Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số vấn đề chung về kinh tế tri thức và đặc trưng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.7 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TRI THỨC
VÀ ĐẶC TRƯNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nguyễn Thị Thu Trang*



ABSTRACT
The emergence of knowledge economy has opened a new economic era - the age of knowledge
economy, under the impact of the stormy advances of science and technology, but notably information
technology, the environment of economic and social, constituting an age of wealth creation completely
different from the previous economic eras. It requires that each country, the nation that wants to
survive must actively and take the initiativeto integrateinto the global economy, otherwise it will be
marginalized in the general development process. Implying thatin inevitable development withthe
volatile and complex of environment, require each person to change themselves to have a new vision,
new thinking and intelligence to adapt to the demands of the new era.
Keywords: Characteristic, economic, knowledge, today.
Ngày nhận bài: 2/04/2021; Ngày phản biện: 15/05/2021; Ngày duyệt đăng: 25/05/2021.

1. Đặt vấn đề
Bước vào thế kỷ XXI, dưới tác động bởi sự
phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ
mà nổi bật là công nghệ thông tin, môi trường kinh
tế và xã hội đã có những biến đổi căn bản, đưa
nhân loại từ thời đại kinh tế tài nguyên sang thời
đại kinh tế tri thức (KTTT). KTTT xuất hiện với
tính cách một thời đại kinh tế mới, với một nguyên
lý sáng tạo của cải hoàn toàn khác với các thời đại
kinh tế nơng nghiệp hoặc cơng nghiệp trước đó.
Trong nền KTTT, tri thức trở thành yếu tố năng


động nhất, “hạt nhân” quan trọng nhất trong các
yếu tố sản xuất, tạo mối liên kết, tổ chức và thúc
đẩy các yếu tố khác của q trình sản xuất. Do
đó, ai nắm được tri thức, sẽ chi phối nền kinh tế xã hội; quốc gia nào làm chủ tri thức sẽ trở thành
quốc gia thống trị kinh tế - chính trị tồn cầu.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề chung về KTTT
Trong lịch sử sản xuất xã hội, kinh tế không
bao giờ tách khỏi tri thức, sự phát triển kinh tế
ln gắn bó mật thiết với tri thức khoa học và kỹ
* ThS Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm TP. Hồ
Chí Minh

thuật. Khoảng 2000 năm tr.CN, người Babylon đã
phát minh ra kỹ thuật luyện thép và ngành chế tạo
công cụ nông nghiệp phục vụ cho ngành trồng trọt
và chăn ni. Trước đó, khoảng 3100 năm tr.CN
người Ai Cập đã biết sáng chế ra hệ thống tưới
tiêu nước phục vụ cho trồng trọt cây lương thực
và cây công nghiệp; từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI
tr.CN, hầu hết các quốc gia cổ đại đã biết chế tạo
các công cụ lao động bằng kim loại để mở rộng
sản xuất. Tuy vậy, suốt nhiều nghìn năm của nền
kinh tế nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật của loài
người chỉ ở dạng sơ khai, khá lạc hậu; vốn tri thức
của con người rất ít; giáo dục chủ yếu hướng đến
việc thiết lập uy quyền, kỷ cương, trật tự xã hội và
chỉ được giới hạn trong số ít người có địa vị. Chỉ
từ thế kỷ XVII, bắt đầu của thời kỳ các cuộc cách
mạng trong lĩnh vực tư liệu sản xuất, tri thức mới

được phổ biến và được vật hóa vào cơng cụ sản
xuất, vào phương pháp sản xuất và sản phẩm, giáo
dục được phổ cập rộng rãi hơn trong dân chúng.
Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba  (từ 1969), con người phát minh ra bóng
bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới, liên lạc được
với nhau, báo hiệu một thời đại kinh tế mới - thời
đại KTTT. Hiện tại, loài người đang ở giai đoạn

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 17 Q 2/2021

43


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc cách mạng 4.0 bắt đầu vào thời điểm chuyển
giao sang thế kỷ XXI, máy tính và mạng internet
kết nối vạn vật tạo ra một cuộc cách mạng trong
việc lưu giữ, trao đổi, chuyển giao, chia sẻ, tiếp
cận thông  tin  và nguồn tri thức không giới hạn.
Công nghệ gen cho phép con người can thiệp trực
tiếp vào các quá trình di truyền sinh học, tạo ra
một nguyên lý khác để tổ chức các hoạt động trồng
trọt, chăn nuôi, phịng chữa bệnh... Cơng nghệ
nano làm cho việc chế tạo các sản phẩm vật chất
đa dạng, đỡ tốn kém, sử dụng ít tài ngun, thân
thiện với mơi trường, đồng thời có nhiều tính năng
ưu việt hơn hẳn so với các sản phẩm sản xuất ra
theo lối thông thường. Công nghệ AI cho phép ghi

nhớ và học hỏi không giới hạn, trong khi khả năng
này ở con người càng già, càng yếu đi; khả năng
làm việc 24 giờ một ngày, đem lại hiệu quả kinh
tế và năng suất lao động cực lớn trong khi chi phí
lại rất thấp…
 Vào năm 1996, Tở chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế OECD đã công bố báo cáo về một nền kinh
tế lấy tri thức làm cơ sở, làm nổi bật lên xu thế
phát triển mới của nền kinh tế. Kể từ đây, thuật
ngữ: “kinh tế tri thức” đã nhanh chóng lan rộng
khắp thế giới. Vào những năm đầu của thế kỷ XXI,
nhiều quốc gia đã đưa ra chiến lược xây dựng và
phát triển đất nước theo tiêu thức của nền KTTT,
điều này chứng tỏ KTTT là xu thế phát triển tất
yếu của thời đại, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu
hóa hiện nay.
Ngày nay, khái niệm “KTTT” hay “nền KTTT”
được đề cập đến khá nhiều dưới những cách diễn
đạt khác nhau. Trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba”,
viết vào đầu năm 1980, Alvin Toffler, nhà Tương
lai học Hoa Kỳ, gọi đó là kinh tế hậu công nghiệp.
Năm 1982, nhà kinh tế học J.Naisbitt, đưa ra khái
niệm “kinh tế thông tin”. Cũng vào những năm
này, các nhà kinh tế Anh đã gọi là nền “kinh tế
kỹ thuật cao”. Thuật ngữ “KTTT” xuất hiện muộn
hơn, vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, OECD, KTTT
“Là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân
phối và sử dụng tri thức và thơng tin” [1]. Cịn Tổ
chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương,


44

APEC, định nghĩa KTTT “Là nền kinh tế trong đó
việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động
lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá trình tạo ra
của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”
[2]. Học giả Trung Quốc Ngơ Q Tùng thì khẳng
định: “KTTT là nền kinh tế mà trong đó nhân tố
quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối trí
lực và việc sáng tạo, phân phối, sử dụng tri thức
trong các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học
kỹ thuật cao” [3, tr. 34]. Tuy chưa chính thức đưa
ra định nghĩa nhưng mới đây, trong Văn kiện Đại
hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh đến
xu hướng của nền kinh tế tương lai, đó là: kinh tế
mà sự phát triển của nó dựa chủ yếu vào tri thức,
trên nền tảng tri thức; tri thức chiếm tỉ trọng lớn
trong giá trị sản phẩm xã hội [4, tr.153],…
Sức mạnh của nền KTTT dựa vào ba loại hình
cơng nghệ mang ý nghĩa trụ cột, điển hình:- Cơng
nghệ sinh học, bao gồm cả cơng nghệ gen: Bằng
cơng nghệ sinh học, con người có thể cải tạo được
những yếu tố cơ bản của thế giới hữu cơ nhằm tạo
ra những giống cây trồng và vất nuôi đem lại năng
suất và chất lượng cao; - Công nghệ nano: Dựa
trên những thành quả của việc sắp sếp lại cấu trúc
ngun tử, thơng qua đó con người có thể tác động
cả vào bản chất của thế giới vô cơ: - Công nghệ tin
học, thông tin (ICT) với các siêu máy tính: Cơng

nghệ tin học chính là cơng nghệ trí tuệ điển hình.
Con người nhờ vào đó tổ chức quản lý, điều hành
và thực hiện các quy trình sản xuất hết sức tinh
vi, phức tạp mà con người không thể nào thực
hiện nổi, thậm chí khơng nghĩ tới q khứ tồn tại
của mình. Cũng nhờ có cơng nghệ tin học mà con
người có thể làm phong phú lên gấp nhiều lần các
mối quan hệ trong đời sống xã hội, giữa con người
với con người.
Như vậy, KTTT thể hiện ở trình độ cao của nền
kinh tế thế giới. Đó là một giai đoạn mà tri thức,
thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với
sự phát triển của sản xuất; khoa học và công nghệ
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đóng vai
trị quyết định hàng đầu. Đây là thời kỳ mà tri thức
và khả năng sáng tạo của con người trở thành yếu
tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất
cũng như của xã hội lồi người nói chung.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 17 Quý 2/2021


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
2.2. Đặc trưng cơ bản của KTTT
2.2.1. Nền kinh tế mà sự phát triển chủ yếu dựa
vào tri thức, lấy tri thức làm cơ sở
Đây có thể được coi là đặc trưng tiêu biểu nhất,
khu biệt với các nền kinh tế khác. Nền KTTT, lấy
tri thức, trí tuệ làm yếu tố then chốt cho mục tiêu
phát triển. Trong nền KTTT, tri thức, trí tuệ con

người và kỹ năng lao động trở thành lợi thế phát
triển lớn nhất, quyết định nhất. Khoa học - công
nghệ được thừa nhận là lực lượng sản xuất trực
tiếp và quyết định tiến trình phát triển kinh tế. Việc
tạo ra của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế chủ yếu dựa vào sử dụng tri thức mới,
công nghệ mới. Hoạt động quan trọng nhất trong
nền KTTT là việc tiếp nhận, sáng tạo, quảng bá và
sử dụng tri thức mới trong tất cả các ngành, lĩnh
vực kinh tế - xã hội.
Quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan
trọng nhất, hơn cả  vốn, tài nguyên, đất đai. Ai
chiếm hữu được nhiều tài sản trí tuệ hơn, người ấy
sẽ chiến thắng trong cuộc đua giành lợi thế, quốc
gia nào sở hữu nguồn trí tuệ lớn, quốc gia đó nắm
quyền chi phối nền kinh tế toàn cầu. Pháp luật về
sở hữu trí tuệ do đó, trở thành nợi dung chủ ́u
trong quan hệ dân sự cũng như trong thương mại
toàn cầu.
2.2.2. Kinh tế tri thức mang tính tồn cầu hóa
Nền kinh tế mở, ở đó, tri thức và tài năng là
những “hàng hóa” khơng thể giam hãm hay đóng
kín mà có sự trao đổi, mua - bán; sự di chuyển chất
xám và các cơng trình nghiên cứu quốc tế cũng
có tính chất xuyên biên giới thông qua sự hợp tác
giữa các nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia khác
nhau. Khác với các thời đại kinh tế trước đó, nền
KTTT lấy vốn nhân lực của quốc gia là phần chủ
yếu nhất tạo nên sự phồn vinh của các quốc gia.
Con đường đi tới thành công cho quốc gia và cá

nhân cuối cùng chính là sự đầu tư vào vốn nhân
lực. Do đó, nếu như giới hạn thương mại gây thiệt
hại cho người tiêu dùng cũng như cản trở tính sáng
tạo kinh tế thì đóng cửa đối với dịng chảy tự do
của con người và ý tưởng là cản trở sự tạo ra tri
thức vốn là huyết mạch của những thành cơng
kinh tế.
Tồn cầu hóa trong bối cảnh cách mạng đại

nhảy vọt của khoa học và công nghệ đã làm bùng
nổ thương mại quốc tế với những dòng vốn khổng
lồ. Đồng thời, những luồng thông tin cực kỳ phong
phú với giá khá rẻ từng giờ, từng phút đang xuyên
thủng biên giới các quốc gia; mặt khác nữa là một
thị trường cao cấp để mua bán chất xám mà hình
thức trực quan nhất là các hợp đồng chuyển giao
công nghệ ngày càng nhộn nhịp tạo thuận lợi cho
sự phát triển nhanh KTTT ở các nước, nhất là các
quốc gia cịn lạc hậu theo mơ hình cơng nghiệp
dựa chủ yếu vào khai thác tài ngun và lao động
giá rẻ, đồng thời cũng đặt nhiều thách thức, rủi ro.
Sự chênh lệch giàu - nghèo hiện nay chủ yếu đến
từ khoảng cách tri thức. Những quốc gia vốn đã
giàu có lại càng thịnh vượng hơn trong cuộc cạnh
tranh này. Tất nhiên, các quốc gia đang trên đường
phát triển nếu biết cách khai thác những lợi thế do
toàn cầu hóa, đặc biệt là tồn cầu hóa tri thức mang
lại sẽ rút ngắn được khoảng cách tụt hậu, bứt phá
để vươn lên.
2.2.3. Công nghệ thông tin, truyền thông được

ứng dụng rộng rãi và đóng vai trị đặc biệt quan
trọng
Trong KTTT, công nghệ thông tin được ứng
dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành nhân
tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành
phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề. Hầu
hết các hoạt động kinh tế - xã hội đều dựa trên cơ
sở của công nghệ thông tin và truyền thông thông
qua mạng thông tin điện tử, đều được  tin  học
hóa, hay số hóa. Cơng nghệ thông tin và truyền
thông không chỉ là một lĩnh vực khoa học - công
nghệ, một ngành kinh tế - kỹ thuật mà trở thành
phương tiện chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, động lực quan trọng cho
sự phát triển của tất cả các ngành, lĩnh vực. Xã hội
thông tin là tiền đề cho nền KTTT. Thương mại
điện tử, chính phủ điện tử, làm việc từ xa, các văn
phịng ảo, tổ chức ảo, chữa bệnh trên mạng (chữa
bệnh từ xa), giáo dục từ xa,... đang làm thay đổi
hết sức sâu sắc cách thức sản xuất kinh doanh, tổ
chức quản lý theo hướng tăng tốc độ, năng suất,
chất lượng và hiệu quả. Mạng Internet làm cho thế
giới xích lại, ngày càng trở lên nhỏ bé. Tri thức
và thông tin không biên giới làm cho hoạt động

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - Số 17 Quý 2/2021

45



NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành
hoạt động liên kết mang tính toàn cầu. Trong một
“xã hội mạng”, các hoạt động sản xuất kinh doanh
ngày càng sôi động, nhanh nhạy, quan hệ giữa sản
xuất và tiêu dùng trực tiếp hơn, có thể dễ dàng
thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng; hình thức
tổ chức sản xuất trở lên linh hoạt, cơ động hơn; sự
liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa sản xuất với
cung ứng nguyên liệu, với thị trường tiêu thụ trở
lên chặt chẽ, gắn bó hơn. Chi phí giao dịch sẽ giảm
đi rất nhiều do thương mại điện tử có khả năng
kết nối trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu
dùng, dẫn đến giảm thiểu nhiều khâu trung gian
giữa các bên mua và bán. Kết quả quan trọng nhất
của việc phát triển thương mại điện tử là sự hạ thấp
những rào chắn và chi phí đi vào thị trường. Trong
thời đại tri thức, thông tin trở thành tài nguyên
quan trọng nhất của nền kinh tế.Như vậy, cơng
nghệ thơng tin có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của xã hội hiện đại, là một trong những động
lực quan trọng bậc nhất của sự phát triển, cùng với
một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến
đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích tăng lực đổi
mới đối với nền kinh tế tồn cầu nói chung và của
từng quốc gia nói riêng.
2.2.4. Sản xuất cơng nghệ trở thành loại hình
sản xuất quan trọng bậc nhất của nền kinh tế
Sản xuất công nghệ cao trở thành ngành sản

xuất tối quan trọng. Công nghệ cao xuất phát từ tri
thức khoa học, là thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại. Công nghệ cao
cho phép sản xuất các sản phẩm có tính năng hồn
tồn mới, chưa có trước đây và không thể thay thế
được. Khoa học, công nghệ được coi là lực lượng
sản xuất trực tiếp, là yếu tố quan trọng và có ý
nghĩa quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội,
không giản đơn chỉ với nghĩa là khoa học tham gia
vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra công nghệ,
đề ra và xây dựng phương pháp tổ chức và quản
lý để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả của sản xuất,
trong nền KTTT, khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp còn với nghĩa là khoa học có
thể trực tiếp làm ra sản phẩm khoa học và là một

46

trong những thành tố cấu thành không thể thiếu
của lực lượng sản xuất hiện đại. Ở nhiều nước,
nhất là các nước công nghiệp phát triển,do nhu
cầu khách quan đã xuất hiện các “công viên khoa
học”, “thành phố khoa học”, các “khu công nghệ
cao”... nhằm tạo ra môi trường, điều kiện thuận
lợi để khoa học, công nghệ và cơ sở sản xuất gắn
kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một “cơ thể” thống
nhất. Đặc biệt, công nghệ cao địi hỏi tư duy và
nhận thức ở trình độ cao của người sáng tạo và
sử dụng nó. Khu công nghệ cao là nơi biến các

tri thức mới, phát triển khoa học mới thành cơng
nghệ và sản phẩm. Đó là hạt nhân của KTTT.
2.2.5. Sáng tạo là động lực chủ yếu thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội
Trong nền KTTT, chính sách và ý tưởng đổi
mới, phát triển cơng nghệ mới trở thành chìa
khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao
chất lượng cuộc sống. Sáng tạo là một phẩm chất
của con người, trong đó, con người thông qua hoạt
động sống để tạo nên những giá trị tinh thần, giá
trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và
lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người
vốn có khả năng sáng tạo và trong thời đại tri thức,
sáng tạo tri thức là động lực tối ưu nhất cho sự phát
triển bền vững.
Tuy nhiên, phẩm chất sáng tạo của con người
lại được bắt nguồn từ chính nhu cầu sinh tồn của
họ, do đó, để cái mới ln được nảy nở và phát
huy, cần một chính sách kích thích mạnh vào tính
tích cực, sáng tạo của con người. Khác biệt giữa tri
thức với các nguồn vốn khác là nó chịu sự khống
chế hoàn toàn của người có nó, người khác không
thể dịch chuyển nó một cách tùy tiện. Chính ở đây,
một chế độ sở hữu tài sản tri thức phù hợp, đảm
bảo nguyên tắc lợi ích cùng hưởng, cùng chịu giữa
bên cung ứng và người thụ hưởng sản phẩm trí tuệ
cần được tôn trọng.
2.2.6. Kinh tế tri thức thúc đẩy dân chủ hóa
Trong nền KTTT, mọi người đều dễ dàng truy
cập đến các thông tin cần thiết, mở ra khả năng

thực tế cho q trình dân chủ hóa trên mọi lĩnh
vực, nhất là trong việc tiếp cận và tiếp nhận các
công nghệ mới, thậm chí là cả cơng nghệ hiện đại
nhất.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 17 Q 2/2021


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
Dân chủ hóa trong lĩnh vực cơng nghệ là nét
nổi bật của kinh tế thơng tin. Chính những thành
tựu của khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện
cho q trình dân chủ hóa trong lĩnh vực này, nhờ
đó các nước chưa đủ khả năng phát minh có cơ
hội đón nhận được lực cơng nghệ tân tiến. Sự xuất
hiện của công nghệ thông tin hiện đại như vệ tinh,
truyền hình cáp, truyền hình qua vệ tinh cùng với
các thiết bị thu hiện đại cực nhạy nhưng lại hết sức
gọn nhẹ, Internet, đặc biệt là Internet băng rộng,...
đã làm cho q trình dân chủ hóa mang tính chất
của một bước ngoặt thực sự trong đời sống xã hội.
Với các phương tiện truyền thơng cực kỳ chính
xác, nhanh chóng và hữu hiệu này, mọi người, dù
sống ở nơi thị thành, chốn thôn quê hay ở những
vùng núi rừng heo hút, về nguyên tắc, đều có thể
cùng một lúc biết được những sự kiện nóng hổi
vừa xảy ra hoặc đang tiếp diễn, tại một địa điểm xa
xôi bất kỳ nào đó trên hành tinh.
Dân chủ hóa thơng tin thơng qua các phương
tiện truyền thông hiện đại trên không chỉ đem lại

cho con người những kiến thức và tin tức mới nhất
có thể chưa kịp cập nhật trong các sách báo viết,
cho phép người ta trao đổi, thảo luận, tranh luận,
trình bày chính kiến của mỗi người về tất cả các
vấn đề, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất, đang
được quan tâm mà cịn khơng cho phép các hành
vi bưng bít thơng tin, khơng minh bạch, che giấu
những hành động sai trái, những tội ác chống lại
con người và loài người. Dân chủ hóa thơng tin, vì
vậy cũng góp phần khơng nhỏ vào q trình dân
chủ hóa kinh tế, dân chủ hóa quyền lực, dân chủ
hóa việc hoạch định chính sách và góp phần làm
trong sạch nền hành chính quốc gia. Quyền lực và
sức mạnh thơng tin thậm chí có thể trở thành sức
mạnh chính trị, làm khuynh đảo cả một chế độ hay
một tập đoàn cầm quyền.
3. Kết luận
Nền KTTT là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở
tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri
thức, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất
ở trình độ cao. Trong mơi trường đó, tri thức tất yếu
trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp
vào phát triển kinh tế - xã hội. KTTT là nền kinh tế
trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức

giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
kinh tế tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Ngày nay, loài người đang bước vào một thời
đại kinh tế mới lấy việc chi phối, chiếm hữu nguồn
tài nguyên trí lực và sử dụng, phân phối, sản xuất

tri thức làm nhân tố chủ yếu. Tri thức trở thành một
nhân tố sản xuất quan trọng nhất, thức đẩy vai trò
của đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động
giá rẻ xuống hàng thứ hai.
Tài liệu tham khảo
1. Organization for Economy Cooperation and
Development (OECD), (2001) “The new economy:
Beyond the hype” (Nền kinh tế mới: Vượt lên trên
sự cường điệu), Final report on the OECD Growth.
2. Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC),
(2000) “Towards knowledge-based economies in
APEC” (Hướng tới các nền kinh tế dựa trên tri
thức trong APEC), APEC Economic Committee
Report, 11.2000.
3. Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức - xu
thế mới của xã hội thế kỷ XXI, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
5. Bùi Thị Kim Hậu (2012), Trí thức hóa cơng
nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
6. Phan Thị Hiên (2016), Tư tưởng chính trị
Montesquieu và những vấn đề đặt ra đối với thực
tiễn chính trị ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia
- Sự thật, Hà Nội.
7. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam
trước yêu cầu phát triển đất nước, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

8. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ
trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức và
những vấn đề cơ bản, NXB Thanh niên, Hà Nội.
10. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị
quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 về xây dựng
đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 17 Quý 2/2021

47



×