Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vận dụng quy luật vào quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: Triết học Mác - Lênin

TÊN CHỦ ĐỀ: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại. Vận dụng quy luật vào quá trình học
tập, rèn luyện của sinh viên.

Họ và tên sinh viên

: Hồng Thị Thanh Bình

Mã số sinh viên

: 030237210003

Lớp, hệ đào tạo

: MLM306_211_D05 – ĐHCQ K37

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC


1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm: ........................................................................................................ 1
1.1.1. Chất là gì? .................................................................................................. 1
1.1.2. Lượng là gì? ............................................................................................... 2
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: .................................................. 2
2. Thực trạng............................................................................................................. 3
2.1. Những thành tựu .............................................................................................. 5
2.2. Nguyên nhân và những hạn chế cần khắc phục ............................................... 5
3. Giải pháp............................................................................................................... 7
4. Kết luận ................................................................................................................. 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 10


1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Chất là gì?
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật,
hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện
tượng khác.
Chất có đặc điểm cơ bản là tính ổn định tương đối; nghĩa là khi chưa chuyển
hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất vẫn chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiện
tượng khơng phải chỉ có một mà có nhiều chất. Vì trong quá trình tồn tại và
phát triển phải trải qua nhiều giai đoạn, và mỗi giai đoạn lại có một chất khác
nhau.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa chất và sự vật được thể hiện rõ trong thực tế, nếu
khơng có sự vật thì khơng có chất và ngược lại. Chất của sự vật được biểu hiện
qua những thuộc tính của nó, bao gồm thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng
cơ bản. Nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của sự vật.
Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các

sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ
bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối liên hệ này, thuộc tính này là
thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ khác sẽ có thêm
thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản.
Trong thực tế có các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, nhưng
lại có chất khác nhau. Vì vậy, chất của sự vật còn bởi phương thức liên kết
giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
1


1.1.2. Lượng là gì?
Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng được biểu hiện về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu,
màu sắc,…
Lượng có đặc điểm cơ bản là tính biến đổi, vì nó là một dạng biểu hiện của
vật chất, có một vị trí nhất định trong khơng gian và tồn tại trong thời gian
nhất định. Có nhiều loại lượng khác nhau; là yếu tố quy định bên trong, có
lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngồi của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện tượng
càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và phần
nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được; nhưng trong một số trường hợp
của xã hội và nhất là trong tư duy lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà
chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa.
*Sự phân biệt chất và lượng chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển
hóa cho nhau khi thay đổi quan hệ cụ thể; có khi được quy định trong mối quan
hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại là lượng của sự vật,
và ngược lại.

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Bất kỳ sự vật và hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa chất
và lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau.Trong sự vật, quy định về lượng

không bao giờ tồn tại nếu khơng có tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay
đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển
của sự vật và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi về lượng có thể làm
thay đổi ngay lập tức về chất của sự vật. Mặt khác, có thể trong một giới hạn
nhất định khi lượng thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi. Khoảng
giới hạn đó gọi là độ.
2


Độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, độ là giới hạn
mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi thuộc tính cơ
bản về chất của sự vật ấy.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi
về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Quá trình biến đổi về chất của
sự vật được gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết
thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn
phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động phát triển liên tục
của sự vật.
Sự phát triển của của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong
độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Nhưng điểm
nút khơng cố định mà có thể thay đổi.
Nội dung của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại như sau:
Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần
dần về lượng trong giới hạn cho chép của độ tới điểm nút thông qua bước nhảy
sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật; chất mới ra đời quy định một lượng
mới tương ứng với nó. Lượng mới này vận động và biến đổi trong khoảng thời
gian mới gọi là độ mới. Khi tích lũy đủ về lượng sẽ đạt tới điểm nút mới, đồng

thời thực hiện bước nhảy mới cho ra một chất mới hơn nữa. Quá trình này diễn
ra có tính liên tục và vơ tận làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.

2. Thực trạng
Đối với mỗi người, hành trình trang bị tri thức cho bản thân ln là một cuộc hành
trình dài, bền bỉ và khơng có điểm dừng kết thúc. Địi hỏi sự kiên trì và quyết tâm
3


của chính mình. Sau q trình học tập 12 năm phổ thông, người học sinh vượt qua
các nút với bước nhảy theo quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất, để tích lũy đủ lượng là kiến thức, tạo bước nhảy vọt đột phá
qua điểm nút là kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, tiến vào môi trường mới là
ngôi trường Đại học mơ ước. Trở thành một sinh viên, mở ra một giai đoạn phát triển
mới của chất và lượng.
Sự khác biệt giữa cấp trung học phổ thông và đại học chính là sự chuyển đổi từ
lượng sang chất. Đại học đòi hỏi những yêu cầu mới và cao hơn so với cấp học dưới.
Ngồi ra, sinh viên cịn phải đối mặt với vơ vàn khó khăn khác liên quan về cuộc
sống sinh hoạt, quản lý thời gian,... Mặt khác, trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19
diễn ra hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng đến tồn thế giới, thì việc học tập của sinh
viên cũng vấp phải khơng ít thách thức. Thiếu thốn môi trường rèn luyện thực tiễn,
những vấn đề về thiết bị phục vụ học tập, học online kéo dài gây ra nhiều tâm lý bất
ổn cho các bạn. Theo nghiên cứu về các yếu tố rào cản trong việc học Online của
nhóm tác giả Đặng Thị Thúy Hiền, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đoàn Lê Diễm Hằng,
Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Hữu Tuấn của sinh viên Khoa Du lịch – Đại học
Huế đã chỉ ra một số khó khăn về khơng gian học tập cũng như các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên. Có 64% sinh viên tham gia khảo sát nói
rằng khơng có khơng gian riêng tư để học tập trực tuyến và thường xuyên chịu ảnh
hưởng bởi tiếng ồn xung quanh 79,1%; 71% sinh viên nhấn mạnh thường bị người
nhà làm phiền và cảm thấy gị bó, khơng được đi lại chiếm tỉ lệ 73,7%. Cùng với đó,

những yếu tố tâm lý như “khó tập trung”, “thiếu động lực” cũng là những khó khăn
mà sinh viên gặp phải khi học tập trực tuyến.
Vì vậy, trước hết người sinh viên phải cấp thiết chủ động thay đổi chính mình, xây
dựng một phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp với bản thân và phù hợp với điều
kiện sống đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của nhà trường và đặc biệt đem lại
những giá trị cốt lõi cho xã hội.
4


2.1. Những thành tựu
Tại môi trường đại học mới mẻ, mỗi bạn sẽ có thể khám phá cho mình những
tiềm năng ẩn giấu của chính bản thân, nâng tầm tư duy, có cơ hội được rèn luyện
các kỹ năng, và các phẩm chất giúp ích trong sự nghiệp sau này, song song đó,
cịn mang lại lợi ích cho cuộc sống của sinh viên, mở mang tri thức và những mối
quan hệ tốt đẹp. Vận dụng quy luật vào quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên
thể hiện qua việc sinh viên tích lũy được một lượng (kiến thức) đầy đủ, sau khi
đến điểm nút rồi thực hiện một bước nhảy mới, một bước nhảy vơ cùng quan trọng
đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một
cơng việc tốt. Q trình tích lũy về lượng liên tục diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi
người, làm cho con người ngày càng trưởng thành, tiến bộ, tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển của xã hội.

2.2. Nguyên nhân và những hạn chế cần khắc phục
Cũng bởi vì sự thay đổi đó, nhiều bạn đã gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi,
cũng như phương pháp học tập và cách làm việc ở mơi trường mới:
Đầu tiên, q trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu và
khác hẳn so với q trình tích lũy lượng ở bậc trung học phổ thông. Bởi khối
lượng kiến thức ở bậc đại học là rất lớn và rất khác so với các cấp học dưới, trong
khi các bạn tân sinh viên vẫn ln đi theo lối mịn cũ là dạy gì học đó, tiếp thu
một cách thụ động. Cịn ở đại học, khơng có sự đơn thúc học hành của thầy cơ,

cha mẹ, khơng có họp phụ huynh hay báo điểm về nhà, vì vậy tinh thần tự học
của sinh viên ln đóng vai trị quan trọng. Nếu ai khơng thể thích nghi với
phương pháp học tập mới, có lẽ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học, mặt khác
cịn bị tâm lý áp lực đồng trang lứa, gây ra sự rụt rè và tự ti. Thậm chí, nhiều sinh
viên của các khóa trước đã và đang học tập ở mơi trường đại học cũng khơng có
ý thức về tầm quan trọng của tự học, vì vậy họ ln có thành tích ở mức vừa đủ
5


qua mơn, có khi là bị học lại. Gây tốn kém về chi phí, thời gian và cơng sức. Làm
cho chất của sinh viên bị kém dẫn đến khơng có sự thay đổi về lượng, khơng có
bước nhảy tiến lên phía trước, mà ln trì trệ, giậm chân tại chỗ đơi khi cịn bị
thụt lùi về sau. Có một khía cạnh khác về sự đốt cháy giai đoạn, học vượt trước
của nhiều sinh viên nhằm đạt mục tiêu ra trường sớm hơn. Nhưng đã xuất hiện
những hạn chế như sinh viên đăng ký học quá nhiều môn và không xoay sở kịp,
dẫn đến hậu quả là khơng hồn thành u cầu và thậm chí là rớt mơn. Điều đó
cịn mang lại sự khủng hoảng về tâm lý, làm sinh viên sinh ra chán nản, hối tiếc.
Điều này còn đi ngược lại quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất, sinh viên nơn nóng, cịn chưa tích lũy đủ lượng (kiến thức)
mà đã thực hiện bước nhảy, dẫn tới kết quả không như ý muốn.
Thứ hai, ở đại học khơng chỉ có học để đạt được mục tiêu là tấm “bằng cử
nhân”, mà còn phải học và rèn luyện những kỹ năng mềm khác mà ở mơi trường
cũ các bạn ít khi gặp và vận dụng. Trong xu thế cuộc sống hiện đại ngày nay, các
kỹ năng mềm ấy luôn được đánh giá cao, đòi hỏi người sinh viên phải tự trang bị
cho bản thân nếu thực sự muốn đạt được những mục tiêu sự nghiệp trong tương
lai. “Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chun
mơn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được trang bị” –
Wikipedia. Không những thế, các kỹ năng đó cịn giúp trong những tình huống
thường ngày, giải quyết tốt những vấn đề rắc rối, trở thành một con người tinh tế
và sở hữu những mối quan hệ đáng quý.

Thứ ba, bắt đầu cuộc sống sinh viên là phải tập thích nghi với mơi trường độc
lập. Đối với những bạn đi học ở gần nhà thì tương đối dễ dàng tuy nhiên với các
bạn ở xa, mới chập chững bước lên thành phố, thì đây sẽ là một khoảng thời gian
vơ cùng khó khăn vì phải đối mặt với những vấn đề phức tạp như thay đổi mơi
trường sống, sinh hoạt, chi tiêu,... có lẽ đáng sợ nhất chính là nỗi cơ đơn giữa nơi
thành thị tấp nập cộng thêm nỗi nhớ nhà khôn xiết, càng gây ra cho các bạn sinh
6


viên cảm giác muốn từ bỏ, hoặc cố chịu đựng gây ra những tâm lý e dè, ảnh
hưởng không tốt đến q trình học tập và rèn luyện của chính bản thân.
Cuối cùng, nguyên nhân từ những yếu tố khách quan. Cụ thể trong tình hình
dịch bệnh Covid - 19, những khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến cơng tác chuẩn
bị phương tiện học tập của sinh viên, không có mơi trường thực tiễn để rèn
luyện,… những khó khăn đó đều biểu hiện rõ qua tinh thần chán nản, căng thẳng
trong quá trình học tập của sinh viên.

3. Giải pháp
Là một sinh viên, với chất mới trưởng thành, chín chắn và biết suy nghĩ nhiều hơn.
Phải nhận ra được những hạn chế đang gặp phải và chủ động thay đổi và thích nghi.
Ln tn theo q trình tích lũy đủ về lượng để làm thay đổi về chất. Không được
vội vã đốt cháy giai đoạn một cách vô tội vạ. Sinh viên cần xác định rõ mình phải
học gì và những môn cụ thể, cũng như đặt mục tiêu, để tích lũy dần dần về kiến thức,
theo quy trình đến độ chín muồi rồi mới thực hiện bước nhảy ở thời điểm phù hợp.
Trong đó, lượng là số lượng tín chỉ, q trình học tập là độ, các bài thi là điểm nút
và hồn thành các mơn là bước nhảy.
Mặt khác, phải có quyết tâm tiến hành bước nhảy khi đã đến điểm nút, nếu không
thực hiện bước nhảy thì cả q trình trong độ chỉ là sự tích lũy về lượng, gây chậm
trễ, khơng có sự xuất hiện của chất mới ảnh hưởng tới quá trình phát triển và rèn
luyện.

Từ khâu hoạch định ra những môn cần phải học và mục đích, tiếp theo sinh viên
phải nhìn nhận rõ cách thức để đạt được mục tiêu đó thơng qua việc vận dụng linh
hoạt các hình thức của bước nhảy. Xem xét từng đặc thù mỗi môn học, từ đó đề xuất
ra những hình thức học tập rèn luyện riêng phù hợp. Nêu cao tinh thần tự học, chủ
động tìm hiểu nội dung bài học từ trước để có cái nhìn tổng quát và tiền đề tiếp thu
sâu sắc những kiến thức mới thơng qua giáo trình, thơng tin trên mạng, sách báo,...
7


Sau mỗi buổi học, tự tổng hợp lại những nội dung đã nghe giảng, cố gắng liên hệ với
thực tiễn để có cái nhìn đa chiều, mặt khác liên kết với các nội dung trước đó để
khơng bị đứt đoạn q trình tích lũy về lượng. Khơng e ngại trao đổi với giảng viên
về các vấn đề còn băn khoăn hay chia sẻ những kiến thức cho những người bạn. Song
song đó, cần cập nhật những thơng tin mới nhất về đời sống xã hội để thích nghi với
những biến động bất ngờ, hay học hỏi từ những thành tựu nghiên cứu, bài báo liên
quan đến ngành sinh viên đang theo học nhằm nâng cao tầm tư duy và hiểu biết.
Để đạt tới những mục tiêu cao và xa, sinh viên phải trang bị cho mình khơng chỉ
về lượng kiến thức, mà còn phải sở hữu những kỹ năng mềm cần thiết để cứng cáp,
tự tin bước ra đời. Việc rèn luyện những kỹ năng của mỗi người là khác nhau, một
số thì chọn tham gia các câu lạc bộ, dù cho là câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ kỹ
năng hay câu lạc bộ năng khiếu đều mang lại cho sinh viên cơ hội gặp gỡ những
người bạn mới, học hỏi những điều bổ ích, cũng có một số bạn sẽ tích lũy được những
kinh nghiệm thực tế, những mối quan hệ khác khi đi làm thêm thời sinh viên,…. Dù
là bất kỳ môi trường, tổ chức nào, mỗi sinh viên đều có thể tích góp cho mình những
giá trị riêng và vơ cùng đắt giá, đó cũng là những “tài sản” quý báu nhất của tuổi
thanh xuân. Vì vậy địi hỏi người sinh viên phải tích cực, tự giác rèn luyện phẩm
chất, bản lĩnh thể hiện bản thân, tự tin chớp lấy những cơ hội mang lại những thành
cơng cho chính mình.
Quan trọng nhất là tâm lý bên trong của các bạn sinh viên. Học cách chấp nhận sự
cơ đơn và khác biệt. Mở lịng chia sẻ những khó khăn cho mọi người, là giảng viên,

là những người bạn chung lớp,… để giải tỏa và nhận được những lời khuyên chân
thành. Đánh giá bản thân thông qua những tiến bộ của chính mình, bởi năng lực của
mỗi cá nhân là khác nhau, q trình tích lũy lượng rồi chuyển về chất cũng rất khác.
Chuẩn bị cho mình một tinh thần mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi khó khăn thử
thách trong cuộc sống. Tự tạo động lực cho bản thân, tinh thần khiêm tốn và cầu tiến
bước lên phía trước.
8


Sinh viên phải ln nắm bắt tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, tìm cách
đảm bảo tham gia những buổi học một cách hiệu quả không ảnh hưởng đến q trình
tích lũy lượng. Chủ động trao đổi nếu chưa hiểu rõ về bài học thơng qua các hình
thức liên lạc từ xa. Nắm rõ về ứng dụng công nghệ hay những nền tảng phục vụ cho
học tập và làm việc như Zoom, Google meet, Microsoft teams.
Khắc phục được những hạn chế đó giúp cho thời gian đại học của mỗi người sinh
viên dễ dàng hơn. Tự tin tham gia vào những môi trường khác nhau để rèn luyện và
làm dày năng lực của chính mình, tạo ra những giá trị thiết thực và giá trị cho cá nhân
và cộng đồng.

4. Kết luận
Thơng qua những phân tích như trên, nhận thấy rằng vẫn còn tồn đọng những
hạn chế nhất định mà mỗi sinh viên đều ít nhất một hai lần mắc phải. Làm sao để
vượt qua mới là quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện ở những năm tháng
đại học. Bên cạnh đó việc liên hệ tích lũy đủ lượng (kiến thức) để từ đó biến đổi
thành chất (kết quả học tập) theo quy luật luôn nhắc nhở sinh viên tránh tình trạng
chủ quan mà bỏ qua, nơn nóng đốt cháy giai đoạn và là điều cần phải luôn ghi nhớ
như một kim chỉ nam, dẫn lối đúng đắn cho các bạn sinh viên đạt được những mục
tiêu và trở thành một cơng dân có ích cho xã hội, tham gia vào công cuộc dựng xây
đất nước.


9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi. “MỘT
SỐ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN KHI HỌC TRỰC TUYẾN TRONG BỐI
CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19.”
[2] Đặng Thị Thúy Hiền, Trần Hữu Tuấn, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đoàn Lê
Diễm Hằng, Nguyễn Thị Phương Thảo. “CÁC YẾU TỐ RÀO CẢN TRONG
VIỆC HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ”.
Hue University Journal of Science: Economics and Development 129.5C
(2020): 63-79.
[3] GV Hà Thanh Quyền. Slide bài giảng môn triết học Mác – Lênin. 2021-2022.

10



×