vùng bán sơn địa, đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sơng, ngịi, hồ,
đầm,… Dạng địa hình thể hiện chính của huyện Tam Nơng là dốc, bậc thang,
lịng chảo, hƣớng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
1.3. Khí hậu
Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm chia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10 với nhiệt độ trung bình thời gian này là 26,6°C. Mùa lạnh từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 19,4°C. Vào mùa nóng thƣờng xảy
ra mƣa lớn, gây úng lụt cục bộ, mƣa lốc xoáy, mùa lạnh thƣờng xảy ra hạn hán.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình của
toàn huyện khá cao 23,6°C, số ngày mƣa trong năm là 134 ngày với lƣợng mƣa
trung bình là 1215,4 mm.
6


Với điều kiện khí hậu nhƣ vậy nhìn chung là tƣơng đối thích hợp, thuận
lợi cho việc sản xuất nơng nghiệp và đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, vào mùa
mƣa ở những vùng thấp trũng dễ gây nên tình trạng ngập úng làm ảnh hƣởng
đến năng suất cây trồng, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất. Còn tại các vùng
đất dốc, đặc biệt là các khu vực không có thảm thực vật che phủ thì q trình xói
mịn diễn ra mạnh.
1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và
sông Bứa.

+ Sông Hồng chảy qua huyện từ xã Tứ Mỹ đến xã Hồng Đà, với chiều dài
34km, chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện nên sông Hồng có vai trị rất
quan trọng trong việc cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân;
đồng thời cũng cung cấp một lƣợng phù sa mới cho đồng ruộng góp phần vào
việc cải thiện độ phì đất.
+ Sơng Đà chảy qua xã Hồng Đà có chiều dài khoảng 4,1 km, đây cũng
chính là đoạn hợp lƣu của sơng Đà và sông Hồng.
+ Sông Bứa chảy qua địa phận huyện Tam Nông bắt đầu từ xã Tề Lễ đến
xã Tứ Mỹ đổ ra sơng Hồng, có chiều dài 12 km, cũng góp phần tích cực vào
việc tƣới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, do lịng sơng hẹp
và chảy qua địa hình đồi núi, độ dốc cao nên vào mùa mƣa lũ lớn thƣờng xảy ra.
2. Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu thổ nhƣỡng và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, huyện
Tam Nông - tỉnh Phú Thọ thì huyện gồm 4 nhóm đất chính và đƣợc phân chi tiết
làm 9 đơn vị cấp II và 21 đơn vị phụ cấp III. Tồn bộ diện tích đất đai của huyện
đƣợc phân làm 2 vùng chính: Vùng đồng bằng - dộc ruộng trên cơ sở xác định
theo địa hình tƣơng đối và vùng đồi núi đƣợc xác định bằng độ dốc địa hình.
2.2. Tài nguyên nƣớc
Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú có lƣu lƣợng khoảng 30 lít/giây, nguồn
nƣớc này đang đƣợc khai thác dƣới dạng giếng đào, giếng khoan. Nguồn nƣớc
mặt bao gồm rất nhiều các ao, hồ, kênh mƣơng góp phần khơng nhỏ trong việc
phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, việc tƣới cho cây trồng vùng đồi hiện nay vẫn phụ
thuộc hoàn toàn vào nƣớc trời, huyện đang xây dựng các dự án đầu tƣ hệ thống
tƣới chủ động vùng đồi vào giai đoạn 2021 - 2030.
7


2.3. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang đƣợc phục hồi và

ngày càng phát triển. Tài nguyên rừng đã góp phần giữ nƣớc đầu nguồn, hạn
chế q trình xơ lũ, cải thiện cảnh quan mơi trƣờng và cung cấp các loại gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp và chất đốt cho nhân dân.
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 9 loại mỏ khống sản và điểm quặng
trong đó có 2 mỏ lớn vừa, 3 mỏ nhỏ và 4 điểm quặng gồm có: Than bùn tại Cổ
Tiết 2 mỏ, trữ lƣợng khoảng 456.000 tấn; Mica tại Thọ Văn 01 mỏ, trữ lƣợng
khoảng 5.000 tấn. Ngồi ra cịn có 01 mỏ khác tại xã Dị Nậu, nhƣng chƣa đƣợc
thăm dò trữ lƣợng của mỏ; Caolin - Fenpats tại Dị Nậu có trữ lƣợng Caolin
khoảng 3.319.000 tấn, Fenspat khoảng 2.991.000 tấn. Cát xây dựng tại các
dịng sơng trữ lƣợng khoảng 3,5 triệu m3;
Khống sản của huyện Tam Nông về trữ lƣợng mới chỉ ở cấp dự báo và
phần lớn khơng tập mỏ có hệ số bóc đất cao làm tăng chi phí khai thác và giá
thành sản phẩm chung.
2.5. Tài nguyên nhân văn
Tam Nông là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử
văn hoá lâu đời. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn lƣu giữ nhiều di sản
văn hố có giá trị bao gồm cả di sản văn hố vật thể và phi vật thể.
Di tích lịch sử văn hố: Tồn huyện có 70 di tích lịch sử văn hố, trong
đó 11 di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia, 21 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh, 38
di tích chƣa đƣợc xếp hạng.
Lễ hội và giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu: Lễ hội Phết Hiền Quan,
cầu trâu Hƣơng Nha; Kéo lửa, nấu cơm thi ném Cầu Giỏ thôn Gia Dụ xã Vực
Trƣờng, giã bánh giầy Hƣng Hoá, truyện cƣời Văn Lang, hát ghẹo Nam Cƣờng
- Thanh Uyên.
Cảnh quan thiên nhiên: Hệ thống hồ đầm phong phú tạo điều kiện phát
triển du lịch sinh thái.
3. Phân tích hiện trạng mơi trƣờng
Tam Nơng có mơi trƣờng tự nhiên khá đa dạng, chất lƣợng môi trƣờng tốt.
Tuy nhiên do phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải khai thác tài nguyên, trong

nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón vơ cơ, thuốc bảo vệ thực vật, trong cơng
nghiệp việc khai thác khống sản, phát triển các khu, cụm công nghiệp, phát triển
8


giao thông, thuỷ lợi, phát triển thị trấn, thị tứ và thu gom rác thải chƣa thành hệ
thống đã làm suy giảm môi trƣờng tự nhiên, gây ô nhiễm môi trƣờng. Tại nơng
thơn nhiều nơi cịn thiếu nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, việc sử dụng phân bón vơ
cơ, thuốc bảo vệ thực vật thiếu khoa học cũng làm suy giảm mơi trƣờng.
4. Đánh giá chung
- Huyện Tam Nơng có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, địa hình có cả đồng
bằng, trung du và miền núi mang lại cho huyện nhiều tiềm năng phát triển kinh
tế nông nghiệp tổng hợp và đa dạng hóa cây trồng. Vùng đồng bằng thuận lợi
cho việc phát triển cây lƣơng thực, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp
ngắn ngày (lạc, đậu tƣơng) cho năng suất cao; vùng đồi gò thấp và một số bãi
bồi ven sông thuận lợi với việc chăn ni đại gia súc theo hƣớng hàng hóa (bị
hƣớng nạc, bị hƣớng sữa).
- Hệ thống giao thơng của huyện khá thuận lợi cho việc đi lại, giao lƣu, vận
chuyển hàng hóa, nơng sản, vật tƣ phục vụ đời sống và sản xuất của ngƣời dân.
- Huyện có hệ thống kênh mƣơng cấp 1, 2 và kênh mặt ruộng (cấp 3)
đã đƣợc kiên cố hóa tạo điều kiện cho việc chủ động tƣới tiêu cho phần lớn
diện tích canh tác.
- Địa bàn huyện có 3 con sơng lớn chảy qua nên hàng năm các vùng bãi
ngoài đê đƣợc bồi đắp thêm một lƣợng phù sa lớn làm tăng độ màu mỡ cho đất,
thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu.
- Do ít chịu tác động về mơi trƣờng nên trong việc sử dụng đất canh tác
luôn đảm bảo về năng suất và sản lƣợng của cây trồng.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà
nƣớc, kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tam Nơng nói riêng đã có bƣớc
phát triển rõ rệt.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 10,38%.
- Tổng sản lƣợng lƣơng thực là 29,185.4tấn,
- Lƣơng thực bình quân là 331,1 kg/ngƣời/năm,
- Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời/năm đạt 33,9 triệu đồng,
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân là: 10,38 %/năm,
9


+ Công nghiệp - xây dựng là 14,09%/năm,
+ Dịch vụ tăng là 7,08%/năm,
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 10,17%/năm,
- Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (giá trị tăng thêm theo giá thực tế):Nông, lâm, thủy
sản chiếm 34,2%; công nghiệp, xây dựng chiếm 33,7%; dịch vụ chiếm 32,1%.
- Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 5 năm từ 2015-2020 đạt 9.684,50 tỷ đồng,
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện dần chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp,
thủy sản.
Cơ cấu kinh tế năm 2020 (giá thực tế): Công nghiệp - xây dựng 33,7%,
Thƣơng mại - Dịch vụ 32,1%, Nông - lâm - thủy sản 34,2% (cơ cấu tƣơng ứng
năm 2010 là 31,40%, 32% và 36,60%).
Trong giai đoạn tới, với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, của UBND tỉnh Phú Thọ
cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thƣơng mại giảm dần tỷ trọng ngành nơng nghiệp.
2.2. Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
Nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả
các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp tiếp tục phát

triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, giá trị và
hiệu quả kinh tế; Nông nghiệp - nông thơn có sự chuyển dịch cơ cấu các loại
hình, các thành phần kinh tế; công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì đƣợc tốc
độ tăng trƣởng; năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng cao.
Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến, quy mơ thị trƣờng tiếp tục đƣợc
mở rộng; Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ
trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp.
Nhìn chung, hiện nay kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp,
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chƣa đạt mức theo yêu cầu nhƣng đã có
dấu hiệu chuyển đổi tích cực.
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác phát triển sản xuất nhƣ:
Cung ứng giống, chỉ đạo gieo mạ, cấy lúa đúng khung lịch thời vụ; chỉ đạo, thực
hiện tốt việc tích tụ ruộng đất nông nghiệp; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi;
10


tu sửa, nạo vét, vệ sinh toàn bộ hệ thống kênh mƣơng, nâng cấp, bảo dƣỡng các
hồ đập, khơi thông dòng chảy tại các ngòi tiêu để phục vụ sản xuất; đẩy mạnh
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đƣa các giống lúa lai, lúa chất lƣợng cao
có tiềm năng, năng suất vào sản xuất; chú trọng phát triển đàn bò, phát triển đàn
lợn, đàn gia cầm, làm tốt cơng tác phịng trừ dịch bệnh, phát triển vùng ni trồng
thủy sản tập trung và thâm canh; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nhƣ: Vùng sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao Tề Lễ, Quang Húc khoảng 100 ha; sản xuất liên kết
chuối ở xã Hƣơng Nộn, Dân Quyền, Lam Sơn với diện tích trên 120 ha; sản xuất
trồng cam canh tại xã Hƣơng Nộn, với diện tích 28 ha; trồng bƣởi diễn tập trung
tại các xã Dân Quyền, Tề Lễ với diện tích trên 22,5 ha; liên kết sản xuất lúa giống
tại xã Lam Sơn, Dân Quyền, Hƣơng Nộn, với diện tích trên 120 ha; sản xuất rau
tập trung theo hƣớng an toàn ở xã Hƣơng Nộn, Dân Quyền với diện tích 10 ha đã

chứng nhận VietGap,..và xây dựng nhà lƣới sản xuất rau, quả công nghệ cao tại
Hƣơng Nộn, Dân Quyền, với diện tích 1,5 ha; liên kết sản xuất măng tây, ớt, dƣa
chuột,.. tại xã Dân Quyền, Hƣơng Nộn, Lam Sơn, Bắc Sơn, với diện tích 38,6
ha,… Vì vậy, sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản vẫn duy trì ổn định và có bƣớc
tăng trƣởng khá, cụ thể:
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây có hạt đạt 5.550,8ha, đạt
100% so với kế hoạch; sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt đạt 30.675 tấn, đạt 96,6%
so với mục tiêu kế hoạch (nguyên nhân sản lƣợng giảm chủ yếu là do giảm diện
tích, những chân ruộng trồng lúa kém hiệu quả đã đƣợc ngƣời dân chuyển sang
nuôi trồng thủy sản và trồng các cây trồng khác). Trong đó: Cây lúa: Diện tích
4.200 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất 57 tạ/ha, đạt 100% kế hoạch, sản lƣợng
23.520 tấn, đạt 98% kế hoạch; cây ngô: Diện tích 1.350 ha, đạt 96% kế hoạch,
năng suất 53 tạ/ha, đạt 98% kế hoạch, sản lƣợng 7.155 tấn, đạt 95% kế hoạch.
Diện tích, năng suất, một số cây trồng khác đƣợc giữ vững và ổn định.
- Về chăn nuôi: Đã thu hút một số doanh nghiệp đầu tƣ phát triển chăn nuôi
theo công nghệ tiên tiến tại xã Tề Lễ và xã Quang Húc đi vào hoạt động, cho sản
phẩm có giá trị kinh tế cao, nổi bật trong đó có Cơng ty Cổ phần ĐTK, Cơng ty
TNHH Minh Hiếu Phú Thọ, Cơng ty Cổ phần tập đồn DABACO,.. đã tác động
tích cực đến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế chung của huyện.
- Về thủy sản: Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện có chiều hƣớng phát
triển tốt, đã tăng cƣờng rà soát, quản lý quỹ đất, ao, hồ, đầm đƣa vào quản lý, khai
thác, giao thầu và giao thầu lại cho các hộ để phát triển thủy sản. Tổng diện tích
ni trồng thuỷ sản 1.125 ha, đạt 97,8% so với kế hoạch; sản lƣợng khai thác:
11


4.200 tấn; lồng nuôi là 62 lồng, sản lƣợng đạt 136,4 tấn; thực hiện tốt các chính
sách trợ giá giống thủy sản của tỉnh, đã tiếp nhận và trợ giá giống thủy sản cho
các hộ và trang trại đúng quy định, với tổng kinh phí 1.566,6 triệu đồng.
- Về lĩnh vực lâm nghiệp: Thực hiện tốt cơng tác rà sốt diện tích rừng

phịng hộ ít sung yếu chuyển sang rừng sản xuất trên địa bàn theo chỉ đạo và
hƣớng dẫn của tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chủ hộ có
rừng tham gia quản lý, chăm sóc, bảo vệ, hàng năm ký cam kết không để xảy ra
cháy rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện 3.639,58 ha (trong
đó, rừng tự nhiên 137,7 ha, diện tích rừng trồng đã thành rừng 2.616,41 ha, diện
tích rừng trồng mới 885,46 ha), độ che phủ rừng ổn định 22,8%.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp - xây dựng đạt so với kế hoạch đã
đề ra, các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp - TTCN tập trung ở các sản phẩm
nhƣ: Bia bình qn đạt 49 triệu lít/ năm, chế biến thức ăn chăn ni bình qn
đạt 42.301 tấn/năm, nhơm thanh đạt 500 tấn, gạch Tuynel bình quân đạt 42,6
triệu viên, gỗ chế biến 14.700 m3, quần áo may sẵn 260 nghìn cái,... góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng
tăng tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn huyện.
Ủy ban nhân dân huyện thƣờng xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp,
giải quyết kịp thời những khó khăn, kiến nghị của nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp
tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đã
tạo niềm tin, thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào huyện. Qua 5 năm 2016-2020
đã đã thu hút thêm đƣợc một số dự án đầu tƣ vào địa bàn sản xuất công nghiệp,
công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tƣ vào khu công nghiệp Trung Hà,
cụm công nghiệp Cổ Tiết và các điểm công nghiệp của huyện; trong đó, có một
số dự án đã hoàn thành và ổn định sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế nhƣ: Sản
xuất gạch, nhôm, gỗ ván ép, linh kiện điện tử, may, bia, trứng gà sạch, thức ăn
chăn ni,... góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động,
đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nƣớc.
Song song với phát triển công nghiệp, UBND huyện luôn quan tâm chỉ
đạo phát triển mạnh các ngành, nghề tiểu thủ cơng nghiệp, duy trì và phát triển
các làng nghề, nhƣ: Đồ gỗ dân dụng, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mây - tre đan...
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ


12


Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, chống
buôn lậu, gian lận thƣơng mại; đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, du lịch; phát triển
thƣơng mại gắn với cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt
Nam”; tăng cƣờng quản lý, nâng cao chất lƣợng hoạt động Hội chợ thƣơng mại
trên địa bàn. Giá cả hàng hóa, dịch vụ cơ bản ổn định, đảm bảo cung cấp hàng
hóa phục vụ sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân.
Thực hiện tốt công tác quản lý thị trƣờng, tạo điều kiện lƣu thơng hàng
hóa, ổn định giá cả mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân,
đã tập trung giải quyết dứt điểm vƣớng mắc trong đầu tƣ xây dựng chợ Cổ Tiết,
đang tích cực phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để tháo khó khăn, vƣớng mắc
trong đầu tƣ xây dựng chợ Hƣng Hóa.
Các hoạt động dịch vụ thƣơng mại, viễn thơng duy trì ổn định. Dịch vụ
vận tải tiếp tục phát triển ổn định và đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển
hàng hóa và hành khách, chất lƣợng vận tải đƣợc nâng lên. Sản lƣợng vận tải
hàng hố vận chuyển đạt 526,2 nghìn tấn, đạt 104,86% so với mục tiêu đại hội.
2.3. Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập
quán có liên quan đến sử dụng đất
2.3.1. Dân số
Theo số liệu niên giám thống kê 2020, dân số huyện Tam Nông là 87.931
ngƣời, mật độ dân số là 567 ngƣời/km2. Tình hình phân bố dân cƣ trên địa bàn
huyện khơng đều, dân số tập trung chủ yếu ở các xã và thị trấn có điều kiện kinh
tế - xã hội phát triển nhƣ: thị trấn Hƣng Hóa, xã Hƣơng Nộn, xã Hiền Quan, xã
Vạn Xuân.
Nhờ làm tốt công tác dân số kế hoạch hố gia đình, tỷ lệ tăng dân số của
huyện luôn ổn định ở mức khoảng 0,07%/năm. Đây là tỷ lệ khá thấp so với
trung bình trung của toàn tỉnh.

2.3.2. Lao động, việc làm
Trong giai đoạn 2015 - 2020, lao động của huyện đã tăng lên đáng kể cả
về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2020, toàn huyện có 46.096 lao động, chiếm
54% dân số. Trong đó, số lao động nông nghiệp của huyện là 18.174 ngƣời, lao
động cơng nghiệp là 11.627 ngƣời và cịn lại là lao động trong ngành dịch vụ.
Bên cạnh sự thay đổi về số lƣợng lao động thì chất lƣợng lao động của huyện
cũng đã có những thay đổi nhất định. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của huyện
tăng từ 16,4% năm 2015 lên 22% vào năm 2020.

13


Bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới đƣợc cho trên 1.690 lao
động. Trong 5 năm tổ chức đƣợc 97 lớp dạy nghề với 3.461 ngƣời tham gia.
Huyện đã giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách
với ngƣời có cơng và các chính sách an sinh xã hội đạt đƣợc nhiều kết quả tốt.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của đại bộ phận dân cƣ đƣợc
nâng lên: Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt 33,9
triệu/đồng/năm (theo giá thực tế); các tiện nghi sinh hoạt của đại bộ phận dân cƣ
đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nằm trong tình trạng chung của các tỉnh thuộc
khu vực miền núi Bắc Bộ, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của ngƣời
dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ nhìn chung cịn ở mức thấp, bình qn GDP
trên đầu ngƣời của tỉnh chỉ bằng khoảng 60% bình quân chung của cả nƣớc.
2.4. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn
2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị
Tam Nông là một huyện bán trung du miền núi, nằm ở phía Đơng Nam
của tỉnh Phú Thọ, thị trấn Hƣng Hóa là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện.
Trên địa bàn huyện đã có thị trấn Hƣng Hố đƣợc cơng nhận là đơ thị loại
V với diện tích 471,21 ha. Đây là trung tâm Kinh tế - Văn hoá - Xã hội của
huyện; thị trấn đƣợc hình thành và phát triển trong nhiều năm qua và ngày càng

phát triển mạnh mẽ, những cơ sở kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ ngày càng đƣợc đầu
tƣ phát triển theo kịp tốc độ đơ thị hóa; các xí nghiệp cơng nghiệp, sản xuất kinh
doanh là cơ sở quan trọng tạo sự hình thành và phát triển, là nội lực cần thiết
đóng góp nhiều cho cơng cuộc cơng nghiệp hoá của thị trấn.
Việc đầu tƣ xây dựng các cơng trình hạ tầng xã hội ở khu vực trung tâm
huyện lỵ nhƣ nhà ở, các cơng trình dịch vụ, thƣơng mại, cơng cộng, y tế, văn
hố, giáo dục, cây xanh và các cơng trình khác đang đƣợc đẩy mạnh. Các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật nhƣ giao thơng đơ thị hiện gồm có đƣờng QL32A và tỉnh
lộ 316B đi qua đƣợc đầu tƣ rải nhựa, tuyến đƣờng nối Tam Nông đi Thanh
Thủy, …hầu hết các tuyến đƣờng đã đƣợc nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhƣ cầu
vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân.
Hệ thống điện chiếu sáng đô thị đƣợc chú trọng quan tâm đầu tƣ vừa đảm
bảo chiếu sáng sinh hoạt vừa đảm bảo tiêu chuẩn mỹ quan và tiêu chuẩn chiếu
sáng đƣờng phố.
Nhà ở và công sở: Hiện tại các khu nhà ở của nhân dân do ngƣời dân tự
xây dựng theo khả năng kinh phí của từng gia đình, chƣa theo một quy mơ đầu
tƣ chung nên mỹ quan còn nhiều hạn chế. Trụ sở một số cơ quan, ban ngành
14


đóng trên địa bàn mới đƣợc xây dựng, tuy nhiên cần bổ sung thêm để đáp ứng
nhu cầu làm việc.
2.4.2. Thực trạng phát triển nông thôn
Các khu dân cƣ nông thơn đƣợc hình thành từ lâu đời, thƣờng tập trung
thành làng, thơn, xóm. Tồn huyện có 11 xã và 01 thị trấn. Những năm gần đây,
bộ mặt các khu dân cƣ đã có nhiều thay đổi, các đƣờng giao thơng đã đƣợc bê
tơng hóa, nhiều khu dân cƣ đã đƣợc cấp nƣớc sạch sinh hoạt theo chƣơng trình
nơng thơn mới. Môi trƣờng sinh thái của các khu dân cƣ nông thơn nhìn chung
khá tốt, ngoại trừ một số ít các khu dân cƣ gần các khu công nghiệp đang phải
chịu những ảnh hƣởng của khơng khí, tiếng ồn, nƣớc thải. Nhà ở tại khu vực các

xã ngoại thành thƣờng có vƣờn trong khn viên ở, kết hợp các cơng trình phụ
khác theo mơ hình VAC.
Tuy nhiên khu dân cƣ nơng thơn là vùng có nhiều tác động bởi q trình
phát triển kinh tế xã hội (cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa) do vậy quỹ đất sản xuất
nơng nghiệp vốn đã ít lại có xu thế ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó, chăn ni
quy mơ hộ cịn phổ biến, một số hộ chăn nuôi quy mô lớn vẫn ở trong khu dân
cƣ đã làm cho môi trƣờng khu dân cƣ bị ô nhiễm. Hiện tại đƣờng làng, đƣờng
thôn hầu hết mới đƣợc đầu tƣ mặt đƣờng còn hệ thống rãnh thải 2 bên chƣa
đƣợc đầu tƣ đồng bộ dẫn đến nƣớc thải tràn ra xung quanh, ảnh hƣởng đến môi
trƣờng khu dân cƣ. Hệ thống đƣờng nội đồng, nhất là đƣờng trục cịn chƣa đƣợc
đầu tƣ cứng hóa dẫn đến khó khăn trong sản xuất và trong vận chuyển nơng sản.
2.5. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Giao thơng
Tồn huyện có 846,6 km đƣờng bộ, 56 km đƣờng sơng. Đã đảm bảo 100%
số xã có đƣờng ô tô vào đến trung tâm xã. Trong Mạng lƣới giao thông tiếp tục
đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, đƣa tổng số km đƣờng giao thơng nơng thơn đƣợc cứng
hóa là 285,5 km, đạt 51,12%.
a. Đường bộ
- Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Tam Nơng có 2 tuyến Quốc lộ chạy qua,
tổng chiều dài: 28,2 km là quốc lộ 32A: Chiều dài 20,2 km, trong đó đoạn Trung
Hà - Cổ Tiết dài 14km đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn còn lại Cổ Tiết - Tề lễ dài 6,2
km đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, mặt đƣờng bê tông nhựa; quốc lộ 32C: Dài 8
km điểm đầu từ cầu Phong Châu đến điểm cuối là cầu Tứ Mỹ, đã đƣợc cải tạo
thành đƣờng cấp III miền núi.

15


- Tỉnh lộ: Huyện Tam Nơng có 38,6 km gồm 3 tuyến là tỉnh lộ 315 từ ngã
tƣ Cổ Tiết đi Vực Trƣờng-Tứ Mỹ-Phƣơng Thịnh-Bệnh viện đa khoa thuộc xã

Cổ Tiết dài 35 km; tỉnh lộ 316 Cầu Trung Hà đi Thanh Thuỷ dài 1,1km; tỉnh lộ
316B từ thị trấn Hƣng Hoá đi huyện Thanh Thuỷ dài 2,5 km. Hầu hết là đƣờng
cấp IV miền núi mặt đƣờng láng nhựa.
- Huyện lộ: tồn huyện có 42km/12 tuyến, trong đó mặt đƣờng bê tơng
nhựa có chiều dài là 4,5 km; đƣờng cấp V, VI miền núi mặt đƣờng láng nhựa có
chiều dài là 15,5km; đƣờng bê tơng xi măng có chiều dài là 2km; đƣờng cấp phối
chất lƣợng kém có chiều dài là 20 km.
- Đƣờng liên xã:Tổng cộng có 71km/32 tuyến thuộc 20 xã thị trấn trong
huyện. Trong đó đƣờng cấp IV miền núi có chiều dài 0,6km mặt đƣờng láng
nhựa; đƣờng cấp V miền núi có chiều dài là 9,2km mặt đƣờng láng nhựa; đƣờng
bê tơng xi măng có chiều dài là 10,3km; đƣờng đá dăm có chiều dài là 2,8km;
đƣờng đất chất lƣợng kém có chiều dài là 48,1 km.
- Đƣờng liên thơn nội thơn:Tồn huyện có 302,7 km bao gồm 94,8 km
đƣờng bê tông xi măng, 5,2 km đƣờng đá dăm và 202,7 km đƣờng đất.
- Đƣờng ra đồng, lên đồi: Tồn huyện có 220 km gồm: 1,2 km đƣờng bê
tông xi măng và 218,8 km là đƣờng đất, chất lƣợng xấu và rất xấu.
b. Đường thuỷ nội địa
- Sơng Hồng: Chạy dọc biên giới phía Bắc và phía Đơng của huyện Tam
Nơng với chiều dài 36 km, mực nƣớc trung bình 1,5  2m, chiều rộng trung bình
200  300m
- Sơng Đà: Ở biên giới phía Nam của huyện với chiều dài 4km, mực nƣớc
trung bình 1,5m chiều rộng trung bình 100  200m.
- Sơng Bứa: Ở phía Tây của huyện với chiều dài 15,9km, mực nƣớc trung
bình 0,5  2m, chiều rộng trung bình 50  100m.
2.5.2. Thủy lợi
- Cơng trình phục vụ tƣới, tiêu trong nơng nghiệp: Đã nâng cấp và có dự
án nâng cấp, cải tạo 11 trạm bơm, 5 hồ đập, xây mới 2 trạm bơm tƣới, 01 trạm
bơm tiêu, 20 km kênh đầu mối, 14,3 km cấp III (kênh mặt ruộng). Trong đó tập
trung đầu tƣ một số cơng trình thủy lợi trọng điểm nhƣ: hệ thống trạm bơm gị
mít năng lực thiết kế tƣới 620 ha, trạm bơm tiêu Hiền Quan năng lực thiết kế

tiêu 96 ha, trạm bơm tƣới Hƣơng Nộn, Dậu Dƣơng...

16


- Cơng trình đê điều phục vụ cơng tác phịng chống lụt bão: Các tuyến đê
sông đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu ngăn nƣớc, chống
lũ, một số đoạn sạt lở bờ vở sông cũng đã đƣợc xử lý bằng biện pháp cơng
trình (kè cứng, kè mềm) góp phần ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, đồng
thời bảo vệ an toàn cho các cơng trình dân sinh kinh tế của Nhà nƣớc và nhân
dân. Các cơng trình nhƣ: Nâng cấp tuyến đê chậm lũ Tam Thanh, từ Hƣơng
Nộn đến Hồng Đà; tu bổ, nâng cấp tuyến đê hữu thao từ đoạn Thanh Uyên đến
Cổ Tiết; nâng cấp tuyến đê tả, hữu Bứa; Kè cứng chống sạt lở bờ, vở sông tại
xã Vực Trƣờng: 2,5 km, Hiền Quan: 0,777km, Cổ Tiết: 1,5 km, Thƣợng Nông:
2,2 km, Hồng Đà: 2,9 km. Cùng với đê, kè, các cống dƣới đê cũng đã thƣờng
xuyên đƣợc đầu tƣ tu sửa đáp ứng yêu cầu chủ động trong cơng tác phịng
chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
Đã đầu tƣ, cải tạo các cơng trình thủy lợi, kênh mƣơng, hồ đập, ngịi tiêu,
xây dựng hệ thống kè ven sơng, sửa chữa, tu bổ các tuyến đê, trạm bơm ven sông,
trạm bơm nội đồng phục vụ sản xuất, đã cứng hóa đƣợc 14,24km kênh mƣơng.
Xây dựng mới hệ thống nƣớc sạch trên địa bàn 08 xã, nâng tỷ lệ hộ gia đình
đƣợc dùng nƣớc sạch, hợp vệ sinh lên 93%.
2.5.3. Năng lượng – bưu chính viễn thơng
Hệ thống điện tại huyện Tam Nông đã từng bƣớc đƣợc cải tạo nâng
cấp, đã có 100% xã, thị trấn có điện lƣới quốc gia, với 43 trạm hạ thế, tỷ lệ
hộ sử dụng điện năm 2020 đạt 100%. Xây dựng, bổ sung, nâng cấp mới đƣợc
17 trạm biến áp tại địa bàn các xã, thị trấn, 47,5km đƣờng điện trung thế,
23,7km đƣờng điện hạ thế, tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc sử dụng điện đạt 100%.
Tuy nhiên lƣới điện nông thôn ở nhiều xã vẫn chƣa đảm bảo kỹ thuật, tiêu
hao điện năng cao, đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng sử dụng điện.

Mạng lƣới bƣu chính viễn thơng huyện Tam Nơng phát triển tƣơng đối
nhanh, cơ bản có độ phủ tốt, chất lƣợng cao, cơng nghệ hiện đại, có khả năng
nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Tồn huyện có 19 điểm bƣu điện văn
hố xã có nối mạng Internet theo chƣơng trình phổ cập Internet vùng nơng
thơn hoạt động ổn định và có hiệu quả; Có 12/12 điểm bƣu điện văn hoá xã,
thị trấn mở dịch vụ chuyển tiền phục vụ cho nhân dân; Báo Đảng, báo Phú
Thọ, đến các đảng uỷ, UBND và các chi bộ đảng trong tồn huyện kịp thời và
có hiệu quả. Đến cuối năm 2020, huyện Tam Nơng đã đạt bình qn 7,2 máy
điện thoại/100 dân. Các loại hình dịch vụ đầy đủ, phong phú; trên địa bàn
huyện có 3 nhà cung cấp dịch vụ bƣu chính, viễn thơng hoạt động. Cơng tác

17


quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực bƣu chính, viễn thông đã đƣợc triển khai từ cấp
huyện đến cơ sở và đạt đƣợc những kết quả tốt.
2.5.4. Xã hội
a. Giáo dục - Đào tạo
Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành; chất lƣợng giáo viên dạy
giỏi, học sinh giỏi các cấp đƣợc duy trì, từng bƣớc đƣợc nâng cao. Tỷ lệ trẻ em
trong độ tuổi ra nhà trẻ đạt 33,3%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi mẫu giáo đạt
100,1%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi vào lớp 1 đạt 100%; cơng tác phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ ln đƣợc quan tâm, 100% xã, thị trấn tiếp tục duy trì và nâng cao
chất lƣợng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên,
chƣơng trình dạy học và đào tạo nghề đảm bảo đạt kết quả. Đã tổ chức và phối
hợp tổ chức 14 lớp sơ cấp nghề cho 490 học viên đạt 100% kế hoạch; phối hợp
tổ chức 05 lớp Trung cấp nghề cho 150 học viên; 05 lớp dạy nghề nông thôn cho
175 học viên, đạt 100%, tổ chức dạy văn hóa, kết hợp với học nghề trên 300 học

viên; tỷ lệ học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT đạt 98%.
Việc triển khai xây dựng trƣờng học đạt chuẩn quốc gia luôn đƣợc quan
tâm, đầu tƣ; cơng tác xã hội hóa đƣợc thực hiện rộng khắp, góp phần quan trọng
trong phát triển giáo dục và đào tạo. Từ năm 2016 đến 2020, tồn huyện có thêm
14 trƣờng học đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng số trƣờng học đạt chuẩn
quốc gia của huyện lên 50 trƣờng học, tỷ lệ 89,2%; duy trì chuẩn quốc gia 38
trƣờng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục đƣợc đầu tƣ theo hƣớng
chuẩn hóa, hiện đại hóa; tổng số phịng học của cả 3 bậc học là 671 phịng; trong
đó: Kiên cố 642 (95,7%), bán kiên cố 29 (4,3%), cụ thể: Mầm non: 212 phịng,
trong đó: kiên cố 186 phòng tỷ lệ 87,7%; bán kiên cố 26 phịng tỷ lệ 12,3%; tiểu
học: 288 phịng, trong đó: kiên cố 285 phòng tỷ lệ 98,96%; bán kiên cố 3 phòng
tỷ lệ 1,04%; trung học cơ sở: 171 phòng, trong đó: kiên cố 171 phịng tỷ lệ 100%.
b. Y tế
Tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế, chỉ đạo xây
dựng 100% xã, thị trấn đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế, đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật
chất Trung tâm Y tế huyện bằng nguồn xã hội hóa. Đã thực hiện đầu tƣ xây mới
07 trạm y tế xã, thị trấn, cải tạo nâng cấp 07 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y
tế; Trung tâm y tế huyện đã đầu tƣ bằng nguồn xã hội hóa ƣớc 62,644 tỷ đồng để
nâng cấp, xây mới nhà điều trị, nhà khám bệnh, các khoa, phòng và mua sắm các
18


trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh ngày càng đƣợc tốt
hơn. Đội ngũ y, bác sỹ đƣợc nâng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, đến nay, tồn
huyện có 74 bác sỹ, đạt 9,5 bác sỹ/1 vạn dân, đạt 103,3% so với mục tiêu kế
hoạch; tinh thần, thái độ phục vụ ngƣời bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, phục
vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân.
Tích cực triển khai các biện pháp phịng chống dịch bệnh, theo dõi, nắm chắc
tình hình, diễn biến của các loại dịch bệnh, có phƣơng án xử lý kịp thời, khơng để
dịch lây lan; duy trì tiêm chủng ở các xã, thị trấn; tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm

chủng hàng năm đạt 99,5%; thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra liên ngành về hành
nghề y - dƣợc tƣ nhân trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử phạt hành chính đối với
những trƣờng hợp vi phạm theo quy định. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP đối với cơ sở kinh doanh theo quy định;
thƣờng xuyên tổ chức các cuộc liên kiểm tra liên ngành về VSATTP, không để xảy
ra tình trạng ngộ độc thực phẩm lớn trên địa bàn.
c. Văn hóa
Các hoạt động văn hóa, thơng tin, truyền thanh có nhiều tiến bộ, đã chuyển
tải kịp thời các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc, các thơng tin về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phịng, an ninh.
Đẩy mạnh thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển văn hố, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích,
di sản văn hố với phát triển du lịch; khuyến khích các xã, thị trấn đầu tƣ xây dựng
cơ sở vật chất, thiết chế văn hố, thơng tin từ nguồn xã hội hóa để từng bƣớc đáp
ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa tin thần của Nhân dân; thực hiện tốt công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân về bảo vệ và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hóa; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa để thực hiện cơng tác
bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện.
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gƣơng Bác Hồ vĩ
đại” gắn với phát triển toàn diện, sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng;
cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT đƣợc tăng cƣờng, tổ chức nhiều hoạt
động thi đấu, giao hữu TDTT chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất
nƣớc, của địa phƣơng. Đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội TDTT tại các xã, thị
trấn, Đại hội TDTT cấp huyện, tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT tỉnh Phú Thọ
lần thứ VIII đạt kết quả tốt.
Công tác tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn đƣợc
triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân, thƣờng xuyên, có hiệu quả, phản
ánh kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nƣớc, nhiệm
19



vụ chính trị và các hoạt động trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt việc thu, phát
chƣơng trình truyền thanh của đài cấp trên; thƣờng xuyên kiểm tra, củng cố, nâng
cao chất lƣợng hoạt động các đài Truyền thanh cơ sở.
Các di tích lịch sử văn hóa đƣợc bảo tồn, tơn tạo, phát huy giá trị văn hóa.
2.6. Đánh giá chung
* Thuận lợi
Có sự thống nhất tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng; sự
chỉ đạo điều hành năng động sáng tạo, nhạy bén của chính quyền, sự kết phối
kết hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân, sự nỗ lực phấn
đấu của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Đƣờng lối đổi mới tiếp tục đƣợc
thực hiện và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Tăng cƣờng sự lãnh đạo toàn
diện của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính.
Có nhiều biện pháp phù hợp để thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện giải phóng mặt
bằng xây dựng phát triển công nghiệp.
Giá trị sản xuất tiếp tục tăng trƣởng, cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo
hƣớng sản xuất hàng hố, nhiều mơ hình sản xuất mới có thu nhập cao đƣợc
phát triển ở các địa phƣơng. Khơng cịn hộ đói, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ
hộ giàu ngày một tăng. Khoa học kỹ thuật đã đƣợc ứng dụng đƣa vào sản xuất,
góp phần tăng năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi.
Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, 100% số xã có trƣờng học, trụ sở làm
việc, trạm y tế mới, hệ thống đƣờng giao thơng đƣợc nhựa và bê tơng hố. Hoạt
động tài chính lành mạnh, tăng nguồn thu trên địa bàn.
Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao, quy mô trƣờng lớp ổn
định đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hoạt động văn hoá xã hội phát triển cả bề
rộng và chiều sâu, thực hiện tốt nếp sống văn hoá, phong trào văn nghệ, thể dục
thể thao, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều
chuyển biến tích cực.
An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, hạn chế
tai, tệ nạn xã hội, giải quyết dứt điểm các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Thực hiện

tốt công tác quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân. Trên địa bàn khơng
có khiếu kiện đơng ngƣời và đơn, thƣ vƣợt cấp.
Ngồi ra, Tam Nơng cịn có một lực lƣợng lao động nông nghiệp dồi dào
với truyền thống canh tác nơng nghiệp lâu đời, cần cù chịu khó. Đồng thời,
huyện đƣợc ƣu tiên đầu tƣ nhiều hơn trong việc sản xuất nông nghiệp.
20


×