Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

mac - anghen đã khẳng định giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.56 KB, 8 trang )

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Mac - Anghen đã khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội
cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã
hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó
nhà nước không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai
cấp vô sản “.
( Mac - Anghen tuyển tập, tập hai. Nhà xuất bản sự thật Hà Nội năm 1971
trang 31_32).
Bằng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và thực tế cách mạng thế giới, đặc
biệt là Việt Nam. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ luận điểm trên.
BÀI LÀM
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mac_Lênin đã phát hiện ra quy luật khách
quan của quá trình chuyển biến cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội
loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hôi phát triển từ thấp
đến cao diễn ra như “ một quá trình lịch sử tự nhiên”. Và dường như sự phát triển
giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Nhưng để có được sự phát triển mà theo xu thế chung là sự phát triển
của lịch sử tự nhiên thì phải trải qua một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ
sang xã hội kia. Từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa, một
chế độ xã hội phát triển cao nhất , có quan hệ sản xuất dựa trên sở hửu công cộng
về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành
cơ sở hạ tầng có trình độ cao hốn với cơ sở hạ tầng tư bản chủ nghĩa; trên cơ sở đó
kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá
ngày càng cao.
Để có được sự phát triển từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội cộng
sản chủ nghĩa phải trải qua một thời kỳ cải biến cách mạng. Nhưng vì sao lại là một
thời kỳ cải biến cách mạng, để hiểu được điều đó trước hết ta phải hiểu rõ cải biến
cách mạng là gì? Cải biến cách mạng là một quá trình cải tạo và biến đổi mang tính
cách mạng, bằng các biện pháp bạo lực và phi bạo lực cải tạo và biến đổi cả một
chế độ xã hội này sang xã hội kia, là quá trình đấu tranh gay go và quyết liệt giữa
cái tốt và cái xấu, cái củ và cái mới, cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy


tàn và cái tiến bộ, là một thời kỳ ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra hai kiểu quá độ lên
chủ nghĩa xã hội: Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá
độ gián tiếp từ những xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng cho
dù là quá độ từ hình thức nào thì củng rất gay go,phức tạp và lâu dài chứ không hề
dễ dàng. Ơ mỗi nước do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau mà độ
dài ngắn của thời kỳ quá độ khác nhau. Cần phải có một thời kỳ quá độ lâu dài để
Trang 1
đổi mới nền sản xuất xã hội. Cần có thời gian mới thay đổi căn bản trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt mới có thể
thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tư sản và tư bản.
Không phải vì vô cớ mà Mac_Anghen cho rằng thời kỳ quá độ là một thời kỳ cải
biến cách mạng bởi vì trong thời kỳ này tức là thời kỳ quá độ với đặc điểm nổi bật
của nó là sự xen kẻ lẫn nhau giữa hai kết cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các điều kiện xen kẻ của nó đó
là:
+ Về kinh tế: thời kỳ quá độ vẫn tồn tại xen kẻ nhiều thành phần kinh tế (nhà
nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài).
+ Về xã hội: thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại xen kẻ nhiều giai cấp tầng lớp
với nhiều quan hệ đa dạng, phức tạp ( công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản,
trí thức).
Sở dỉ có nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp tồn tại đan xen như vậy là do xã
hội đang còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tồn tại xen kẻ.
+ Về văn hóa tư tưởng: thời kỳ quá độ vẫn tồn tại xen kẻ hệ tư tưởng văn
hóa củ lạc hậu và hệ tưởng văn hoá mới do tồn tại xen kẻ nhiều giai cấp và
nhiều thành phần kinh tế.
Trong tình hình đó, với những đặc điểm và sự diễn biến của quá trình quá
độ đi lên xã hội chủ nghĩa của các nước trên thế giới. Nước cộng hoà Ba Lan là
một ví dụ, sau khi thiết lập nền chuyên chính vô sản. Ba Lan đã triển khai xây

dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hệ thống, nhân dân Ba Lan đã nỗ lực rất lớn
để khôi phục nên kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, đưa ruộng đất về tay
nhân dân, các nhóm kinh tế nông nghiệp được hình thành và phát triển về giáo
dục. Từ một nước có tỷ lệ mù chử lớn nhất châu âu qua quá trình cải biến một
phần tư dân số đã theo học các trường phổ thông, dạy nghề, đại học. Nền chính
trị Ba Lan đã ổn định, hệ thống an ninh, quốc phòng được tổ chức quy mô. Như
vậy nước cộng hoà Ba Lan đã cải biến mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, chính trị
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn
nhưng nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nổ lực hết mình của chính phủ và
nhân dân Ba Lan họ đã hoàn thành việc xây dựng những cơ sở của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trong vòng 30 năm. Và không chỉ riêng chính phủ và
nhân dân cộng hoà Ba Lan mà còn rất nhiều nước khác như công hoà Bungari,
Rumani củng đã thành công trong việc đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Còn đối với nước ta, với những diễn biến của tình hình trên thế giới Đảng
củng đã có những nhận định và những việc làm cụ thể thích hợp với tình hình
trong nước nhằm đưa nước ta đi thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Việt
Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tư một xã hội
vốn là thuộc địa nữa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp nếu không được khắc
phục nhanh chóng sẽ khó đuổi kịp trình độ chung thậm chí bị tụt hậu. Đất nước
trải qua hàng chục năm chiến tranh tnà phá nặng nề. Những tàn dư của chủ
Trang 2
nghĩa thực dân, phong kiến còn nhiều.
Trong khi thực cơ chế kinh tế thị trường , tăng cường giao lưu và hội nhập
với kinh tế khu vực và thế giới thì lại đề phòng nguy cơ đi lệch theo con đường tư
bản chủ nghĩa và những tệ nạn tham nhũng, tha hoá, biến chất gắn liền với cơ chế
kinh tế thị trường. Không những thế các thế lực thù địch lại thường xuyên tìm
cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập của nhân dân ta. Bằng nhiều
thủ đoạn trong đó có thủ đoạn diễn biế hoà bình. Đó là những khó khăn lớn.
Song, chúng ta củng có những thuận lợi cơ bản. Chính quyền nhân dân
ngày càng được củng cố và tăng cường. Chế độ chính trị ổn định. Dân tộc ta anh

hùng và sáng tạo. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cùng với xu
thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đang tạo ra thời cơ to lớn cho dân tộc ta
phát triển. Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là “ xây
dựng xong những cơ bản về cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc
thượng tầng về chính trị tư tưởng,văn hoá phù hợp, làm cho đất nước ta trở
thành một nước xã hội chủ nghĩ phồn vinh”. Quá trình đấu tranh đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, qua nhiều chặng đường. Mục
tiêu của chặng đường đầu là: ”Thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng
thái ổn định vững chắc, tạo thé phát triển nhanh ở chặng sau”. Để thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa điều quan trọng nhất
là phải cải biến tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực
lượng cản trở việc thực hiện những mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch
chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xa hội. Nước ta bắt đầu đi lên con đường xã
hội chủ nghĩa vào năm 1954 ơ miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc
kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cách
mạng miền nam, có vai trò quan trọng trong việc giải phóng miền nam thống
nhất đất nước. Và đưa cả nước từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1975.
Phương hướng cơ bản để đạt tới mục tiêu tổng quát nói trên là:
Một là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của
dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với
tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo, thực hiện đầy đủ
quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỉ cương xã hội, chuyên chúnh với
mọi hành động xâm phạm lợi ích củ Tổ quốc và nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp hoá đất nước theo hướng
hiện đại, gắn liền với phát triển một nền công nghiệp hiện đại và toàn diện là
nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật của chủ
nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời
sống nhân dân.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất thiết lập từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức

sở hửu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thih trường có sự quản ký của nhà nước.
Trang 3
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực tư tưởng
văn hoá, làm cho thế giới quan Mac_Lênin tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh
giử vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, kế thừa và phát huy
truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong cả nước, tiếp thu những
văn minh của nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân
chính và phẩm giá con người với trình độ tri thức, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ
ngày càng cao.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mỡ rộng
mặt trận thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đáu vì sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hửu nghị với
tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự
nghiệp đổi mới thắng lợi.
Từ những năm 1975 đến năm 1985, do tư tưởng chủ quan, nóng vội Đảng
ta đã phạm phải một số sai lầm khi quan niệm về thời kỳ quá độ. Đó là trọng
nhiều đến hai thành phần kinh tế là toàn dân và tập thể. Quan niệm chưa đúng
về nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế hàng hoá. Duy trì quá lâu cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp. Dẫn đến nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng
kinh tế sâu sắc.
Để khắc phục những sai phạm trên tại đại hội thứ VI 1986, Đảng ta chủ
trương đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, từng bước đổi
mới chính trị. Nhờ vậy nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.
Và như thế nước ta đã hoàn thành chặng đường đầu tiên cho phép nước ta
chuyển sang thời kỳ mới.

Tại đại hội IX 2001 Đảng ta nhận thức đúng đắn hơn về thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là chỉ bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Nhưng kế thừa những thành tựu của nhân
loại đạt được dưới tư bản chủ nghĩa, nhất là khoa học kỷ thuật và công nghệ.
Như vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ cải
biến cách mạng toàn diện. Là một thời kỳ đấu tranh giữa hai con đường tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, là cuộc đấu tranh chống âm mưu Diễn biến hoà
bình của Chủ nghĩa đế quốc. Do vậy phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Và để đạt được những thắng lợi trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội cần phải có những điều kiện đi đôi với nó. Theo Hồ Chí Minh động lực thúc
đẩy cuộc cải biến thắng lợi là nhân dân lao động mà nồng cốt là liên minh
công_nông và trí thức. Bên cạnh đó sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà
Trang 4
nước củng có ý nghĩa quyết định đối với sự của con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội. Ngoài ra cần phải kết hợp được sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết
quốc tế, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân. Phải sử dụng những thành quả khoa học kỷ thuật trên thế giới áp dụng vào
từng nước để nhằm phát triển kinh tế, thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt.
Qua những quan điểm trên cùng với thực tiển của một số nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam đã chứng minh rằng thời kỳ quá độ lên xã hội chủ
nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện, là một thời kỳ đấu tranh khó
khăn và lâu dài của các nước đang trong quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa.
Trong quan điểm trên của Mac_Ănghen thì giữa xã hội Tư bản chủ nghĩa
và xã hội Chủ nghĩa xộng sản là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ
sang xã hội kia và thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị. Quá
độ chính trị thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp để xoá bỏ giai cấp tư sản
trong tương lai. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là giai cấp công nhân ,
nhân dân lao động đã có chính quyền với một bên là tư sản phản động đã mất

chính quyền. Và thời kỳ quá độ là một quá trình dấu tranh giai cấp. Như ta đã
thấy ở trên, trong thời kỳ quá độ vẫn tồn tại xen kẻ nhiêu thành phần kinh tế
điều này dẫn đến tồn tại xen kẻ nhiều giai cấp và theo lý luận của Mac thì xã hội
co nhiều giai cấp tồn tại thì việc diễn ra đấu tranh giai cấp là điều tất yếu. Còn
về thực tiển thì trong thời kỳ quá độ giai cấp Tư sản vẫn còn tiềm lực kinh tế xã
hội, được bọn Tư sản quốc tế tiếp sức và đặc biệt chúng phản ứng điên cuồng
nhằm dành lại chính quyền đã mất nên cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra quyết
liệt trong thời kỳ quá độ.
Điều kiện của cuộc đấu tranh hiện nay là cuộc đấu tranh diễn ra trong điều
kiện mới, giai cấp vô sản dành đựoc chính quyền và giai cấp tư sản mất chính quyền.
Hình thức và biện pháp của cuộc đấu tranh là: cuộc đấu tranh diễn ra với
hình thức mới là cuộc đấu trnah vừa có đổ máu vừa không đổ máu, bằng bạo lực
và hoà bình, quân sự và kinh tế, giáo dục thuyết phục hành chính để xoá bỏ lối
sống tập tục lạc hậu.
Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp đó là: Cải tạo và xây dựng trên tất
cả các lĩnh vực, trong đó xây dựng nền kinh tế lớn Xã hội chủ nghĩa là chủ yếu.
Nội dung vầ chính trịlà giai cấp công nhân phải tiến hành cách mạng chính trị để
lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột. Giành chính quyền, thiết lập nhà nước
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trên lĩnh vực kinh tế, xoá bỏ tư
hửu tư nhân về tư liệu sản xuất, xác định sở hửu công cộng về tưliệu sản xuất
chủ yếu. Phát triển lực lượng sản xuất trên công nghệ hiện đại, nâng cao đời
sống vật chất cho nhân dân lao động. Thực hiện xã hội công bằng văn hoá tư
tưởng, làm cho thế giới quan Mac_Lênin và nhân sinh quan cộng sản chiếm vai
trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Tạo điều kiện để nhân dân lao
động hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá hướng tới xây dựng một nền văn
hoá đậm đà bản sắc sân tộc.
Trang 5
Mục tiêu của cuộc đấu tranh giai cấp đó là: Nhằm xoá bỏ tư hửu giai cấp
và đấu tranh giai cấp, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Cuộc đấu tranh giai cấp chỉ kết thúc khi giai cấp vô sản dành được chính

quyền, thiết lập chuyên chính vô sản. Để chứng minh thêm cho khẳng định trên
của Mac và Ănghen chúng ta sẽ lấy một số ví dụ nhằm chứng tỏ điều đó. Nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Rumani là một ví dụ, đang trong quá trình cải cách
thì sự tiến công của Phát xít Đức vào biên giới đã làm cho cuộc cải cách ở
Rumani bị hoản lại. Cuộc đấu tranh giữa Đảng và nhân dân Rumani với phát xít
Đức nổ ra rất quyết liệt. Để đưa phong troà cách mạng tiến lên, những người
cộng sản đã thành lập mặt trận dân tộc, dân chủ bao gồm nhưngx người cộng
sản,xã hội dân chủ, mặt trận những người sở hửu ruộng đất và một số tổ chức
khác. Đảng và nhân dân Rumani phải chống lại bọn phản động trong nước, theo
lời kêu gọi của Đảng cộng sản nhân dân đòi chính phủ của bọn phản động chiếm
đa số phải từ chức. Đỉnh cao của quá trình là cuộc biểu tình trước hoàng cung
kéo dài nhiều ngày. Qua một quá trình đấu tranh lâu dài, cuối cùng giai cấp tư
sản đã bị thất bại, Rumani bắt đầu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau 30
năm xây dựng chủ nghĩa xã hội Rumani đã đạt được những thành tựu đáng kể,
công nghiệp tăng 30 lần, phổ cập giáo dục đạt kết quả khả quan, đời sống xã hội
thay đổi đáng kể.
Còn đối với Việt nam, cùng xu thế chung của thế giới thi việc quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hộilà mộ tất yếu của lich sử và việc đấu tranh giai cấp củng
diễn ra rất quyết liệt. Đỉnh cao là các phong trào như là phong trào Xô viết nghệ
tỉnh năm 30_31. Cao trào 30_31 và Xô viết nghệ tỉnh đả khẳng định trên thực tế
đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng đề ra là đúng đắn. Khối liên minh công
nông đã được thiét lập trong đấu tranh.
Qua đó, Đảng đã thiết lập đựơc quyền lãnh đạo, kiểm nghiệm được đường
lối, bản thân quần chúng đã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng duy
nhất đưa cách mạng Việt Nam thắng lợi đồng thời tin tưỏng vào khả năng cách
mạng của bản thân.
Tóm lại qua khẳng định của Mac và Ănghen thì tương lai của thời kỳ quá
độ là cuộc đấu tranh giai cấp nhằm xoá bỏ nhà nước tư sản củ, lỗi thời, xây dựng
nhà nước mới tiến bộ hơn, nhà nước do nhân dân làm chủ.
Mac và Ănghen khẳng định tiếp: “ Trong đó nhà nước không thể là cái gì

khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Nhà nước chuyên
chính của giai cấp vô sản củng là nhà nước vô sản hay là nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Mac và Ănghen muốn nói rằng để quá trình từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản đựơc thuận lợi, thành công thì phải xây dựng nhà nước chuyên
chính vô sản hay là nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đó là một tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ
thống chính trị xã hộichủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công
nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực
hiện quyền lực và lợi ích của mình; củng qua đó là chủ yếu mà giai cấp công
Trang 6
nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mac_Lênin củng quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống
nhất về căn bản với nhà nước chuyên chính vô sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò,
chức năng và các hoạt động theo nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đã là một loại hình mà nhà nước dân chủ thì nó
có kế thừa và phát huy các thành quả chung - những giá trị của quá trình phát
triển dân chủ mà nhân loại đã sinh ra. Ví dụ dân chủ xã hội chủ nghĩa củng kế
thừa khái niệm và thuật ngữ “dân chủ” , với bản chất nhất là “quyền lực của
dân”. Nhà nước xã hội chủ nghĩa củng do dân bầu cử ra và có thể cải biến nó.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa củng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính
pháp quyền (Quốc hội), hnàh pháp (Chính phủ) và tư pháp (Toà án, viện kiểm
sát ). Tất nhiên về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích thì khác về căn bản so
với nhà nước “tam quyền phân lập tư sản”.
Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ củng
mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô; nha
nước dân chủ phong kiến; nhà nước dân chủ tư sản ).
Bản chất của nàh nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản)
do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân.

Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra,
đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với và đại diện cho lợi ích của
toàn thể nhân dân lao động và dân tộc, do vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có
bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân lao động rộng rãi và tính dân
tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa). Đảng ta và
Hồ Chí Minh đã từ lâu có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội
chủ nghĩa, trong đó có nhà nước ta: đó là nhà nước của dân, do dân và vì
dân củng nói lên một cách tổng hợp về bản chất, thực chất Nhà nước của ta -
nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ khi đổi mới đất nứơc, Đảng ta lại càng chú trọng
vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân , vì dân.
Chức năng quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện tập trung ở
việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội chủ yếu bằng pháp
luật, chính sách, pháp chế xã hội chủ nghĩa và hệ thống cơ quan nhà nước từ
Trung ương đến cơ sở. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quán triệt và thể chế hoá
quan điểm, đường lối cách mạng, chủ trương lãnh đạo củ Đảng cộng sản Việt
Nam thành hiến pháp, pháp luật, pháp chế, chính sách, kế hoạch, biện pháp của
Nhà nước để chỉ đạo thực hiện thông quá trình hoạt động của toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân trên mọi lĩnh vực. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chức
năng chuyên chính đối với mọi tội phạm và mọi kẻ thù để bảo vệ độc lập, chủ
quyền đất nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ những
thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo ra những
điều kiên cơ bản để ngày càng mở rộng dân chủ trong nhân dân. Nhân dân ngày
Trang 7
càng thể hiện đuợc quyền lực, các quyền dân chủ và các lợi ích của mình về mọi
mặt. Gắn liền với các chức năng chung nhất đó là những nhiệm vụ cụ thể hơn
của nhà nước xã hội chủ nghĩa như: quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh
tế, nhất là xây dựng cơ sỏ vật chất - kỷ thuật cao của chủ nghĩa xã hội gắn liền
với việc cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Quản lý văn hoá - xã hội, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, v.v. để hình thành những

con người lao động mới của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là những chức năng,
nhiệm vụ đối nội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có chức năng, nhiệm vụ đối
ngoại là mỡ rộng quan hệ hợp tác hửu nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, tôn
trọng lẫn nhau và cùng có lợi, vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân
dân của tất cả các nước trên thế giới.
Trên thế giới, công xã Pari được xem như là hình thức nhà nước chuyên chính
vô sản đầu tiên,. Trong nhà nước đó, bản chất quần chúng nhân dân là chủ thể của
quyền lực. Công xã là hình thức chính trị của sự giải phóng xã hội mà giai cấp công
nhân và nhân dân lao động đã tạo ra. Đó là hình thức nhà nước cho phép giải phóng
người lao động về kinh tế, nó không là công cụ áp bức của đa số nhân dân.
Nhà nước Xô viết là nhà nước chuyên chính thứ hai trên thế giới, Lênin
viết : “Khi thiết lập chính quyền Xô viết chúng ta đã tìm ra được hình thức quốc
tế có tính chất toàn thế giới của chuyên chính vô sản”. Chính quyền Xô viết là
nhà nước kiểu mới.
Qua đó ta thấy rằng thời kỳ quá độ là một thời kỳ tồn tại của thời kỳ
chuyên chính vô sản như là khẳng định của Mac và Ănghen. Và chỉ có nhà nước
chuyên chính vô sản mới đem lại quyền lợi cho giai cấp vô sản, chỉ có nha nước
chuyên chính vô sản mới tạo ra được một xã hội của dân, do dân và vì dân, mới
đem lại quyền bình đẳng cho mọi dân tộc trên thế giới. Nó đem lại cho nhân dân
lao động một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, không còn đấu tranh, không
càon áp bức. Và nó củng là kết quả của một quá trình đấu tranh không ngừng
giữa một bên là giai cấp bóc lột và một bên là nhân dân lao động
Là hợp với quá trình phát triển của lịch sử và cung với xu thế chung của
thời đại thì thời kỳ quá độ đi từ chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội
củng là một điều tất yếu. Và để đạt được cái điều gọi là tất yếu đó không hề đơn
giản mà phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài của tất cả các dân tộc trên thế
giới mà như Mac và Ănghen đã khẳng định :” Giữu xã hội chủ nghĩa tư bản và
xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang
xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà
nước không thể là cái gì khac hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô

sản”. Bằng thực tiển của các nước trên thế giới, một lần nữa đã cho thấy dược sự
dúng đắn của khẳng định trên.
Trang 8

×