Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.76 KB, 14 trang )

Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền rộng hơn 1 triệu km
2
. Vùng biển nước ta có vị trí quan trọng về an ninh
- quốc phòng và nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Trong năm nay,
biển, đảo và đặc biệt vấn đề phân định các vùng biển thuộc chủ quyền giữa Việt Nam với
các nước đã trở thành chủ đề được quan tâm ở trong nước, nhất là khi tình hình biển
Đông đang “nóng lên” trước các hoạt động ngày càng mạnh bạo của hải quân Trung
Quốc.
Vậy, vấn đề phân định này đã được giải quyết như thế nào? Còn tồn tại vấn đề gì?
Bài viết sau của em sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung quan trọng này.
B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN
1. Các khái niệm
1.1. Chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị, pháp lý của
quốc gia bao gồm hai nội dung là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ chủa
mình và quyền độc lập của quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Lãnh thổ quốc gia
được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia.
1.2. Chủ quyền trên biển của quốc gia: Chủ quyền trên biển là quyền tối cao của
quốc gia đối với vùng biển nằm bên trong đường biên giới quốc gia trên biển bao gồm
vùng nội thủy và vùng lãnh hải. Đường biên giới quốc gia trên biển được xác định là
đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần
nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải. Đường biên giới quốc
gia trên biển của nước CHXHCN Việt Nam được xác định là đường ranh giới phía ngoài
của lãnh hải mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một
khoảng cách bằng 12 hải lý.
1.3. Phân định biển: Phân định biển được hiểu là quá trình hoạch định đường ranh
giới phân chia các vùng biển giữa hai hay nhiều quốc gia hữu quan. Vấn đề phân định
biển được đặt ra cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Việc


Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế
1
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1
phân định biển nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới biển phân chia vùng biển
thuộc chủ quyền quốc gia hoặc xác định đường biên giới phân chia vùng biển thuộc
quyền chủ quyền quốc gia.
2. Các nguyên tắc về phân định biển được áp dụng trong trường hợp Việt Nam
2.1. Nguyên tắc thỏa thuận: Khi hai quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp
nhau và có danh nghĩa pháp lý chồng nhau thì phải có những vụ đàm phán một cách thiện
chí và có ý định thực sự đạt tới một kết quả thực định.
2.2. Nguyên tắc trung tuyến hay cách đều: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau
hoặc đối diện nhau, không một quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường
trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy
nhiên quy định này không áp dụng trong trường hợp có các danh nghĩa lịch sử khác các
hoàn cảnh đặc biệt khác cần hoạch định trong các điều khoản này” (Điều 12.1 Công ước
Giơnevơ 1958).
2.3. Nguyên tắc phân định công bằng: Công bằng trong phân định là xem xét, cân
nhắc tất cả các hoàn cảnh hữu quan: hình dạng bờ biển, đảo, luồng hàng hải,...để tìm ra
một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận. Các bên có thể coi kết quả của giải pháp
mang lại là công bằng chứ không phải là sự áp dụng máy móc, khắt khe một loạt các quy
tắc, nguyên tắc hình thức.
2.4. Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời: Trong khi chờ đợi ký kết thỏa
thuận phân định công bằng các vùng biển, các quốc gia hữu quan, làm hết sức mình để đi
đến dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và dàn xếp tạm thời không phương hại đến
hoạch định cuối cùng.
3. Các phương pháp phân định biển: hai phương pháp chính
3.1. Phương pháp đường trung tuyến cách đều: áp dụng trong trường hợp các
quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Theo phương pháp này, đường ranh giới
để phân định biển chính là đường mà tất cả các điểm nằm trên đường đó đều cách đều các

điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quốc gia.
Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế
2
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1
Phương pháp này thường được áp dụng để phân định lãnh hải. Tuy nhiên, để áp dụng nó,
các quốc gia phải xem xét một cách thích đáng đến những hoàn cảnh cụ thể để đạt được
một kết quả công bằng.
3.2. Phương pháp công bằng: theo phương pháp này, trong quá trình phân định
biển các bên hữu quan cần phải xem xét, cân nhắc các yếu tố cụ thể như: hình dạng bờ
biển, đảo, hàng hải...để từ đó tìm ra được những giải pháp công bằng được các bên công
nhận. Các giải pháp đó đương nhiên mang tính đặc thù và thích ứng với từng trường hợp
phân định cụ thể.
II. THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN GIỮA
VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC
Từ năm 1977, sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam bắt đầu tham
gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật biển. Việt Nam cũng là một trong 130
nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký Công ước Luật biển 1982 vào
tháng 12/1982 tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994 Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê
chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của Công ước. Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố
ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngày
12/11/1982, Chính phủ ta cũng ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải.
Với chủ trương nhất quán là giải quyết mọi tranh chấp về chủ quyền biển với các
nước bằng thương lượng và hòa bình, Việt Nam đã và đang giải quyết được một số vấn
đề sau:
1. Với Campuchia
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có vùng biển kế cận nhau. Giữa bờ
biển Việt Nam và Campuchia có trên 150 hòn đảo lớn và nhỏ. Trong lịch sử, hai bên có
vấn đề tranh chấp chủ quyền một số đảo ven bờ và chưa tiến hành đàm phán phân định
ranh giới lãnh hải. Phân định biển Việt Nam - Campuchia là một quá trình khó khăn và

lâu dài do nhiều nguyên nhân: hai bên có lập trường rất khác biệt về đường biên
giới biển; việc phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia phụ thuộc rất
Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế
3
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1
nhiều vào tình hình chính trị nội bộ của Campuchia và tình hình quan hệ giữa hai
nước; phía Campuchia muốn hoàn tất công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ
với Việt Nam, sau đó mới tính đến việc giải quyết biên giới biển.
Ngày 7/7/1982, hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước
lịch sử giữa hai nước. Hiệp định này đã giải quyết được những vấn đề hết sức quan trọng
như sau:
- Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của vùng nước lịch sử thuộc chế độ nội
thuỷ chung của hai nước Việt Nam và Campuchia.
- Hai bên thoả thuận “lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân
chia đảo trong khu vực này”.
- Hai bên “sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị,
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng
của nhau để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngoài vùng nước
lịch sử”.
- Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này sẽ do hai bên cùng tiến
hành.
- Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo
tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu
khí, khoáng sản...trong vùng nước lịch sử sẽ do hai bên cùng thoả thuận; khi không có
thoả thuận không bên nào được đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên
trong vùng nước lịch sử.
* Ý nghĩa Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia
Mặc dù Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 không có quy định
cụ thể về vùng nước lịch sử nhưng thực tiễn quốc tế đã thừa nhận sự tồn tại của vùng
nước lịch sử và vùng nước đó thuộc chế độ pháp lý nội thuỷ của các quốc gia ven biển.

Trong phán quyết về vụ án “Ngư trường của Nauy” năm 1951, Toà án quốc tế đã đưa ra
định nghĩa “vùng nước lịch sử là vùng nước mà người ta coi là nội thuỷ, trong lúc vùng
nước đó nếu thiếu một danh nghĩa lịch sử thì không có tính chất nội thuỷ đó”.
Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế
4
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1
Danh nghĩa lịch sử của vùng nước này được dựa trên các điều kiện sau:
- Điều kiện địa lý đặc biệt của vùng nước đòi hỏi phải có một chế độ pháp lý đặc
biệt;
- Lịch sử chiếm hữu, sử dụng, khai thác lâu dài và liên tục;
- Vùng nước có ý nghĩa đặc biệt về chiến lược, an ninh quốc phòng, kinh tế đối với
quốc gia ven biển.
Từ thực tiễn quốc tế trên chúng ta thấy rất rõ ràng rằng vùng nước nằm giữa các
quần đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam và đảo Wai và bờ biển của
Campuchia có đủ điều kiện là vùng nước lịch sử chung giữa hai nước vì:
- Về mặt địa lý: Vùng nước này là vùng biển nông với độ sâu phía ngoài quần đảo
Thổ Chu và Wai khoảng 40 m, phía trong có độ sâu trung bình khoảng từ 20 đến 30 m.
Vùng biển này hoàn toàn được các đảo và bờ biển của hai nước bao bọc. Vùng biển này
gắn liền với bờ biển và là một bộ phận hữu cơ của phần đất liền hai nước Việt Nam và
Campuchia. Mặt khác, vùng biển này cũng chịu tác động mạnh của sự biến đổi không
ngừng của bờ biển cực kỳ không ổn định, khiến cho địa hình vùng biển cũng luôn thay
đổi theo thời gian.
- Về mặt lịch sử: Toàn bộ vùng biển và các hải đảo trong khu vực đã thuộc về hai
nước từ lâu đời. Nhân dân hai nước đã quản lý, khai thác sử dụng vùng nước này một
cách liên tục.
- Về mặt chiến lược, an ninh quốc phòng, kinh tế: Vùng biển này có ý nghĩa hết
sức quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế đối với nhân dân hai nước trong suốt
lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia có ý nghĩa hết sức quan
trọng là đã giải quyết được vấn đề chủ quyền các đảo giữa hai nước tạo cơ sở pháp lý để

hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác các vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an
ninh trật tự chung trên biển, củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
2. Với Trung Quốc
2.1. Về đường biên giới trong Vịnh Bắc Bộ
Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế
5

×