Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.76 KB, 6 trang )

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
Di tích Đình Tấn Lộc
Tên gọi: Đình Tấn Lộc. Tên thường gọi: Đình
Dinh Thủy
Từ trung tâm Thánh phố Phan Rang - Tháp
Chàm đi dọc theo đường Hải Thượng lản Ông
đến đường Trần Thị thì rẽ phải đi thêm khoảng
một cây số là đến di tích. Đình Tấn Lộc thuộc
thôn Tấn Lộc, phường Tấn Tài, thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đình được xây dựng ở đầu làng.
Khách có thể đến tham quan di tích bằng đường bộ.
Theo các cụ già trong làng thì vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830) sau
khi ông Phan Văn Nghi xin thành lập làng Tấn Lộc thuộc tổng Kinh
Dinh, phủ Ninh Thuận thì Đình Tấn Lộc (lúc bấy giờ có tên là Đình
Dinh Thủy) mới được dựng ở cuối làng bằng các vật liệu tranh tre đơn
giản., Đến năm 1853, đời vua Tự Đức, Đình Dinh Thủy mới được dời về
địa điểm hiện nay. Đình Thờ Thần Thành Hoàng, Thiên Y A Na và
Chưởng Thái Giám Bạch Mã.
Theo tục lệ của tiền nhân lưu lại, hàng năm thôn Tấn Lộc tổ chức tại
đình làng làm đại lễ theo Xuân kỳ vào tháng 2 âm lịch và làm trung lễ
theo thu lệ vào tháng 8 âm lịch. Mỗi đợt tế được chia làm ba phần, với
những nghi thức rất trang trọng, từ lễ Khai sắc, đến lễ kỵ Tiền hiền và lễ
Tế tại Chánh điện.
Đình Tấn Lộc phường Tấn Tài đã được Bộ Văn hóa Thông tin công
nhận là di tích kiếm trúc nghệ thuật theo Quyết định 05/2005/VHTT
ngày 8/3/2005
Di tích Miếu Xóm Bánh
Tên tự: Thanh Sơn Miếu. Tên thường gọi: Miếu Xớm
Bánh.
Miếu Xớm Bánh thuộc khu phố 4, phường Đài Sơn,
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.


Miếu Xớm Bánh được tạo dựng từ thời Tự Đức là một ngôi miếu nhỏ,
đến thời Thành Thái thứ 14 dời đến địa điểm hiện nay và xây dựng với
quy mô lớn còn giữ nguyên vẹn đến bây giờ. ThiênY A NA Diễn phi
Chúa Ngọc, là vị thần đựơc thờ chính ở Miếu Xớm Bánh. Miếu nằm
trong khu vực đông dân cư nhưng được xây dựng trên khu đất khá rộng
đến 4.629m2. Toàn bộ kiến trúc được bao quanh bởi một tường thành
xây bằng đá, vữa vôi, chừa hai cổng đi vào khu vực Miếu.
Miếu Xớm Bánh được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
tín ngưỡng của cư dân địa phương. Quy mô xây dựng của ngôi Miếu khá
bề thế. Trong miếu có nhiều mãng chạm khắc gỗ với nhiều đề tài tứ linh,
bát bữu, hoa lá, chim thú… cùng với các dải hoa dây, hoa lá tập trung ở
các khám thờ, hương án, trên các hoành phi, câu đối… thể hiện tài khéo
léo của những đôi tay người thợ ngày xưa.
Hàng năm, vào rằm tháng giêng, tháng 7 và tháng 10, Miếu Xóm Bánh
tiến hành lễ cúng Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên. Vào
ngày hai mươi lăm tháng chạm âm lịch cúng đưa Chư thần về trời. Ba
mươi tháng chạp âm lịch cúng rước Chư thần về Miếu đón năm mới. Lễ
Kỳ yên là lễ lớn nhất trong năm, cầu thần phù hộ cho làng xã, cơm no,
áo ấm. Lễ diễn ra vào tiết Thanh Minh.
Miếu Xóm Bánh được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo
Quyết định 39/2002/VHTT năm 2002 của Bộ Văn Hóa - Thông tin.
Núi Cà Đú
Một địa danh lịch sử - Nằm giữa vùng đồng
bằng rộng lớn thuộc huyện Ninh Hải có độ cao
300m. Càng lên cao núi Cà Đú càng thoáng mát
bởi cấu trúc của các hang động. Từ đây có thể nhìn bao quát khu du lịch
biển Ninh Chữ, cánh đồng muối Phương Cựu, đầm Vua, đồng lúa vàng
của huyện Ninh Hải và xa xa là hòn núi Đá Chồng. Với những tảng đá
chồng chất lên nhau và nhiều hang động, ngõ ngách nên núi Cà Đú khá
hiểm trở. Chính nhờ địa thế này, từ những ngày đầu của phong trào Cần

Vương, nghĩa quân đã chọn núi Cà Đú làm căn cứ chống Pháp. Cũng từ
đây, các đội trinh sát, các đơn vị vũ trang và cán bộ cách mạng suốt
những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đã bám trụ gầy dựng cơ sở, tổ
chức trừ gian, diệt tề.
Chính nơi đây đã tạo nên những trận đánh huyền thoại xuất quỉ nhập
thần của lực lượng kháng chiến. Chứng tích ấy, sau hơn một phần tư thế
kỷ vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhân dân Ninh Thuận. Chính ý nghĩa
lịch sử cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến giành độc lập và giải
phóng dân tộc, ngày 16/04/1999 là ngày kỷ niệm giải phóng Ninh
Thuận, UBND tỉnh có quyết định công nhận núi Cà Đú là di tích lịch sử
cách mạng của tỉnh.
Bẫy đá Pinăng Tắc
Nằm cách thị xã Phan Rang- Tháp Chàm khoảng 70km về hướng tây
bắc, thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái (cách UBND huyện Ninh Sơn
khoảng 40km), di tích lịch sử bẫy đá Pinăng Tắc được dựng trên đỉnh
đèo Gia Trúc. Địa thế ở đây vô cùng hiểm trở, một bên là núi cao chót
vót, xanh thẳm rừng đại ngàn; một bên là vực sâu hun hút. Lợi dụng địa
thế tự nhiên, Pinăng Tắc chỉ huy dân công chặt cây rồi lấy dây rừng bện
thành những tấm sàn gỗ rộng lớn chất đầy đá núi neo cứng. Khi chặt dứt
dây treo bẫy thì đá núi đổ lăn xuống vực tạo thành thế trận thiên la địa
võng. Bẫy đá được xây dựng vào cuối năm 1959 và đầu năm 1960, đây
là nơi ghi lại trận địa phục kích địch bằng bẫy đá trưa ngày 8/4/1961 của
du kích Rắglay, dưới sự chỉ huy của Pinăng Tắc (được phong danh hiệu
anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1965)- con chim đầu đàn của dân
tộc Rắglay- để bảo vệ núi rừng, buôn rẫy. Ngày nay, bẫy đá trở thành
biểu tượng gắn liền với quê hương, núi rừng dân tộc Rắglay.
Di tích lịch sử CK 19
Nằm dưới chân núi Chúa thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải là nơi in
đậm dấu tích lịch sử của một thời hào hùng chống xâm lược. Căn cứ này
lấy tên là CK19 vì được thành lập vào ngày 19/8/1946. Căn cứ CK19 tồn

tại trong thời kỳ chống Pháp, đến chống Mỹ và cho đến ngày hoàn toàn
giảI phóng. Đây là một trong những nơi ẩn náu của Bộ chỉ huy quân sự
để chỉ đạo chiến tranh, hiện nay vẫn còn những di tích để lại như hầm
hào, bếp Hoàng Cầm. Bờ biển ở đây là nơi tập kết vũ khí và quân trang
từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Đại đội trưởng phụ
trách CK19 đầu tiên là Thái Chu Lương. Sau khi hy sinh, đại đội được
vinh dự mang tên anh “đại đội Thái Chu Lương”. Chính quyền và nhân
dân địa phương mong muốn được khôi phục và tôn tạo khu di tích này
để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Căn cứ CK7
Nằm về hướng tây nam, cách thị xã Phan Rang
- Tháp Chàm 25km thuộc địa bàn xã Nhị Hà,
huyện Ninh Phước. Căn cứ được hình thành dựa
theo con suối bắt nguồn từ hòn Thông chảy giữa
hai sườn núi đến chân hòn Nhọn đổ thành thác
xuống hồ Đá Mán. Con suối này có nước chảy
quanh năm, vị thế rất hiểm trở, rừng rậm kín đáo, có nhiều hang động rất
thuận lợi cho việc lập căn cứ che dấu lực lượng, vừa phòng thủ vừa tiến
công. Lúc đầu, căn cứ được lập tại hồ Đá Mán nhưng do không an toàn
nên lực lượng lùi dần về phía sâu trong lòng hồ. Qua 7 lần di chuyển,
lực lượng dừng luôn ở đó và đặt cho căn cứ là CK7. Vùng căn cứ CK7
hiện nay đã xây dựng hồ chứa nước, là điểm du lịch sinh thái rất hấp
dẫn.
Đình Vạn Phước
Được xây dựng năm 1848, tại thôn Vạn Phước, xã Phước Thuận, huyện
Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Có thể nói lịch sử đình Vạn Phước gắn
liền với quá trình thành lập làng. Đối với người dân ở đây, ngôi đình
không chỉ là không gian thu hẹp của làng quê, nơi diễn ra các cuộc họp
quan trọng, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Hằng năm, cứ đến
ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, người dân Vạn Phước khắp nơi về dự hội

làng để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở đất.
Đình làng Vạn Phước còn là một công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị
cao so với các đình làng khác trong tỉnh. Những nét chạm khắc tinh xão
với đề tài tứ linh: long, lân, qui, phụng trên các điện mái, kèo cột, rường
xà, trang thờ, Đã thể hiện được tài năng của nhiều thế hệ. Cách trang
trí của đình làng Vạn Phước mang đậm nét văn hoá đời Nguyễn. Những
ghế án, sắc phong của các đời vua Tự Đức, Khải Định vẫn còn được lưu
giữ đến ngày hôm nay. Dưới thời Pháp thuộc, đình Vạn Phước gắn liền
với những hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân Ninh
Thuận. Năm 1999, Bộ Văn hoá Thông tin đã có quyết định công nhận
đình Vạn Phước là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Đình Văn Sơn
Được xây dựng năm 1829 tại làng Văn Sơn, thị xã Phan Rang - Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đình được xây dựng trên một khu đất rộng, cửa
hướng về phía nam, trước mặt có hồ sen hình bán nguyệt, xa dần hướng
sau lưng là ngọn núi Cà Đú, hai bên là đồng ruộng. Vị trí này đã tạo
thêm cho ngôi đình dáng vẻ uy nghi và một lối kiến trúc độc đáo. Toàn
bộ kiến trúc đình Văn Sơn liên hoàn với nhau tạo thành một công trình
khép kín. Chính điều này, khi bước chân vào đình, du khách cảm nhận
được không khí trang nghiêm, đầm ấm, gần gũi. Hiện đình Văn Sơn còn
lưu giữ ly ngà, chén ngọc và bảy sắc phong của các đời vua Tự Đức,
Đồng Khánh, Khải Định, Duy Tân
Đối với người dân thôn Văn Sơn, ngôi đình không chỉ là một công trình
kiến trúc nghệ thuật đã đứng vững trước sự tàn phá khốc liệt của chiến
tranh và thời gian mà còn là nơi gắn liền với đời sống tâm linh, nơi tổ
chức các sinh hoạt văn hoá của làng quê. Ngày hội đình làng hằng năm
được tổ chức vào mồng 10 tháng 2 âm lịch.

×