Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 54 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU
LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN
SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chọn giống xuất vườn .............................................................11
Bảng 1.2 Bảng phân bón cách 1 cho 1 ha/vụ ............................................................12
Bảng 1.3 Bảng phân bón cách 2 cho 1 ha/vụ ............................................................13
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (kg/ha) ........................................18
Bảng 2.2 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (g/2.88 m2) .................................18
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến số lá sau khi trồng ......21
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến chiều cao lá của củ cải
đỏ ...............................................................................................................................23
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến năng suất ....................24
củ cải đỏ ....................................................................................................................24
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng ..................26
chất khô của củ cải đỏ ...............................................................................................26


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thí nghiệm .......................................................................................17
Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng đường (%) ..27


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích của chuyên đề. .........................................................................................2
3. Mục tiêu của chuyên đề...........................................................................................2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Khái quát về cây củ cải đỏ ...................................................................................3
1.2. Đặc điểm thực vật học ..........................................................................................3
1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ..............................................................................4
1.3.1. Nhiệt độ ......................................................................................................4
1.3.2. Ánh sáng .....................................................................................................4
1.3.3. Độ ẩm .........................................................................................................4
1.3.4. Nước ...........................................................................................................4
1.3.5. Đất ..............................................................................................................5
1.4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng .................................................................5
1.4.1. Các nguyên tố đa lượng ..............................................................................5
1.4.2. Các nguyên tố vi lượng.............................................................................10
1.5. Quy trình trồng củ cải ........................................................................................11
1.5.1. Giống ........................................................................................................11
1.5.2. Chuẩn bị đất ..............................................................................................11
1.5.3. Chăm sóc ..................................................................................................11
1.5.4. Phân bón và cách bón phân ......................................................................12
1.5.5. Sâu gây hại thường gặp ............................................................................13
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................15
2.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu ............................................................15
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ..........................................15
2.1.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu ..........................................................15
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................15
2.2.2. Hàm lượng phân bón cho thí nghiệm .......................................................18
2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi và cách thực hiện. .........................................................19
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................20


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ .....................................21

3.1. Ảnh hưởng của các mức phân Kali khác nhau đến số lá của củ cải đỏ .............21
3.2. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến chiều cao lá của củ cải đỏ ..23
3.3. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến năng suất củ cải đỏ .............24
3.4. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng chất khô của củ
cải đỏ .........................................................................................................................26
3.5. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng đường củ cải đỏ.
...................................................................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................29
4.1. Kết luận ..............................................................................................................29
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................30
PHỤ LỤC ..................................................................................................................32


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay nền nông nghiệp Việt Nam đang trên con đường phát triển khơng
chỉ trong nước mà cịn phát triển sang các thị trường nước ngoài. Với những nhu
cầu chung và mong muốn của con người về sử dụng những sản phẩm đạt chất
lượng, an tồn cho sức khỏe. Trong đó các mặt hàng nông sản là nguồn lương thực,
thực phẩm được sử dụng hằng ngày, chính vì vậy mà mọi người ln đề cao về chất
lượng. Rau củ quả luôn chứa các hàm lượng chất xơ khá cao so với các mặt hàng
khác và được mọi người sử dụng với nhiều cách chế biến khác nhau. Một trong số
đó có củ cải đỏ, củ cải đỏ có hình dạng trịn, kích thước nhỏ, có lớp vỏ mỏng màu
đỏ bao bọc phần thịt trắng bên trong. Củ cải đỏ là một trong những loại rau củ có
chất kháng viêm cao và tác dụng phòng chống ung thư rất tốt. Củ cải đỏ còn là một
nguồn giàu vitamin C, thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid pantothenic
(B5), vitamin B6, folate (B9), khoáng, canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali,
kẽm, chất đạm và chất xơ.
Ngày nay với nhu cầu của người sản xuất mong muốn tăng năng suất, tăng chất

lượng sản phẩm, với nhu cầu người sử dụng hướng đến mặt hàng tốt cho sức khỏe.
Để củ cải đạt được chất lượng tốt cũng như cho năng suất cao thì phải quan tâm đến
lượng phân bón phù hợp cho củ cải đỏ. Các yếu tố mà cây cần để phát triển như các
yếu tố đa lượng như là: N, P, K,… các yếu tố vi lượng như là: Ca, Mg, Fe, Zn,.. Đối
với cây ăn củ như cây củ cải đỏ thì ngun tố kali đóng vai trị quan trọng đến năng
suất, chất lượng củ. Chính vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến
sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây củ cải đỏ” được thực hiện.

1


2. Mục đích của chuyên đề.
Chuyên đề thực hiện với mục đích nâng cao năng suất cũng như chất lượng
cây củ cải đỏ, mang lại những lợi ích hướng đến sức khỏe tốt và giá trị kinh tế cao
cho người sản xuất.
3. Mục tiêu của chuyên đề
Mục tiêu của chuyên đề này là xác định liều lượng phân kali cho năng suất và
chất lượng củ cải đỏ tốt nhất.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây củ cải đỏ
Củ cải đỏ có tên khoa học là Raphanus sativus var. sativus giới Plantae, bộ
Brassicales, họ Brassicaceae, chi Raphanus và thuộc Loài R.sativus. Cây củ cải đỏ
được xác định có 2 nguồn gốc: Châu Âu và Châu Á. Dạng hoang dại được tìm thấy
ở Nga, Sibiri và Scandavia được chuyển sang Canada năm 1540 và Vigrinia năm
1609. Đến nay củ cải được trồng phổ biến trên thế giới (Trần Khắc Thi và ctg,
2008).

 Ý nghĩa kinh tế và giá trị dinh dưỡng
Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghệ chế biến thực phẩm. Cung cấp
nguồn lương thực thực phẩm cho con người và tạo việc làm cho các hộ nơng dân.
Ngồi ra củ cải được xếp vào nhóm cây dược liệu điều trị các bệnh về đường tiêu
hóa, hô hấp, ... Củ cải đỏ chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, giàu chất chống oxy hóa,
khống chất, chất sắt vốn là các thành phần rất tốt cho cơ thể, thành phần thiết yếu
cho sức khỏe của con người.
1.2. Đặc điểm thực vật học
Rễ cọc phình to thành củ chứa nhiều dinh dưỡng, hình dáng, màu sắc, kích
thước khác nhau phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng, đất đai và điều kiện
ngoại cảnh. Rễ củ là bộ phận chính được dùng trong thực phẩm những rễ phụ làm
nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Lá xoăn, xẻ thùy, có những giống phủ một lớp lơng mỏng ở lá và cuống lá. Lá
thường có màu xanh hoặc xanh vàng tùy vào giống.
Hoa có màu trắng, đơi khi phớt tím, hoa có 4 cánh hoa, giống như các cây họ
thập tự khác.
Quả thn dài, có màu xanh, khi chín thì vỏ quả chuyển sang màu vàng. Quả
phình to ở đoạn giữa, số hạt trong quả tùy thuộc vào giống, thơng thường mỗi quả
có từ 3-5 hạt.
Hạt hình trịn hoặc thn dài, đầu tiên hạt có màu xanh, khi chín hồn tồn thì
hạt chuyển sang màu nâu (Trần Khắc Thi và ctg, 2008).

3


1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.3.1. Nhiệt độ
Củ cải đỏ là loại cây trồng ở vùng ôn đới. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trưởng từ 15oC – 20oC, tuy nhiên củ cải có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 28oC. Rễ củ
phát triển thuận lợi khi nhiệt độ từ 15oC – 18oC. Lúc ra hoa kết quả chịu ẩm hơn các

lồi khác nhưng khơng chịu được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 32oC. Nhiệt độ
thấp và thời gian chiếu sáng dài sẽ xúc tiến quá trình hình thành và phát triển ngồng
hoa. Tuy nhiên với giống củ cải trắng có thể ra hoa ngay trong điều kiện ngày ngắn
ở vùng thấp nhưng giống củ cải đỏ chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài hay ở độ cao
trên 1000 m. Củ cải đỏ là giống ngắn ngày (25 – 30 ngày cho thu hoạch) được trồng
vụ đông xuân ở vùng lạnh. Nhiệt độ cao và khô hạn làm cho rễ củ phát triển khơng
bình thường, rễ củ nhỏ dẫn đến năng suất thấp. Nhiệt độ cao cũng làm cho cây dễ bị
virus gây hại (Ngô Thị Thủy, 2011).
1.3.2. Ánh sáng
Hầu hết các giống củ cải phản ứng với ánh sáng ngày dài, cây yêu cầu thời
gian chiếu sáng dài ngày để qua giai đoạn ánh sáng. Điều này còn bị chi phối bởi
giống, thường những giống ngoại nhập yêu cầu độ dài chiếu sáng nghiêm ngặt hơn
những giống địa phương. Củ cải đỏ yêu cầu cường độ ánh sáng vào loại trung bình,
ánh sáng mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ củ, đồng thời còn làm giảm
chất lượng của sản phẩm. Nhưng ánh sáng yếu cũng khơng có lợi cho sự sinh
trưởng của lá và rễ củ (Ngô Thị Thủy, 2011).
1.3.3. Độ ẩm
Củ cải đỏ có hệ rễ ăn nơng nên chịu úng chịu hạn kém, ẩm độ thích hợp là 60 70%. ở giai đoạn nảy mầm và phình củ nhu cầu nước lớn hơn các giai đoạn khác.
1.3.4. Nước
Nhu cầu của củ cải đối với nước cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, tính chất đất đai.
Thời kỳ nảy mầm đến khi cây có 3 - 4 lá, cây sử dụng nước không nhiều, do
thân lá non mềm, sức hút nước của hệ rễ cịn yếu.
Thời kỳ cây có 4 - 6 lá, lớp vỏ ngoài bị nứt đến khi rễ củ phát triển, cây cần
nhiều nước. Trong thời kỳ này nếu đất thiếu nước, rễ củ nhỏ, nhiều xơ, năng suất và
chất lượng giảm. Độ ẩm đất trong thời kỳ này từ 70 - 80% là thích hợp cho cây sinh
4


trưởng. Khi rễ củ phát triển, độ ẩm đất quá cao, ứ đọng, rễ sẽ bị thối và cản trở sự

vươn dài của rễ củ xuống lớp đất sâu (Ngô Thị Thủy, 2011).
1.3.5. Đất
Đất: Các loại rau ăn rễ củ như cây củ cải đỏ yêu cầu tính chất đất đặc biệt
nghiêm ngặt. Đất để gieo trồng cần phải có tầng đất trồng trọt dày, nhẹ, tơi xốp, tưới
tiêu thuận lợi. Gieo trồng củ cải trên đất nặng, nén chặt sẽ cản trở sự phát triển của
rễ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho rễ củ nhỏ và bị phân
nhánh. Tầng đất trồng trọt nông, mỏng, lớp đất phía dưới chặt cứng, rễ củ khơng thể
phát triển xuống lớp đất phía dưới, do đó rễ củ thường nhỏ, cong và phân nhánh.
Độ pH thích hợp cho củ cải từ 5,5 - 6,8. Đất gieo củ cải phải xa các khu công
nghiệp, hầm mỏ,... (Ngô Thị Thủy, 2011)
1.4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng
1.4.1. Các ngun tố đa lượng
1.4.1.1. Đạm
Đạm (N) có vai trị sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển
và hình thành năng suất. Đạm có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có
vai trị quan trọng quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các
hoạt động sinh lý của cây. Cây rất nhạy cảm với phân N, phản ứng trước tiên khi
bón phân N là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện tích lá,
đẻ nhánh nhiều, tăng sinh khối nhanh vì N nhanh chống đi vào thành phần của
protein, acid nucleic, diệp lục và phytohocmon.
Khi bón thừa N có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và
hình thành năng suất của cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng
nhanh mà các mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu và gây nên hiện tượng lốp
đổ, giảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều trường hợp khơng thu hoạch được.
Ngược lại nếu thiếu N cây sinh trưởng rất kém, diệp lục khơng hình thành, đẻ
nhánh và phân cành kém, giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất
nghiêm trọng. Biểu hiện khi thiếu N là lá bị vàng úa, rụng lá, cây sinh trưởng chậm,
cịi cọc (Hồng Minh Tấn và ctg, 2006).
1.4.1.2. Lân
Lân có tác dụng lên quá trình sinh hóa trong cây, đảm nhận các chức năng

như: phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy quá trình ra hoa, tạo
5


quả và chất lượng hạt giống; hạn chế tác hại của việc thừa đạm; kích thích q trình
tạo rễ nhanh đối với những rễ ngồi miền lơng hút; giúp cho thân cây chắc khỏe
chống ngã đổ; tăng chất lượng sản phẩm (Nguyễn Như Hà, 2005).
Lân tham gia vào thành phần của acid nucleic có vai trị quan trọng trong q
trình di truyền của cây, quá trình phân chia tế bào và sinh trưởng của cây. Do đó mà
giai đoạn cịn non hoặc giai đoạn hoạt động sống mạnh thì hàm lượng P trong cây
thường cao hơn.
Khi bón đủ P cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, đẻ nhánh khỏe, xúc
tiến quá trình hình thành cơ quan sinh sản, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là
quang hợp và hô hấp,... kết quả là tăng năng suất. Lân cần cho tất cả các loại cây
trồng, tuy nhiên P có hiệu quả nhất đối với các cây họ đậu. Lân rất cần cho sự sinh
trưởng, phát triển của cây họ đậu và cũng rất cần cho hoạt động cố định đạm của
các vi sinh vật.
Khi thiếu P lá ban đầu có màu xanh đậm sau dần chuyển sang màu vàng. Hiện
tượng trên bắt đầu từ mép lá và từ phía dưới trước. Cây non sinh trưởng chậm, lá
biến màu xanh đậm, lá có thể bị biến dạng và có các điểm chết nhỏ trên mặt lá được
gọi là các điểm hoại tử. Trong thực tế, khi thiếu P thì lá có màu tía và xanh đậm.
Các triệu chứng khác của sự thiếu P như thân mảnh, lá già bị chết, chín chậm.
(Hồng Minh Tấn và ctg, 2006).
1.4.1.3. Kali
 Dạng K cây hấp thu và phân bố của k trong cây
Kali trong đất thường ở dạng K+. Nó có 3 dạng: Kali bị giữ chặt trên keo đất,
kali có thể trao đổi và kali tan trong dung dịch đất. Dạng kali tan trong dung dịch
đất và dạng có thể trao đổi được là các dạng kali cây có khả năng sử dụng. Hàm
lượng kali trong đất khá cao nhưng phần lớn ở dạng không trao đổi và không sử
dụng được.

Trong cây, kali chỉ tồn tại dưới dạng ion K+ tự do rất linh động mà hầu như
không tham gia vào hợp chất hữu cơ ổn định nào. Trong cây nó phân bố nhiều ở các
bộ phận cịn non đang sinh trưởng mạnh. Kali là một “nguyên tố dùng lại” điển hình
vì trước khi lá già chết thì nó kịp di chuyển về các cơ quan non để sử dụng lại.

6


 Vai trò của kali đối với cây
Vai trò sinh lý của kali đối với cây là cực kì quan trọng. Đó là vai trị điều
chỉnh các hoạt động trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây.
Kali tham gia tích cực vào q trình quang hợp, tổng hợp các chất
hydracacbon hay gluxit của cây. Cụ thể kali trung hịa các acid, kích thích q trình
hơ hấp, tham gia đóng mở khí khổng khi có sự tập trung hàm lượng cao của ion K+
trong tế bào khí khổng làm thay đổi sức trương của tế bào khí khổng và điều chỉnh
sự đóng mở của nó. Đóng mở của khí khổng có vai trị điều chỉnh quan trọng trong
q trình trao đổi nước và q trình đồng hóa CO2 của lá cây. Kali có vai trị trong
việc điều chỉnh sự vận động ngủ của một số lá thực vật như lá các cây họ đậu và họ
trinh nữ. Sự có mặt với hàm lượng cao ở trong các tế bào đã điều chỉnh sức trương
gây nên hiện tượng đóng hoặc mở của lá cây vào ban ngày và ban đêm. Vai trò của
kali trong điều chỉnh sức trương của tế bào có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
đảm trạng thái tươi tĩnh thuận lợi cho các hoạt động sinh lý của cây (Hoàng Minh
Tấn và ctg, 2006). Kali có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng diệp lục trong lá
cây và khả năng sử dụng ánh sáng của cây (có mối tương quan giữa sử dụng ánh
sáng và kali trong cây). Nó lơi cuốn các sản phẩm phụ của quá trình quang hợp tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình này xảy ra. Đồng thời xúc tiến q trình vận
chuyển và tích lũy sản phẩm quang hợp từ lá về các cơ quan dự trữ. Vì vậy các cây
lấy bột, lấy đường, lấy sợi có nhu cầu kali cao hơn; thiếu kali thì mía, đu đủ, củ cải
đường kém ngọt do sự biến chuyển từ các hydratcacbon đơn giản sang hydracacbon
phúc tạp bị kìm hãm, tỷ lệ gluco tăng, tỷ lệ sacccaro giảm xuống (Nguyễn Như Hà,

2005).
Kali tăng cường khả năng hút các chất dinh dưỡng khác cho cây do kali có ảnh
hưởng tích cực đến q trình trao đổi đạm, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều
đạm, nên giữa việc hút đạm và kali có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Khi được
cung cấp đủ kali, cây sẽ sử dụng lân tiết kiệm hơn hút được nhiều silic hơn, tăng
khả năng chống đổ, rất cần cho việc tăng năng suất cây trồng. Kali có tác dụng
phịng chống lốp đổ cho cây hịa thảo do khi dinh dưỡng kali cân đối với dinh
dưỡng đạm, sẽ ảnh hưởng tốt tới các phản ứng vật lý, sinh hóa và làm phát triển các
bó mạch ở trong cây nên làm tăng độ bền cơ học cho thân cây, đồng thời thúc đẩy
quá trình tạo ra chất linhin làm tăng chiều dày của vách tế bào, nên làm cho cây
7


vững chắc, khơng bị đổ. Vì vậy các cây lấy sợi cần được cung cấp đủ kali, chất
lượng sợi mới bảo đảm. Kali có tác dụng tăng cường khả năng chống chịu các điều
kiện khí hậu bất thuận như: chịu rét, chịu sương giá, chịu hạn và chịu úng tốt hơn,
sử dụng nước tiết kiệm hơn. Vì nhiệt độ thấp làm đông dịch tế bào nhưng nếu tế bào
giàu kali thì hiện tượng này bị hạn chế. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu và sức căng
trong tế bào làm H2O được hút vào tế bào mạnh hơn, giảm bớt sự phát tán nước của
cây. Kali tạo khả năng chống chịu sâu, bệnh cho cây do tỷ lệ N/K trong cây giảm
làm dịch tế bào mất tính hấp dẫn đối với sâu bệnh và tạo điều kiện cho việc tích lũy
nhiều phytophenon là chất mang tính độc cao, tạo khả năng tiêu diệt hay ngăn ngừa
sâu bệnh xâm nhập. Tỷ lệ kali trong cây biến động trong phạm vi 0.5 -0.6 % chất
khô. Tỷ lệ kali trong thân, lá cao hơn trong hạt, rễ, củ. Đối với ngũ cốc, tỷ lệ kali
trong rơm rạ là 1 -1.5 % chất khô, trong khi đó tỷ lệ kali trong hạt chỉ có 0.5 % chất
khơ. Các loại cây có nhu cầu kali cao: hướng dương, thuốc lá, củ cải đường, khoai
tây,.. có tỷ lệ kali đạt 4 – 6 % trọng lượng chất khô. Khác với đạm và lân, kali
không nằm trong thành phần bất kỳ chất hữu cơ nào trong cây mà phần lớn tồn tại ở
dạng ion trong dịch của tế bào (> 80%)( Nguyễn Như Hà, 2005).
Kali điều tiết các hoạt động sống của cây, tham gia vào quá trình phân chia tế

bào do kali có nhiều trong các mơ non và có trong thành phần của 60 loại men thực
vật với vai trò như 1 coenzym, đồng thời như 1 chất xúc tác. Kali có tác dụng điều
chỉnh các đặc tính lý hóa của keo ngun sinh chất và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ
và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào. Chẳng hạn, kali làm giảm độ
nhớt của chất nguyên sinh, tăng mức độ thủy hóa của keo nguyên sinh… tức làm
tăng các hoạt động sống diễn ra trong tế bào. Kali có ảnh hưởng nhiều tới chất
lượng sản phẩm của cây trồng, cụ thể làm tăng hàm lượng đường, tinh bột, chất
lượng sợi, chất lượng thị trường của các nông sản phẩm. Kali điều chỉnh dòng vận
chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe. Trong tế bào mạch rây (floem) hàm lượng
kali rất cao. Sự có mặt của K+ đã điều chỉnh tốc độ vận chuyển của các chất đồng
hóa trong mạch rây, đặc biệt là điều chỉnh các chất hữu cơ tích lũy về các cơ quan
kinh tế nên kali có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất kinh tế. Bón phân kali sẽ
làm hạt chắc, khối lượng hạt tăng, củ mẩy, tăng hàm lượng tinh bột và đường trong
sản phẩm, tăng năng suất kinh tế và phẩm chất nơng sản (Hồng Minh Tấn và ctg,
2006).
8


Khi cây thiếu kali có những biểu hiện về hình thái rất rõ rệt là lá ngắn, hẹp,
xuất hiện các chấm đỏ, lá bị khơ rồi bị héo rũ vì mất sức trương. Triệu chứng quan
sát được trước tiên khi thiếu kali là xuất hiện các đốm vàng hoặc các viền quanh
mép lá bị mất màu dần chuyển thành các vết hoại như ở đỉnh lá, mép lá cũng như ở
giữa các gân lá. Do kali có thể được huy động lên những lá non hơn nên những triệu
chứng này có thể xuất hiện ở lá phía dưới của cây. Lá khi thiếu kali có thể bị quăn
hoặc nhăn, thân gầy yếu, đốt ngắn dị dạng. Thiếu kali sẽ làm giảm khả năng chống
chịu và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Thừa kali cây trồng khơng biểu hiện có
những triệu chứng gì nổi bật. Tuy nhiên khi thừa K dẫn đến sự ức chế hấp thu các
cation khác đặc biệt là Ca và Mg. Kali cần thiết cho tất cả thực vật, nhưng với các
cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngơ, mía, củ cải, khoai
lang, khoai tây,… thì bón kali thì tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao.

Bón phân kali vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế sẽ làm tăng quá
trình vận chuyển các chất hữu cơ tích lũy về cơ quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng
suất kinh tế. Bón phân kali sẽ phát huy hiệu quả của phân đạm và lân. Vì vậy, việc
bón tỉ lệ cân đối giữa N:P:K là kỹ thuật bón phân hiệu quả nhất đối với các cây
trồng (Hồng Minh Tấn và ctg, 2006).
1.4.1.4. Lưu huỳnh
Lưu huỳnh có vai trị quan trọng trong nhiều q trình trao đổi chất của cây
như q trình quang hợp, hơ hấp, q trình cố định đạm cộng sinh của cây họ đậu.
(Nguyễn Như Hà, 2005).
Khi cây trồng được cung cấp đầy đủ lưu huỳnh thì cây sinh trưởng thuận lợi vì
quá trình tổng hợp protein bình thường, quá trình trao đổi chất cũng như các hoạt
động sinh lý tiến hành tốt.
Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện các triệu chứng đặc trưng rất giống với thiếu
N là bệnh vàng lá vì cả hai nguyên tố đều là thành phần của protein. Tuy nhiên,
bệnh vàng lá do thiếu N xuất hiện ở lá trưởng thành và lá già, cịn thiếu S thì xuất
hiện ở lá non trước. Triệu chứng đặc trưng là lá vàng úa, gân lá vàng mà thịt lá còn
xanh, sau đó thì lá chuyển sang vàng, cây sinh trưởng cịi cọc. Sự tổn thương xảy ra
trước tiên ở ngọn, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ do mô chết (Hoàng Minh
Tấn và ctg, 2006).

9


1.4.1.5. Magie
Magie có vai tị quan trọng trong trao đổi chất và hoạt động quang hợp, Mg là
thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp
của cây. Magie cũng tham gia vào quá trình hình thành tế bào, quá trình tổng hợp
protein, điều chỉnh sự hút của các cation...
Thiếu Mg thường gây ra bệnh vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình
là gân lá cịn xanh nhưng thịt lá bị vàng. Hiện tượng tổn thương xuất hiện từ lá dưới

lên lá trên vì Mg là nguyên tố linh động, được dùng lại từ các lá già. Thiếu Mg sẽ
làm chậm bó mạch ít mẫn cảm hơn và tồn tại dài hơn so với diệp lục ở tế bào giữa
bó mạnh. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng, lá sẽ bị biến sang màu vàng hoặc trắng.
Ngồi ra khi thiếu Mg lá có thể bị già và sớm rụng (Hoàng Minh Tấn và ctg, 2006).
1.4.2. Các nguyên tố vi lượng
1.4.2.1. Bo
Bo (B) là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình
thường của cây. B có tác dụng trong việc kéo dài của hệ rễ và sự chuyển hóa acid
nucleic trong cây. B cịn ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa nitrat, amino acid và
protein trong cây, có vai trị trong q trình chuyển hóa đường và tinh bột. Một vai
trị quan trọng của B đó là kích thích q trình chuyển hóa phenol và auxin trong tế
bào, kích thích q trình hình thành màng tế bào. B giúp cho quá trình hình thành
cơ quan sinh sản và hình thành hạt. Ngồi ra B có vai trị trong quá trình cố định nốt
sần của cây họ đậu (Nguyễn Như Hà, 2005).
1.4.2.2. Sắt
Sắt (Fe) chứa trong hệ thống enzym xúc tác cho q trình oxy hóa khử:
peoxydaza, xytocromoxydaza. Sắt đóng vai trị quan trọng trong quang hợp, khử
NO3- và SO42-, đồng hóa nitơ. Thiếu sắt làm giảm khả năng hút kali của cây.
Thiếu sắt xảy ra do thiếu cân bằng các kim loại Mo, Cu, Mn do thừa lân trong đất
và do hàm lượng các chất hữu cơ trong đất thấp (Nguyễn Như Hà, 2005)
1.4.2.3. Kẽm
Kẽm (Zn) tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym liên quan đến nhiều quá trình
biến đổi chất và hoạt động sinh lí như q trình dinh dưỡng phospho, tổng hợp
protein, tổng hợp phytohocmon (auxin), tăng cường hút các cation khác... nên ảnh
hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng cây. Thiếu kẽm sẽ rối loạn trao đổi auxin nên
10


sinh trưởng chậm, lá cây bị biến dạng, đốt ngắn, nhỏ và xoăn (Hồng Minh Tấn và
ctg, 2006)

1.5. Quy trình trồng củ cải
Theo Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thơn tỉnh Lâm Đồng (2016) thì
quy trình củ cải như sau:
1.5.1. Giống
Các giống củ cải trồng ở nước ta hiện nay có các giống địa. Ngồi ra cịn có
giống nhập nội từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý,..
Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chọn giống xuất vườn

Giống

Độ tuổi

Chiều cao Đường kính Số lá

(ngày)

cây (cm)

cổ rễ (mm)

Tình trạng cây

thật

Cây khỏe mạnh, cân đối,
Củ cải

20 - 25


10 - 12

1,5 - 2,5

4-6

khơng dị hình, rễ chớm đáy
bầu, ngọn phát triển tốt, khơng
có biểu hiện nhiễm sâu bệnh

1.5.2. Chuẩn bị đất
Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, …
(không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).
Cây củ cải cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo
điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều
mùn (cây củ cải trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn).
Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt cỏ dại và
tàn dư thực vật. Lên luống mặt luống rộng 1,2 - 1,5m; rãnh 30 - 40 cm; độ cao của
luống 20 - 25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15 - 20 cm đối với vụ thu đơng.
1.5.3. Chăm sóc
Trồng và chăm sóc: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống
trộn đều với đất, để 1 - 2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng
cách nhau 20 - 25 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy
đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt từ
11


75 - 80%) để hạt nảy mầm tốt gieo 5 - 6 hàng/luống, cây cách cây 10 - 15cm, mỗi
hốc gieo 2 hạt, sau tỉa chỉ để 1 cây. Lượng hạt giống 12 - 15kg/ha.
Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

₋ Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước
suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
₋ Cây củ cải ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp
lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày
tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.
₋ Vun xới: Cây củ cải có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt
luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây củ cải có củ to, sáng mã cần
phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết
hợp lần bón thúc cho cây, đất bị dí có thể xới phá váng rồi vun, không xới sát gốc
cây làm đứt rễ, cây long gốc sẽ kém phát triển hoặc bị chết.
1.5.4. Phân bón và cách bón phân
Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau:
- Phân chuồng: 15m3
- Phân hóa học (lượng nguyên chất): 30 kg N - 10 kg P2O5 - 35 kg K2O
Bón theo cách 1:
Bảng 1.2 Bảng phân bón cách 1 cho 1 ha/vụ

Bón thúc
Phân

Phân chuồng
hoai mục
Ure
Super lân
KCl

Tổng số

Bón lót


15 m3

15 m3

65 kg

15 kg

62,5 kg

62,5 kg

58 kg

28 kg

Lần 1

Lần 2

Lần 3

10 kg

20 kg

20 kg

10 kg


20 kg

12


Bón theo cách 2:
Bảng 1.3 Bảng phân bón cách 2 cho 1 ha/vụ
Bón thúc
Phân

Phân chuồng

Tổng số

Bón lót
Lần 1

Lần 2

Lần 3

15 m3

15 m3

NPK 16-16-8

62,5 kg

12,5 kg


10 kg

20 kg

20 kg

Ure

43,5 kg

13,5 kg

10 kg

10 kg

10kg

KCl

25 kg

15 kg

hoai mục

10 g

1.5.5. Sâu gây hại thường gặp

1.5.5.1. Sâu hại
 Rệp
Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá
nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài ra, rệp cịn là mơi giới truyền bệnh virus, thời
tiết nóng khơ thuận lợi cho rệp phát triển.
Biện pháp phòng trừ: Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện thời tiết mùa khô,
sử dụng hoạt chất Thiamethoxam (Ranaxa 25 WG).
 Sâu tơ
Bướm hoạt động mạnh về đêm, mạnh nhất là từ tối đến nửa đêm. Bướm đẻ
trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá. Sâu non mới nở gặm
biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngo. Sâu lớn ăn tồn bộ biểu bì lá
làm cho lá bị thủng lỗ chỗ gây giảm năng suất và chất lượng rau.
Biện pháp phòng trừ: Tưới phun mưa lúc chiều mát là biện pháp hữu hiệu hạn chế
sâu tơ bắt cặp, đẻ trứng, bảo vệ các loài thiên địch của sâu tơ như ong ký sinh, bọ
đuôi kìm, nhện. Sử dụng một số hoạt chất đăng ký trừ sâu tơ trên cây bắp cải (rau
họ thập tự) như BT, Cypermethrin, Abamectin, Emamectin Benzoate, Oxymatrine.
1.5.5.2. Phòng trừ dịch dại
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM:
1. Biện pháp canh tác kĩ thuật
13


Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng
khác họ, chọn giống khỏe, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sức đề kháng sâu bệnh
tốt, bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ chăm sóc theo yêu
cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý
thích hợp đối với sâu, bệnh. Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.
2. Biện pháp sinh học
Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong
ký sinh của ruồi đục lá, các lồi thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đi kìm… Sử

dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.
3. Biện pháp vật lý
Sử dụng bẫy màu vàng, bẫy Pheromone dẫn dụ cơn trùng. Có thể sử dụng lưới
ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng
gây hại bay từ vườn khác sang.
4. Biện pháp hóa học
Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng
cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước
khi dùng, phun khi bệnh chớm xuất hiện. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật
cần thiết và theo các yêu cầu sau:
₋ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
₋ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các
động vật khác và con người.
₋ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).

14


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
- Nhà kính khoa Nơng lâm đại học Đà Lạt
- Địa chỉ: 01 Phù Đổng Thiên Vương, P.8, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 26/1/2019 đến 7/3/2019
2.1.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
Trồng trong nhà kính có mái che phủ tránh mưa gió, có lưới chắn xung quanh
tránh côn trùng xâm nhập và sự lây lan bệnh.
Giá thể trồng bao gồm xơ dừa và trấu theo tỉ lệ 1:1. Sử dụng line trồng chuyên
dụng có chiều cao 30 cm, chiều rộng 30cm, chiều dài line chuyên dụng là 2400 cm
Dụng cụ bao gồm có bình pha phân, bình tưới, dụng cụ đào xới giá thể, vỉ

ươm,… Nguồn nước là sử dụng nguồn nước sinh hoạt để pha phân và tưới cây.
Giống được chọn làm thí nghiệm là giống củ cải đỏ TN 83 (TURNIP –
LITTLE ANGEL) xuất xứ ở Ý do Công ty TNHH – TM Trang nông cung cấp trên
thị trường.
Phân:
- Phân bón đa lượng NPK16-5-20+MgO+7S+Te: trong đó N (16%); P2O5
(5%); K2O (20%); MgO (1%); S (7%); B (0.02%); Fe (0.06%); Zn (0.01 %)
- Phân MAP: N (12%); P2O5 (61%)
- Phân Ure: N (46.3%)
- Phân Kali Sunfat: K2O (50%); S (18%)
2.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiêm cứu về hàm lượng phân Kali trên cây củ cải đỏ, lượng phân bón được
chia thành 5 nghiệm thức nhau.
- Nghiệm thức 1: 15 kg K2O/ha
- Nghiệm thức 2: 35 kg K2O/ha
- Nghiệm thức 3: 55 kg K2O/ha
- Nghiệm thức 4: 75 kg K2O/ha
- Nghiệm thức 5: 95 kg K2O/ha

15


Thí nghiệm được bố trí theo khối hồn tồn ngẫu nhiên. Diện tích mỗi nghiệm
thức là 2.88 m2 với 144 cây, khoảng cách cây với cây là 10*20 cm, sử dụng phân
kali để bón cho cây thí nghiệm ở các mức như sau:

16



 Bố trí thí nghiệm:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm bố trí theo khối hồn tồn ngẫu nhiên với 3 lần lặp:

NT4

NT5

NT2

NT1

NT3

NT2

NT5

NT4

NT1

NT3

NT4

NT5

NT3

NT1


NT2

NT2

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thí nghiệm

17


2.2.2. Hàm lượng phân bón cho thí nghiệm
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (kg/ha)
Loại phân

Phân phức hợp
NovaTec Perfeckt ( 16-5-20)

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

75 kg

75kg


75kg

75kg

75kg

Phân MAP

18.45 kg 18.45 kg 18.45 kg 18.45 kg

18.45 kg

Phân Ure

34.1 kg

34.1 kg

34.1 kg

34.1 kg

34.1 kg

0 kg

40 kg

80 kg


120 kg

160 kg

Phân Kali sunfat

Bảng 2.2 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (g/2.88 m2)
Loại phân

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

21.60g

21.60g

21.60g

21.60g

21.60g


Phân MAP

5.31g

5.31g

5.31g

5.31g

5.31g

Phân Ure

9.82g

9.82g

9.82g

9.82g

9.82g

0g

11.52g

23.04g


34.56g

46.08g

Phân phức hợp
NovaTec Perfeckt ( 16-5-20)

Phân Kali sunfat

18


2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi và cách thực hiện.
2.2.3.1. Đếm số lá
Thực hiện đếm số lá sau 5 ngày trồng trên giá thể. Cách 5 ngày đếm một lần,
chọn cố định cây và theo dõi đếm 20/48 cây trong một ô thí nghiệm.
2.2.3.2. Chiều dài lá
Chỉ tiêu theo dõi chiều dài lá được chọn cùng một cây với cây đếm số lá.
Chiều dài lá được đo ở lá đã thành thục và lá dài nhất của mỗi cây để đo. Chiều dài
lá được tính từ cuống lá (sát thân) đến ngọn lá. Mỗi lần đếm 20/48 cây cho một ô thí
nghiệm
2.2.3.3. Hàm lượng chất khơ
Hàm lượng chất khơ được xác định bởi sự chênh lệch khối lượng của mẫu
thực vật tươi trước khi sấy và sau khi sấy ở 105oC trong 6 giờ.
Tính tốn kết quả
𝑋%=

𝐵−𝐶
× 100
𝐴−𝐶


Trong đó:
X (%) : Phần trăm khối lượng chất khô trong mẫu tươi
A

: Khối lượng mẫu tươi + khối lượng hộp nhôm (g)

B

: Khối lượng mẫu + hộp nhôm sau khi sấy (g)

C

: Khối lượng hộp nhôm (g)

2.2.3.4. Hàm lượng đường
Sử dụng máy đo Brix Reichert Analytical Instruments của Mỹ.
Cách tiến hành phân tích mẫu:
Lấy 5 củ cải đỏ cho một ơ thí nghiệm (có kích thước từ nhỏ đến lớn).
Sau khi lấy mẫu tại nhà kính mang lên phịng thí nghiệm để phân tích. Mỗi củ
sẽ lấy ½ củ mang đi thái nhỏ, trộn đều củ cùng một ơ thí nghiệm và nghiền nát lấy
phần dịch của mẫu mang đi phân tích bằng máy đo Brix.
2.2.3.5. Năng suất
Thu hoạch toàn bộ số củ của mỗi ơ thí nghiệm, cắt bỏ phần lá và rễ rồi mang
cân khối lượng củ tươi.

19


2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm excel. Số liệu thí nghiệm sẽ được sử lý
thống kê bằng phần mềm MSTATC

20


×