Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía bắc việt nam hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.46 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

--------/--------

-----/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ANH TÚ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI CÁC TỈNH
BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG
TS. HOÀNG THỊ NGÂN


Phản biện 1: ………………………………………….
Phản biện 2: ………………………………………….
Phản biện 3: ………………………………………….

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện,
Địa điểm: Phòng họp … tầng … Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi …h ngày … tháng … năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý nhà nước về hộ tịch đã là một yêu cầu mà nhà nước luôn quan tâm,
dành nhiều thời gian, công sức và tiền của cho lĩnh vực này. Trong thời gian
qua, đã có những văn bản quản lý nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề liên
quan đến hộ tịch. Ngày nay do đất nước phát triển, nhu cầu hội nhập quốc tế
tăng, thì những việc hộ tịch không chỉ trong nước, mà hộ tịch có yếu tố nước
ngoài như việc kết hôn, xác định lại giới tính, mang thai hộ, con nuôi.... trở lên
phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng.
Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã được các cơ
quan nhà nước các cấp thực hiện đồng bộ, thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch
được triển khai từ trung ương xuống đến cấp xã, đội ngũ công chức tư pháp - hộ
tịch, lãnh đạo UBND các cấp được trang bị kiến thức để quản lý nhà nước về hộ
tịch tại địa phương. Nhìn chung cho tới nay, quản lý nhà nước về hộ tịch cũng
đang dần từng bước hoàn thiện và đã thu được kết quả nhất định trong việc duy
trì biên chế, tổ chức bộ máy và thực thi công việc.

Tuy nhiên, thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa bàn các tỉnh biên giới
phía Bắc vẫn còn bộc lộ không ít vấn đề cần nghiên cứu như tác động của các
yếu tố địa hình tự nhiên, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa xã hội và các yếu tố ảnh
hưởng khác. Các yếu tố này bao gồm các phong tục tập quán lạc hậu đã có từ
lâu và hiện nay vẫn đang tồn tại, nên đã và đang trở thành hệ lụy và gây ảnh
hưởng xấu đến xã hội, quyền con người, quyền công dân; những vấn đề có tính
thời sự hiện nay như tiếp cận pháp luật hộ tịch của người dân còn nhiều hạn
chế; điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vị trí đặc thù các tỉnh còn là
khu vực biên giới gắn với yếu tố nước ngoài, bên cạnh đó là vấn đề địa hình
miền núi hiểm trở, chia cắt, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm
hành chính, thể chế, bộ máy hành chính thực thi công vụ còn bất cập, hiệu quả
thực thi không cao và còn những vấn đề hộ tịch liên quan khác.
Từ thực trạng trên, quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn các tỉnh biên
giới phía Bắc cần phải được nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan và cấp thiết
đưa ra các giải pháp trong việc chỉnh đốn, hoàn thiện. Điều này cần có những


nghiên cứu một cách toàn diện quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới
phía Bắc, nhằm tìm kiếm bổ sung thêm các luận cứ khoa học cho việc tiếp tục
hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch có hiệu lực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân.
Đây là lý do để chủ đề “Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới
phía Bắc Việt Nam hiện nay” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến
sĩ chuyên ngành quản lý công của Học viện hành chính Quốc gia.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở trình bày, phân tích cơ sở lý
luận, thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc,
nhằm đưa các khuyến nghị khoa học góp phần bảo đảm quản lý nhà nước về hộ

tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Hệ thống hóa, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó xác định
những vấn đề mà luận án sẽ kế thừa cũng như những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu; luận giải, làm rõ các vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về hộ tịch
như: hộ tịch, nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch, kinh nghiệm một số nước về
quản lý nhà nước về hộ tịch và các giá trị tham khảo cho Việt Nam và các tỉnh biên
giới phía Bắc; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch
các tỉnh biên giới phía Bắc, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém
và nguyên nhân của chúng; đưa ra được những khuyến nghị khoa học về hoàn thiện
quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án có phạm vi nghiên cứu về:
- Không gian: tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam;
- Thời gian: từ năm 2006 (thời điểm có Nghị định 158/2005/NĐ-CP) cho đến nay;
- Nội dung:


Quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc có phạm vi rộng, liên
quan đến nhiều lĩnh vực, phạm vi luận án tập trung nghiên cứu vào các nội dung
sau:
+ Hộ tịch;
+ Quản lý nhà nước về hộ tịch (chủ thể, nội dung);
+ Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở khu vực biên giới thuộc các tỉnh
biên giới phía Bắc;
+ Quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước tại các tỉnh biên giới phía Bắc.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường
lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về chính sách hộ tịch nói chung và hộ tịch tại
các tỉnh biên giới phía Bắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
(2) Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích:
Sử dụng các dữ liệu thống kê từ 2006 - 2017 để thống kê, tổng hợp, phân tích
các chỉ số, nội dung liên quan đến đăng ký hộ tịch tại địa bàn các tỉnh biên giới.
Trên cơ sở số liệu tổng hợp, phiếu khảo sát thăm dò, điều tra xã hội học, từ đó
có cơ sở phân tích những mặt được, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân.
(3) Phương pháp điều tra, khảo sát:
Phát phiếu khảo sát thăm dò nhu cầu của người dân, đồng thời qua đó phản
ánh, đánh giá được các quyết định quản lý, trách nhiệm của cơ quan, chính
quyền nhà nước đối với người dân trên lĩnh vực hộ tịch;
5. Giả thuyết khoa học câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, quản lý nhà nước về hộ tịch được thực hiện theo một cơ chế chung
trong phạm vi cả nước, mà chưa chú trọng xem xét đến đặc thù của các khu vực
biên giới, nên quản lý nhà nước về hộ tịch đối với các vùng đặc thù này còn có
nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy cần bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch ở các


khu vực biên giới phía Bắc theo hướng chú trọng đến những đặc thù riêng của
khu vực này.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc cần tính đến
những yếu tố đặc thù nào của địa phương, vùng miền.
(2) Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc

hiện nay, đặt ra những vẫn đề gì cho việc hoạch định, thực thi chính sách pháp
luật về quản lý nhà nước về hộ tịch.
6. Đóng góp mới của Luận án
6.1. Về lý luận
Luận án đã bổ sung, hoàn thiện thêm lý luận về quản lý nhà nước về hộ tịch
trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận quản lý nhà nước hộ
tịch.
6.2. Về thực tiễn:
Các khuyến nghị của Luận án có giá trị tham khảo cho thực tiễn quản lý nhà
nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc cũng như cho các tỉnh có điều kiện
tương đồng. Luận án góp phần giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức
đúng đắn, đầy đủ về nững giá trị của hộ tịch, quản lý nhà nước về hộ tịch, từ đó
hình thành những ứng xử phù hợp với pháp luật, góp phần bảo đảm, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy đối với cán bộ, sinh viên trong các cơ sở đào tạo quản lý hành
chính nhà nước.
7. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận án được chia thành 4 chương.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước
về hộ tịch trong và ngoài nước
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Công trình nghiên cứu có tính lý luận:
Legal aspects of civil registration in the Philippines (1998), tạm dịch: Các

khía cạnh pháp lý liên quan đến đăng ký hộ tịch ở Philippines, tài liệu này gồm:
Importance of civil registry documents in judicial processes by Atty. Jose
C.Sison, (tạm dịch: Tầm quan trọng của văn bản đăng ký hộ tịch trong quá trình
tư pháp của tác giả Atty. Jose C. Sison), và Provisions of the familly code
concerning civil registration by Atty. Renne A.V. Saguisag), (tạm dịch: các quy
định trong luật gia đình liên quan đến đăng ký hộ tịch của tác giả Atty. Renne
A.V. Saguisag). Strengthening civil registration and vital statistics in the Asia –
Pacific region: Learning from country experiences ( by Carla Abouzahr, Said
Yaqoob Azimi, Lisa Grace S. Bersales, Chandrasekaran Chandramouli, Lourdes
Hufana, Khalid Khan, Gulnara Kulkaveva, Jonathan Marskell, and Lvaziza
Sauvekenova, 2009). (Tạm dịch: Thúc đẩy đăng ký hộ tịch và hệ thống sinh tử ở
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Bài học kinh nghiệm của các quốc gia (của
tác giả Carla Abouzahr, Said Yaqoob Azimi, Lisa Grace S. Bersales,
Chandrasekaran Chandramouli, Lourdes Hufana, Khalid Khan, Gulnara
Kulkaveva, Jonathan Marskell, and Lvaziza Sauvekenova, 2009).
The Child’s Right to Birth Registration – International and Chinese
Perspectives (2004) by Liu Huawen The Child’s Right to Birth Registration –
International and Chinese, (tạm dịch: Quyền trẻ em về đăng ký khai sinh – Viễn
cảnh quốc tế và tại Trung Quốc, tác giả Liu Huawen).
Công trình nghiên cứu có tính thực tiễn và giải pháp:
Methods and Problems of Civil Registration Practices and Vital Statistics
Collection in Africa (Toma J. Makannah Economic Commission for Africa
Addis Ababa, Ethiopia, 1981), (tạm dịch: Phương pháp và các vấn đề thực tiễn


liên quan đến đăng ký hộ tịch và hệ thống thống kê sinh tử ở Châu Phi, của tác
giả Toma J.Makannah, Ủy ban Kinh tế Châu Phi, 1981).
Organization and status of civil registration in africa and recommendations
for improvement (International Institute for vital registration and Statistics,
April 1988), (tạm dịch: Tổ chức và tình trạng đăng ký hộ tịch ở Châu Phi và một

số kiến nghị hoàn thiện (Viện quốc tế về đăng ký và thống kê sinh tử, 4/1988)
Civil registration systems and vital statistics: successes and missed
opportunities (Prasanta Mahapatra, Kenji Shibuya MD, Prof Alan D Lopez PhD,
Francesca Coullare MD, Francis C Notzon PhD, Chalapati Rao MD, Simon
Szreter PhD, 1992).
Tạm dịch: Hệ thống đăng ký hộ tịch và thống kê sinh tử: Thành công và cơ
hội bị bỏ lỡ của tác giả: Prasanta Mahapatra, bác sĩ Kenji Shibuya, GS.TS. Alan
D Lopez, bác sĩ Francesca Coullare, tiến sĩ Francis C Notzon, bác sĩ Chalapati
Rao, tiến sĩ Simon Szreter, 1992).
Vital Statistics System of Japan (Kozo Ueda and Masasuke Omori, August
1979, (tạm dịch: Hệ thống thống kê sinh tử của Nhật Bản của tác giả Kozo Ueda
và tác giả Masasuke Omori, tháng 8/1979).
Vital Registration and Marriage in England and Wales (Office of Population
Censuses and Surveys, London, October 1979), (tạm dịch: Đăng ký sinh tử và
hôn nhân ở nước Anh và xứ Wale (Văn phòng Tổng điều tra và điều tra dân số ở
London 1979).
The Organization of the Civil Registration System of the United States,
(Anders S.Lunde, May 1980), (tạm dịch: Tổ chức thuộc hệ thống đăng ký hộ tịch
ở Hoa Kỳ của tác giả Anders S.Lunde, 5/1980).
Organization of Civil Registration and Vital Statistics System in India (P.
Padmanabha, July 1980), (tạm dịch: Tổ chức thuộc hệ thống đăng ký hộ tịch và
thống kê sinh tử ở Ấn độ của tác giả P. Padmanabha, 7/1980).
Handbook on Training in Civil Registration and Vital Statistics (UN), 1984,
(tạm dịch: Sổ tay tập huấn về đăng ký hộ tịch và thống kê sinh tử (Tài liệu tập
huấn của Liên hợp quốc), 1984).
Birth registration in China (2006): Practices, Problems and Policies by
Shuzhuo Li, Institute for Population and Development, Studies School of Public


Policy and Administration, Xi’an Jiaotong University, (tạm dịch: Đăng ký khai

sinh ở Trung Quốc năm 2006: Thực tiễn, các vấn đề và một số chính sách của
tác giả Shuzhuo Li, Viện nghiên cứu dân số và phát triển, Khoa quản lý hành
chính và chính sách công, Trường Đại học Xi’an Jiaotong).
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Công trình nghiên cứu có tính lý luận:
Lê Thị Minh Hiếu (2013), Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội; Nguyễn Phương Nam
(2013), "Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch trên địa
bàn thành phố Hà Nội", Dân chủ và Pháp luật (5), tr. 61 - 64; Phạm Trọng Cường
(2003), Quản lý hộ tịch ở nước ta - Một số ý kiến về hướng đổi mới, Dân chủ và
Pháp luật (2), tr. 29 - 32, 39; Phạm Trọng Cường (2004), Yêu cầu đối với quản lý
nhà nước về hộ tịch, Dân chủ và Pháp luật (12), tr. 4 - 5, 8; Phạm Hồng Hoàn
(2011), Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, huyện Đan Phượng, thành phố Hà
Nội, Luận văn Quản lý hành chính công, Hà Nội; Học viện Báo chí tuyền truyền,
Hà nội- sinh viên khóa 26 (2009), Công tác quản lý hộ tịch ở các xã trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, Đề án hộ tịch- Lớp quản lý xã hội.
Công trình nghiên cứu có tính thực tiễn và giải pháp:
Lê Thị Hoàng Yến (2002), Đăng ký hộ tịch thực tiễn và hướng hoàn thiện,
Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội; Trần Văn Quảng (2006), Nâng cao năng lực
của đội ngũ công chức tư pháp-Hộ tịch trong giai đoạn hiện nay, Dân chủ và
Pháp luật (9), tr.2-7; Lương Thị Lanh (2012), Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch
trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới", Dân chủ và Pháp luật
(9), tr.2-6; Lê Ngọc (2012), Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch những vấn đề
vướng mắc, Dân chủ và Pháp luật (7), tr. 61 - 64; Lê Viết Thiện (2013), Vai trò
của công chức tư pháp - hộ tịch xã trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở
Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội; Phạm Văn Lợi, Nguyễn
Văn Hiển (1998), Quyền trẻ em và việc đăng ký hộ tịch trong các điều ước quốc
tế, Dân chủ và Pháp luật (11), tr.10-12, 19; Lê Thị Ngọc Lam (2006), thực
trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tư pháp - hộ tịch
cấp xã, NXB Tư pháp, Hà Nội; Lê Thị La (2008), Vướng mắc từ thực tiễn thi

hành pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, Dân chủ và Pháp luật (8), tr. 56 -


59; Ngô Đức Thiện (2010), Đăng ký hộ tịch ở các xã thuộc khu vực biên giới
huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Dân chủ và Pháp luật, (11), tr 16-18; Minh Hiền
(2012), Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Dân chủ
và Pháp luật (9), tr. 15 - 21; Kiều Thị Huệ (2015), Công tác đăng ký và quản lý
hộ tịch ở Nghệ An, Dân chủ và Pháp luật (10), tr. 14 - 16.
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được
Nhìn chung những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực hộ
tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch trên đã xây dựng được những nền tảng cơ bản
quan trọng cho lý luận về quản lý nhà nước đối với hộ tịch, là định hướng quan
trọng cho các nội dung nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước về hộ tịch hiện nay.
1.2.2. Những nội dung chưa được nghiên cứu thấu đáo
Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực hộ tịch ở Việt Nam đến nay cho thấy
còn chưa nhiều, bên cạnh đó là các bài viết được đăng trên các tạp chí còn mang
tính chuyên khảo, chuyên ngành, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ
thống, chuyên sâu và tập trung vào việc đưa ra những giải pháp để hoàn thiện
thể chế quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hộ tịch với nước ta nói chung và các
tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng.
1.2.3. Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu
Đề tài Luận án dự kiến nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống và cụ thể làm
rõ nội hàm của những khái niệm chính liên quan đến đề tài như: thể chế, quản
lý nhà nước đối với tư pháp hộ tịch, phân tích các đặc điểm, vai trò của quản lý
nhà nước trong việc nâng cao chất lượng đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch
ở các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay.
Nội dung Luận án làm rõ thực trạng về quản lý nhà nước về hộ tịch, cụ thể là
những vấn đề nghiên cứu về hệ thống cơ quan hành chính nhà nước với hệ thống
văn bản pháp lý do những cơ quan này ban hành, để điều chỉnh những quan hệ

xã hội trong lĩnh vực đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch, từ đó đi sâu
nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hộ tịch.
Luận án đề xuất các luận cứ khoa học làm cơ sở cho phương hướng, nhiệm vụ
và giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta, đáp ứng


yêu cầu đổi mới của đất nước và các tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng theo xu
hướng hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
2.1. Quan niệm, đặc điểm hộ tịch
2.1.1. Quan niệm về hộ tịch
Hộ tịch là một khái niệm đã ra đời từ khi có sự quản lý của nhà nước. Qua các
giai đoạn phát triển của lịch sử cho tới nay, quan điểm nghiên cứu về hộ tịch có
tính khoa học nội hàm, là một nội dung hết sức quan trọng trong quản lý xã hội.
Qua các khái niệm, định nghĩa của các tác giả, cho thấy mỗi tác giả có những
quan điểm khác nhau về hộ tịch, có thể quan niệm hộ tịch như sau:
(1) "Hộ tịch" chính là xuất phát từ yếu tố con người được quy định trong một
trật tự “hộ”, được công nhận bằng việc đăng ký các thông tin trên cơ sở các dữ
liệu cá nhân, đồng thời được quản lý bằng hình thức sổ ghi chép sổ sách, quản lý
bằng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Yếu tố “tịch” là các dữ liệu thông tin của cá
nhân đó. “Hộ tịch” ở đây cũng có yếu tố bao gồm quản lý nhân khẩu, có nghĩa
là bao gồm cả yếu tố quản lý dân cư .
(2) “Hộ tịch” là tất cả những thông tin cơ bản ban đầu gắn với nhân thân của
mỗi con người, được phát sinh, được thay đổi trong cuộc đời và kết thúc cùng
với sự xuất hiện ban đầu của mỗi con người đó.
2.1.2. Đặc điểm hộ tịch
(1) Hộ tịch chính là một giá trị nhân thân, gắn chặt với mỗi cá nhân con
người, nó cũng có giá trị lịch sử, hiện tại và tương lai. Mỗi một người chỉ sinh ra
chỉ có một thời điểm, một thời điểm chết cụ thể. Các thông tin về cha đẻ, mẹ đẻ,

giới tính, dân tộc, là những dấu hiệu giúp cho việc phân biệt từng con người với
nhau.
(2) Hộ tịch là những giá trị về nguyên tắc không thể thay thế, hay chuyển đổi
giữa người này sang người khác.
(3) Hộ tịch là những sự kiện nhân thân của con người mà không thể lượng hoá
được thành tiền hoặc một thứ gì khác.


Để làm sáng tỏ hơn về đặc điểm về hộ tịch, không thể không bàn đến hộ
khẩu. Khi nghiên cứu về sự khác biệt giữa hộ khẩu và hộ tịch của các tác giả, có
sự khác biệt ở chỗ, hộ tịch là sự khẳng định, ghi nhận sự thay đổi về nhân thân
con người thông qua các thông tin cụ thể, còn hộ khẩu thì là cái có sau hộ tịch,
hộ khẩu cho biết cá nhân con người đó ở đâu, ai quản lý thông qua quản lý nhà
nước về cư trú, nhân khẩu. Có một đặc điểm chung được phản ánh thông tin cá
nhân ở trên cả góc độ hộ tịch và hộ khẩu, đó là quốc tịch. Quốc tịch ghi nhận
công dân ngoài các thông tin cá nhân thì còn khẳng định sự quản lý dân cư quốc
gia, tuy nhiên theo Luật Quốc tịch thì cá nhân có thể mang hai quốc tịch khác
nhau.
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò, chủ thể và nội dung quản lý
nhà nước về hộ tịch
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch
Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch: là hoạt động thực thi quyền lực của
các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước, thông qua các phương pháp,
cách thức tác động mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các lĩnh vực,
hành vi con người diễn ra trong đời sống xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu chính
đáng của con người, hướng tới làm thay đổi hiện thực đời sống xã hội, đời sống
nhà nước, đời sống con người theo xu hướng tích cực.
(1) Do các cơ quan hành chính nhà nước được giao quyền thực hiện các chính
sách, pháp luật về hộ tịch theo mục tiêu định hướng của nhà nước.
(2) Thực hiện chức năng quản lý dân cư của nhà nước trên cơ sở kiểm soát các

sự kiện nhân thân của cá nhân và phục vụ cho các hoạt động quản lý thuộc các
lĩnh vực khác quốc phòng, an ninh, y tế, giáo dục, dân số, kế hoạch hóa gia
đình...
(3) Mục tiêu quản lý nhà nước về hộ tịch hướng đến đối tượng quản lý là con
người với các sự kiện xác định tình trạng nhân thân có mối liên hệ kể từ khi
sinh ra đến lúc chết.
(4) Phạm vi của quản lý nhà nước về hộ tịch bao gồm cá nhân có quốc tịch Việt
Nam và công dân có yếu tố nước ngoài liên quan đến hộ tịch Việt Nam.


Đặc điểm quản lý nhà nước về hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch của các
tỉnh biên giới phía Bắc:
(1) Đặc điểm chung quản lý nhà nước về hộ tịch
- Quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước;
- Quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể có
thẩm quyền thực hiện quyền hành pháp;
- Quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động mang tính thống nhất, và được tổ
chức thực hiện chặt chẽ;
- Quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động có tính chấp hành và điều hành;
- Quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động mang tính liên tục, kịp thời.
(2) Đặc điểm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc
- Về chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch;
- Có sự kết hợp giữa luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế;
- Quản lý nhà nước về hộ tịch biên giới chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố
phong tục, tập quán, trong đó có yếu tố nội địa và sự giao thoa giữa hai bên biên
giới;
- Quản lý nhà nước về hộ tịch tại biên giới cũng liên quan đến vấn đề quản lý
dân cư, an ninh, xuất nhập cảnh, trong đó liên quan đến các tội phạm buôn bán
phụ nữ, trẻ em, hệ lụy là liên quan đến khai sinh trẻ em.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về hộ tịch:

(1) Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời và chính xác.
(2) Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền.
(3) Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định
về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng
ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch.
(4) Cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch cấp
dưới.
Vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch:
(1) Quản lý nhà nước về hộ tịch là cơ sở để nhà nước hoạch định các chính
sách;
(2) Thể hiện sự tập trung quyền con người;


(3) Bảo đảm trật tự xã hội.
2.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch
Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự
của Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp; Ủy ban
nhân dân cấp huyện và và Phòng Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức
tư pháp-hộ tịch; Chủ thể tham gia phối hợp quản lý nhà nước về hộ tịch
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch
(1) Xây dựng, ban hành văn bản và tổ chức thực hiện về hộ tịch:
Văn bản pháp luật được sử dụng cho quản lý nhà nước về hộ tịch phải phù
hợp với Hiến pháp, phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và
nhà nước, hơn nữa những quy định của văn bản này cũng có sự tương đồng với
các văn bản qui phạm quản lý các lĩnh vực khác của đất nước, đảm bảo không
có sự chồng chéo, thiếu thống nhất, phù hợp với xu thế vận động khách quan.
(2) Tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch:
- Đăng ký khai sinh;
- Đăng ký kết hôn;

- Đăng ký khai tử;
- Đăng ký nuôi con nuôi;
- Đăng ký giám hộ ...
(3) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước hộ
tịch:
Để chức năng bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước về hộ tịch được đảm
bảo và nâng cao, thì hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về hộ tịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kết quả thanh
tra, kiểm tra phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với những hành vi vi
phạm pháp luật về hộ tịch.
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hộ tịch
2.3.1. Thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch
Thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch là hệ thống các nguyên tắc xử sự hay
những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra và hệ
thống các cơ quan nhà nước vận hành các nguyên tắc đó về quản lý nhà nước


về hộ tịch một cách thống nhất, trật tự, nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của
quản lý nhà nước về hộ tịch.
2.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về hộ tịch
Để quản lý hiệu quả thì bất cứ một nhà nước, tổ chức nào cũng cần thiết
phải có một bộ máy hoạt động, chức năng của bộ máy chính là duy trì sự vận
hành của cả hệ thống theo yêu cầu, mục tiêu quản lý.
2.3.3. Năng lực của công chức làm công tác hộ tịch
Trong quản lý nói chung và trong quản lý nhà nước về hộ tịch nói riêng thì
đội ngũ cán bộ là một trong những thành tố quan trọng quyết định tính hiệu quả
của quản lý, điều đó được cấu thành bởi các yếu tố như sau: yếu tố năng lực;
hiểu biết pháp luật và cách thức quản lý; sự sáng tạo và linh hoạt trong quản lý;
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
2.3.4. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc

Đối tượng quản lý ở đây được hiểu là cơ sở vật chất làm việc, những trang bị công
nghệ thông tin, phương tiện, tài chính hoạt động phục vụ cho duy trì bộ máy quản lý,
lưu trữ, kiểm tra, thanh tra, cải cách thủ tục hành chính và các yếu tố khác.
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hộ tịch ở một số nước trên thế giới
và các tỉnh biên giới tiếp giáp Lào, Campuchia có giá trị tham khảo
2.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Cộng hòa Liên bang Đức:
Cán bộ hộ tịch là người có thẩm quyền quyết định độc lập, quyết định của
cán bộ hộ tịch chỉ được thay đổi bằng tòa án. Việc bổ nhiệm cán bộ hộ tịch do
chính quyền bang quyết định, dựa trên cơ sở mỗi địa giới hành chính sẽ có một
cơ quan hộ tịch, số công chức hộ tịch được bổ nhiệm được căn cứ vào công việc,
số lượng việc ở mỗi khu vực đó.
Việc quản lý nhà nước về hộ tịch được thiết lập điện tử quản lý bằng máy
tính, sổ giấy vẫn được lưu giữ, mỗi công dân được cấp một mã số riêng để sử
dụng khi cần.
Cộng hòa Pháp:
Viên chức hộ tịch dân sự và quân sự thực hiện về chứng thư hộ tịch. Bổ
nhiệm viên chức hộ tịch tại Pháp: đối với cấp tương đương xã, bổ nhiệm xã


trưởng, phó xã trưởng; đối với thành phố lớn được chia làm nhiều quận thì là
quận trưởng, và quận phó là những người có thẩm quyền về hộ tịch.
Quản lý sổ thuyền bộ hộ tịch cấp xã và hộ tịch lãnh sự đều được quản lý và
được lập thành 02 bản, 01 bản gốc được chuyển cho tào án thẩm lưu. Tất cả các
sổ hộ tịch đều được dán tem, sau một thời gian 75 năm, sổ hộ tịch được coi là tài
liệu lưu trữ công. Pháp đã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch bằng công nghệ
thông tin và sổ giấy, xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ tịch cấp xã.
Nhật Bản
Hộ tịch được lưu giữ bằng bản giấy và đĩa từ. Việc đăng ký hộ tịch tại Nhật
có giá trị quan trọng đối với quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước này. Tại Nhật

Bản khoảng 90% tỉnh, thành phố đã áp dụng tin học trong đăng ký quản lý nhà
nước về hộ tịch.
Trung Quốc
Luật Hộ tịch Trung Quốc quy định một gia đình, hoặc những người chủ
quản, người đứng đầu gia đình là chủ hộ, người duy nhất cũng có thể là chủ hộ.
Đăng ký hộ tịch cũng bao gồm các nội dung như đăng ký khai sinh, đăng ký
khai tử, đăng ký nhận nuôi con nuôi, đăng ký kết hôn, đăng ký thay đổi, hủy kết
hôn, cải chính hộ tịch.
Tài liệu lưu trữ hộ tịch được thiết lập thành sổ và Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử, như vậy tài liệu sẽ được lưu dưới hình thức sổ giấy, và dự liệu hộ tịch
điện tử.
Quản lý và đăng ký hộ tịch tại cấp xã, công xã biên giới tại thôn, bản
được giao cho chính phủ cấp xã (khác với Việt Nam là từ cấp xã trở lên gọi là
chính phủ, Việt Nam là chính quyền). Công chức làm nhiệm vụ đăng ký và quản
lý nhà nước về hộ tịch do công an thôn, xã trực tiếp thực hiện, nhiệm vụ là đăng
ký quản lý nhà nước về hộ tịch gắn với đăng ký di dời hộ khẩu công dân.
Đối với công dân tại khu vực biên giới, phía Trung Quốc cũng thực hiện
việc cho phép nhận con nuôi, kết hôn, nhưng vẫn phải được hợp thức hóa lãnh
sự quán và thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định. Tuy nhiên việc quản
lý công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang lao động, sinh sống tại các khu
vực biên giới được quản lý chặt chẽ nhưng chỉ bị truy quét, trục xuất theo kế
hoạch.


2.4.2. Kinh nghiệm các tỉnh biên giới giáp với Lào, Campuchia
Các vấn đề liên quan đến hộ tịch và liên quan đến công dân biên giới đối với
việc di cư, nhập cư trái phép giữa hai bên biên giới đã trở lên phức tạp và có số
lượng lớn, Theo đó việc đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử.... cho người dân
không thể đăng ký hộ tịch và cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch cũng không
có thông tin về những người di cư, nhập cư vào Việt Nam người này. Đây là vấn

đề gây ra hệ lụy xấu cho đất nước không chỉ của Lào, Campuchia hay Việt Nam
mà là cho xã hội nói chung. Vấn đề quản lý được đặt ra trước mắt để quản lý
nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới giáp Lào, Campuchia đối với lĩnh vực
hộ tịch, chính quyền các tỉnh biên giới đáng thực hiện là:
(1) Hoàn thiện hồ sơ cho những đối tượng có quốc tịch nước ngoài đã được
thống kê, lập danh sách cần phải hợp lý hóa mối quan hệ hôn nhân gia đình giữa
người Lào và công dân Việt Nam đang là thực tế.
(2) Đối với những trường hợp không thể xác định được tình trạng hôn nhân
thì giải quyết theo hướng để họ tự cam đoan và chịu trách nhiện về tình trạng
hôn nhân của mình. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, UBND cấp xã biên giới làm các
thủ tục cần thiết để đăng ký kết hôn cho họ, đồng thời giải quyết luôn việc đăng
ký khai sinh cho trẻ em những trường hợp trên.
(3) Bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp hộ tịch cho đội ngũ tư pháp cấp xã cũng
được triển khai trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả về đăng ký và quản
lý nhà nước về hộ tịch.
(4) Đầu tư kinh phí trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho đăng ký và quản lý
nhà nước về hộ tịch, ưu tiên tại các xã biên giới.
(5) Thực hiện hiệu quả Thông tư số 03/2015/TT-BTP ngày 01/4/2015 của Bộ
Tư pháp, quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam và đăng
ký khai sinh, kết hôn cho người di cư tự do tại các huyện của Việt Nam giáp
Lào. Chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện hoàn tất các quyết định chuẩn hóa bộ thủ
tục hành chính theo Thông tư trên để đưa vào thực hiện.
2.4.3. Giá trị tham khảo quản lý nhà nước về hộ tịch cho các tỉnh biên giới
phía Bắc
(1) Số định danh cá nhân;
(2) Hộ tịch viên;


(3) Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
(4) Kinh nghiệm quản lý của các tỉnh biên giới giáo Lào, Campuchia.

Từ những vấn đề thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch của các tỉnh biên giới
giáp Lào, Campuchia hiện nay, thì các tỉnh biên giới phía Bắc cần thiết phải có
những giải pháp thực hiện và phòng ngừa hữu hiệu, đó là quản lý biên giới một
cách hiệu quả, rút kinh nghiệm bài học từ việc quản lý biên giới Lào,
Campuchia như hiện nay, nhằm tránh tình trạng di cư tràn lan từ các tỉnh biên
giới, khu vực trong nước đến biên giới, hoặc di cư từ các tỉnh biên giới Trung
Quốc sang biên giới nước ta.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
TẠI CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Tổng quan các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ở các tỉnh biên giới phía
Bắc tác động đến quản lý nhà nước về hộ tịch
3.1.1. Yếu tố tự nhiên
3.1.2. Yếu tố kinh tế
3.1.3. Yếu tố xã hội
3.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay
3.2.1. Thể chế quản lý nhà nước
(1) Thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch và hộ tịch tại các tỉnh biên giới được
ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật và bằng văn bản hành
chính thông thường.
(2) Các văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2000-2005 có phạm quy định
quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và một số quy định về hộ tịch khu vực
miền núi, vùng DTTS.


(3) Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hộ tịch như
Bộ Luật Dân sự 2005; Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Nghị định
158/2005/NĐ-CP.... Các văn bản hành chính chủ yếu là công văn để hướng dẫn
thi hành, hoặc giải đáp các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hộ tịch.

(4) Thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và khu vực biên giới nói
riêng được ban hành không nhiều, giá trị pháp lý cao nhất còn ít.
3.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ công chức làm công tác quản lý
nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc
3.2.3. Tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch
- Đăng ký hộ tịch
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ
- Các điều kiện bảo đảm cho việc đăng ký hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía
Bắc.
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước
về hộ tịch
3.3. Nhận xét về quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía
Bắc
3.3.1. Kết quả quản lý nhà nước về hộ tịch
Việc ĐKHT có nhiều sự biến động khác nhau qua các năm. Hầu hết các sự
kiện hộ tịch đều có sự biến động đặc biệt là các thủ tục về ĐKKS, ĐKKH và ghi
vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác. Việc đăng ký các sự kiện hộ tịch tăng do ý
thức pháp luật của người dân trong việc ĐKHT, ý thức chấp hành pháp luật về
hộ tịch của người dân ngày càng cao, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hữu
quan ngày càng quan tâm hơn.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
-. Hạn chế
(1) Tồn tại nhiều sai sót về đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch
(2) Thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước về hộ tịch dẫn đến việc lợi
dụng đăng ký hộ tịch nhằm mục đích vụ lợi, hưởng các chính sách ưu đãi hiện
hành của nhà nước
(3) Tình trạng không đăng ký hoặc đăng ký quá hạn vẫn tồn tại
(4) Vấn đề quản lý biên giới xuất nhập cảnh còn chưa được quản lý chặt chẽ.



(5) Địa hình đồi núi biên giới với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đi lại khó
khăn, nhận thức của người dân thấp, sự quan tâm của chính quyền chưa thường
xuyên; kinh tế địa phương còn kém phát triển, đời sống nhân dân còn bị ảnh hưởng
của nhiều phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, tình trạng tảo hôn còn cao.
- Nguyên nhân của những hạn chế
Thể chế đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch còn một số tồn tại, hạn chế;
nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về hộ tịch của người dân chưa đồng đều;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký và quản lý nhà nước về hộ
tịch chưa thực sự hiệu quả; trình độ năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm của
đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch chưa đáp ứng được yêu cầu; điều kiện
cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý nhà nước về hộ tịch còn hết sức hạn chế;
chưa có cơ sở dữ liệu quản lý thống nhất về hộ tịch; về điều kiện tự nhiên, kinh
tế- xã hội, quản lý biên giới cũng gặp khó khăn do tuyến biên giới phía bắc chạy
dài qua nhiều tỉnh biên giới, xuất hiện nhiều đường mòn, đi tắt xuyên qua biên
giới, nên nhân dân xuất nhập cảnh trái phép thường qua các lối này. Tình hình
tuần tra, cảnh giới, ngăn chặn, phòng ngừa việc xuất cảnh trái phép của lực
lượng biên phòng còn hạn chế, không đủ điều kiện thường xuyên quản lý.
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
4.1. Quan điểm bảo đảm trong quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh
biên giới phía Bắc
4.1.1. Đổi mới nội dung, phương thức quản lý nhà nước về hộ tịch
Đổi mới quản lý nhà nước về hộ tịch cần quán triệt quan điểm “Phát huy yếu
tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt
động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định
đối với sự phát triển nhanh và bền vững” Quản lý nhà nước về hộ tịch là một
hoạt động thể hiện tập trung chức năng xã hội của nhà nước đối với công dân,
phải được đổi mới tích cực, đồng thời bám sát các mục tiêu chiến lược phát triển
con người Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, quản lý nhà



nước về hộ tịch phải được phát huy hiệu quả tương xứng với vị trí, vai trò quan
trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch.
Với tính chất là một hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính, hành pháp, việc
đổi mới quản lý nhà nước về hộ tịch phải hiện thực hoá quan điểm cải cách nền
hành chính quốc gia theo mục tiêu đã được đề ra trong Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Từ quan điểm trên, để lãnh đạo,
chỉ đạo quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiệu quả cần
theo định hướng sau:
(1) Tích cực hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch bảo đảm hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bên cạnh đó phải đáp ứng yêu cầu chính đáng
của nhân dân;
(2) Tăng cường tính dân chủ tính công khai trong hoạt động quản lý nhà
nước. Tiếp cận và thực hiện những thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, nâng
cao tính hiệu quả, đổi mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho
dân;
(3) Bộ máy quản lý nhà nước về hộ tịch phải được bố trí một cách khoa học,
hiệu quả, có sự phân cấp, phân quyền, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, đảm
bảo tính hợp lý thông suốt từ trung ương đến cơ sở theo nguyên tắc tập trung
dân chủ;
(4) Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý nhà nước về hộ tịch
có vị trí chủ đạo để hiện đại hoá hoạt động quản lý.
4.1.2. Đáp ứng yêu cầu đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch
- Yêu cầu thực hiện đúng, đầy đủ
(1) Đúng và đầy đủ về thẩm quyền;
(2) Yếu tố thủ tục chính là quy trình các bước thực hiện để công dân đạt được
mục đích;
(3) Nội dung đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch phải được thực hiện khác
nhau, được ghi chép, quản lý một cách rõ ràng, khoa học.

- Yêu cầu về tính khoa học và hợp lý
(1) Đúng và đầy đủ về thẩm quyền;
(2) Thực hiện thủ tục hành chính về hộ tịch;
(3) Đảm bảo việc thực hiện các nội dung về hộ tịch.


4.1.2.3. Yêu cầu đảm bảo quyền lợi ích
4.2. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới
phía Bắc

4.2.1. Nhóm giải pháp đảm bảo hệ thống thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch
Đối với Trung ương:
(1) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hộ tịch;
(2) Về tổ chức quản lý nhà nước hộ tịch;
(3) Cải cách thủ tục hành chính trong ĐKHT được xem là hết sức quan trọng;
(4) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch;thứ
năm, hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch.
Đối với địa phương:
(1) Cấp địa phương này chính là cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước
về hộ tịch, là cơ quan thực hiện, đồng thời đề xuất kiến nghị trung ương về quản
lý nhà nước về hộ tịch;
(2) Để quản lý nhà nước về hộ tịch một cách hiệu quả, thì các cơ quan thẩm
quyền của địa phương phải quản lý bằng một công cụ đó là văn bản mang tính
ràng buộc như việc ban hành các quyết định về quy chế có sự phân cấp trong
phạm vi địa phương;
(3) Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý nhà nước về hộ tịch
tại địa phương.
4.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện các chính sách đặc thù, hợp tác quốc tế về
hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc
(1) Đặc thù của các tỉnh biên giới phía Bắc là với địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng

khó khăn, vị trí giao thông không thuận lợi, đời sống dân cư còn đói nghèo, trình
độ dân trí thấp, dân cư phân bố rải rác, đa sắc tộc;
(2) Nhà nước cần nghiên cứu và xem xét thực hiện các giải pháp đồng bộ;
(3) Các tỉnh biên giới là khu vực đặc thù, vì thế cần ban hành chính sách đặc
thù về hộ tịch;
(4) Cần nghiên cứu ban hành thể chế cụ thể riêng cho quản lý nhà nước về hộ
tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc;
(5) Thúc đẩy hợp tác quốc gia về quản lý nhà nước về hộ tịch tại khu vực biên giới.
4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch


- Đổi mới phương thức đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch:
(1) Phải xây dựng được các chức danh chuyên nghiệp;
(2) Đầu tư cơ sở vật chất;
(3) Đào tạo được đội ngũ quản lý tin học đủ điều kiện;
- Chức danh hộ tịch viên;
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại về tổ chức, hoạt động quản
lý nhà nước về hộ tịch:
(1) Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
(2) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hộ tịch.
4.2.4. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ công chức tư pháp-hộ tịch.
- Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về hộ tịch
(1) Về biên chế;
(2) Về bộ máy quản lý nhà nước về hộ tịch
- Nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công
chức tư pháp - hộ tịch chuyên trách
(1) Chức danh “Hộ tịch viên;
(2) Về việc bố trí đủ công chức cấp huyện, cấp xã để có nhân lực đi vào vào
hoạt động;

(3) Nâng cao chất lượng đội ngũ tư pháp-hộ tịch
- Phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về hộ tịch
(1) Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các ngành liên quan cần nhận thức
việc tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước về hộ tịch và quản lý ngành
(2) Phối hợp hiệu quả trong lưu trữ quản lý hồ sơ, sổ hộ tịch
(3) Tại các tỉnh biên giới phía Bắc, quản lý nhà nước về hộ tịch có mối liên
quan gắn với quản lý nhân khẩu.
(4) Để chủ động trong phối hợp quản lý nhà nước về hộ tịch một cách hiệu
quả, thì cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện và cấp xã về y tế, tư pháp, công an.
4.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản
lý nhà nước về hộ tịch
Tập trung huấn luyện nghiệp vụ của đội ngũ tư pháp; Hoàn thiện các quy định
về mặt thể chế xử lý vi phạm trong quản lý; Kiểm soát kết luận sau thanh tra;


Giải pháp mang tính phòng ngừa, nghĩa là để hạn chế những sai phạm do các
hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát buộc phải xử lý, thì giải pháp phòng ngừa
được đề cập chính là giữa các cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyên, xã có các hoạt
động thường xuyên trao đổi, thảo luận định kỳ.
4.2.6. Nhóm giải pháp đảm bảo cơ sở vật chất đối với quản lý nhà nước về
hộ tịch các tỉnh biên giới phía Bắc
Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý nhà nước về hộ tịch phải được xem
xét đồng bộ từ yêu cầu trực tiếp, gián tiếp, nhà quản lý phải thấy được các giải
pháp đồng bộ có tác dụng trên các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan.
4.2.7. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật
Giải pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục là một công cụ quan trọng của chủ
thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý, đối tượng quản lý ở đây chính là
người dân, là cán bộ, công chức.
Sử dụng hiệu quả tuyên truyền phổ biến tại các tỉnh biên giới phía Bắc là một

yêu cầu đặt ra là các nhà quản lý phải xác định đối tượng tuyên truyền là ai, mục
tiêu tuyên truyền, tài liệu tuyên truyền, xác định được hiệu quả tuyên truyền.
KẾT LUẬN
Thứ nhất, Luận án đã nghiên cứu khái quát các công trình trong và ngoài
nước liên quan đến quản lý nhà nước về hộ tịch và lĩnh vực hộ tịch. Các công
trình nghiên cứu trong và và ngoài nước về hộ tịch đã tạo lập được những giá trị
mang tính nền tảng về hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu trên vẫn còn bộc lộ những khoảng trống nghiên cứu, chưa
đi sâu vào những nội dung nghiên cứu bao quát chung, và phạm vi, khu vực, đặc
thù. Vì vậy phạm vi chương thứ nhất của luận án đã định hướng cụ thể các nội
dung, nhiệm vụ cho các chương sau của luận án.
Thứ hai, hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
về hộ tịch, trong đó có khu vực đặc thù biên giới phía Bắc. Tập trung xây dựng
và phân tích khung lý thuyết về quản lý nhà nước về hộ tịch, điều này có ý nghĩa


hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu, đánh giá về quá trình thực hiện quản lý
nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian qua.
Thứ ba, thông qua kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số nước trên thế
giới có giá trị tham khảo cho Việt Nam, và kinh nghiệm rút ra từ các khu vực
biên giới giáp Lào, Campuchia, trên cơ sở đó rút ra được bài học và các khuyến
nghị cho các tỉnh biên giới phía Bắc trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về hộ tịch ở biên giới phía Bắc và quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung.
Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở các
tỉnh biên giới phía Bắc, cho thấy còn nhiều bất cập về thể chế, phương pháp
quản lý, nguồn nhân lực, các điều kiện cơ sở vật chất, các yếu tố xã hội cần
được xem xét, sửa đổi, bổ sung và đặc biệt là có cách tiếp cận, trách nhiệm của
các nhà quản lý đối với lĩnh vực này.
Thứ năm, Luận án phân tích các yêu cầu, quan điểm hoàn thiện quản lý nhà
nước về hộ tịch tại khu vực biên giới, trên cơ sở đất nước và khu vực đang phải

đối diện với xu hướng, bối cảnh thế giới toàn cầu hóa, và đường lối lãnh đạo của
Đảng, nhà cũng như phù hợp với quy luật phát triển. Trên cơ sở đó luận chỉ đã
đề cập đến phương hướng, nội dung phải đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch ở biên giới.
Thứ sáu, từ những hạn chế, thách thức và những tồn tại, luận án đề xuất các
nhóm giải pháp từ thể chế, bộ máy, nguồn nhân lực.... nhằm hoàn thiện và nâng
cao tính hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch, trong đó là giải pháp liên
quan đến quản lý biên giới, hợp tác tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Trung
Quốc trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án, đã chứng minh, biện giải và trả lời đầy đủ
câu hỏi nghiên cứu của phần đầu luận án, với các nội dung nghiên cứu được
trình bày trong các chương của luận án, mục đích của luận án đã đạt được ở góc
độ nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch ở biên giới
phía Bắc. Luận án được nghiên cứu và thực hiện trong phạm vi thời gian và
không gian từ 2005 trở lại, và được cập nhật liên tục, logic, được thống kê, khảo
sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ. Tuy nhiên luận án vẫn tồn
tại những thiếu sót, mặc dù đã được tác giả ra sức nỗ lực xây dựng và hoàn
thiện. Rất mong luận án nhận được những ý kiến, chia sẻ, đồng cảm, đóng góp


×