Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.04 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN ANH TÚ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG
THUỘC BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành Quản lý xây dựng
Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng

HÀ NỘI - 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN ANH TÚ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG
THUỘC BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Ngành: Quản lý xây dựng


Chuyên ngành: Quản lý dự án xây dựng
Mã ngành: 60580302-2

Cán bộ hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN TÂM


3
HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự
hướng dẫn TS. Trần Văn Tâm. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tú


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội”ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ
nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý Xây
dựng - Trường Đại học Xây dựng, Khoa Đào tạo Sau Đại học của nhà trường đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hồn thành khóa học. Đặc biệt tác giả xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS. Trần Văn Tâm đã tận tình hướng dẫn, động
viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn.

Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ và nhân viên Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựngthuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tạo điều kiện
thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu nghiên cứu.
Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ, động viên
tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tú


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CĐT
CTXD
DAĐT
ĐTXD
GPMB
ISO
LĐ - TBXH

QLDA
TMĐT
TVGS
UBND
XDCT

Viết đầy đủ
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Chủ đầu tư
Cơng trình xây dựng
Dự án đầu tư
Đầu tư xây dựng
Giải phóng mặt bằng
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
Lao động Thương binh và Xã hội
Quản lý dự án
Tổng mức đầu tư
Tư vấn giám sát

Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơng trình


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ sở pháp lý của quản lý dự án đầu tư xây dựng...................................34
Bảng 2.1. Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thuộc Ban QLDA..............................44
Bảng 2.2. Năng lực nhân sự theo nghành nghề tại Ban QLDA...............................44
Bảng 2.3. Năng lực chứng chỉ và chứng nhận được cấp của Ban QLDA................45
Bảng 2.4. Độ tuổi của cán bộ trong Ban QLDA......................................................45
Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ nhân sự các phòng của Ban quản lý dự án.....................46
Bảng 2.6: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác quản lý............................48
Bảng 2.7: Danh sách các dự án do Ban quản lý giai đoạn 2017-2019.....................51
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện cơng tác quản lý về khối lượng công việc...............59
Bảng 2.9: Tỷ lệ hình thức lựa chọn nhà thầu của các dự án tại Ban........................60
Bảng 2.10: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn của Ban...........................................64
Bảng 2.11: Danh sách các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư..........................66
Bảng 2.12: Các dự án hoàn thành nhưng chậm quyết toán so với quy định............70
Bảng 2.13: Tình hình thực hiện tiến độ của một số gói thầu thuộc các dự án do Ban
QLDA quản lý........................................................................................72
Bảng 2.14: Tình hình thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng một số dự án..........73
Bảng 2.15: Một số dự án kết quả khảo sát thiếu chính xác......................................74
Bảng 2.16: Một số dự án có thiết kế chưa phù hợp..................................................75
Bảng 2.17:Một số dự án còn tồn tại vấn đề trong quản lý chất lượng giai đoạn thi công.....77
Bảng 2.18: Danh sách các dự án cịn tồn tại trong cơng tác đảm bảo vệ sinh môi trường. 79
Bảng 3.1: Danh sách một số dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025 của Bộ LĐ-TBXH................................................................83
Bảng 3.2: Đề xuất sắp xếp, thay đổi bộ máy nhân sự Ban QLDA...........................89
Bảng 3.3: Danh mục các nội dung ưu tiên bồi dưỡng đối với cán bộ Ban QLDA
thuộc Bộ LĐ-TBXH...............................................................................93

Bảng 3.4: Danh sách các trang thiết bị cần mua sắm bổ sung tại Ban.....................94
Bảng: 3.5. Quy trình thực hiện phát sinh đề xuất tại Ban QLDA..........................106


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA......................................................................39
Hình 2.2: Vịng đời 4 giai đoạn của dự án...............................................................57
Hình 3.1: Các giải pháp hồn thiện cơng tác QLDA tại Ban QLDA.......................86
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA đề xuất điều chỉnh........................................88
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức phịng quản lý dự án tại Ban QLDA.................................90
Hình 3.4: Nhóm giải pháp theo nội dung quản lý dự án..........................................95
Hình 3.5: Các bước lập tiến độ chi tiết gói thầu....................................................100
Hình 3.6: Các bước quản lý tiến độ chi tiết theo tháng..........................................101
Hình 3.7: Các chi phí của tổng mức đầu tư............................................................103
Hình 3.7: Quy trình thanh tốn vốn đầu tư xây dựng.............................................108
Hình 3.8: Trình tự các bước trong công tác quản lý chất lượng tại Ban QLDA.....111
Hình 3.9: Sự phối hợp giữa Ban quản lý dự án và tư vấn giám sát........................112


10

PHẦNMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Định hướng đầu tư xây dựng những năm tới của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội sẽ có những cơng trình trọng điểm quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, Bộ cần
phải có một Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tập trung đủ năng lực chuyên môn
theo đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2014, đảm bảo quản lý, điều hành thực
hiện các dự án đạt chất lượng, tiến độ, thuận lợi an toàn cho người sử dụng, phát
huy hiệu quả vốn đầu tư, làm tốt nhiệm vụ được cấp thẩm quyền giao. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện dự án vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải khắc phục như

thời gian thực hiện một số dự án còn bị kéo dài, chất lượng một số cơng việc khi
triển khai dự án chưa tốt, chi phí ở một số hạng mục cịn bị vượt dự tốn được phê
duyệt…Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh Và Xã hội ngày
một tốt hơn. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội”là cần thiết, có ý nghĩa khách quan cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích của đề tài
Hồn thiện cơng tác QLDA của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộcBộ Lao
động – Thương binh và Xã hội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về QLDA đầu tư xây dựng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng; tìm ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập và
nguyên nhân trong QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộcBộ
LĐ-TBXH giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2017-2019.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng của
Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộcBộ LĐ-TBXH trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA đầu tư xây dựng.


11
- Phạm vi nghiên cứu: công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây
dựng thuộcBộ LĐ-TBXH giai đoạn 2017 - 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, phân tích hệ thống.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp lý thuyết về quản
lý dự án đầu tư xây dựng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Kết hợp nghiên cứu định tính với định

lượng, điều tra thu thập số liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp.
6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cơ sở khoa học: Lý luận về quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Cơ sở pháp lý: Hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH giai đoạn 2017-2019 và kinh nghiệm
quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khác.
7. Kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại
-Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban
QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH. Làm rõ những kết quả đạt được,
những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.
- Đề xuất được một số giải pháp hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng
tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH


12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ
ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện
trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn để tạo ra
một sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối
tượng mà dự án hướng đến. [2]
Dự án đầu tư xây dựng là dự án tạo ra một cơng trình xây dựng, thường là một
phần của một dự án khác lớn hơn. Theo Luật Xây dựng thì “Dự án đầu tư xây dựng
là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây

dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy
trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí
xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông
qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”. [17]
Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả
và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch hóa: DAĐT là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của
một công cuôc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho
các quyết định đầu tư và tài trợ.
Xét về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết,
được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những
mục tiêu nhất định trong tương lai.


13
1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
- Tính thay đổi: Dự án đầu tư xây dựng khơng tồn tại một cách ổn định, hàng
loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong q trình thực hiện dự án do nhiều
nguyên nhân. Chẳng hạn như các nhân tố từ bên trong như nguồn lực tài chính, các
hoạt động sản xuất,… và các nhân tố bên ngoài như mơi trường chính trị, kinh tế,
kỹ thuật, cơng nghệ,… và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.
-

Tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt được thực hiện trong những
điều kiện khác biệt nhau về cả địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn

thay đổi.

-

Hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ
ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Mỗi dự án đều được khống chế bởi
một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó, trong quá trình triển khai thực hiện
dự án là cơ sở để phân bố các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Quy
mơ của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi dự án.

-

Liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một quá trình thực
hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục địch cụ thể nhất định. Vì vậy, để
thực hiện được, chúng ta cần huy động các nguồn lực khác nhau. Việc kết hợp hài
hịa các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố góp
phần nâng cao hiệu quả của dự án.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại
DAĐTxây dựng theo các tiêu thức khác nhau. Cụ thể theo tiêu chí quy định của
Pháp luật về đầu tư cơng bao gồm [6]:
1.1.3.1. Theo quy mơ và tính chất, loại cơng trình
Theo quy mơ và tính chất, loại cơng trình được chia thành: Dự án quan trọng
quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Các dự án cịn lại
được phân thành 3 nhóm A, B, C. Trong đó:
- Dự án quan trọng quốc gia là: Dự án có quy mơ lớn, có ý nghĩa về kinh tế,
chính trị, xã hội, quốc phịng an ninh đặc biệt quan trọng. Loại dự án này cần phải
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
- Các dự án nhóm A: Được phân chia thành 6 loại, gồm:



14
+ 02 loại không phân biệt quy mô vốn: Dự án đầu tư xây dựng sản xuất chất
độc hại, chất cháy nổ và dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu cơng
nghiệp;
+ 04 loại cịn lại phân biệt theo cả hai tiêu chí tính chất, đặc điểm, loại cơng
trình và quy mơ vốn.
Các dự án nhóm B, nhóm C: Được phân chia thành 4 loại cơng trình tương
đồng với 04 loại cơng trình của nhóm A theo cả hai tiêu chí tính chất, đặc điểm, loại
cơng trình và quy mơ vốn.
1.1.3.2. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình chỉ cần u cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình chỉ cần u cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng gồm:
+ Cơng trình xây dựng sử dụng cho mục đích tơn giáo;
+ Cơng trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư
dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
1.1.3.3. Theo nguồn vốn sử dụng
Theo nguồn vốn dự án được phân loại thành:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.
+ Dự án sử dụng vốn khác.
1.1.4. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau[6]:
1.1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo
cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem
xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên
quan đến chuẩn bị dự án.



15
1.1.4.2. Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc
thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát
xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây
dựng (đối với cơng trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa
chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi cơng xây dựng cơng trình; giám sát
thi cơng xây dựng; tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành; nghiệm thu cơng
trình xây dựng hồn thành; bàn giao cơng trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận
hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
1.1.4.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng gồm các công việc
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các cơng việc: Quyết tốn hợp đồng xây dựng, bảo hành cơng trình xây dựng.
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
“Quản lý” là khái niệm rộng. “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích
hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu đã định trước”.
Theo Viện quản lý dự án (PMI) thì: Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến
thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động đầu tư xây dựng nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án là việc nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý,
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được
mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.[3]
Các khái niệm quản lý dự án trên đều đã đề cập đến một số yếu tố cơ bản của
quản lý như phương thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý và
mục tiêu của quản lý dự án nói chung cần đạt được. Tuy nhiên các khái niệm chưa
phân tích làm rõ chủ thể và đối tượng bị quản lý của dự án đầu tư xây dựng là gì.

Trên cơ sở làm rõ khái niệm quản lý, quản lý dự án nói chung, tác giả đề
xuất khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau: Quản lý dự án đầu tư xây


16
dựng là tổng hợp các tác động của chủ thế quản lý (chủ đầu tư) bằng pháp luật xây
dựng, bằng các chức năng quản lý như chức năng lập kế hoạch công việc để quản
lý; chức năng tổ chức điều hành thực hiện các công việc; chức năng kiểm tra, kiểm
soát, hiệu chỉnh các sai lệch trong quản lý gây ra đến đối tượng bị quản lý là toàn bộ
các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án và các chủ thể thực hiện chúng nhằm hoàn
thành tốt các mục tiêu đặt ra cho dự án.
1.2.2. Chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng có các chức năng cơ bản sau:
- Dự đoán: Dự đoán là phán đoán trước tồn bộ q trình và các hiện tượng
mà trong tương lai có thể xảy ra trong khi thực hiện dự án ĐTXD. Dự đoán bao
gồm các yếu tố thuận lợi, khó khăn và các yếu tố tác động ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình thực hiện dự án ĐTXD.
- Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chức
năng của quản lý dự án ĐTXD, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương
trình hành động và bước đi cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định của dự án.
- Tổ chức: Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những cơng việc riêng rẽ
thành một hệ thống. Việc tổ chức quản lý dự ánđược coi là hợp lý khi nó tuân thủ
nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu, mỗi công việc đều góp phần hướng tới các
mục tiêu chung của dự án.
- Điều chỉnh: Điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình
quản lý dự án. Sự điều chỉnh cũng rất phức tạp, bới vì bất cứ một sự sai lệch nào dù
là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục tiêu chung của toàn
bộ dự án.
- Kiểm tra, giám sát: Giám sát kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt
động của việc quản lý dự án, bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trong

quá trình thực hiện. Là một chức năng có liên quan mục tiêu và kế hoạch đã định.
Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, cịn
kiểm tra xác định xem dự án có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.


17
- Đánh giá: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thơng tin cần thiết để
đánh giá đúng tình hình của dự án.Đây là một chức năng quan trọng của cơng việc
quản lý dự án.
1.2.3. Vai trị của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Công tác quản lý DAĐT có vai trị, ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra và
đưa cơng trình vào sử dụng đảm bảo các mục đích của dự án. Vai trị quản lý dự án
được thể hiện ở các nội dung cụ thể sau:
- Quản lý DAĐT tạo ra khả năng phân phối hợp lý các nguồn lực, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực cho việc thực hiện, hoàn thành dự án theo đúng mục đích khi phê
duyệt dự án.
- Quản lý DAĐT thực hiện tốt nhất việc tổ chức gắn kết các bộ phận, phối hợp
chặt chẽ các bộ phận thuộc chủ thể quản lý và các bộ phận thuộc đối tượng bị quản lý
để hồn thành tốt các cơng việc của dự án ở các giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự
án và kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào sử dụng.
- Quản lý DAĐT góp phần trực tiếp vào việc phát hiện sớm các rủi ro cho dự án
và xử lý có hiệu quả những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
1.2.4. Yêu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.4.1. Yêu cầu chung
- Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án
đầu tư xây dựng cơng trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ,
chính xác các nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các
phương án thực hiện và giải pháp thiết kế,..) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số
liệu đầy đủ và chính xác. Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự án
khác, phù hợp với quy hoạch.

- Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình phải được xây dựng và
quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp
luật của nhà nước.
- Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ
quan chức năng và tổ chức tài trợ vốn (nếu có).


18
- Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự phân
tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.
1.2.4.2. Yêu cầu cụ thể
- Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;
- Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả
của quản lý nhà nước;
- Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật về
quản lý đầu tư;
- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể
trong từng khâu của quá trình đầu tư.
1.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
QLDA đầu tư xây dựng bao gồm nhiều nội dung. Tùy vào cách phân loại mà
QLDA đầu tư xây dựng có nội dung khác nhau. Có thể chia thành: QLDA đầu tư
xây dựng theo giai đoạn; QLDA đầu tư xây dựng theo mục tiêu quản lý; QLDA đầu
tư xây dựng theo nội dung quản lý. Trong luận văn, tác giả tiếp cận QLDA đầu tư
xây dựng theo nội dung quản lý, bao gồm:
- Quản lý phạm vi, kế hoạch công việc;
- Quản lý khối lượng công việc;
- Quản lý về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;
- Quản lý về hệ thống thơng tin cơng trình;

- Quản lý về chi phí trong đầu tư xây dựng;
- Quản lý về thời gian trong đầu tư xây dựng;
- Quản lý về chất lượng trong đầu tư xây dựng;
- Quản lý về rủi ro trong đầu tư xây dựng;
- Quản lý về an toàn lao động, phịng chống cháy nổ, vệ sinh mơi trường.
1.3.1. Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc
Quản lý phạm vi dự án là quản lý danh sách tất cả những công việc mà dự án
phải làm. Dự án phải có một phạm vi được quy định rõ ràng, chi tiết từng công việc
(thời gian, tiến độ,..), nếu không dự án sẽ dễ phát sinh rất nhiều đầu việc, nới rộng


19
phạm vi dự án, có thể dự án kéo dài mãi và không bao giờ kết thúc.
Quản lý kế hoạch cơng việc là tiến hành khống chế q trình quản lý đối với
nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án, bao gồm việc phân
chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án.
1.3.2. Quản lý về khối lượng công việc
Việc thi cơng xây dựng cơng trình phải được thực hiện dựa theo khối lượng
thiết kế được duyệt, khối lượng thi công thực tế được tính tốn và được xác nhận
giữa CĐT, nhà thầu thi công cũng như là tư vấn giám sát (nếu có) theo thời gian,
theo giai đoạn cho từng cơng trình, hạng mục hoặc cả dự án.
Quản lý khối lượng cơng việc là q trình đối chiều với khối lượng thiết kế
được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh tốn theo hợp đồng. Nó phải phù hợp
với khối lượng thiết kế đã được phẩm định và phê duyệt.
1.3.3. Quản lý về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng
Quản lý lựa chọn nhà thầu nhằm mục đích chọn được nhà thầu có đủ điều kiện
và năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý,
đáp ứng được yêu cầu của CĐT và các mục tiêu của dự án.
Quản lý hợp động xây dựng là quá trình quản lý các nội dung, điều khoản, yêu
cầu…của hợp động nhằm đảm bảo việc thực hiện tồn bộ các cơng việc của dự án đáp

ứng các yêu cầu đã đặt ra. Hợp đồng là ràng buộc pháp lý rất quan trọng giữa CĐT với
Nhà thầu, nó giúp cho việc thực hiện dự án được thuận lợi đảm bảo các quy định về
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên đã được kỹ kết.
1.3.4. Quản lý về hệ thống thông tin công trình
Quản lý thơng tin trong dự án là q trình đảm bảo các dịng thơng tin chính
xác, thơng suất, nhanh chóng giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý, giữa tổ
nhóm quản lý. Thơng qua quản lý thơng tin có thể trả lời được câu hỏi: Ai cần thông tin
về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào?
Quản lý thông tin trong quản lý dự án bao gồm: xác định thơng tin cần có, thu
thập thông tin từ các nguồn, xử lý thông tin số liệu, ra quyết định và truyền đạt những
thuông tin của dự án liên quan đến nhu cầu của tất cả các chủ thể quản lý dự án.
1.3.5. Quản lý về chi phí trong đầu tư xây dựng


20
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là quá trình quản lý chi phí, giá thành cơng
trình hay tồn bộ dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt TMĐT được
duyệt.
Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà CĐT được phép sử dụng để đầu tư xây
dựng. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, hướng dẫn lập và
quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng. Cơ quan nhà nước về xây dựng công bố định
mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để CĐT tham khảo xác
định chi phí đầu tư. CĐT chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư
xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào
khai thác, sử dụng. CĐT được th tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện việc lập,
thẩm tra và kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng phù hợp với nguồn vốn và điều
kiện cụ thể của cơng trình xây dựng. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm các cơng
việc cụ thể như sau:
- Quản lý TMĐT:
Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp

sau:
+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự có mơi trường, dịch bệnh, hỏa hoạn và các
yếu tố bất khả kháng khác.
+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được CĐT
chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang
lại;
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh công bố trong
thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự
phịng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được
phê duyệt phải có tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt.
-

Quản lý dự tốn cơng trình:
Dự tốn xây dựng (gọi tắt là dự tốn cơng trình) được lập căn cứ trên cơ sở
khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi


21
công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, đơn giá xây dựng, chi phí
tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ cơng việc
đó. CĐT phê duyệt dự tốn cơng trình (trừ các cơng trình chỉ u cầu lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt) sau khi đã thẩm định
hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự tốn
cơng trình. Dự tốn cơng trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu,
giá xây dựng; là căn cứ để đàm phán ký kết Hợp đồng, thanh toán với nhà thầu
trong trường hợp chỉ định thầu.
Dự tốn cơng trình có thể được điều chỉnh trong một số trường hợp. CĐT tổ
chức thẩm định, phê duyệt dự tốn cơng trình điều chỉnh. Đối với cơng trình chỉ u

cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu giá trị dự tốn cơng trình điều chỉnh khơng
vượt giá trị dự tốn đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì CĐT tự tổ chức
thẩm định, phê duyệt. Trường hợp vượt giá trị dự tốn đã được người quyết định
đầu tư phê duyệt thì CĐT báo cáo người quyết định đầu tư trước khi tổ chức thẩm
định dự tốn và trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
-

Quản lý định mức xây dựng:
Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm các định mức cơ sở và định mức dự tốn
xây dựng cơng trình. Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức lao
động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công. Định mức cơ sở là cơ sở để xác
định định mức dự tốn xây dựng cơng trình. Định mức dự tốn xây dựng cơng trình
là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân cơng, máy và thiết bị thi công được xác
định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi cơng cụ thể
để hồn thành một đơn vị khối lượng cơng tác xây dựng cơng trình.
- Quản lý giá xây dựng
Đơn vị CĐT căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng, yêu cầu kỹ thuật,
biện pháp thi công cụ thể của cơng trình. Tổ chức lập đơn giá xây dựng, giá xây
dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng để
quản lý chi phí.
Chủ đầu tư xây dựng được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng
lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan đến việc lập


22
đơn giá xây dựng. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
CĐT về tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng do mình lập.
- Quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu tư:
Cơ quan thanh tốn vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo
đề nghị thanh toán của CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT trên cơ sở kế hoạch

vốn được giao. CĐT chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị
thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh tốn. Trong q trình thanh tốn, nếu phát hiện
những sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông
báo bằng văn bản để CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT bổ sung, hoàn chỉnh hồ
sơ.
Vốn đầu tư được quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong
quá trình đầu tư xây dựng để đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp
pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt
kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Hợp đồng đã ký kết, phù hợp
với quy định của pháp luật. Đối với các cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn TMĐT được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết tốn vốn đầu tư xây dựng để
trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án
quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và 6 tháng
đối với dự án nhóm C kể từ ngày cơng trình hồn thành, đưa vào khai thác sử
dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư dự án
hồn thành, CĐT có trách nhiệm giải quyết cơng nợ, tất tốn tài khoản dự án tại cơ
quan thanh toán vốn đầu tư. Đối với cơng trình, hạng mục cơng trình hồn thành
đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, việc quyết toán thực hiện theo yêu
cầu của người quyết định đầu tư.
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư được quy định như
sau: Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ
tướng quyết định đầu tư; Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết tốn các dự án


23
hoàn thành phần sử dụng vốn ngân sách nhà nước; được ủy quyền hoặc phân cấp
phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền; CĐT phê duyệt quyết toán các
dự án hồn thành phần khơng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đối với các dự án

còn lại. người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết tốn vốn
đầu tư. Riêng các dự án có ủy quyền quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư quy
định về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
1.3.6. Quản lý về tiến độ thực hiện
Quản lý tiến độ thực hiện dự án là việc lập kế hoạch, phân chia thời gian theo
khối lượng công việc và tiến hành giám sát tiến độ thực hiện các công việc đó để
nhằm đảm bảo thời gian hồn thành dự án theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Các công
việc cần được chỉ rõ chi tiết kéo dài bao lâu, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và
toàn bộ dự án sẽ thực hiện trong thời gian bao lâu.
Đối với cơng trình xây dựng có quy mơ lớn và thời gian thi cơng kéo dài thì
tiến độ xây dựng cơng trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, q, năm.
Nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây
dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các cơng việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm
phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan
có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình và điều chỉnh
tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng
không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo
cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của
dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất
lượng cơng trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án
thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ
xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm
hợp đồng.


24



25
1.3.7. Quản lý về chất lượng trong đầu tư xây dựng
Quản lý chất lượng xây dựng là quá trình triển khai giám sát các tiêu chuẩn
chất lượng của dự án, đảm bảo dự án có chất lượng đáp ứng yêu cầu của CĐT. Các tiêu
chuẩn chất lượng được cụ thể hóa dựa theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành áp
dụng cho dự án, cho từng cơng trình cụ thể. Một số hoạt động quản lý chất lượng xây
dựng:
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát.
+ Kiểm tra năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu tư vấn khảo sát
so với hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất về năng lực tài chính, nhân lực, thiết bị máy
móc, cơ sở vật chất;
+ Theo dõi, kiểm tra công tác khảo sát thực tế của nhà thầu tư vấn khảo sát
về vị trí, khối lượng, quy trình khảo sát, máy móc thiết bị đang sử dụng, bám sát
phương án kỹ thuật đã được duyệt;
+ Yêu cầu và thường xuyên kiểm tra nhà thầu tư vấn khảo sát thực hiện bảo
vệ môi trường, hạn chế các trường hợp làm ảnh hưởng đến các cơng trình xung
quanh, địa chất tự nhiên của vị trí đang khảo sát.
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng.
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công CTXD;
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa năng lực thực tế của nhà thầu thi công với hồ
sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;
+ Kiểm tra cơ sở vật chất, phịng thí nghiệm, vật liệu, máy móc,...phục vụ
thi cơng xây dựng của nhà thầu thi công;
+ Giám sát, kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư, thiết bị, máy móc đưa
vào cơng trình theo u cầu thiết kế được duyệt;
+ Tổ chức nghiệm thu cơng trình tùy quy mô, phù hợp với yêu cầu đặt ra:
nghiệm thu từng công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận CTXD, nghiệm thu theo

giai đoạn thi cơng xây dựng, nghiệm thu hồn thành hạng mục cơng trình, nghiệm
thu tồn bộ khối lượng hồn thành CTXD, nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dung;


×