Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương luận văn thạc sĩvấn đề QUẢN lý HOẠT ĐỘNG PHÓNG VIÊN các tòa SOẠN báo IN MIỀN núi PHÍA bắc VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.49 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới đất nước
theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
trong những năm qua hệ thống báo chí trong cả nước đang ngày càng phát
triển về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng, củng cố đường lối của
Đảng, phát triển hơn kinh tế đất nước và hồn thiện hơn trong lĩnh vực văn
hóa xã hội.
Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trị của phóng viên,
nhà báo là rất quan trọng. Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định
hướng thơng tin một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển
kinh tế đất nước. Chính vì vậy cơng tác quản lý hoạt động của phóng viên,
nhà báo tại các cơ quan báo chí cũng dần được hồn thiện, và là hành lang
pháp lý cho phóng viên hoạt động đúng luật và đạo đức nghề báo.
Ở nước ta công tác quản lý báo chí được phân cấp cụ thể từ Trung ương
đến địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước
về báo chí, chịu trách nhiệm tồn diện về hoạt động báo chí cả nước. Đối với
cấp tỉnh, cơng tác quản lý nhà nước về báo chí được giao cho UBND cấp tỉnh
mà sở Thông tin truyền thơng là cơ quan có chức năng tham mưu cho các
tỉnh, thành phố trong việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực báo chí. Cơ quan
này rất cần xây dựng mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với người đứng
đầu cơ quan báo chí nhằm bảo đảm thực hiện tốt cơng tác quản lý báo chí nói
chung và quản lý hoạt động của phóng viên các tịa soạn nói riêng để đưa
thông tin kịp thời, trung thực, lành mạnh đến cơng chúng. Có thể khẳng định
rằng, lực lượng báo chí ở nước ta hiện nay có vai trị hết sức quan trọng, là
kênh thông tin hiệu quả trên mặt trận phòng, chống tiêu cực, tham nhũng và


1


các hành vi vi phạm pháp luật. Các phóng viên khi tác nghiệp, đưa tin trong
lĩnh vực này, họ xứng đáng được hưởng sự quan tâm, bảo vệ của nhà nước để
họ có động lực tiếp tục đấu tranh bằng vũ khí riêng của mình, góp phần vì sự
bình n của nhân dân. Nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra là nếu khơng có các
biện pháp hữu hiệu, đặc biệt là các hành lang pháp lý vững mạnh thì việc hoạt
động tìm kiếm, tiếp cận và đưa tin của các phóng viên sẽ bị gây cản trở, thậm
chí là hành hung, bắt cóc...
Ở một số địa phương đặc biệt là các tỉnh miền núi, vấn đề quản lý hoạt
động phóng viên, nhà báo của các tịa soạn báo in hiện nay còn đang bị bỏ
ngỏ, chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vấn đề cấp thiết đặt ra là làm
sao để nâng cao hiệu quả chất lượng quản lý phóng viên báo chí các tịa soạn
báo in tại địa phương để các cơ quan bảo tỉnh tực sự phát huy vai trị chủ
động của mình, giúp các phóng viên tai cơ quan yên tâm ổn định công tác và
góp phần cho báo chí địa phương phát huy hết vai trị của mình trong đời
sống xã hội.
Trong khi vấn đề quản lý hoạt động của phóng viên, nhà báo nói chung
ở tịa soạn đã có rất nhiều bài viết, các cuộc họp, thảo luận, tham luận diễn ra
với mục đích tìm ra một hành lang pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền của phóng
viên khi hoạt động báo chí. Tuy nhiên vấn đề quản lý hoạt động của phóng
viên tịa soạn báo in các tỉnh lại hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
Trong bối cảnh Đảng ta quan tâm xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân tức là
đẩy mạnh quá trình phân cấp cho cấp dưới thì vấn đề quản lý phóng viên tại
tịa soạn báo địa phương phải được quan tâm nhiều hơn.
Xét về mặt hành chính, trung du và miền núi phía bắc bao gồm 15 tỉnh
Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên
Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. Thành phố


2


Việt Trì. Đây là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 116 người/km2. Vì
vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động. Có nhiều dân tộc ít
người mang những nét đặc trưng sâu sắc, ẩn chứa những nét văn hoá phong
phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản địa. Với sự phân
bố dân cư tộc người xen kẽ lớn giữa các địa phương đã tạo nên sự phong phú,
đa dạng trong văn hóa tộc người, thiết chế xã hội tộc người và sự chênh lệch
về trình độ phát triển cùng với những khó khăn trong phát triển thể chế chính
trị ở các vùng này. Chính vì vậy hoạt động báo chí tại các vùng này cịn gặp
rất nhiều khó khăn. Do đó cơng tác quản lý hoạt động của phóng viên tịa
soạn báo in miền núi phía Bắc hiện nay cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình nghiên cứu lý luận báo chí đã có một số cơng trình
nghiên cứu chính thức đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đề tài như:
Luận án tiến sĩ của tác giả Chử Kim Hoa với đề tài: “Nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam hiện
nay” (2009), người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Văn Dững. Luận
án nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật, về vấn đề
hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in; khảo sát,
phân tích q trình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện hệ thống văn
bản QPPL về báo in từ năm 1989-2008; khảo sát, đánh giá về tổ chức, bộ
máy, cơ chế tổ chức, vận hành của các chủ thể tham gia hoạt động quản lý nhà
nước, các đối tượng điều chỉnh của văn bản QPPL cũng như các công cụ quản
lý, hiệu lực quản lý báo in; Phân tích những nguyên nhân bước đầu, rút ra các
bài học kinh nghiệm; Đề xuất, kiến nghị các giải pháp cơ bản.
Luận án tiến sĩ báo chí của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang với đề
tài: “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay” (2010), người

hướng dẫn khoa học là TS Nguyễn Trí Nhiệm và PGS.TS Nguyễn Đức Dũng.

3


Luận án hệ thống lại những nội dung, yêu cầu lý thuyết về vấn đề đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo; dựng lên bức tranh đầy đủ, khái quát và toàn diện
về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở
đó, tác giả chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ báo chí của tác giả Ngô Đức Tùng với đề tài: “ Đổi
mới phương thức đào tại, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên của
đài truyền hình Việt Nam”, (2012), người hướng dẫn khoa học là PGS.TS
Nguyễn Đức Dũng. Luận văn phân tích, làm rõ thực trạng đào tạo, bồi dưỡng
phóng viên, biên tập viên tại Trung tâm ĐTBDNVTH, đề tài nghiên cứu này
chỉ ra tầm quan trọng, khẳng định những thành công và nêu lên những vấn đề
cần được giải quyết của hoạt động này. Trên cơ sở đó, chúng tơi sẽ đề xuất
các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài THVN tại Trung tâm Trung
tâm ĐTBDNVTH trong bối cảnh hiện nay.
Luận văn thạc sĩ báo chí của tác giả Nguyễn Quốc Danh với đề tài: “kỹ
năng tác nghiệp của nhà báo trong tòa soạn có báo in và báo mạng điện tử ở
Tây nam bộ hiện nay” (Khảo sát các tòa soạn Báo Cần Thơ, Báo Cà Mau,
Báo An Giang, năm 2014), (2015), người hướng dẫn khoa học PGS.TS
Nguyễn Thành Lợi. Luận văn khái quát hệ thống những vấn đề lý luận về báo
chí và truyền thơng nói chung, trong đó làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về báo chí đa phương tiện và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong hoạt động
báo chí. Những vấn đề lý luận này là nền tảng và là cơ sở để ứng dụng vào
thực tiễn hoạt động báo chí, trong đó có việc sử dụng kỹ năng tác nghiệp của
nhà báo trong toà soạn có báo in và báo mạng điện tử ở TNB. Khảo sát thực

trạng về kỹ năng tác nghiệp cho tồ soạn có báo in và báo mạng điện tử của
nhà báo các tỉnh, thành phố ở TNB, phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý,

4


phóng biên, biên tập viên… tại 3 tồ soạn báo: Cần Thơ, Cà Mau và An
Giang, một số toà soạn báo khác trong khu vực (ưu tiên khảo sát các nhà báo
đang cơng tác trong tồ soạn có báo in và báo mạng điện tử). Từ đó, chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về những kỹ năng của các
nhà báo đang tác nghiệp tại 3 cơ quan có báo in và báo mạng điện tử. Trên cơ
sở đó, tác giả luận văn đưa ra hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
các kỹ năng tác nghiệp cho nhà báo trong tồ soạn có báo in và báo mạng
điện tử ở TNB, gồm: Cần Thơ, Cà Mau và An Giang.
Bên cạnh đó cũng có các cuốn sách của một số nhà nghiên cứu cũng đề
cập đến nội dung này như:
PGS.TS Đinh Văn Hường: Tổ chức và hoạt động của toà soạn. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Cuốn sách cung cấp cho độc giả hiểu biết bộ
máy tồ soạn báo chí (Báo in, phát thanh, truyền hình, hãng tin tức, báo mạng
điện tử …) và xu hướng phát triển của các loại hình tồ soạn báo chí đó. Hiểu
được vị trí, trách nhiệm và công việc của từng bộ phận để vừa thực hiện chức
trách của mình, vừa phối hợp, cộng tác và chia sẻ cơng việc với người khác từ
đó vận dụng và thực hiện nghiêm túc công việc trong hoạt động báo chí các
qui định của pháp luật và đạo đức báo chí để hồn thành các kỹ năng như:
+Kỹ năng xử lý các tình huống một cách chủ động, linh hoạt, tự tin và
sáng tạo.
+Kỹ năng tư duy, phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề.
+Kỹ năng làm việc độc lập và phối hợp tập thể.
+Kỹ năng thực hành nghiệp vụ làm báo (điều hành, tổ chức quản lý
phóng viên, biên tập viên, tổ chức trang báo, sản xuất chương trình truyền

hình, phát thanh …)
PGS.TS Nguyễn Văn Dững: Nhà báo - Bí quyết - Kỹ năng - Nghề
nghiệp: kinh nghiệm nghề nghiệp của báo chí phương Tây (1998) Cuốn sách

5


trình bày tỉ mỉ, sinh động các kinh nghiệm xử lí thơng tin, xử lí văn bản của
nhà báo - phóng viên và người biên tập. Cuốn sách gồm 07 chương, đề cập
đến những khía cạnh cụ thể hoạt động nghề nghiệp của phóng viên và biên
tập viên, từ việc rút tít, đặt đầu đề, mào đề cho một tác phẩm, các nguyên tắc
và dạng thức rút ngắn tin tức, tính khách quan của báo chí...
TS Hồng Quốc Bảo (Chủ biên): Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo
chí ở Việt Nam hiện nay (2010) Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, không chỉ
cung cấp cho người học tri thức về lãnh đạo, quản lý báo chí mà cịn góp phần
quan trọng vào việc hình thành năng lực tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng và năng lực tham gia vào việc tổ chức thực hiện sự quản lý nhà nước
đối với hoạt động báo chí của người cán bộ văn hóa - tư tưởng ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi ra cịn có đề tài khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Thị Thoa
với đề tài: “
+Những giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy các cơ quan
báo chí hiện nay” (1996). Đề tài phân tích thực trạng tổ chức bộ máy các cơ
quan báo chí từ 1975 đến 1995
+ Xem xét điểm mạnh, yếu của các mơ hình tổ chức bộ máy cơ quan
báo chí trong thời kỳ bao cấp.
+ Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động của các cơ quan báo chí
những năm đầu đổi mới chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
+ Xem xét, đánh giá điểm mạnh, yếu của một số mơ hình tổ chức bộ
máy mới được hình thành, vấn đề phẩm chất chính trị và trình độ của đội ngũ

cán bộ báo chí trong cơ chế thị trường.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phương thức quản lý báo
chí hiện nay: mối quan hệ giữa toà soạn báo với cơ quan chủ quản, với các cơ
quan chức năng, với các tổ chức Đảng trực thuộc.

6


- Đề xuất một số giải pháp khả thi đến năm 2000 về:
+ Mơ hình tổ chức bộ máy cơ quan báo chí.
+ Tiêu chuẩn cán bộ quản lý báo chí, cán bộ làm báo: phóng viên, biên
tập viên, cộng tác viên...
+ Những điều kiện để báo chí hoạt động thuận lợi nhất: cơ sở vật chất
kỹ thuật, lương bổng cho cán bộ báo chí, mơi trường giao lưu quốc tế.
Bên cạnh đó có nhiều bài báo, bài trích, bài nghiên cứu khoa học được
đăng trên các tạp chí như:
- Vấn đề lãnh đạo báo chí trong thời kỳ đổi mới (Bùi Đình khơi, tạp
chí người làm báo, t6/1997)
- Về mặt tổ chức quản lý báo chí, cịn nhiều vấn đề phải bàn (Châu
Văn Thư, tạpchí người làm báo, t1/1999)
- Đào tạo nhà báo - một cách nhìn từ xu hướng phát triển truyền
thông đại chúng hiện đại (PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, báo chí và truyền thơng đại
chúng - đào tạo và bồi dưỡng trong quá trình hội nhập - kỷ yếu hội thảo khoa
học quốc tế, 2008)
- Một số kinh nghiệm đào tạo phóng viên báo chí trong xu thế hội nhập
hiện nay (Ths Đinh Thị Chính, báo chí và truyền thông đại chúng - đào tạo và
bồi dưỡng trong quá trình hội nhập - kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, 2008)
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về cơng tác

quản lý hoạt động của phóng viên, nhà báo tòa soạn báo in, qua khảo sát ở
một số tòa soạn báo các tỉnh miền núi phía Bắc là Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên và phân tích thực tiễn. Luận văn tìm những khuyến nghị khoa học
nhằm nâng cao chất lượng và năng lực quản lý phóng viên báo chí hiện nay.

7


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan và làm rõ nội
dung phương thức quản lý hoạt động của phóng viên, nhà báo của các cơ
quan quản lý hoặc cấp quản lý tại tịa soạn.
- Thứ hai: Phân tích sự cần thiết của cơng tác quản lý hoạt động của
phóng viên tòa soạn báo in ở địa phương
- Thứ ba: Khảo sát thực trạng quản lý phóng viên tại các tỉnh miền núi
phía bắc (cụ thể là cơ quan báo Cao bằng, báo Bắc Kạn, báo Thái Nguyên)
đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, thành cơng và hạn chế, nguyên nhân
và những mặt còn tồn tại, những vẫn đề đặt ra hiện nay.
- Thứ tư: Đề xuất khuyến nghị khoa học để nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động phóng viên tịa soạn báo in các tỉnh miền núi phía Bắc.
4. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động phóng viên tịa soạn báo in các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam hiện nay. Trong đó tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý
phóng viên ở các tịa soạn được thực hiện như thế nào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là vấn đề quản lý hoạt động phóng viên tịa soạn
báo in các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay
Phạm vi khảo sát 3 báo tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên
Thời gian: năm 2015

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mắc - Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng
tác quản lý Nhà nước về báo chí, hoạt động báo chí ở địa phương.

8


Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu dựa trên các văn bản luật và dưới
luật, về phân cấp quản lý hoạt động báo chí.
Cơ sở lý luận chuyên ngành được triển khai trên các luận điểm trong
các giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, luật và đạo đức nhà báo, lãnh đạo quản lý
báo chí truyền thơng, lý luận và thực tiễn báo chí truyền thơng
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp phân tích nội dung
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6. Ý nghĩa khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trên phương diện lý luận, luận văn góp phần nâng cao nhận thức và bổ
sung một số vấn đề lý luận về công tác quản lý hoạt động của phóng viên, nhà
báo tại tịa soạn báo in các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.
7.

Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Luận
văn gồm 3 chương, .... tiết


9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHĨNG
VIÊN TỊA SOẠN BÁO IN
1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm quản lý
1.1.2. Khái niệm phóng viên
1.1.3. Đặc điểm của tòa soạn báo in địa phương
1.1.4. Hoạt động quản lý phóng viên tịa soạn báo in các tỉnh miền
núi phía Bắc hiện nay
1.2. Vai trò, nguyên tắc quản lý hoạt động của phóng viên tịa soạn
báo in
1.2.1. Vai trị của quản lý hoạt động phóng viên tịa soạn báo in
1.2.2. Ngun tắc quản lý phóng viên tịa soạn báo in
1.3. Phân cấp quản lý phóng viên tịa soạn báo chí
1.3.1. Cấp Trung ương
1.3.2. Cấp địa phương
1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động phóng viên tịa
soạn báo in cấp địa phương
Tiểu kết chương 1

10


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHĨNG VIÊN TỊA SOẠN

BÁO IN CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY
2.1. Một số đặc điểm địa phương khảo sát
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Ngun
2.1.2. Tình hình hoạt động báo chí của các địa phương diện khảo sát
2.1.2.1. Cao Bằng
2.1.2.2. Bắc Kạn
2.1.2.3. Thái Nguyên
2.1.3. Những nhận xét bước đầu về hoạt động báo chí của địa
phương khảo sát
2.1.3.1. Ưu điểm
2.1.3.2. Hạn chế
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động phóng viên tịa soạn báo in ở các
tỉnh diện khảo sát
2.2.1. Tỉnh Cao Bằng
2.2.2. Tỉnh Bắc Kạn
2.2.3. Tỉnh Thái Nguyên
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý phóng viên tịa soạn báo in tại cơ
quan báo Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên
Tiểu kết chương 2

11


Chương 3
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ KHOA HỌC NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHĨNG VIÊN TỊA SOẠN
BÁO IN CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

3.1. Những yêu cầu đặt ra
3.2. Một số khuyến nghị khoa học
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

12



×