Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM SO VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM và LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.57 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A. LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách mở cửa để hội nhập với thế giới của Nhà nước ta đã và đang
được thực hiện ngày càng sâu rộng. Thông qua việc thực hiện chính sách này mà
số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng
nhiều. Luật pháp nước ta đã có những quy chế pháp lý riêng để quy định cho
những người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Chắc chắn một điều là, vì có
quốc tịch khác nhau nên quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú
ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam sẽ có
những điểm khác biệt nhất định.
Bài viết này chúng em xin được đề cập đến vấn đề : Những điểm khác biệt
trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với
quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và lí do của sự khác biệt đó.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM:
1.Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân
Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều đó khẳng định công dân
Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là một phạm trù chính trị -
pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân đồng thời quốc tịch
còn xác định một cá nhân là công dân Việt Nam, trên cơ sở đó làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước ta và công dân sống ở trong
nước cũng như nước ngoài.
Quy chế pháp lí hành chính của công dân được hiểu là tổng thể các quyền và
nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong
các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm
bảo thực hiện trong thực tế.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước bắt nguồn
từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các
quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành. Thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, công dân


1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện
cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước, nâng cao
tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân.
Quy chế pháp lí hành chính của công dân có những đặc điểm sau đây:
- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Quy chế pháp lí hành chính của công dân xác lập trên cơ sở các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ những cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc,
nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn đi đôi với nhau, là hai mặt không
thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với
nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và
công dân.
- Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa
mãn, làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy
đến mức cao nhất.
- Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi có hành
vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.
- Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của công
dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước.
2. Khái niệm và đặc điểm quy chế pháp lí hành chính của người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam
Theo khoản 5, điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 2008 có quy đinh: “Người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường
trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.” Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là người
không có quốc tịch Việt Nam.

2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là tổng
thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người nước ngoài cư trú ơ Việt Nam được
nhà nước ta quy định trong Hiến pháp và những văn bản pháp luật khác.
Quy chế háp lý hành chính của người nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ
thống pháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật nước mà họ mang quốc tịch.
- Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam đều
bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, côn giáo,
nghiệp.
- Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định
so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch quy định trong Luật
quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi
quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt
Nam.
II. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH
CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM SO VỚI
CÔNG DÂN VIỆT NAM và LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT
1. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính trị
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không có quyền bầu cử, ứng cử
vào cơ quan quyền lực nhà nước: người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không
thể có quyền này vì quyền tham gia bầu cử, ứng cử là quyền và nghĩa vụ của
công dân, quyền này đã được quy định trong hiến pháp năm 1992 của nước Công
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 54: “Công dân, không phân biệt dân tộc,
nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,
thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định
của pháp luật.”.
Quyền bầu cử, là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy

định, bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người
đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cử là một thể chế dân
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhân dân tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước.
Bầu cử vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì thông qua bầu cử, nhân
dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; thông
qua bầu cử mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy nhà nước để
tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Quyền ứng cử cũng là quyền cơ bản của
công dân, đây là quyền thể hiện đươc tính chất trực tiếp của việc công dân tham
gia vào quản lí nhà nước bằng việc ứng cử vào các chức vụ trong bộ máy nhà
nước mà công dân có thể trực tiếp quản lí, xây dựng đất nước.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không có quyền tự do cư trú, đi
lại: Điều 68 hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư
trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định
của pháp luật” Theo quy định này thì công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và
cư trú theo quy định của pháp luật. Nhưng người nước ngoài không thể tự do đi
laị, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định một cách cụ thể về
cư trú, đi lại của người nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải đăng
kí mục đích, thời hạn và địa điểm cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng
mục đích đã đăng kí, nếu thường trú tại Việt Nam thì phải đươc cơ quan quản lí
xuất nhập cảnh có thẩm quyền cấp thẻ thường trú. Phải trình diện, xuất trình thẻ
thường trú với cơ quan cấp thể 3 năm một lần… Người tạm trú tại Việt Nam phải
phù hợp với mục đích thời hạn đã đăng kí. Tạm trú từ một năm trở lên thì được
cấp thẻ tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền. Thẻ tạm trú có thời hạn từ một năm
đến ba năm.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không phải gánh vác nghĩa vụ

quân sự. Điều 44 hiến pháp năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước
củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là
các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và
công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy
định.” Theo như quy định này thì công dân Việt Nam phải làm đầy đủ các nhiệm
vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. Đây là nghĩa vụ cơ bản của
công dân Việt Nam và chỉ công dân Việt Nam mới phải thực hiện còn người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam không phải thực hiện nghĩa vụ này họ chỉ thực
hiện nghĩa vụ này với quốc gia mà họ mang quốc tịch.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu thêm hình phạt trục
xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam khi vi phạm pháp luật Việt Nam trong các trường
hợp cụ thể. Đối với công dân Việt Nam khi vi phạm pháp luật thì phải chịu các
hình thức xủ lí cụ thể theo pháp luật nhưng không có hình thức trục xuất. Còn đối
với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì sẽ có trường hợp phải chịu hình
phạt trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Vì người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
không mang quốc tịch Việt Nam mà họ mang quốc tịch nước khác tùy theo từng
trường hợp mà họ vi phạm pháp luật ở mức độ khác nhau thì họ có thể phải chịu
hình phạt trục xuất.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành quyền ưu đãi miễn trừ
ngoại giao cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại
diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các thành viên những cơ quan đó, thành
viên gia đình họ. Quyền ưu đãi miễn trừ được luật Việt Nam ghi nhận phù hợp
với điều ước quốc tế mà nhà nước ta kí kết hoặc tham gia vào tập quán quốc tế.
Cụ thể các viên chức ngoài giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại
Việt Nam, được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính
trừ một số trường hợp họ tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên

quan đến: bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, thừa kế, hoạt động thương mại
hoặc nghề nghiệp mà họ tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính
của họ
Tất cả những sự khác nhau trong quy chế pháp lí hành chính về quyền và
nghĩa vụ hành chính - chính trị đều là do sự khác biệt giữ một bên là công dân
Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam và một bên là người nước ngoài cư trú tại
5

×