Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ TÀI: “SỰ PHÁT TRIỂN VỀ ĐƯỜNG LỐI VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 19541975. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG HIỆN NAY”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.04 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn
Thành Mã số sinh viên: 1951080206
Nhóm học phần: 010100510813

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
“SỰ PHÁT TRIỂN VỀ ĐƯỜNG LỐI VÀ CHỈ ĐẠO
THỰC HIỆN CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1954-1975. GIÁ TRỊ CỦA
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG HIỆN NAY”
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Quế

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)......................................... 2
1.1 Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến.............................................................. 2
1.1.1

Bối cảnh trong nước................................................................................. 2



1.1.2

Bối cảnh thế giới....................................................................................... 2

1.2 Quá trình hình thành và nội dung đường lối................................................... 3
1.2.1

Giai đoạn 1954-1965................................................................................. 4

1.2.2

Giai đoạn 1965-1975................................................................................. 7

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG HIỆN NAY.................................................................................. 12
2.1 Những thành tựu và hạn chế của đường lối................................................... 12
2.1.1

Thành tựu............................................................................................... 12

2.1.2

Hạn chế................................................................................................... 12

2.2 Những bài học kinh nghiệm và sự vận dụng của Đảng ta trong bối cảnh
hiện nay................................................................................................................... 13
2.2.1

Những bài học kinh nghiệm................................................................... 13


2.2.2

Sự vận dụng của Đảng........................................................................... 15

KẾT LUẬN................................................................................................................ 19


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ - một kẻ thù có
tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự đứng đầu phe chủ nghĩa đế quốc cùng với bè lũ
tay sai, trên cơ sở đánh giá đúng bản chất, âm mưu và hành động của kẻ thù; đánh
giá lực lượng so sánh đôi bên với quan điểm cách mạng và khoa học; bám sát diễn
biến thực tế của tình hình chiến trường trong nước, khu vực và thế giới; vững tin vào
lòng yêu nước và sức mạnh to lớn của nhân dân, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến
tranh nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, tồn dân, tồn qn ta tiến hành sự
nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Đường lối
đó là nhân tố quyết định trực tiếp thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, là quá trình hình thành, bổ sung, phát triển và hồn chỉnh qua các Đại hội,
Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị từ năm 1954 đến năm 1975.
Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và
nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Bây giờ
tôi sẽ hướng các bạn về quá khứ, vào thời kì kháng chiến chống Mỹ để cùng phân
tích sự phát triển về đường lối trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng trong
việc lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu về đường lối lãnh đạo và liên hệ đến sự vận dụng của Đảng ta
hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tôi đã chọn đề tài: “Sự phát triển về
đường lối và chỉ đạo thực hiện của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954 - 1975). Giá trị của những bài học rút ra cho sự lãnh đạo của Đảng hiện nay”.


1


CHƯƠNG 1:
ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)
1.1 Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến
1.1.1 Bối cảnh trong nước
Tháng 7-1954, sau khi kí hiệp định Giơnevơ, miền Bắc nước ta được giải
phóng, nhưng miền Nam cịn chịu sự thống trị của đế quốc và bọn tay sai. Đế quốc
Mỹ vào thay chân thực dân Pháp, cùng bọn tay sai Ngơ Đình Diệm tiếp tục thống trị
nhân dân ta ở miền Nam, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.
Chính vì vậy, Đảng ta phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác
nhau. Trên thực tế, việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau trên
hai miền Nam - Bắc chẳng những khơng mâu thuẫn, mà cịn từng bước thúc đẩy
cách mạng hai miền cùng phát triển, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh bại hoàn toàn đế
quốc Mỹ và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thuận lợi: Miền Bắc được giải phóng hồn toàn, làm căn cứ địa hậu phương
cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến;
có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ khắp 2 miền Nam - Bắc. Ở miền
Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Sự
chi viện sức người, sức của của miền Bắc vào chiến trường cách mạng miền Nam
được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển. Ở miền Nam, quân dân ta đã vượt
qua những khó khăn trong hai năm 1961-1962, để rồi từ năm 1963, cuộc đấu tranh
của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba "chỗ dựa" của "Chiến tranh đặc biệt"
(ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên
tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ được
triển khai đến mức cao nhất cơ bản đã bị phá sản.
Khó khăn: Đất nước chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác nhau, miền

Nam do đế quốc, tay sai kiểm sốt, khơng chịu thực hiện hịa bình thống nhất đất
nước. Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp
của nhân dân Việt Nam.


1.1.2 Bối cảnh thế giới
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới thời điểm lúc này đang ở thời kỳ phát triển
mạnh mẽ, nối liền từ châu Á sang châu Âu, có tác động to lớn tới q trình phát
triển của thế giới. Nếu miền Bắc là hậu phương vững chắc cho cách mạng miền
Nam, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc bấy giờ là hậu phương rộng lớn
đáng tin cậy. Song song đó, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng dâng cao ở
châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh cũng ngày càng phát triển, hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp và đi vào quá trình tan rã. Chủ nghĩa đế quốc ngày
càng suy yếu và khó khǎn. Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến công. Cách
mạng Việt Nam cũng đã hoà được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới. Mặc
dù chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu nhưng chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì vẫn
cịn xảy ra chiến tranh. Và chính đế quốc Mỹ là lực lượng xâm lược gây chiến chủ
yếu trên thế giới. Nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới vẫn tồn tại.
Khi nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên thế giới tồn tại
bốn mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với các
lực lượng tư bản chủ nghĩa thế giới; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu
thuẫn giữa các dân tộc đòi độc lập với các lực lượng đế quốc thực dân; mâu thuẫn
giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự,
khoa học - kỹ thuật, nhất là ở Liên Xơ; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát
triển; phong trào hịa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản.
Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm
bá chủ thế giới với nhiều chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời
kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang; xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống
xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.

1.2 Quá trình hình thành và nội dung đường lối
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã trải qua gần 21 năm,
là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh lâu dài ấy, đế


quốc Mỹ đã nhiều lần thất bại phải bị động thay đổi chiến lược; ta đánh thắng từng
chiến lược chiến tranh của địch, giành thắng lợi từng bước làm thay đổi cục diện
chiến trường, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Căn cứ vào những bước chuyển biến
chiến lược của hai bên và diễn biến thực tế của chiến tranh, cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã trải qua hai giai đoạn chiến lược. Mỗi giai đoạn có
nội dung chiến lược riêng của nó, phản ánh từng bước phát triển của cuộc kháng
chiến, đánh dấu bước chuyển biến về chất của cục diện chiến tranh, cuối cùng
thực hiện bước nhảy vọt lớn nhất, giành toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc kháng
chiến.
1.2.1 Giai đoạn 1954-1965
a. Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chuyển cách mạng
miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (1954-1960)
Ở miền Bắc, tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm
vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu
của tình hình cách mạng Việt Nam khi bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh
chuyển sang hịa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào
thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung. Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc
dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định
đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế... để sớm đưa
miền Bắc trở lại bình thường sau 9 năm chiến tranh.
Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955), Ban
Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố
hịa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là

phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của
nhân dân miền Nam. Tháng 12-1957, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo
đường lối cách mạng trong giai đoạn mới. Đến tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa
và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh,


khuyến khích chuyển sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể xã hội
chủ nghĩa dưới hai hình thức tồn dân và tập thể. Mục tiêu trước mắt là xây dựng,
củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Tháng 4-1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị
quyết về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp, xác định hình thức và bước đi của hợp tác
xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy hợp tác hóa phải đi đơi với thủy lợi
hóa và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể. Hội
nghị chỉ rõ ba nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác
xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Về vấn đề cải tạo công thương
nghiệp tư bản tư doanh, Hội nghị chủ trương cải tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản.
Về chính trị, vẫn coi giai cấp tư sản là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, về kinh tế
không tịch thu tư liệu sản xuất của họ, mà dùng chính sách chuộc lại, thơng qua hình
thức cơng tư hợp doanh, sắp xếp cơng việc cho người tư sản trong xí nghiệp, dần dần
cải tạo họ thành người lao động.
Ở miền Nam, xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch, từ tháng 71954, Đảng quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính
trị, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định, tiếp tục
thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trong tình hình mới. Hội
nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954),
đã chỉ rõ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang
trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của
ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”. Ngày 22-7-1954, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi
đồng bào và cán bộ chiến sĩ cả nước: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước

ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.
Tháng 8-1956, tại Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách
mạng miền Nam, nêu rõ chế độ thống trị của Mỹ Diệm ở miền Nam là một chế độ
độc tài, phát xít, hiếu chiến. Để chống đế quốc Mỹ và tay sai, nhân dân miền Nam
chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng. Ngồi con
đường cách mạng khơng có một con đường khác1. Tháng 1-1959, Nghị quyết 15
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 17, t r. 785,


của Trung ương Đảng ra đời, xác định rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng miền
Nam, mối quan hệ chiến lược của cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam
và cách mạng thế giới; phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu
cầu phát triển của cách mạng miền Nam; định hướng và động viên nhân dân miền
Nam vùng lên trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách
mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã; vạch rõ
phương hướng tiến lên cho cách mạng miền Nam, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng
phần nổ ra ngày càng rộng lớn.
b. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến các của cách
mạng miền Nam (1961-1965)
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đơ
Hà Nội. Trong diễn văn khai mạc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình thống nhất nước nhà”2.
Trên cơ sở miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa (19581960), Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm năm
lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, thực hiện một bước cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hồn thành
cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh
đặc biệt" ở miền Nam, các hội nghị của Bộ Chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962

đã nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc
"Đồng Khởi" năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát
triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mơ tồn miền. Bộ Chính trị nhấn mạnh,
do đặc điểm phát triển khơng đều của cách mạng miền Nam, tương quan lực lượng ở
mỗi vùng khác nhau, địa hình hoạt động và tác chiến khác nhau, nên phương châm
đấu tranh của ta phải linh hoạt, thích hợp với từng nơi, từng lúc cụ thể: Vùng rừng
núi, lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Vùng nông thôn đồng bằng sẽ kết hợp hai hình
thức đấu tranh vũ trang và chính trị. Vùng đơ thị, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu.
787.
2

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 12, tr. 673.


Tháng 12-1963, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 9, xác định những vấn
đề quan trọng về đường lối cách mạng miền Nam và đường lối đoàn kết quốc tế của
Đảng. Nghị quyết Trung ương lần thứ 9 đã xác định “đấu tranh vũ trang đóng vai trị
quyết định trực tiếp” thắng lợi trên chiến trường. Tháng 3-1964, Chủ tịch Hồ Chí
Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt, biểu thị khối đại đoàn kết và quyết tâm
chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn
thể nhân dân. Tháng 9-1964, Bộ Chính trị họp và chủ trương giành thắng lợi quyết
định ở miền Nam trong một vài năm tới, tăng cường sự chi viện của miền Bắc cho
miền Nam.
1.2.2 Giai đoạn 1965-1975
a. Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng
chiến của Đảng
Trước hành động gây "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, tiến hành chiến tranh
phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ XI (tháng 31965) và lần thứ XII (tháng 12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường
lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.
Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu "Quyết tâm đánh thắng

giặc Mỹ xâm lược", "kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hồn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hịa
bình thống nhất nước nhà".3
Phương châm chỉ đạo chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính,
càng đánh càng mạnh; cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả
hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết
định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam
Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát
triển thế tiến công, kiên quyết tiến ông và liên tục tiến cơng: "Tiếp tục kiên trì
phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba
mũi giáp công", đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. “Trong giai đoạn hiện nay,
3

47 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tập 26, tr.
634


đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị tri ngày càng quan
trọng”.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm
tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có
chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức
của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời
tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều mình mở
rộng "Chiến tranh cục bộ" ra cả nước.
Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu
phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc "Xã hội chủ

nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng
miền Bắc về mọi mặt nhằm bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng
mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu
hiệu chung của nhân đân cả nước lúc này là "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”.
b. Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam (1965-1968)
Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ
cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong hồn cảnh cả
nước có chiến tranh: một là, kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp
với tình hình có chiến tranh phá hoại; hai là, tăng cường lực lượng quốc phịng cho
kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; ba là, ra sức chi viện cho miền
Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam; bốn là,
phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới.
Ở miền Nam, vào đầu mùa khô 1965-1966, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ đã huy
động 70 vạn quân, trong đó có gần 20 vạn quân Mỹ, mở cuộc phản công chiến lược


lần thứ nhất vào ba hướng chính: Tây Nguyên, đồng bằng Khu V và miền Đông Nam
bộ bao gồm cả vùng ngoại thành Sài Gòn. Ngày 28-1-1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, bè bạn, mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm phán,
phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị đã ra một
nghị quyết lịch sử, chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới,
thời kỳ tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng phương pháp tổng công kích-tổng
khởi nghĩa vào tất cả các đơ thị, dinh lũy của Mỹ - Ngụy trên toàn miền Nam.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, đêm 30 rạng ngày 31-1-1968, đúng
vào dịp giao thừa Tết Mậu Thân, thừa lúc địch sơ hở và hồn tồn bất ngờ, cuộc

tổng tiến cơng và nổi dậy đợt một đã được phát động trên toàn miền Nam từ vĩ
tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau. Đây là một chủ trương táo bạo và sáng tạo của
Đảng, đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ. Cuộc tổng tiến công
và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một địn tiến cơng chiến lược đánh vào tận hang ổ kẻ
thù, là thất bại chiến lược có tính chất bước ngoặt, khởi đầu q trình đi đến thất bại
hoàn toàn của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ phá sản. Mỹ buộc phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam từ ngày 13-51968 tại Paris. Đến tháng 1-1969, đế quốc Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tại Paris, có sự tham gia của đồn đại
biểu Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
c. Khơi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975)
Tranh thủ những thuận lợi mới do Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc,
từ tháng 11-1968, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện các kế hoạch ngắn
hạn nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục cuộc xây dựng miền Bắc và tăng
cường lực lượng cho miền Nam. Từ tháng 4-1972, để ngăn chặn cuộc tập kích chiến
lược của quân dân ta ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã cho máy bay, tàu chiến tiến hành
cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai hết sức ác liệt, nhất là cuộc rải thảm
bom 12 ngày đêm bằng pháo đài bay B.52 tại Hà Nội, Hải Phòng và một số


địa phương khác. Trước hành động chiến tranh điên cuồng của địch, Trung ương
Đảng đã phát động quân dân miền Bắc nhanh chóng phát triển cuộc chiến tranh
nhân dân chống chiến tranh phá hoại đến đỉnh cao, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, tiếp
tục chi viện miền Nam, giữ vững lập trường đàm phán. Thắng lợi của quân dân cả
nước đã buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris (27-11973), công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất của nước Việt Nam, chấm dứt
chiến tranh phá hoại miền Bắc...Sau ngày Hiệp định Paris được ký kết, miền Bắc có
hịa bình, Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch hai năm khôi phục và phát triển kinh
tế 1974-1975. Với khí thế chiến thắng, nhân dân miền Bắc đã lao động hăng hái,
khẩn trương, thực hiện có hiệu quả kế hoạch hai năm khơi phục và phát triển kinh
tế.

Ở miền Nam, trước âm mưu, thủ đoạn chiến tranh xảo quyệt của địch, Đảng ta
đã đề ra quyết tâm và chủ trương chiến lược hai bước, thể hiện trong Thư chúc mừng
năm mới (1-1-1969) của Hồ Chí Minh: “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh
cho ngụy nhào”4. Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1970) và
Hội nghị Bộ Chính trị (6-1970) đã đề ra chủ trương mới nhằm chống lại chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”, lấy nơng thơn làm hướng tiến cơng chính, tập trung
ngăn chặn và đẩy lùi chương trình “bình định” của địch. Về mặt tác chiến, lưu ý
trong khi đẩy mạnh tác chiến chính quy của bộ đội chủ lực, phải kiên quyết thực hiện
cho kì được một chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào chiến tranh nhân dân địa
phương, phát triển mạnh mẽ ba thứ quân, tăng cường lực lượng vũ trang tại chỗ.
Ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu đã ngang ngược phá hoại hiệp định, liên tiếp mở các cuộc
hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Trong vùng chúng kiểm soát, cũng đã
diễn ra liên tiếp các cuộc hành quân càn quét và bình định nhằm khủng bố đàn áp,
bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, chống lại nguyện vọng hịa bình, hịa hợp dân
tộc của nhân dân miền Nam, gây thêm nhiều tội ác đối với đồng bào ta. Trước tình
hình nghiêm trọng nói trên, tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa III) đã nêu rõ con đường cách mạng của nhân dân miền
4

7 Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 532


Nam là con đường bạo lực cách mạng và nhấn mạnh: bất kể trong tình huống nào
cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công. Nhiệm vụ
giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa
bức thiết vừa cơ bản trong giai đoạn mới. Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng là
tích cực phản cơng, chuẩn bị tiến lên hồn tồn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc.
Trước yêu cầu phát triển của cuộc chiến tranh cách mạng vào giai đoạn cuối,

từ tháng 10-1973 trở đi, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập các quân đoàn chủ
lực có đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật, hợp thành những quá đấm mạnh, có
khả năng cơ động cao, hoạt động trên những hướng chủ yếu, nhằm tiêu diệt quân chủ
lực của địch. Tuyến đường chiến lược phía Đông Trường Sơn nối liền từ
Đường 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam bộ đã được thông suốt. Một khối
lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo tầm
xa, pháo cao xạ cùng hàng chục vạn tấn vật chất các loại đã được chuyển tới các
chiến trường. Hội nghị Bộ Chính trị đợt 1 (từ ngày 30-9 đến ngày 8-10-1974) và đợt
2 (từ ngày 8-12-1974 đến ngày 7-1-1975) đã bàn về chủ trương giải phóng hồn tồn
miền Nam. Bộ Chính trị đề ra quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam với kế
hoạch hai năm 1975-1976 theo tinh thần là: năm 1975 tranh thủ bất ngờ tấn công lớn
và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa,
giải phóng hồn tồn miền Nam. Ngồi kế hoạch nói trên, Bộ Chính trị cịn dự kiến
một phương hướng hành động linh hoạt là nếu thời cơ đến, vào đầu hoặc cuối năm
1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.


CHƯƠNG 2:
GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG HIỆN NAY
2.1 Những thành tựu và hạn chế của đường lối
2.1.1 Thành tựu
Đảng đã luôn luôn trung thành và vận dụng đúng đắn những nguyên lý về xây
dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tế. Tùy theo từng giai
đoạn, Đảng đã có các chủ trương và sự chỉ đạo năng động, sát đúng, đáp ứng kịp thời
yêu cầu của miền Bắc, đưa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từng bước vượt qua
khó khăn đi lên giành những thắng lợi quan trọng.
Đảng đã động viên, đoàn kết, tổ chức nhân dân miền Bắc kiên trì phấn đấu
hồn thành các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, thu được nhiều thành tựu đáng tự
hào. Miền Bắc đã căn bản xóa bỏ được chế độ người bóc lột người; hình thành quan

hệ sản xuất mới tiến bộ, thúc đẩy sản xuất phát triển; cơ sở vật chất của chủ nghĩa
xã hội được xây dựng bước đầu; văn hóa, xã hội lành mạnh, ưu việt; hệ thống chính
trị được củng cố vững mạnh; khơng có nạn đói, dịch bệnh dù chiến tranh ác liệt, kéo
dài; quan hệ quốc tế mở rộng, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của thế giới,...
Những thành tựu đó tuy cịn nhỏ bé, cịn xa với những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,
nhưng đặt vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thì có giá trị thật lớn lao.
Với tiềm lực kinh tế và quốc phòng được xây dựng, cùng với việc tiếp thu và sử
dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế, miền Bắc chẳng những đứng vững trong
chiến tranh, mà còn đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng kỹ thuật và phát
triển hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Qua hai lần chống chiến tranh phá hoại, quân dân
miền Bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay trong đó có nhiều B.52, bắn cháy 271 tàu chiến,
bắt hàng trăm giặc lái Mỹ. Song song với những thành tựu đó, miền Bắc cịn hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam và hoàn
thành nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.
2.1.2 Hạn chế


Việc tổ chức thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra
có nhiều vấn đề chưa kịp thời cụ thể hóa và vận dụng tốt vào các kế hoạch phát
triển kinh tế, văn hóa..., chưa nắm vững và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây
dựng quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất. Chủ quan, duy ý chí, giáo
điều trong chỉ đạo cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiến hành cơng nghiệp
hóa. Trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trung ương và kinh tế địa
phương, chưa chú ý phát triển đúng mức kinh tế địa phương. Bộ máy quản lý và tổ
chức thực hiện kém năng lực, pháp chế xã hội chủ nghĩa cịn lỏng lẻo. Trong lĩnh vực
lưu thơng, phân phối, tài chính, ngân hàng, giá cả, tiền lương... có những nhận thức
và thực hiện không đúng, làm cản trở việc đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống
nhân dân.
2.2 Những bài học kinh nghiệm và sự vận dụng của Đảng ta trong bối
cảnh hiện nay

2.2.1 Những bài học kinh nghiệm
Có thể khẳng định rằng, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng
đất nước với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt
nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó mấu chốt là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Chính
vì vậy, ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976) đã khẳng định:
“Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một
loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của
mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta”. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho Đảng ta rất nhiều bài học kinh
nghiệm có giá trị về chỉ đạo và lãnh đạo cách mạng Việt Nam:
Một là, đề ra và thực hiện đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội với mục đích là huy động sức mạnh toàn dân kháng chiến, cả nước đánh
đuổi giặc Mỹ. Đường lối này thể hiện ý chí và nguyện vọng của cả nhân dân hai
miền Bắc và Nam và của cả dân tộc Việt Nam. Đường lối này phù hợp với các phong
trào của cách mạng thế giới nên đã động viên và kêu gọi lực lượng của toàn dân tộc
đến mức cao nhất, kết hợp sức mạnh tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết


hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp
để chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Hai là, tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của dân tộc, kiên định với tư tưởng
chiến lược tiến công đề ra, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Tư
tưởng này là một nhân tố hết sức quan trọng để hoạch định đúng đắn đường lối, chủ
trương, biện pháp đánh đuổi giặc Mỹ, nhân tố quan trọng đưa cuộc chiến đấu của dân
tộc ta đi tới thắng lợi.
Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, đây là nghệ thuật động viên, tổ chức toàn
dân, cả nước tập trung tiến hành chiến tranh với hai lực lượng chính là quân sự và
chính trị, hai hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, chiến tranh cách
mạng và khởi nghĩa của quần chúng, tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến cơng trong
đó tiến cơng qn sự là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách

mạng, làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ....Để chống lại kẻ địch xâm
lược là đế quốc Mỹ hùng mạnh, ta phải thực hiện chiến tranh nhân dân. Đồng thời
phải chú trọng đến thực tiễn để tìm ra phương pháp đấu tranh và chiến đấu đúng đắn,
linh hoạt, sáng tạo.
Bốn là, trên cơ sở đường lối, chủ trương chiến lược chung đúng đắn cịn phải
có công tác tổ chức thực hiện xuất sắc, năng động, sáng tạo của các cấp bộ Đảng
trong quân đội, của các ngành, các địa phương, thực hiện chiến lược giành thắng lợi
từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm là, phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng
cách mạng ở cả hậu phương và tiền tuyến; phải thực hiện liên minh ba nước Đơng
Dương và nắm bắt tối đa sự đồng tình, ủng hộ ngày càng to lớn của các nước xã hội
chủ nghĩa, của nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hịa bình, cơng lý trên
thế giới.
Sáu là, đồn kết quốc tế, phát huy mạnh dân gắn với sức tộc sức mạnh của
thời đại. Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh của
thời đại, coi đó là một nhân tố quan trọng của đường lối chống Mỹ và hoạt động đối
ngoại, đấu tranh ngoại giao được đặt thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến


lược góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta để đánh thắng quân
Mỹ
Bảy là, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, xét cho cùng, cũng là thắng lợi của nhân tố con người
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước phát triển lên một tầm cao mới. Bản sắc và văn hóa con người
Việt Nam được tạo thành từ sự hòa quyện dân tộc và giai cấp, truyền thống và hiện
đại, thừa kế di sản vĩ đại của một dân tộc anh hùng, tiếp tục phát huy tinh thần chiến
đấu và bảo vệ đất nước.
Có thể thấy, những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước có giá trị trường tồn và là cơ sở để Đảng ta có những chủ trương và quyết sách

phù hợp, từng bước làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đưa đất nước ta tới mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2.2.2 Sự vận dụng của Đảng
Phát huy những thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ năm
1975 đến nay, Đảng ta luôn kiên định với đường lối độc lập dân tộc gắn liền với xã
hội chủ nghĩa, giữ vững bản chất cách mạng của Đảng, những đường lối đổi mới đất
nước đã được Đảng đề ra và tổ chức thực hiện. Đó là kết quả của vận dụng sáng tạo
lý tư tưởng Mác – Lênin vào thực tiễn, điều kiện cụ thể của nước ta. Chính vì vậy
đã đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho thời kỳ
phát triển mới của nước nhà. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nước ta
đã đạt được trong công cuộc đổi mới, một lần nữa đã khẳng định vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với cách mạng nước ta không chỉ trong đấu tranh giải phóng dân tộc,
giành quyền độc lập, tự chủ mà cả trong phát triển đất nước theo mục tiêu: "Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự "là đạo đức,
là văn minh" như tâm nguyện của Bác Hồ, toàn Đảng ta đã kiên quyết tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn liền với việc học tập, rèn luyện và làm


theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đảng đã tăng cường cơng tác phịng, chống
tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Các tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa
phương phấn đấu làm tốt hơn nữa các công tác xây dựng Đảng; cán bộ của Đảng đã
ln xem mình là cơng bộc của dân, quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng
của người dân; Đồng thời, đã tăng cường các cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, tích
cực đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,
giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, xuất hiện
rất nhiều các thế lực thù địch đang tiếp tục thực hiện âm mưu chống phá cách mạng
nước nhà với nhiều hình thức, thủ đoạn mới rất tinh vi, xảo quyệt. Các thế lực này

đang ra sức tuyên truyền, xuyên tạc nhằm hạ thấp và phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Để ln xứng đáng với vai trị lãnh đạo của mình
trong suốt bề dày lịch sử cách mạng Việt Nam, đòi hỏi Đảng cần phải đặc biệt chú
trọng hơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; không ngừng nâng cao khả
năng lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nâng cao trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất về
chính trị, đạo đức, lối sống, Đảng ta phải thực sự là đạo đức, là văn minh.
Quân đội nhân dân với vai trò là một lực lượng nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của
Đảng, Tổ quốc và nhân dân, đã tiếp tục đẩy mạnh xây dựng theo hướng "cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại". Quân đội luôn luôn chủ động nắm
bắt tình hình, dự báo chính xác xu hướng phát triển, đặc biệt là những vấn đề liên
quan đến quốc phòng, an ninh của đất nước; trên cơ sở đó, liên kết phối hợp chặt
chẽ với các lực lượng công an, đối ngoại để đưa ra ý kiến, đề xuất với Đảng, Nhà
nước hoạch định đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ quốc và chuẩn bị đối sách, xử lý
đúng đắn các tình huống bất ngờ, khơng để bị động, góp phần tạo nên mơi trường
hịa bình ổn định để xây dựng, phát triển đất nước. Quân đội ta là quân đội cách
mạng “của dân, do dân, vì dân”, tiếp tục phát huy bản chất cách mạng, truyền thống
“Bộ đội Cụ Hồ”, ra sức nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện tốt chức năng “đội
quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất” trong tình hình mới.
Đảng ta đã tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt của
Đảng đối với Quân đội; tiếp tục xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh cả về


chính trị, tổ chức và tư tưởng, có khả năng lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao;
tập trung đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "phi chính trị hóa "Quân đội của các thế
lực thù địch. Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cũng đã nghiên cứu, tổ chức
thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới; trong đó việc xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng thế trận quốc
phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ và
các phương án, kế hoạch phòng thủ đất nước là trọng tâm. Đảng cũng thường xuyên

chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, ln tích cực đổi mới,
nâng cao chất lượng các hoạt động công tác Đảng, cơng tác chính trị trong tồn qn
và lực lượng dân quân tự vệ.
Để phát huy những giá trị lịch sử to lớn của đại thắng mùa Xuân năm 1975 để
lại, mỗi người dân Việt Nam và cán bộ, Đảng viên, nhân dân cả nước đang cùng
nhau ra sức lao động, học tập, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước,
phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo
đảm quốc phịng an ninh trong năm 2021; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về tăng cường bổ sung xây dựng,
chỉnh đốn Đảng gắn liền với đẩy mạnh việc học tập, rèn luyện và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thường xuyên nâng cao cảnh giác, không
chủ quan trước những âm mưu, hoạt động "diễn biến hịa bình" của các thế lực thù
địch trong và ngoài nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa; từ đó nêu cao tinh thần
quyết tâm giữ vững độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu xây dựng đất
nước ta " đàng hoàng hơn, to đẹp" hơn đúng như mong muốn của Bác Hồ kính yêu
lúc sinh thời.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cả nước đang tích cực thực hiện các chỉ tiêu,
nhiệm vụ do Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra; phát huy
truyền thống yêu nước, khao khát phát triển, ra sức phấn đấu xây dựng và phát triển
quê hương đất nước ngày càng thịnh vượng, phồn vinh. Trong sự nghiệp đổi mới ở
nước ta hiện nay, để thành công, Đảng đã vận dụng một cách linh hoạt những kinh
nghiệm quý báu mà chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975 đã để lại. Xác định đường
lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; phát


huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong sự nghiệp đổi mới; đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt nghệ thuật quân sự Việt
Nam trong bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; chủ động, nhạy bén, linh
hoạt nắm bắt thời cơ, đặc biệt là thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để
giành những thắng lợi quyết định; đồng thời, luôn luôn quan tâm vấn đề xây

dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo
đức và tổ chức, cán bộ đáp ứng đủ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tiến
hành sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nước ta vừa có thời cơ vừa
có nguy cơ đan xen lẫn nhau, đưa đến cho chúng ta trước những cơ hội và thách thức
mới. Trong bối cảnh này, bài học về đại đoàn kết thống nhất của toàn dân tộc, đoàn
kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc sức mạnh thời đại trong đại thắng mùa Xuân
1975 càng hiện lên rõ ràng hơn. Chính vì vậy, Đảng ta đã nghiên cứu và vận dụng
một cách phù hợp sáng tạo vào thực tiễn nước ta, luôn coi trọng ý nghĩa của bài học
này, xem đây là vấn đề có tính ngun tắc. Từ thực tiễn đó, trong cơng cuộc đổi mới,
Đảng ta xác định sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh của đường lối đúng
đắn sáng tạo, sức mạnh của kinh tế, chính trị, văn hố, quốc phịng an ninh, đối
ngoại. Đối với sức mạnh thời đại, Đảng thực hiện đường lối đối ngoại là độc lập tự
chủ hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vị lợi ích quốc gia, dân
tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hồ
bình, độc lập dân tộc và và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Lịch sử 91 năm ra đời, xây dựng và phát triển của Đảng ta cho thấy, càng đối
đầu với những khó khăn, phức tạp thì bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức và năng lực lãnh đạo
của Đảng càng được khẳng định. Chúng ta tin tưởng rằng, bài học thành công về sự
lãnh đạo của Đảng trong đại thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ mùa xuân năm
1975 sẽ tiếp tục được Đảng phát huy trong tình hình mới.


KẾT LUẬN
Như vậy, đường lối chiến tranh nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 - 1975) là quá trình hình thành, bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh
qua các Hội nghị và Đại hội của Đảng từ năm 1954 đến năm 1975, đó là đường lối
chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, và được tập trung

trên những nội dung chủ yếu: Xác định mục đích, đối tượng, nhiệm vụ chiến tranh là
đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc; Về
chủ trương phát huy sức mạnh tổng hợp hai miền Nam, Bắc, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại; và chủ trương tiến hành phương thức tiến hành chiến tranh
nhân dân với đặc trưng nổi bật kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và
đấu tranh ngoại giao; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp
đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để
làm chủ; tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy để giành thắng lợi cuối cùng,
cả nước hịa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối chiến tranh độc đáo,
sáng tạo đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn và vận dụng sáng tạo nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng với truyền
thống và tinh hoa về nghệ thuật đánh giặc, giữ nước của tổ tiên và những kinh
nghiệm về chỉ đạo chiến tranh của các nước xã hội chủ nghĩa và của thế giới. Đó
cũng là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trong thế kỷ XX.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trích dẫn sách
1. Bộ Giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,
H2002
Các website
1. Tư liệu văn kiện Đảng – Thực hiện nhất quán đường lối đôi ngoại độc lập, tự
chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển, [truy cập ngày 20/11/2021].
2. Nguyễn Thị Hiền – Tìm hiểu đường lối chiến lược cách mạng giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, [ truy cập ngày 20/11/2021].
3. Học viện chính trị – Q trình hình thành, phát triển đường lối chiến tranh
nhân


dân

của

Đảng

trong

kháng

chiến

chống

mỹ

cứu

nước,

index.php/bai-bao-khoa-hoc/qua-trinh-hinh-thanhphat-trien-duong-loi-chien-tranh-nhan-dan-cua-dang-trong-khang-chien-chong-mycuu-nuoc-1954-1975.html [ truy cập ngày 20/11/2021].
4. Nguyễn Văn Phi – Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975,
[ truy
cập ngày 20/11/2021].



×