Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Ths CTH quản lý nhà nước của lực lượng công an nhân dân đối với hoạt hoạt động xuất nhập cảnh của công dân việt nam trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.29 KB, 94 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA LỰC
LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
CẢNH.............................................................................................................12
1.1. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................12
1.2. Đặc điểm, nguyên tắc, nội dung và phương pháp QLNN của lực lượng
CAND đối với hoạt động XNC.......................................................................18
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA LỰC LƯỢNG
CÔNG AN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT CẢNH, NHẬP
CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI HIỆN NAY......................................................................................34
2.1. Những yếu tố tác động và tình hình xuất nhập cảnh của công dân Việt
Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.................................................34
2.2. Kết quả, hạn chế trong quản lý nhà nước của lực lượng Công an đối với
hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay và nguyên nhân..........................................................................41
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.....66
3.1. Dự báo và phương hướng tăng cường QLNN của lực lượng Công an nhân
dân đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trên địa
bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới......................................................66
3.2. Giải pháp tăng cường QLNN của lực lượng Công an nhân dân đối với
hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà
Nội trong thời gian tới.....................................................................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................85



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANQG

: An ninh quốc gia

ANTT

: An ninh trật tự

BCA

: Bộ Công an

CAND

: Công an nhân dân

CATP

: Công an thành phố

CBCS

: Cán bộ chiến sỹ

CCHC

: Cải cách hành chính


CHXHCN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CNTT

: Cơng nghệ thông tin

ĐTCB

: Điều tra cơ bản

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

VPPL

: Vi phạm pháp luật

XNC

: Xuất nhập cảnh


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng giao lưu, hợp tác quốc tế không

ngừng được mở rộng, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân trên địa
bàn thành phố Hà Nội ngày càng đa dạng, nhu cầu xuất cảnh của công dân ra
nước ngoài thăm quan, du lịch, lao động, học tập tăng cao. Đây cũng chính là
nhân tố vơ cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ giao lưu, hợp tác giữa
Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, là minh chứng sinh động cho q trình
đổi mới, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, các thế lực
thù địch cũng đã triệt để lợi dụng đường nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa
khẩu quốc tế để tiến hành hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam.
Trong những năm năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiểu chủ
trương, quyết sách và tăng cường đầu tư, nâng cấp về nhiều mặt trong lĩnh
vực xuất nhập cảnh nhằm phục vụ công cuộc đổi mới, mở cửa phát triển đất
nước. Đồng thời, cũng thường xuyên chỉ đạo, đầu tư cho các cơ quan, ban
ngành liên quan nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, phòng ngừa, ngăn chặn các
hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) và giữ gìn trật tự an tồn xã
hội (TTATXH) tại lĩnh vực quan trọng này.
Thủ đô Hà Nội với hơn 7 triệu dân cư sinh sống được phân bố trên 30
quận, huyện, thị xã gồm đủ các ngành nghề và thành phần dân cư. Hoạt động
xuất nhập cảnh trên địa bàn Thủ đô khá sôi động với tốc độ tăng trưởng
nhanh. Số lượng cơng dân có nhu cầu xuất cảnh giao lưu quốc tế ngày càng
tăng, với mục đích đa dạng như: thăm thân, lao động, học tập, hội thảo,…
Theo thống kê, trên địa bàn Thành phố năm 2007 số công dân làm thủ tục cấp
hộ chiếu là 53.936 hồ sơ, đến năm 2017 số công dân làm thủ tục đã tăng lên
187.637 hồ sơ. Qua số liệu thống kê cho thấy nhu cầu xuất cảnh của công dân


2
qua 10 năm đã tăng hơn 03 lần, với nhiều nguyên nhân như: Kinh tế đất nước
hiện nay đã phát triển hơn rất nhiều so với 10 năm trước kéo theo nhu cầu
thăm quan, du lịch, học tập của công dân; thủ tục hành chính đơn giản tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho cơng dân; chính sách phát triển du lịch hấp dẫn

của một số quốc gia lân cận như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan,
Hàn Quốc, Nhật Bản…cũng là những điều kiện làm tăng số lượng công dân
Việt Nam xuất cảnh trong 10 năm qua.
Do vậy, QLNN đối với hoạt động xuất nhập cảnh (XNC) của công dân
Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng của lực
lượng Công an thành phố (CATP) Hà Nội. Trong suốt những năm qua, bộ
phận quản lý xuất nhập cảnh của CATP Hà Nội đã không ngừng phấn đấu,
khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần
giữ vững ANCT và TTATXH trên địa bàn thủ đô, xây dựng lực lượng ngày
càng trong sạch, vững mạnh. Qua công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh lực
lượng CATP đã phát hiện nhiều vụ việc giả mạo hồ sơ để cấp hộ chiếu, nhiều
vụ việc có dấu hiệu tổ chức làm giả hồ sơ tài liệu cơ quan tổ chức với nhiều
thủ đoạn tinh vi và hình thức khác nhau,…chủ động phát hiện, đấu tranh,
ngăn chặn các đối tượng phản động lưu vong người Việt xâm nhập qua đường
cơng khai dưới hình thức thay tên, đổi họ để đề nghị cấp hộ chiếu; sàng lọc,
phát hiện và đấu tranh với đối tượng ở trong nước được các tổ chức phản
động ở nước ngồi móc nối đưa đi đào tạo, huấn luyện,…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, cơng tác QLNN
đối với hoạt động XNC của công dân Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
cũng bộc lộ khơng ít những hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ
đảm bảo ANQG. Thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện đường
lối đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, các loại tội phạm trong và ngoài
nước cũng sẽ tiếp tục lợi dụng con đường này để xuất nhập cảnh thực hiện


3
hoạt động xâm phạm ANQG của Việt Nam. Diễn biến tình hình đó địi hỏi
cơng tác QLNN của lực lượng Công an nhân dân đối với hoạt động XNC của
công dân Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội phải không ngừng nâng
cao hiệu quả nhằm phục vụ tốt yêu cầu chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và

đảm bảo ANQG.
Với những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước của
lực lượng Công an nhân dân đối với hoạt hoạt động xuất nhập cảnh của
công dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn
thạc sĩ chính trị học, chuyên ngành quản lý xã hội tại Học viện Báo chí và
Tun truyền.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh là vấn đề được các nhà khoa học
và hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây, việc
nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú
được đề cập ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp trong các cơng trình của các
nhà khoa học; các cơng trình nghiên cứu là kho tư liệu quý giá tương đối tồn
diện về cơng tác quản lý. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu sau:
- Phạm Ngọc Trung, "Quản lý nhà nước về an ninh đối với công dân
Việt Nam xuất cảnh trong giai đoạn hiện nay". Luận văn thạc sĩ luật học năm
1997; Luận văn phân tích một cách khoa học tình hình quản lý nhà nước đối
với người Việt Nam xuất cảnh trong giai đoạn hiện nay để làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và những vướng mắc được đặt ra đối với công tác quản lý cơng
dân Việt Nam xuất cảnh, từ đó đề xuất phương pháp đổi mới và hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với người Việt Nam xuất cảnh. Luận văn đã khái qt
được vị trí, vai trị của quản lý công dân Việt Nam xuất cảnh trong quản lý
nhà nước về ANQG; đánh giá được thực trạng quản lý công dân Việt Nam


4
xuất cảnh, âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch và bọn phạm tội
khác lợi dụng việc xuất cảnh của công dân để hoạt động xâm phạm ANQG;
dự báo những vấn đề có hên quan đến quản lý công dân Việt Nam xuất cảnh
trong thời gian tới; qua đó, đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhầm

nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công dân Việt Nam xuất cảnh.
- Nguyễn Văn Minh, "Quản lý nhà nước về an ninh đối với người nước
ngoài nhập cảnh Việt Nam theo danh nghĩa du lịch" ; Luận văn thạc sĩ luật
học năm 1999; Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn đang đặt ra
đối với công tác quản lý người nuớc ngoài nhập cảnh Việt Nam theo danh
nghĩa du lịch, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà
nước về an ninh đối với người nước ngoài nhâp cảnh Việt Nam theo danh
nghĩa du lịch. Luận văn đã làm rõ những nhận thức cơ bản của quản lý nhà
nước về an ninh đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo đuờng
du lịch; đánh giá được thực trạng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
theo danh nghĩa du lịch, hoạt động của các thế lực thù địch và tội phạm
khác lợi dụng đường nhập cảnh này để hoạt động xâm hại đến ANQG và
TTATXH ở Việt Nam; đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về an
ninh đối với người nước ngoài nhâp cảnh Việt Nam theo đường du lịch, từ
đó chỉ ra được những tồn tại, sơ hở trong quản lý để có hướng đề xuất khắc
phục; dự báo về những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về an ninh
đối với người nước ngoài nhâp cảnh Việt Nam theo đường du lịch trong
thời gian tới; và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này.
- Ngô Phúc Thịnh, "Quản lý nhà nước về an ninh đối với người nước
ngoài tại Việt Nam" Luận án Tiến sĩ của tiến sĩ năm 2002; Luận án đã đánh
giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về an ninh đối với người nước
ngoài và những hoạt động xâm phạm ANQG của người nước ngoài tại Việt


5
Nam; dự báo và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác quản lý và đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc
gia. Về lý luận, luận án đã làm rõ thêm khái niệm về người nước ngoài và địa
vị pháp lý của họ tại Việt Nam; làm rõ thêm nhận thức QLNN về an ninh đối

với người nước ngoài; làm rõ đặc trưng, nội dung cơ bản của hoạt động
QLNN về an ninh đối với người nước ngoài và những yếu tố tác động tới hoạt
động quản lý. Về thực tiễn, luận án đã chỉ rõ thực trạng công tác QLNN về
an ninh đối với người nước ngồi; phân tích và đánh giá khái quát các hoạt
động xâm phạm ANQG của người nước ngồi tại Việt Nam và cơng tác đấu
tranh của cơ quan an ninh; đưa ra dự báo tình hình về âm mưu, hoạt động
của các thế lực thù địch lợi dụng người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh,
cư trú tại Việt Nam nhằm xâm hại ANQG. Từ đó đưa ra những giải pháp có
tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh trong tình
hình mới. Trước sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, xu hướng hòa
nhập cùng tồn tại và phát triển, tác giả đã kiến nghị về việc "sớm xây dựng
luật nhập cư làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết người tị nạn ở Việt Nam
và cư trú trái phép".
- Nguyễn Phùng Hồng, 2002,"Những giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý người nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh trật tự của lực lượng Công
an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước". Đề tài làm rõ thực trạng cơng tác QLNN về ANTT đối với người nước
ngồi và cơng tác đấu tranh chống tội phạm là người nước ngoài ở Việt Nam
trong thời gian vừa qua; kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với người nước ngồi và
cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm là người nước ngồi đến Việt
Nam, góp phần bảo vệ ANTT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, về lý luận, đề tài đã làm rõ những vấn đề chung về quản lý


6
người nước ngoài nhằm bảo đảm ANTT ở Việt Nam, trong đó phân tích làm
nổi bật được địa vị pháp lý của người nuớc ngoài tại Việt Nam và những
nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý người nước ngoài nhằm bảo đảm an
ninh trật tự ở Việt Nam.

- Nguyễn Hữu Tráng, 2002, "Trách nhiệm quốc gia đối với việc nhận
trở lại cơng dân khơng được nước ngồi cho cư trú". Đề tài đã phân tích làm
rõ cơ sở lý luận của pháp luật và thực tiễn quan hệ quốc tế về quyền của quốc
gia không cho phép nguời nước ngoài cư trú; trách nhiệm pháp lý quốc tế của
quốc gia được u cầu tiếp nhận cơng dân mình bị trục xuất; đánh giá quá
trình thực hiện các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam đã
ký kết hoặc tham gia; phân tích các quy định hiện hành và những chủ trương
của Đảng và Nhà nước ta với cơng dân Việt Nam ở nước ngồi. Đề tài đã chỉ
rõ việc di cư của người Việt Nam là một thực tế khách quan và là một phần
của thực trạng di cư đã và đang diễn ra trên thế giới; từ nhu cầu đòi hỏi của
thực tiễn khách quan các tác giả tham gia đề tài nghiên cứu khoa học nêu trên
đã kiến nghị chủ trương, biện pháp liên quan đến việc nhận trở lại cơng dân
trong tình hình cụ thể trong nước và quốc tế hiện nay; kiến nghị sửa đổi một
số văn bản pháp luật hiện hành và đề xuất những nội dung cơ bản thể hiện chủ
truơng, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong một thỏa thuận khung để
giải quyết vấn đề nhận trở lại cơng dân khơng được nước ngồi cho cư trú.
- Triệu Văn Thế, 2005, "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm
soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hàng khơng quốc tế Nội Bài góp phần đảm
bảo an ninh quốc gia". Đề tài đã góp phần xây dựng và hồn thiện các khái
niệm: kiểm sốt xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kiểm soát hộ chiếu giấy tờ;
kiểm tra nhân sự; giám sát xuất cảnh, nhập cảnh; xác định rõ vai trị, đối
tượng, nội dung, phương pháp kiểm sốt xuất nhập cảnh; làm rõ những vấn đề
có tính quy luật trong hoạt động lợi dụng nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu


7
hàng không quốc tế Nội Bài xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù
địch và các loại tội phạm khác; đánh giá về thực trạng kiểm soát xuất nhập
cảnh tại cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài từ 1995 đến 2004. Đề tài đã chỉ
ra những uu điểm, những sơ hở thiếu sót và nguyên nhân của chúng. Từ đó,

hình thành những giải pháp, kiến nghị có tính khoa học nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hàng khơng quốc tế
Nội Bài; góp phần bảo đảm ANQG; góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận
kiểm sốt xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài nói riêng
và kiểm sốt xuất nhập cảnh nói chung.
- Đỗ Xuân Tuấn, “Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với
hoạt động xuất nhập cảnh của Bộ đội Biên phòng Lào Cai - Thực trạng và
giải pháp” Luận văn Thạc sĩ Luật học 2006. Trong công trình nghiên cứu này,
tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý trong công tác quản lý
nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động xuất nhập cảnh của Bộ đội Biên
phòng tỉnh Lào Cai; công tác phối hợp, hiệp đồng với Cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh Bộ Công an trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối
với hoạt động xuất nhập cảnh; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động xuất
nhập cảnh của Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.
- Lê Xuân Viên,“An ninh trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” Luận án tiến sĩ năm 2006.
Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản như:
Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam; thực trạng hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt
Nam cũng như hoạt động lợi dụng xuất nhập cảnh để thực hiện hành vi xâm
phạm an ninh quốc gia. Trên cơ sở phân tích thực trạng, dự báo tình hình, luận
án đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác đảm bảo an ninh trong


8
lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú ở
Việt Nam”, của Nguyễn Tiến Cường, NXB Chính trị quốc gia, năm 2008.
Cuốn sách những nội dung chính là: trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những

vấn đề lý luận về pháp luật xuất nhập cảnh và cư trú, cơng trình chỉ ra những
tồn tại, bất cập trong hệ thống pháp luật về xuất nhập cảnh ở Việt Nam hiện
nay như sự chồng chéo, thiếu đồng bộ, rõ ràng, thiếu thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật…Tác giả đã phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến
việc hoàn thiện pháp luật xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú đồng thời nêu ra
phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này.
- Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về kiểm sốt xuất nhập cảnh tại
cảng hàng khơng quốc tế” của Trần Quang Tám, NXB CAND, năm 2011.
Trong cuốn sách này, tác giả tập trung vào các nội dung cơ bản sau: nghiên
cứu, luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về cảng hàng không quốc tế
và công tác kiểm sốt xuất nhập cảnh tại cảng hàng khơng quốc tế; phân tích
những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động lợi dụng nhập cảnh, xuất cảnh
qua cảng hàng không quốc tế xâm phạm ANQG; làm rõ thực trạng cơng tác
kiểm sốt xuất nhập cảnh, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác kiểm sốt xuất nhập cảnh tại cảng hàng khơng quốc tế.
- Phạm Mạnh Tường, “Quản lý nhà nước của lực lượng Công an nhân
dân đối với hoạt động xuất nhập cảnh ở cảng hàng không quốc tế Nội Bài”,
Luận văn thạc sĩ năm 2014. Luận văn về hoạt động xuất nhập cảnh của cơng
dân Việt Nam và người nước ngồi tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài, làm rõ thực
trạng công tác kiểm sốt xuất nhập cảnh từ đó đưa ra 8 giải pháp nhằm tăng
cường QLNN đối với hoạt động xuất nhập cảnh ở Cảng hàng khơng quốc tế
Nội Bài.
Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình, bài viết của các nhà nghiên cứu được


9
đăng tải trên các sách, báo, mạng, tạp chí đề cập ở các phạm vi, góc độ khác
nhau về vấn đề công tác QLNN đối với hoạt động xuất nhập cảnh. Tuy nhiên,
đến nay vẫn chưa có một đề tài tập trung nghiên cứu, tổng kết riêng về công
tác QLNN của lực lượng CAND đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công

dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tình hình hiện nay. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng nhằm đề
xuất các giải pháp tăng cường QLNN của lực lượng CAND đối với hoạt động
xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QLNN của lực lượng
CAND đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng QLNN của lực lượng CAND đối
với hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay.
Ba là, phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường QLNN của lực lượng CAND đối với hoạt động xuất nhập cảnh của
công dân Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
QLNN của lực lượng CAND (cụ thể là CATP Hà Nội) đối với hoạt
động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


10
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu QLNN
của CATP Hà Nội; quản lý hoạt động xuất cảnh của công dân Việt Nam ra
nước ngoài và hoạt động nhập cảnh trở lại Việt Nam của công dân Việt Nam

trên địa bàn Thành phố Hà Nội nay.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2017
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về Nhà nước và pháp luật, về quản lý nhà nước và
quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của triết học mác - xít về QLNN, quản lý hoạt động
xuất nhập cảnh, về bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Ngồi ra, đề tài sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tổng kết thực tiễn,
phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp logic lịch sử, nghiên cứu điển
hình, khảo sát thực tiễn.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác QLNN của lực
lượng CAND đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trên
địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và bài
học kinh nghiệm.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, sát thực và phù hợp nhằm
tăng cường QLNN của lực lượng CAND đối với hoạt động xuất nhập cảnh của


11
công dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về QLNN đối với hoạt động xuất
nhập cảnh của công dân Việt Nam trong bối cảnh Nhà nước ta đang đẩy mạnh
tiến trình mở cửa, hội nhập.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần tổng kết thực tiễn cơng tác QLNN của lực lượng
CAND đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Luận văn đưa ra những giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tăng cường
QLNN của lực lượng CAND đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công dân
Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Với ý nghĩa như vậy, luận văn có thể được coi như tài liệu tham khảo
được dùng trong học tập, nghiên cứu giảng dạy về chuyên ngành QLNN tại
các cơ sở đào tạo có liên quan.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP CẢNH

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quản lý
Từ xa xưa khi các hoạt động trong xã hội cịn tương đối đơn giản với
quy mơ chưa lớn, công tác quản lý được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm với
sự linh hoạt nhạy bén của người đứng đầu tổ chức. Kinh nghiệm ngày càng
phong phú và người ta rút ra được những điều mang tính quy luật có thể vận
dụng trong nhiều tình huống tương tự. Ngày nay, hoạt động quản lý chủ yếu

dựa trên cơ sở khoa học; qua tổng kết, khái quát từ thực tiễn sinh động để trở
thành khoa học quản lý.
Quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định song lâu nay thường có
các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể hiện bằng nhiều thuật
ngữ khác nhau. Thực chất của quản lý là gì? (hoặc quản lý trước hết, chủ yếu
là gì?) cũng có những quan niệm khơng hồn tồn giống nhau. Tuy nhiên với
sự phát triển của khoa học, quản lý đã cơ bản được làm sáng tỏ để có một
cách hiểu thống nhất. Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành
động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung
tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Theo Từ điển Tiếng Việt,
quản lý là “trông nom, coi giữ” là “1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu
cầu nhất định, 2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định” [50] .
Theo nhà khoa học Mỹ F.Taylo, làm quản lý là bạn phải biết rõ muốn
người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm.
- Nhà tư tưởng H.Fayol cho rằng, quản lý là một hoạt động mà mọi tổ


13
chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, gồm 5 yếu tố tạo thành: kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát.
- Theo H.Koont, quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp
con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định.
- P. Drucker khẳng định, suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất
của nó khơng nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó khơng nằm
ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích.
- P.Dalark định nghĩa: Quản lý phải được giới hạn bởi mơi trường bên
ngồi nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh
nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý cơng việc và nhân cơng.
Theo Giáo trình nội bộ Khoa học quản lý của Học viện Báo chí và

Tuyên truyền: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. [56, tr.6]
Như vậy, từ các cách tiếp cận trên có thể thấy quản lý bao giờ cũng là
một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối quan hệ giữa hai
bộ phận (hay phân hệ) là chủ thể quản lý (là các cá nhân hoặc chủ thể quản lý
làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và khách thể quản lý (là bộ phận chịu sự
quản lý với những hành vi, hoạt động của họ). Đó là quan hệ ra lệnh - phục
tùng, khơng đồng cấp và có tính bắt buộc. Trong nội dung quản lý, có thể xem
xét nguyên tắc, quy trình, phương pháp quản lý... tùy theo nhu cầu nhận thức
và hoạt động thực tiễn.
1.1.2. Khái niệm hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh
Hoạt động qua lại từ quốc gia này sang quốc gia khác của công dân
các nước trong quan hệ giao lưu quốc tế được gọi là xuất cảnh, nhập cảnh.
Tùy theo phương pháp, mục đích tiếp cận mà có nhiều khái niệm về xuất
cảnh, nhập cảnh.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998,


14
"xuất cảnh là qua biên giới, ra khỏi lãnh thổ của một nước" [39], "nhập cảnh
là qua biên giới vào lãnh thổ của một nước khác" [39]. Khái niệm này mới
nêu được hành vi đặc trưng là qua biên giới, song còn thiếu nội dung về mặt
pháp lý. Điều 3 - Luật số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2016 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định "Nhập cảnh là việc người
nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam" [33]; "Xuất
cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của
Việt Nam" [33]. Khái niệm này nêu được một đặc trưng pháp lý quan trọng
của hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh là qua cửa khẩu. Tuy nhiên, hoạt động
xuất cảnh, nhập cảnh không chỉ là hoạt động của người nước ngồi mà cịn là

của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy,
khái niệm này cũng chưa thật sự đầy đủ.
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005:
“Xuất cảnh là việc người, phương tiện,…ra khỏi lãnh thổ một quốc gia
qua cửa khẩu một cách hợp pháp” [6, tr.1331].
“Nhập cảnh là việc người, phương tiện từ nước này vào lãnh thổ nước
kia qua cửa khẩu một cách hợp pháp” [6, tr.900].
“Nhập cư là việc người nước ngồi, khơng có quốc tịch của một nước nào
đó để định cư vì các lý do khác nhau như kinh tế, chính trị, tơn giáo, chủng tộc…
Nhập cư có thể là trái phép hoặc được phép của nước sở tại”.[6, tr.1000].
Nội hàm của các khái niệm trên đề cập đến những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, chúng đều chỉ đến hoạt động rất cơ bản của con người, đó là
hành động qua lại biên giới giữa các quốc gia và cư trú, hoạt động trên lãnh thổ
của nước khác. Xuất cảnh là qua biên giới ra khỏi lãnh thổ của một nước và cư
trú, hoạt động trên lãnh thổ của nước khác. Nhập cảnh là qua biên giới vào lãnh
thổ của một nước và cư trú, hoạt động trên lãnh thổ của nước ta.


15
Thứ hai, xuất cảnh, nhập cảnh là những khái niệm mang tính lịch sử. Đi
lại, cư trú từ nơi này qua nơi khác của con người gắn liền với sự ra đời và
phát triển của xã hội loài người, nhưng chỉ khi xuất hiện các quốc gia với sự
phân định rõ đường biên giới thì khái niệm về xuất cảnh, nhập cảnh mới được
hình thành.
Thứ ba, xuất cảnh, nhập cảnh gắn liền với chủ quyền quốc gia và vấn
đề nhân quyền. Chủ quyền lãnh thổ được triển khai trên toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội, trong đó bao gồm cả việc thực hiện quyền lực nhà nước
đối với hoạt động qua lại biên giới quốc gia của công dân nước sở tại cũng
như của người nhập cư. Khía cạnh nhân quyền của xuất cảnh, nhập cảnh xuất
phát từ quyền tự do đi lại của con người đã được phát biểu trong Tuyên ngôn

nhân quyền thế giới (1948) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (1966). Việt Nam gia nhập Tun ngơn nhân quyền thế giới về Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982 và ghi nhận
quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân ở Hiến pháp 1992, Điều 68: “Cơng
dân có quyền tự do cư trú, đi lại trong nước, có quyền đi ra nước ngồi và từ
nước ngoài về theo quy định của pháp luật”.
Thứ tư, xuất cảnh, nhập cảnh là khái niệm pháp lý. Con người với tư
cách chủ thể của pháp luật phải là công dân của một quốc gia nhất định hoặc
sinh sống trên lãnh thổ quốc gia và được quốc gia đó thừa nhận về tư cách
theo quy định của pháp luật. Khi một người thực hiện hành vi XNC sẽ phát
sinh những quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý theo cả pháp luật quốc gia và pháp
luật quốc tế.
Thứ năm, hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh được điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế.
Trong đó, đặc trưng pháp lý có tính chất chung nhất là người nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay cho


16
hộ chiếu hợp lệ. Do vậy, yếu tố pháp lý này phải được đưa vào các khái niệm
nhập cảnh, xuất cảnh.
Như vậy, với phương pháp tiếp cận trên đây thì nhập cảnh, xuất cảnh
hợp pháp được hiểu như sau: Nhập cảnh là việc người mang hộ chiếu hoặc
giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu đi qua cửa khẩu vào lãnh thổ của một nước
theo thủ tục, pháp luật quy định; Xuất cảnh là việc người mang hộ chiếu hoặc
giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu đi qua cửa khẩu ra khỏi một nước theo thủ
tục, pháp luật quy định.
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước của lực lượng Công an nhân dân
đối với hoạt động xuất nhập cảnh
Theo Giáo trình về quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành

chính Quốc gia (1996) thì: "Quản lý hành chính nhà nước là dạng quản lý xã
hội mang tính quyền lực nhà nước với chức năng chấp hành luật và tổ chức
thực hiện luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính nhà
nước (hệ thống Chính phủ và chính quyền địa phương)" [50, tr. 10].
Trong sách tìm hiểu pháp luật về "Luật hành chính Việt Nam" (2005),
PGS.TS Phạm Hồng Thái và PGS.TS Đinh Văn Mậu cho rằng: “Quản lý nhà
nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước với
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan hành pháp
từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa
mãn những nhu cầu hàng ngày của nhân dân” [70, tr. 19].
Từ các quan niệm về quản lý nhà nước nêu trên, chúng ta có thể hiểu:
QLNN trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh cũng như bất kỳ một dạng quản lý
xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy nhà nước - là
công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều
chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt


17
động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân do các cơ quan có thẩm quyền trong
hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì
trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu tự do cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh hàng
ngày của cơng dân.
Với ý nghĩa hành chính là chấp hành (thực thi) pháp luật, Chính phủ và
các cơ quan hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh có quyền (lập quy) ban
hành các quy tắc và các quyết định hành chính cho phép hoặc cấm đốn một
cách áp đặt và buộc đối tượng có liên quan phải chấp hành; có quyền kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về xuất nhập cảnh và các quyết định mà nó ban hành;
có quyền xử lý các tình huống quản lý bằng biện pháp cưỡng chế đối với các

vi phạm hành chính, kể cả trường hợp cơng dân, tổ chức từ chối thực hiện các
nghĩa vụ pháp lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực xuất nhập cảnh.
Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh của Người nước ngoài tại Việt Nam
(sửa đổi) quy định những nội dung quản lý trong lĩnh vực này là: 1- Ban hành
những văn bản quy phạm pháp luật; 2- Ký kết, tham gia điều ước quốc tế; 3Thực hiện hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; 4- Thống kê nhà
nước về xuất cảnh, nhập cảnh; 5- Hợp tác quốc tế về xuất cảnh, nhập cảnh; 6Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Nghị định số
136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam cũng chỉ quy định về hộ chiếu, thủ tục cấp hộ chiếu và thẩm
quyền, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và trách nhiệm của những người
được cấp hộ chiếu. Từ những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng, quản lý trong
lĩnh vực xuất nhập cảnh ở nước ta xuất hiện chủ yếu là hoạt động của cơ quan
hành pháp, nhưng còn thiếu vắng hoạt động của cơ quan tư pháp (xét xử) khi có
hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.


18
Dưới góc độ khoa học quản lý, “quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập
cảnh”, hiểu theo ý nghĩa trên là một khái niệm rộng bao hàm: Việc xây dựng
và tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh mà trọng
tâm là các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước và cá
nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo trật tự quản
lý và quyền công dân trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh.
Quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh giữ một vị trí hết sức quan trọng,
góp phần to lớn trong công cuộc đảm bảo ANTT thời kỳ hội nhập, giúp thúc
đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh còn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm,
cấp bách, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất, nhập cảnh của người nước ngoài đến
với Việt Nam cũng như của người dân Việt Nam xuất cảnh đi nước ngoài;
đồng thời điều chỉnh hoạt động xuất, nhập cảnh trên địa bàn cả nước tuân thủ

nghiêm túc các quy định của pháp luật; góp phần chủ động trong phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng xuất, nhập cảnh để
xâm phạm ANQG và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Bên cạnh đó, đây cịn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý
hành chính nhà nước, thơng qua tiến hành các thủ tục hành chính trong xuất,
nhập cảnh sẽ giải quyết cho hoạt động xuất, nhập cảnh của người nước ngồi
và cơng dân Việt Nam được diễn ra trong khn khổ pháp luật, từ đó có điều
kiện thực hiện phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng nhập
cảnh, xuất cảnh tiến hành xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
1.2. Đặc điểm, nguyên tắc, nội dung và phương pháp QLNN của
lực lượng CAND đối với hoạt động XNC
1.2.1. Đặc điểm QLNN của lực lượng CAND đối với hoạt động xuất
nhập cảnh
Thứ nhất, QLNN của lực lượng CAND đối với hoạt động


19
xuất cảnh, nhập cảnh là một dạng hoạt động mang tính quyền
lực đặc biệt, tính tổ chức cao và được điều chỉnh bằng pháp
luật theo phương pháp mệnh lệnh và phục tùng.
Giống như các hoạt động quản lý nói chung, quản lý hoạt động xuất
cảnh, nhập cảnh luôn hướng tới phục vụ mục đích được xây dựng trên quan
điểm của Đảng và Nhà nước là: mọi chủ trương, đường lối, hoạt động của
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đều nhằm mục đích vì cuộc sống và hạnh
phúc của nhân dân, vì nhân dân là cội nguồn của quyền lực. Vì vậy, hoạt động
này mang tính quyền lực đặc biệt của Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.
Để quản lý hoạt động XNC có hiệu quả, pháp luật được Nhà nước sử
dụng như là một kênh để tổ chức bộ máy và quy định chi tiết các mẫu xử sự
của các cơ quan quản lý cũng như công dân trong mối quan hệ thể hiện quyền
và nghĩa vụ giữa Nhà nước và công dân. Trong hoạt động quản lý về xuất cảnh,

nhập cảnh các cơ quan nhà nước luôn đụng chạm tới quyền XNC của công dân,
cho nên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để đối xử, giải quyết mối
quan hệ với công dân. Do vậy, ở lĩnh vực quản lý này mức độ điều chỉnh bằng
pháp luật theo phương pháp mệnh lệnh được đặc biệt chú ý và ưu tiên.
Thứ hai, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam là
hình thức quản lý nhà nước vừa mang tính phổ quát vừa mang tính đặc thù.
Đặc điểm này thể hiện trên hai phương diện:
- Việc đi lại từ trong nước ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước
(quyền xuất cảnh, nhập cảnh) để cư trú, sinh sống, giao lưu, học tập, đầu tư,
thương mại, du lịch…là một quyền tự do cá nhân của công dân. Các nhà nước
trên thế giới không thể không ghi nhận trong Hiến pháp và tạo ra cơ chế pháp
lý để đảm bảo thực hiện nó trong đời sống xã hội. Các nhà nước đều thực hiện
chức năng quản lý trong lĩnh vực này là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có
chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu nhằm mở rộng dân chủ,
thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực; khuyến khích


20
thu hút đầu tư; phát triển kinh tế thương mại và du lịch…
- Do chứa đựng yếu tố nước ngoài nên hoạt động quản lý này được tiến
hành trên phạm vi cả trong nước và ở nước ngồi (nơi có trụ sở cơ quan đại
diện Việt Nam), luôn hướng tới bảo đảm các nguyên tắc đối ngoại giữ vững
chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, trong hoạt động
quản lý phải có sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong điều hành, phối hợp,
huy động lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp để
đảm bảo pháp luật về XNC được chấp hành nghiêm.
Thứ ba, Quản lý hoạt động XNC có đối tượng quản lý đa dạng, chịu sự
điều chỉnh không chỉ bằng hệ thống pháp luật trong nước mà còn chịu sự điều
chỉnh bằng cả điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia ký kết hoặc thừa nhận.
Trong quản lý hoạt động XNC, lực lượng CAND thực hiện nhiệm vụ

quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh phải tuân thủ nghiêm quy chế thực
hiện dân chủ trong giải quyết thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của công
dân, chống các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, hách dịch, cửa
quyền. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, quản lý hoạt động XNC có sự
cách biệt rõ ràng về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý
(mang yếu tố quản lý).
Tính đa dạng về mục đích nhập cảnh, xuất cảnh của khách thể quản lý
có tác động trực tiếp tới các vấn đề như: nguyên tắc đối ngoại, giữ vững chủ
quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa, khách thể bị quản
lý này chịu sự điều chỉnh không chỉ bằng hệ thống pháp luật trong nước mà
còn chịu sự điều chỉnh bằng cả điều ước quốc tế mà Nhà nước ta tham gia ký
kết hoặc thừa nhận và thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.
Thứ tư, Chủ thể quản lý hoạt động xuất nhập cảnh.
Chủ thể của quản lý hoạt động XNC theo nghĩa rộng bao gồm cả cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp và tư pháp; theo nghĩa hẹp (Quản lý hành


21
chính nhà nước), là các cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ, ủy ban nhân dân
(UBND) các cấp, các Bộ và các cơ quan ngang Bộ. Tuy nhiên, dù tiếp cận
theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp thì trong lĩnh vực quản lý hoạt động xuất nhập
cảnh, Chính phủ ln là chủ thể thống nhất quản lý và Bộ Công an là chủ thể
chủ trì, trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện quản lý hoạt động xuất nhập cảnh.
Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp lý.
Theo quy định tại Nghị định số 136/NĐ-CP của Chính phủ về xuất,
nhập cảnh của công dân Việt Nam ban hành ngày 17/8/2007 các chủ thể tham
gia quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam, gồm: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Quốc
phịng, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi, Bộ Tài chính.
Các lực lượng tham gia có trách nhiệm cụ thể như sau:

+ Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:
Hướng dẫn thủ tục, trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao,
hộ chiếu công vụ; Cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
ở trong nước; thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự người được cấp
hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ngay sau khi cấp; Thông báo cho Bộ
Công an danh sách nhân sự những người trình báo mất hộ chiếu ngoại giao,
hộ chiếu công vụ để hủy giá trị sử dụng; Trao đổi với Bộ Công an để khôi
phục giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đã bị hủy nêu tại
khoản 3 Điều 13 Nghị định này; Cung cấp cho Bộ Công an những thông tin,
tài liệu cần thiết về các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về cấp, sử dụng
hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để Bộ Công an xử lý; Chủ trì, phối
hợp với Bộ Cơng an trong việc đàm phán, ký kết hoặc gia nhập Điều ước
quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy
định của Chính phủ [13].
+ Bộ Giao thơng vận tải có trách nhiệm:


22
Hướng dẫn thủ tục, trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu thuyền viên;
Cấp, sửa đổi, gia hạn hộ chiếu thuyền viên; thông báo cho Bộ Công an danh
sách nhân sự người được cấp hộ chiếu thuyền viên ngay sau khi cấp và danh
sách nhân sự những người trình báo mất hộ chiếu thuyền viên; Cung cấp cho
Bộ Công an những thông tin, tài liệu cần thiết về các cá nhân, tổ chức vi phạm
các quy định về cấp, sử dụng hộ chiếu thuyền viên để Bộ Công an xử lý [13].
+ Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) có trách nhiệm:
Kiểm sốt, kiểm chứng hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập
cảnh của cơng dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ
đội Biên phòng quản lý; Cung cấp cập nhật cho Bộ Công an danh sách công
dân Việt Nam đã xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu do Bộ đội Biên
phịng quản lý; Trao đổi với Bộ Cơng an về tình hình, kết quả xử lý các cá

nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng quản lý; kịp thời trao đổi để Bộ
Công an phối hợp chỉ đạo việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm nghiêm
trọng hoặc liên quan đến đối ngoại [13].
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi có trách nhiệm: Cấp, gia
hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo thông báo của Bộ
Ngoại giao; Cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Công an
và Bộ Ngoại giao; Cấp giấy thông hành hồi hương, giấy thông hành theo
thông báo của Bộ Công an; Thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự
những người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ngay sau khi
cấp và danh sách những người trình báo mất giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập
cảnh, theo mẫu của Bộ Công an [13].
Như vậy, theo quy định của pháp luật, Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất, nhập cảnh của người nước ngoài và cơng dân Việt
Nam. Chính phủ giao Bộ Cơng an là cơ quan chuyên trách, chủ trì thực hiện


23
quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh.
Điều 27, Nghị định 136/2007/ NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ quy
định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam nêu rõ: Bộ Cơng an là cơ
quan giúp Chính phủ quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, soạn thảo,
ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành hoặc kiến nghị Chính phủ trình Quốc
hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam…[12, 5]
Để thực hiện vai trị chủ trì và trực tiếp quản lý XNC, về mặt tổ chức,
Bộ Công an đã phân công cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh là đơn vị chuyên
trách thực hiện chức năng quản lý hoạt động XNC. Như vậy, quản lý hoạt
động xuất cảnh, nhập cảnh là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, trách

nhiệm của mỗi công dân do Chính phủ thống nhất quản lý và Bộ Cơng an trực
tiếp tiến hành.
Tại cấp tỉnh, Phịng quản lý XNC là cơ quan thực hiện chức năng quản lý
trong lĩnh vực XNC đối với công dân Việt Nam và NNN tại địa bàn theo quy
định của pháp luật. Nội dung quản lý trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
của NNN tại Phịng quản lý XNC Cơng an cấp tỉnh, thành phố bao gồm:
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu
phổ thông đối với nhân dân.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi, gia hạn tạm
trú đối với NNN trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hồi hương đối với người Việt Nam định cư
tại nước ngoài xin hồi hương về Việt Nam.
- Ngồi ra đơn vị cịn thực hiện công tác quản lý lưu trú đối với NNN,
Việt kiều lưu trú trên địa bàn tỉnh; NNN thường trú (Ngoại kiều) tại địa bàn tỉnh.
Thứ năm, Đối tượng của quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh


×