Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề tài Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam hiện nay? Đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.75 KB, 17 trang )

Thành viên: 15.2LT1 - 27 - Trần Minh Hiếu
15.2LT1 - 28 - Trần Công Hùng
15.2LT1 - 29 -Trần Quốc Huy ( Trưởng nhóm)

Đề tài: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt
Nam hiện nay? Đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Việt
Nam hiện nay ?

Mục lục
Lời mở đầu......................................................................................................................... 2
Phần I: Tổng quan về đầu tư quốc tế trực tiếp FDI............................................................ 3
1, Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế trực tiếp......................................................... 3
2, Các hình thức và xu hướng........................................................................................ 3
3, Vai trị của đầu tư quốc tế trực tiếp............................................................................ 4
4, Ưu , nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp......................................................... 5
Phần II: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam hiện nay.............6
1, Diễn tiến nguồn vốn và dự án FDI............................................................................. 6
2, Cơ cấu đầu tư FDI theo hình thức đầu tư................................................................... 7
3, Cơ cấu đầu tư FDI theo ngành kinh tế........................................................................ 8
4, Cơ cấu đầu tư FDI theo đối tác đầu tư...................................................................... 10
5, Cơ cấu đầu tư FDI theo địa phương......................................................................... 11
Phần III: Đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam...................................... 13
1, Tác động tích cực..................................................................................................... 13
2, Tác động tiêu cực..................................................................................................... 13
3, Một số kiến nghị và giải pháp.................................................................................. 14
Kết luận............................................................................................................................ 16
1


Lời mở đầu
Bất kì một nước nào muốn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đều cần phải có vốn, vốn


là chìa khóa là điều kiện hàng đầu để thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Song vốn được tạo ra từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn đến chính sách
của từng quốc gia. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong
những bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất kì một quốc gia hoặc
một địa pương nào. Đối với Việt Nam, hiện chúng ta đang biến đổi theo xu hướng
tồn cầu , khơng chỉ là Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa mà cịn phải “Phát
triển bền vững”, do những nhận thức thay đổi đó, chúng ta chuyển đổi và hội nhập
kinh tế cũng cần lựa chọn những nguồn vốn và nhà đầu tư thực sự quan tâm đến
vấn đề phát triển bền vững của thế giới.
Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài : “Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI vào
Việt Nam hiện nay? Đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam hiện
nay?” để đi sâu vào phân tích thực trạng FDI, các kết quả, hiệu quả đạt được đồng
thời nêu ra những mặt hạn chế còn tồn tại, đưa ra nột số nguyên nhân và đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam.


Phần I: Tổng quan về đầu tư quốc tế trực tiếp FDI
1, Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế trực tiếp
* Khái niệm: Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI- Foreign Direct Investment ) là việc
nhà đầu tư chuyển tiền, các nguồn lực cần thiết đến các không gian kinh tế khác
không thuộc nền kinh tế của quốc gia nhà đầu tư, trực tiếp tham gia tổ chức, quản
lý, điều hành…việc chuyển hóa chúng thành vốn sản xuất, kinh doanh…nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa
* Đặc điểm:
+ Nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động đầu tư
cũng như sử dụng và phân phối kết quả kinh doanh
+) Là hình thức đầu tư dài hạn, từ 10 năm trở lên, nội dung vật chất khơng chỉ bằng
tiền, mà cịn có cả uy tín, thương hiệu
+) Là hình thức có tính khả thi và hiệu quả cao, khơng có ràng buộc chính trị,
khơng để lại gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế

+ Nhà đầu tư có thể là những chủ thể ở các quốc gia khác nhau cùng tham gia vào
hoạt động đầu tư
+ FDI được thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc các nền kinh tế
khác ngoài nền kinh tế quốc gia nhà đầu tư, trực tiếp cung cấp sản phẩm cho xã
hội
+ Phương thức thực hiện chủ yếu là thông qua các dự án đầu tư
2, Các hình thức và xu hướng
* Các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Nhà đầu tư nước ngoài cùng với cơ sở kinh tế của nước sở tại ký kết các hợp
đồng cùng nhau phối hợp thực hiện sản xuất kinh doanh những mặt hàng nào đó và
mỗi bên đảm nhận những khâu công việc nhất định
+ Không dẫn tới việc thành lập doanh nghiệp mới
- Liên doanh


+ Nhà đầu tư nước ngoài sẽ liên kết với một hoặc một số đối tác của nước sở tại,
cùng nhau góp vốn hình thành doanh nghiệp mới để tiến hành sản xuất kinh doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Doanh nghiệp mới được thành lập với 100% vốn là của nhà đầu tư nước ngoài,
nhà đầu tư nước ngồi quyết định tồn bộ các vấn đề có liên quan đến sự hoạt động
và phát triển của doanh nghiệp
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao, xây dựng- khai thác- chuyển giao
+ Thực hiện trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Xây dựng- chuyển giao(hợp đồng BT, BTO) : nhà đầu tư lập dự án theo đơn đặt hàng
của nước sở tại, đầu tư xong, nhà đầu tư chuyển giao lại cho bên đặt hàng sở tại khai
thác, sử dụng
+ Xây dựng- khai thác- chuyển giao( hợp đồng BOT): sau khi xây dựng xong nhà đầu
tư được quyền khai thác, sử dụng cơng trình trong một thời gian nhất định nhằm thu
hồi đử vốn đầu tư và một lượng lợi nhuận thỏa đáng, sau đó chuyển cho cơ quan có

thẩm quyền của nước sở tại quản lý và tiếp tục khai thác, sử dụng
Ngồi các hình thức trên đây, FDI cịn có thể được thực hiện bằng một số hình thức
khác như sáp nhập hoặc mua lại các cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước
ngồi, hoặc tham gia mua cổ phần của các cơng ty nước ngồi với khối lượng đủ lớn
để có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty đó
* Xu hướng đầu tư quốc tế trực tiếp
Có 4 xu hướng:
+ Đầu tư quốc tế trực tiếp giữa các nước phát triển với nhau
+ FDI từ nước phát triển đến các nước đang phát triển
+ Thực hiện đầu tư quốc tế trực tiếp lẫn nhau giữa các nước đang phát triển
+ FDI từ nước đang phát triển vào các nước phát triển
3, Vai trò của đầu tư quốc tế trực tiếp
* Đối với nước thực hiện đầu tư
- Đem lại sự giàu có
- Tạo ra sự cân bằng, ổn định cho nền kinh tế
- Tái cấu trúc nền kinh tế, hiện đại hóa cơng nghệ


* Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Với nước phát triển: nền kinh tế có sức cạnh tranh mới, là động lực cho sự phát
triển của những nền kinh tế phát triển
- Với nước đang phát triển
+ Bổ sung vốn đầu tư, phát triển nền kinh tế theo chiều rộng: là nguồn vốn để thực
hiện CNH – HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát
triển với thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, hiện
đại
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp nền kinh tế phát triển theo chiều sâu
+ Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước của các nước đang phát triển
+ Giúp cho doanh nghiệp trong nước mở cửa thị trường hàng hóa thế giới
+ Giúp tạo ra việc làm cho người lao động, cải thiện nguồn nhân lực

4, Ưu , nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp
* Ưu điểm
- Khơng để lại gánh nợ cho Chính phủ mà nhà đầu tư đến đầu tư như ODA hay các
hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu…
- Các nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Đồng nghĩa với
việc nước tiếp nhận đầu tư không phải chịu những điều kiện ràng buộc.
- Việc liên doanh với các cơng ty, đối tác nước ngồi sẽ giảm rủi ro về tài chính
cho doanh nghiệp trong nước bởi trong tình huống xấu nhất, làm ăn thua lỗ thì các
đối tác cùng chia sẻ rủi ro đó.
- Các hình thức đầu tư nước ngồi tại Việt Nam trong đó có đầu tư trực tiếp sẽ
giảm bớt rủi ro và gánh nặng cho các nước tiếp nhận đầu tư. Cùng với tiếp nhận
vốn, các nước cịn tiếp nhận cơng nghệ, kỹ thuật, các phương thức quản lý tiên
tiến… mang lại lợi nhuận.

* Nhược điểm
-Việc sử dụng quá nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc chủ quan huy động vốn
trong nước dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Nếu tình trạng này diễn ra lâu
dài có thể khiến nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài.


- Nhiều cơng ty 100% vốn nước ngồi thực hiện chính sách cạnh tranh, bán phá giá
làm các doanh nghiệp trong nước điêu đứng.
- Có thể sẽ trở thành bãi rác của các nước đến đầu tư
- Làm chênh lệch mức sống giữa các vùng kinh tế, phân hóa giàu nghèo sâu sắc
nếu khơng có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời.

Phần II: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt
Nam hiện nay
1, Diễn tiến nguồn vốn và dự án FDI
Về diễn tiến cụ thể của dòng vốn FDI, sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam

đã đón một lượng lớn FDI vào 2008 với số vốn đăng ký lên tới 64 tỷ USD, cao gấp
hơn 3 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đặc biệt là khủng hoảng tài
chính tồn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ cơng châu Âu vào năm 2010, dòng
vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2012 có sự sụt giảm đáng kể, trước
khi hồi phục lại và dao động tương đối ổn định trong giai đoạn kế tiếp 2013 – 2019.
Năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại
nặng nề, khiến các dịng vốn đầu tư ra nước ngồi giảm mạnh – đặc biệt là đầu tư
FDI, và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam
năm 2020 giảm 6,7% so với năm 2019, với giá trị khoảng 21 tỷ USD, trong đó vốn
đăng ký cấp mới là 14,6 tỷ USD và vốn đăng ký điều chỉnh là 6,4 tỷ USD.
Về cơ cấu vốn FDI trong giai đoạn này, giá trị vốn đăng ký cấp mới luôn cao hơn
(gấp khoảng 2- 3 lần) vốn đăng ký điều chỉnh, cho thấy Việt Nam liên tục thu hút
các nhà đầu tư mới vào thị trường.
Bước sang năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam diễn
biến phức tạp hơn năm 2020, kết quả thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam 11 tháng
đầu năm 2021 vẫn tương đối khả quan. Tổng lượng vốn đăng ký mới đạt 14,1 tỷ USD,
tăng 3,76% so với cùng kỳ; trong khi tổng lượng vốn đăng ký điều chỉnh đạt trên 8
tỷ USD, tăng tới 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính lũy kế đến 20/11/2021, Việt Nam đã thu hút tổng cộng 405,9 tỷ USD với
34.424 dự án đầu tư FDI.


Bảng thống kê vốn FDI vào Việt Nam năm 2006 - 2021

2, Cơ cấu đầu tư FDI theo hình thức đầu tư
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam đang hoạt
động chủ yếu dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài - chiếm 72,8% tổng vốn
đăng ký FDI lũy kế đến tháng 12 năm 2019, theo sau là hình thức liên doanh - chiếm
21,4%. Hình thức đầu tư khác như hợp đồng BOT, BT, BTO và hợp đồng hợp tác
kinh doanh chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ khoảng 5,8% vốn đăng ký.

Thực tế này cho thấy hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài muốn chủ động trong việc
triển khai các dự án và quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thay vì hợp tác
thơng qua liên doanh với một đối tác nội địa Việt Nam. Tuy nhiên, không phải lĩnh
vực nào Việt Nam cũng cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài mà vẫn phải liên
doanh với nhà đầu tư trong nước với số vốn nước ngồi bị hạn chế. Bên cạnh đó, một
số nhà đầu tư nước ngồi lựa chọn hình thức liên doanh với các đối tác Việt Nam vì
hình thức này cũng đem lại nhiều lợi ích như: khơng phải mất nhiều cơng sức để tìm
hiểu về pháp luật, văn hố, mơi trường kinh doanh tại Việt Nam, tận


dụng được nguồn lực (khách hàng, kho xưởng, thị phần…) sẵn có của các đối tác
Việt Nam….
Bảng cơ cấu vốn đăng ký các dự án FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư (Lũy
kế đến 20/12/2019)

3, Cơ cấu đầu tư FDI theo ngành kinh tế
Cho tới nay đầu tư trực tiếp nước ngồi đã có mặt trong 19/21 ngành trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam (trừ ngành chính trị - xã hội, quốc
phịng và hoạt động của các tổ chức nước ngoài). Tuy nhiên, vốn FDI có sự chênh
lệch đáng kể giữa các ngành kinh tế. Cụ thể, công nghiệp chế biến, chế tạo ln là
ngành thu hút nhiều đầu tư nước ngồi nhất. Tính lũy kế đến hết ngày 20/11/2021,
ngành này chiếm hơn nửa về số vốn đầu tư (240,2 tỷ USD, tương đương 59,2%), và
gần một nửa số dự án đăng ký (15.558 dự án, tương đương 45,2%) trong tổng đầu tư
FDI tại Việt Nam. Một trong số các lý do khiến cho ngành này hấp thụ được lượng
FDI lớn là trong giai đoạn đầu mở cửa kinh tế, Việt Nam khuyến khích đầu tư nước
ngồi vào lĩnh vực cơng nghiệp và chế biến nhằm


thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, đây là ngành
mà các đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản,

Singapore có thế mạnh và quan tâm đầu tư tại Việt Nam do có thể tận dụng được
nhiều lợi thế của Việt Nam như nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên sẵn có,
nhiều Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác thương mại trên thế giới…
Trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã
thu hút được nhiều dự án từ các tập đoàn lớn trên thế giới như Intel, Microsoft,
Foxconn, Sanyo, Samsung, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic… Những dự án đầu
tư từ các tập đoàn đa quốc gia này đã góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ cho
ngành chế biến chế tạo của Việt Nam, đồng thời giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu thơng qua các hợp đồng hợp
tác bán hàng, cung cấp nguyên phụ liệu cho các Tập đoàn này.

Bảng cơ cấu vốn đăng ký và số dự án đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành (lũy kế
đến 20/11/2021 )


Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp và chế biến, đầu tư FDI vào các ngành thuộc lĩnh
vực dịch vụ cũng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây vì một số lý do
như: nhu cầu thị trường gia tăng, tiềm năng lợi nhuận lớn, và Việt Nam có cam kết
mở cửa nhiều phân ngành dịch vụ theo các Hiệp định thương mại quốc tế như WTO
và một số Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Những ngành dịch vụ thu hút
lượng FDI lớn nhất trong thời gian qua là bất động sản, du lịch, bán buôn, bán lẻ,
thông tin truyền thông
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành sản xuất thế mạnh của Việt
Nam. Tuy nhiên, đầu tư nước ngồi trong những ngành này cịn rất hạn chế do
nhiều nguyên nhân - một trong số đó là các địa phương chưa có nhiều chính sách
khuyến khích, ưu tiên để thu hút các nhà đầu tư nước ngồi trong khi lĩnh vực này có
giá trị gia tăng thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… Trong những năm
gần đây, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao trong lĩnh
vực nơng nghiệp nhằm giúp hiện đại hóa ngành này. Tuy nhiên, tính đến ngày
20/11/2021, lượng vốn FDI vào ngành này mới chỉ là 3,7 tỷ USD với 516 dự án đầu

tư, chiếm chưa tới 1% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam

4, Cơ cấu đầu tư FDI theo đối tác đầu tư
Cho đến nay, Việt Nam đã thu hút FDI từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong đó, các đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á.
Cụ thể, trong nhiều năm qua Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore luôn dẫn đầu danh
sách các nguồn FDI vào Việt Nam. Lũy kế đến ngày 20/11/2021, số vốn đầu tư
đăng ký của ba nước này chiếm tới 49,8% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Một
số nền kinh tế ở khu vực châu Á khác như Đài Bắc, Hồng Kông, Trung Quốc,
Malaysia và Thái Lan cũng nằm trong tốp 10 đối tác có đầu tư FDI lớn nhất vào
Việt Nam. Bên cạnh đó, hai đối tác đến từ châu Âu là Hà Lan và quần đảo Virgin
thuộc Anh cũng nằm trong tốp này. Tuy là đối tác xuất nhập khẩu hàng đầu của
Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ lại chỉ đứng vị trí số 11 trong số các đối tác FDI của Việt
Nam.
Đầu tư FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ một số nước “láng giềng” tại khu vực
châu Á. Một số lý do có thể lý giải cho thực trạng này như: (1)Việt Nam có vị trí
địa lý gần các nước này và thuận lợi giao thương (gần Trung Quốc và dễ dàng kết nối
với các nền kinh tế khác trên thế giới); (2)các nhà đầu tư từ các nước “láng giềng”
này quen thuộc hơn về môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam; (3)


Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập, đặc biệt đã ký kết và thực thi nhiều FTA
với các đối tác khu vực châu Á (một số đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,
Malaysia cùng lúc có nhiều FTA với Việt Nam).

Bảng thống kê Top 15 đối tác đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam theo vốn đăng ký
( lũy kế đến 20/11/2021)

Trong thời gian tới, đầu tư FDI từ các khu vực khác, đặc biệt từ một số đối tác FTA
mới của Việt Nam ở khu vực châu Âu (EU, Anh, Nga) hay châu Mỹ (Canada,

Mexico, Chile, Peru) dự kiến sẽ gia tăng do Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa và
tạo thuận lợi cho đầu tư từ các đối tác này.
Đồng thời, với tổng cộng 15 FTA đã có hiệu lực với 53 đối tác thương mại cho tới
thời điểm hiện tại, Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trong
khu vực và trên thế giới, tạo ra sức hút ngày càng lớn với các nhà đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam để tận dụng các cơ hội từ các FTA này
5, Cơ cấu đầu tư FDI theo địa phương
Nhìn chung, tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam hiện nay đều có dự án đầu tư
FDI, tuy vẫn cịn có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng đồng bằng và miền núi,
giữa các thành phố phát triển với địa phương kinh tế khó khăn. Nguồn vốn đầu tư


FDI tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa
phương lân cận 2 thành phố này nhờ một số lợi thế như: (1) cơ sở hạ tầng tốt, hỗ trợ hiệu
quả q trình sản xuất; (2) vị trí địa lý thuận lợi, gần cảng biển, sân bay…, tiết kiệm chi
phí vận chuyển, phân phối; (3) mật độ dân cư đông nên có sẵn nguồn lao động dồi dào,
và (4) chính quyền địa phương thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ về môi trường đầu tư,
kinh doanh.

Các dự án đầu tư FDI đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế,
tạo công ăn việc làm cho lao động tại các địa bàn đầu tư. Thực tế cho thấy những
địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI lớn như Bình Dương, Đồng Nai,
Bắc Ninh… đều có những bước chuyển mình tích cực, đặc biệt là chuyển đổi cơ
cấu kinh tế. Ví dụ Bắc Ninh, đứng thứ 7 trong số những địa phương thu hút được
nhiều FDI nhất tại Việt Nam, đã thay đổi cơ cấu từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp
chỉ trong vịng 05 năm. Ngành nơng nghiệp của Bắc Ninh hiện nay chỉ cịn chiếm
8% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, còn lại là ngành công nghiệp và dịch vụ.

Thống kê Top 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam theo tổng vốn
đăng ký (lũy kế đến 20/11/2021)



Phần III: Đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam
1, Tác động tích cực
- Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
những năm gần đây tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực tư
nhân – dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước.

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước (NSNN): Nguồn vốn
FDI đóng vai trị như là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm
1995 lên 16,9% năm 2008 và 19,6% năm 2017. Tỷ trọng thu NSNN từ khu vực
FDI cũng gia tăng đáng kể, từ 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994-2000 lên 23,7 tỷ
USD trong giai đoạn 2011-2015, chiếm gần 14% tổng thu NSNN. Riêng năm
2017, khu vực FDI đã đóng góp vào NSNN hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu
NSNN.
- Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: Thành tích xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam nhiều
năm qua ghi dấu ấn đậm nét của các doanh nghiệp FDI. Tỷ trọng đóng góp vào
xuất khẩu của khối này đã tăng mạnh từ dưới 50% tổng kim ngạch trước năm 2003
lên trên 60% và 2012 và tiếp tục tăng vượt 70% từ 2015 trở lại đây.
- Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động: Trên phương diện lý thuyết, dịng
vốn FDI có quan hệ qua lại với năng suất lao động của nước tiếp nhận, tuy nhiên
cũng cần lưu ý là nó sẽ có tác động tích cực khi khu vực doanh nghiệp nội địa đủ
năng lực học hỏi công nghệ mới, hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho khối
doanh nghiệp FDI. Theo chiều ngược lại, NSLĐ cũng là nhân tố ảnh hưởng tới thu
hút FDI.
- Tạo tác động lan tỏa công nghệ: Nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa cơng
nghệ, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ thơng qua chuyển giao công nghệ và
chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới
công nghệ đối với các DN trong nước.


2, Tác động tiêu cực
Dù đem lại rất nhiều những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó, các mặt tiêu cực mà
FDI mang lại cũng khơng hề ít:


+ Chuyển dịch máy móc cơng nghệ thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường: nguồn
vốn FDI vừa là cơ hội chuyển dịch công nghệ nhưng đôi khi biến các quốc gia nhận
đầu tư FDI thành những bãi rác công nghệ nơi tiêu thụ những công nghệ đã lỗi thời
khơng cịn đáp ứng tiêu chuẩn ở mẫu quốc. Những trường hợp gây ôi nhiễm như
Formosa, Vedan là những bài học cho việc thu hút vốn FDI nhưng không kiểm tra
dẫn đến các hành động gây ôi nhiễm môi trường trầm trọng.
+ Nền kinh tế có thể bị phụ thuộc hồn tồn vào nguồn vốn FDI: nguồn vốn FDI
tuy đóng vai trị quan trọng nhưng khơng thể để quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào
FDI. Bởi lẽ FDI dù sao vẫn là nguồn vốn nước ngồi khó có thể kiểm sốt và có
thể rời quốc gia đầu tư nếu có biến cố chính trị. Khi đó nền kinh tế quốc gia sẽ lâm
nguy đe dọa tới an ninh của đất nước.
+ Cạnh tranh với sản xuất trong nước: Nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta đã làm
gia tăng sự cạnh tranh với nền sản xuất trong nước đặt biệt là những ngành mà lâu
nay nhà nước ta vẫn đang bảo hộ như ơ tơ, viễn thơng, mía đường, bán lẻ…Điển
hình là trong thương mại điện tử, các sàn thương mại điển tử của Việt Nam như
Sendo, Tiki, Chợ tốt,.. không thể cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử từ
nước ngoài là Shopee và Lazada do các doanh nghiệp nước ngồi có nguồn vốn
q dồi dào trái ngược với nguồn vốn hạn hẹp của doanh nghiệp Việt Nam.
+ Sự đầu tư khai thác của các tập đoàn đa quốc gia đến từ nhiều nước có thể gây ra nạn
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta trong tương lai. Không chỉ ở tài
nguyên thiên nhiên như đất đai, khống sản mà cịn có nguồn lao động vốn được coi là
dồi dào và rẻ tiền.

3, Một số kiến nghị và giải pháp


Thứ nhất, ổn định chính trị - xã hội.
Chúng ta cần tiếp tục củng cố, duy trì ổn định về mặt chính trị - xã hội, tăng cường
cơng tác an ninh quốc phịng, nhằm tránh rơi vào các cuộc khủng hoảng. Bên cạnh
đó, chúng ta cũng phải chú trọng giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô sao cho ổn
định, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ phải nằm trong giới hạn cho phép. Đó là nền tảng
vững chắc cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, đồng thời cũng tạo được niềm tin
đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, chúng ta khơng được chủ quan, lơi là
trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19 để tạo mơi trường an tồn về sức
khỏe để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.


Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp sao cho đồng bộ, thống nhất.
Rà soát lại các dự luật nhằm mục đích loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn. Đơn giản
hóa các hình thức văn bản và giao cho cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với
đầu tư nước ngoài, chúng ta cần tạo khung pháp lý bảo đảm cho các hoạt động đầu
tư.
Các chính sách có liên quan đến đầu tư nước ngoài phải tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp hoạt động. Về mặt hành chính, tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục
đăng ký, cấp phép, giấy chứng nhận đầu tư sao cho đơn giản, ít tốn thời gian và chi
phí cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hiện nay, chúng ta có khoảng 350 khu cơng nghiệp và khu kinh tế ven biển, đã và
chuẩn bị đi vào hoạt động. Phần lớn tập trung ở các tỉnh, thành phía Bắc và phía Nam,
tỷ lệ lấp đầy các khu cơng nghiệp bình qn là 53%. Do đó, để đón làn sóng đầu tư
mới trong thời gian tới, Việt Nam phải chuẩn bị chu đáo về mặt bằng cho các nhà
đầu tư. Chính phủ, lãnh đạo các ban ngành, địa phương phải hướng dẫn cho các
ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chuẩn bị sẵn mặt bằng nhằm đáp ứng nhanh

chóng cho nhà đầu tư khi họ dịch chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, chúng ta cần nâng cấp, xây dựng mới cầu đường, cảng biển, sân bay nhằm
hồn thiện hệ thống giao thơng các tuyến đường phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng
hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Thứ tư, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
Do xung đột thương mại Mỹ - Trung, cùng với đại dịch Covid-19 bùng phát, các
chuyên gia kinh tế trong nước cũng như các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới
dự báo sẽ có làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc sang các nước
trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Các cơng ty đa quốc gia của Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản đang lên kế hoạch di dời các nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác như
Indonesia, Thái Lan, Việt Nam,… Trước tình hình này, Việt Nam cần chủ động
xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực, chuẩn bị sẵn sàng cung ứng một số lao
động lớn và trình độ chun mơn cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư
nước ngoài.


Kết luận
Vốn đầu tư quốc tế trực tiếp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt đối với những nước đang phát
triển, đầu tư nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Vấn đề đặt ra cho Chính phủ các nước là phải tranh thủ thu hút vốn đầu tư quốc tế.
Khả năng thu hút vốn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: Ổn định chính trị, mơi
trường kinh tế vĩ mơ, hồn thiện hệ thống pháp luật,… Trong những năm qua, Việt
Nam đã thực hiện tốt những điều kiện này, được thể hiện qua vốn đầu tư nước ngoài
trong 10 năm gần đây (từ năm 2010 - 2019) liên tục gia tăng, đặc biệt trong 3 năm
2017 - 2019 có sự bứt phá mạnh mẽ. Hơn nữa, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cùng với đại dịch Covid-19 xảy ra là
điều kiện khách quan dẫn đến cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Chúng ta cùng
cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc đón nhận làn sóng dịch chuyển

chuỗi cung ứng tồn cầu của các cơng ty đa quốc gia từ Trung Quốc sang các nước
láng giềng. Vì vậy, Chính phủ cùng lãnh đạo các ban ngành, địa phương cần có
những giải pháp cấp bách, chuẩn bị tư thế, sẵn sàng tiếp nhận có chọn lọc vốn đầu
tư quốc tế có chất lượng cao.


Tài liệu tham khảo :
Giáo trình Tài chính Quốc tế , đồng chủ biên PGS.TS Phan Duy Minh – PGS.TS
Đinh Trọng Thịnh , Nhà xuất bản Tài Chính, năm 2012
Diễn biến tình hình FDI qua các năm : />FDI là gì? Vai trò và ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến kinh tế Việt Nam? :
teviet-nam/



×