Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ NỒNG ĐỘ ĐẠM ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG TRONG 60 NGÀY ĐẦU CỦA CÂY HƯƠNG THẢO (Rosmarinus officinalis L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 32 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ NỒNG ĐỘ
ĐẠM ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG TRONG 60
NGÀY ĐẦU CỦA CÂY HƯƠNG THẢO
(Rosmarinus officinalis L.)

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tỷ lệ phối trộn giữa các loại giá thể ...............................................13
Bảng 2. Nồng độ đạm ................................................................................. 14
Bảng 2.1 Cây Hương thảo con sau 3 tuần .................................................. 11
Bảng 3.1 Chất lượng rễ cảy Hương thảo sau 1 tháng trồng trên các loại giá
thểnkhác nhau ..............................................................................................15
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hương thảo trong 60 ngày bón
đạm với các NT khác nhau.......................................................................... 18

ii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cây Hương thảo và hoa của cây .................................................. 2
Hình 2.2. Cây Hương thảo sau khi giâm 3 tuần ....................................... 12
Hình 3.1. Ảnh hưởng của việc phối trộn giá thể đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây Hương thảo sau 30 ngày ...................................................... 16
Hình 3.2. Cây Hương thảo sau 60 ngày bón phân đạm trong các NT ..... 18
Hình 3.3. Chồi nhánh cấp 1 và chồi nhánh cấp 2 ..................................... 19

iii



DANH MỤC VIẾT TẮT

As:

Asen.

DT:

Dễ tiêu.

NT:

Nghiệm thức.

OM:

Hàm lượng chất hữu cơ.

Pb:

Chì

pH:

Chỉ số đo hoạt động của các ion hidro

SPSS:

Statistical Product and Services Solutions.


TCN:

Tiêu chuẩn ngành

TCVT: Technical Commit of Vietnam.
TS:

Tổng số.

iv


MỤC LỤC

Danh mục bảng ................................................................................................................ i
Danh mọc hình ................................................................................................................ ii
Danh mục tóm tắt ........................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Lời mở đầu ...................................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu giới thiệu chung về cây Hương thảo (Rosmarinus
officinalis L.)
1.1 Giới thiệu chung về cây Hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) ............................ 2
1.1.1 Phân loại .......................................................................................................... 2
1.1.2 Giới thiệu cây Hương thảo .............................................................................. 2
1.1.2.1 Nguồn gốc, phân loại ............................................................................... 2
1.1.2.2 Ứng dụng .................................................................................................. 2
1.1.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh thái và phương pháp nhân giống cây Hương
thảo ...................................................................................................................... 4
1.2 Các yếu tố thổ nhưỡng và phân bón ảnh hưởng đến việc trồng cây Hương thảo .... 5

1.2.1 Giá thể.............................................................................................................. 5
1.2.2 Phân bón .......................................................................................................... 7
1.2.2.1 Khái niệm ................................................................................................. 7
1.2.2.2 Thời kỳ và phương pháp sử dụng phân bón ............................................. 7
1.3 Một số nghiên cứu về phương pháp gây trồng cây Hương thảo ............................... 9
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................. 9
1.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 9
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Địa điểm, thời gian và mục đích ............................................................................. 11
2.1.1 Địa điểm, thời gian ........................................................................................ 11
2.1.2 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 11
2.1.4 Dụng cụ, phân bón ......................................................................................... 11
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 12

v


2.2.1 Nội dung ........................................................................................................ 12
2.2.2 Nguồn cây con ............................................................................................... 12
2.2.3 Phương pháp .................................................................................................. 13
2.3 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 14
Chương 3: Kết quả và biện luận
3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của cấu trúc đất trồng đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây Hương thảo.................................................................................. 15
3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ phân đạm đến sự sinh trưởng trong 60
ngày đầu của cây Hương thảo ....................................................................................... 17
Kết luận và kiến nghị .................................................................................................... 21
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 22


vi


LỜI MỞ ĐẦU
Các sản phẩm từ thực vật cho tinh dầu rất được ưa chuộng trên thế giới và
trong đó có cả Việt Nam. Do Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí
hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật, nên Việt Nam
nắm giữ một nguồn tài nguyên thực vật rất lớn, chính vì vậy mà cây tinh dầu ở Việt
Nam phân bố khắp nơi từ vùng đồng bằng cho đến các vùng núi cao.
Bên cạnh đó cịn có một số loài cây tinh dầu được du nhập vào nước ta như
Hương thảo, Oải hương, Bạc hà socola, Bạc hà Nhật Bản … nhằm phục vụ cho nhu
cầu của khách hàng và đáp ứng cho các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến ở
nước ta. Trong đó, Hương thảo nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng
và các cơ sở sản xuất do mùi thơm đặc trưng cùng với nhiều tác dụng khác mà cây
đem lại.
Ở Việt Nam, Hương thảo được du nhập trồng vào những thập niên 80 – 90
tại Đà Lạt và các vùng lân cận tỉnh Lâm Đồng với mục đích ban đầu trồng làm
cảnh, làm cây gia vị, sau đó được trồng làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu. Do tập
trung chủ yếu ở Đà Lạt dưới dạng nhỏ lẻ, các kết quả nghiên cứu về lồi này cịn
hạn chế nên việc nhân giống và gây trồng còn ở dưới dạng kinh nghiệm, chưa hình
thành quy trình rõ ràng và bên cạnh đó, cơng tác chọn giống cũng khơng được quan
tâm dẫn đến năng suất thấp, không đồng đếu và chất lượng không được đảm bảo.
Xuất phát từ hạn chế nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Hương
thảo phù hợp với điều kiện vùng trồng ở Đà Lạt, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
“Ảnh hưởng của giá thể và nồng độ đạm đến sự sinh trưởng trong 60 ngày đầu
của cây Hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) tại Đà Lạt” với mong muốn góp
phần đưa ra phương pháp gây trồng phù hợp cho sự sinh trưởng của cây Hương
thảo trong 60 ngày đầu được trồng tại Đà Lạt, từ đó góp phần xây dựng cơ sở khoa
học trong nghiên cứu kĩ thuật gây trồng.
Do sự hạn chế về thời gian cũng như bước đầu làm quen với công tác nghiên

cứu khoa học, khóa luận này khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô cũng như những ai muốn quan tâm về lĩnh vực này.

1


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HƯƠNG THẢO (Rosmarinus
officinalis L.)
1.1.1 Phân loại
Giới : Plantae
Ngành : Tracheophyta
Lớp

: Magnoliopsida

Bộ

: Lamiales

Họ

: Lamiaceae

Chi

: Rosmarinus


Loài : Rosmarinus officinalis (Hương thảo)
(IUCN red list, 2013)

Hình 1.1 Cây Hương thảo (trái) và hoa của cây (phải)
1.1.2 Giới thiệu về cây Hương thảo
1.1.2.1 Nguồn gốc, phân loại
Hương thảo (tên gọi khác là Mê diệt) có tên khoa học là Rosmarinus
officinalis L. Cây có nguồn gốc từ phía Tây Nam châu Âu, vùng Địa Trung Hải,
Bắc Phi và dãy núi Kavkaz (Online Atlas of the British and Irish Flora, 2008)
nhưng thường trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý và Algeria
(Bollen, 1985; Singh, Ganesha Rao và Ramesh, 2007).
Có khoảng 20 loại Hương thảo đã được mơ tả. Sự khác biệt của các loài này
chủ yếu được phân biệt thơng qua đặc điểm về hình thái, điều kiện sinh thái và vùng
miền. (Asia Begum, 2013)

2


Ở Việt Nam cây được du nhập và trồng ở một số tỉnh miền Trung và miền
Nam (Wikipedia.org, 2018). Hiện tại được trồng nhiều một số vùng ở Lâm Đồng và
chưa có nhiều nghiên cứu về cây này (Phạm Thị Minh Tâm, 2018).
1.1.2.2 Ứng dụng
Hương thảo được hiệp hội thảo dược quốc tế đưa vào danh sách cây thảo
dược năm 2001. Từ thời cổ đại, người Hy Lạp và người La Mã đã sử dụng để tăng
cường trí nhớ, được biết đến như một thảo mộc của sự tưởng nhớ và lòng trung
thành. Thời phục hưng, Hương thảo là một thành phần không thể thiếu trong việc
điều chế thuốc. Hippocrates, Galen và Dioscorides có đề cập đến việc Hương thảo
dùng để điều chế thuốc chữa bệnh gan (Rosemary, 2012). Người Châu Âu thường
trồng cây Hương thảo trong vườn làm cảnh vì mùi hương dễ chịu (Asia Begum,

2013). Hương thảo tác động lên các nang tóc bằng cách kích thích tóc phát triển và
loại bỏ gàu, được sử dụng trong các chế phẩm điều trị mụn trứng cá và viêm da, là
một trong những thành phần quan trọng trong điều chế nước hoa Eau De Cologne
và cịn là chất kích thích có mùi thơm được thêm vào dầu xoa bóp.
 Dược liệu
Atti-Santos (2005), đã phân tích thành phần hóa học và đặc tính hóa lý của
tinh dầu Hương thảo. Qua phân tích tinh dầu của lồi này cho thấy có 20 hợp chất
trong đó có các thành phần chính là alpha-pinene (40,55 – 45,10%), 1,8-cineole
(17,40 - 19,35%), camphene (4,73 - 6,06%) và verbenone (2,32 - 3,86%). Tinh dầu
Hương thảo có tính kháng sinh, chống oxi hóa và kháng tăng sinh (antiproliferative)
(Hussanin, 2010). Các hợp chất chính của Hương thảo giống như thành phần chống
viêm (EORO - anti-inflammatory activity in its essential oil) (Borges, 2018).
Ngoài ra, tinh dầu Hương thảo là chất kích thích tác động mạnh mẽ đến não
như làm thơng thống và hỗ trợ trí nhớ, là chất kích thích ngoài làm dịu hệ thần
kinh và suy nhược thần kinh, giảm các cơn co thắt cơ, đau đầu và đau nửa đầu và
làm thư thái tinh thần. Đối với hệ hơ hấp, tinh dầu Hương thảo có tác dụng trị hen
suyễn, viêm phế quản, làm giảm nghẹt mũi.
Về công dụng làm đẹp, tinh dầu làm xẹp bọng mắt và các vết sưng trên da,
trị mụn trứng cá, viêm da và bệnh chàm bởi tính sát khuẩn. Do tác dụng làm lành và
làm căng bề mặt, tinh dầu Hương thảo có thể hồi phục lại các vùng da bị chảy xệ.
Do có tính kích thích nên tinh dầu có thể sẽ có những tác động tích cực trong điều

3


trị bệnh vảy nến ở da đầu và kích thích tóc phát triển tự nhiên (Rosemary
production, 2012).
 Mỹ phẩm
Dầu Hương thảo tác động lên các nang tóc bằng cách kích thích tóc phát
triển và loại bỏ gàu, được sử dụng trong các chế phẩm điều trị mụn trứng cá và

viêm da, là một trong những thành phần quan trọng trong điều chế nước hoa Eau De
Cologne và còn là chất kích thích có mùi thơm được thêm vào dầu xoa bóp
(Rosemary production, 2012).
 Gia vị
Lá và đọt non của Hương thảo tươi hoặc khô được sử dụng làm gia vị cho
súp, món hầm, xúc xích, thịt, cá và gia cầm (Rosemary production, 2012).
 Các cơng dụng khác
Cây Hương thảo cịn được trồng làm cảnh ở trong vườn hay trong chậu và
cịn được trồng để làm hàng rào vì Hương thảo có khả năng xua đuổi một số loại
cơn trùng nhạy cảm với mùi hương đặc trưng của cây (Rosemary production, 2012).
1.1.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh thái và phương pháp nhân giống cây
Hương thảo (Rosemary production, 2012)
 Đặc điểm hình thái
Cây Hương thảo là cây thường xanh, mọc thành bụi cao từ 1 – 2 mét, mọc
thẳng đứng và chia thành nhiều nhánh, cây có vảy màu nâu xám. Lá nhiều, hẹp,
hình dải, mép gập xuống, khơng cuống, màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải
rác màu trắng ở mặt dưới. Có hoa màu xanh nhạt hoặc xanh đậm mọc thành cụm ở
nách lá và cây thường mang mùi thơm đặc trưng.
 Điều kiện sinh thái
Hương thảo là loại cây ưa sáng, dễ thích nghi, có thể sống được ở những nơi
có khí hậu và nhiệt độ khác nhau và nhiệt độ thích hợp thường từ 20 – 250C tùy
theo mùa nóng lạnh khác nhau. Cây vẫn có thể phát triển tốt với lượng mưa lớn hơn
500mm nhưng với điều kiện đất phái thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ nước tốt
vào mùa khơ, vì vậy đất trồng thường là đất sét hay đất sét pha cát với tỷ lệ đất sét
chiếm 30% và có độ pH từ 5,5 – 8,0.

4


 Cách nhân giống

Cây Hương thảo thường được nhân giống bằng các phương pháp gieo hạt,
giâm cành, chiết cành:
+ Phương pháp gieo hạt: hạt Hương thảo thường nảy mầm rất chậm do luôn
gặp vấn đề về thụ phấn chéo nên phương pháp này không đem lại hiệu quả cao nếu
không được gieo trồng và chăm sóc đúng cách.
+ Phương pháp chiết cành: phương pháp này chủ yếu được thực hiện trong
mùa khô. Vỏ cây ở những cành khỏe mạnh được tước và bọc bằng đất pha cát cho
đến khi cành hình thành rễ và có thể cắt khỏi cây mẹ.
+ Phương pháp giâm hom: phương pháp này dễ thực hiện và giữ lại các đặc
tính di truyền của cây mẹ (Parađiković và cộng sự, 2008) nên đây là phương pháp
nhân giống đem lại hiệu quả tốt nhất. Chọn những cành khỏe mạnh từ cây mẹ, cành
giâm được cắt thành những đoạn dài từ 10 – 15cm và tuốt lá ở dưới, sau đó xử lý
với hormone kích rễ (thuốc hồng) để hỗ trợ quá trình hình thành rễ và được trồng
vào giá thể thích hợp, cây sẽ ra rễ sau 2 đến 4 tuần.
1.2
CÁC YẾU TỐ THỔ NHƯỠNG VÀ PHÂN BÓN ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC TRỒNG CÂY HƯƠNG THẢO
1.2.1 Giá thể
Ở Việt Nam, cây Hương thảo là một loại cây kiểng mới được trồng ở một số
vùng của Lâm Đồng và chưa có nhiều nghiên cứu về cây này. Giá thể là giá đỡ,
cung cấp ẩm độ, độ thoáng và chất dinh dưỡng cho cây trồng, tuy nhiên mỗi loại
cây lại thích hợp với giá trị pH khác nhau của giá thể. Sự khác biệt về sự phát triển
hệ rễ trong các giá thể trồng khác nhau chủ yếu là do có sự khác biệt về khả năng
giữ ẩm, độ thống khí cũng như thành phần dinh dưỡng của giá thể (Long, 1993).
Theo trung tâm Địa lý tài nguyên thuộc Viện khoa học Việt Nam và Viện thổ
nhưỡng nơng hố (1982), Lâm Đồng có 9 loại đất chính, trong đó đất đỏ vàng
chiếm 73,45% diện tích tự nhiên của Tỉnh. Nhóm đất này thường thích hợp với các
loại cây cơng nghiệp dài ngày như trà, cà phê, dâu tằm. Đặc biệt trong nhóm đất đỏ
vàng có 227.500 ha là đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên đá bazan (thường gọi
là đất bazan) là loại đất tốt nhất đối với việc trồng cây dài ngày, cần có kế hoạch

bảo vệ, khai thác để đạt được hiệu quả cao. Đất đỏ bazan là tư liệu sản xuất đặc biệt
của nông – lâm nghiệp, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia
và từng khu vực.

5


Đất bazan khu vực Di Linh - Bảo Lộc có thành phần cơ giới nặng, hàm
lượng sét cao, tăng dần theo chiều sâu phẫu diện (trung bình tầng 0 - 20 cm:
46,26%, tầng 20 - 50 cm: 55,81%) và biến động lớn giữa các loại hình sử dụng đất.
Hàm lượng sét tăng dần từ đất rừng tự nhiên bị khai thác triệt để (hàm lượng sét
thấp nhất) đến đất trồng chè lâu năm, đất rừng trồng, đất rừng tự nhiên và đất trồng
cà phê (hàm lượng sét cao nhất). Nguyên nhân chính của sự thay đổi hàm lượng sét
trong đất là do q trình rửa trơi. Nguồn gốc phát sinh đất là từ đá núi lửa bazan có
hàm lượng sét cao, tuy nhiên q trình rửa trơi sét theo chiều sâu phẫu diện đất
trong điều kiện lượng mưa lớn và tập trung của khu vực nghiên cứu đã làm thay đổi
hàm lượng sét giữa các tầng đất. Đất đỏ bazan thường diễn ra q trình rửa trơi và
tích tụ sét là quá trình di chuyển của sét làm cho hàm lượng sét ở tầng đất dưới cao
hơn các tầng trên. Sự gia tăng hàm lượng sét ở tầng đất dưới có thể tạo ra do tích tụ
sét rửa trơi, do xói mịn sét lớp đất mặt có chọn lọc, do sự phá huỷ sét ở tầng đất
mặt, do hoạt động của vi sinh vật, hoặc do sự kết hợp của 2 hay nhiều quá trình trên.
Biểu hiện của quá trình rửa trơi và tích tụ sét là sự thay đổi về thành phần cơ giới
trong phẫu diện đất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009). Nên phần lớn
các đất đã có tuổi, hình thành từ mẫu thổ tương đối nhiều sét phân bố trong vùng
nhiệt đới ẩm ở các vùng đất bazan của tỉnh đều có màu vàng đỏ, chua, cation trao
đổi thấp (Phạm Thế Trịnh, 2012). Các loại đất bazan có hàm lượng sét dưới 40%
(đất rừng tự nhiên bị khai thác triệt để, đất trồng cà phê dưới 5 năm, đất trồng chè
lâu năm) thể hiện sự thối hóa vật lý đất nhưng chưa thấy rõ trên thực địa (Nguyễn
Thị Thủy, 2017). Hương thảo phát triển tốt ở những vùng đất sét hay đất sét pha cát
với tỷ lệ đất sét chiếm 30% nên đất đỏ bazan tại Lâm Đồng phù hợp để sản xuất

Hương thảo.
Hàm lượng chất hữu cơ (OM) là phần quý giá nhất của đất, là dấu hiệu cơ
bản làm đất khác với đá mẹ. Tuy nhiên dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm lớn,
quá trình feralit dẫn đến hình thành các loại đất phản ứng chua và nghèo dinh
dưỡng. Đất đỏ ở vùng cao nguyên Di Linh có hàm lượng OM tổng số ở tầng đất mặt
(0 - 20 cm) khá cao và dao động mạnh giữa các loại hình sử dụng đất khác nhau, từ
2,44 - 9,62% (trung bình: 4,85%). Theo chiều sâu phẫu diện, hàm lượng OM có xu
hướng giảm rất nhanh ở tất cả các loại hình sử dụng đất, ở tầng 20 - 50 cm đạt từ
1,12 - 4,11% (trung bình: 2,54%) (Nguyễn Thị Thủy, 2017).
Độ xốp của đất có ý nghĩa rất lớn. Nước, khơng khí và các chất dinh dưỡng
huy động cũng di chuyển trong những khoảng trống này. Chính vì vậy, có thể nói

6


rằng độ phì nhiêu của đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất (Trần Kông Tấu,
2006).
Độ pH: Giá trị pHKCl chỉ thị cho độ chua trao đổi của đất, phản ánh mức độ
rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ cũng như mức độ tích tụ các cation sắt, nhôm
trong đất. Độ chua trao đổi của đất bazan dao động từ 3,84 - 4,89 ở tầng 0 - 20 cm
và từ 3,87 - 5,13 ở tầng 20 - 50 cm. Các khoảng giá trị này đều nằm trong quy định
chất lượng đất đỏ của Việt Nam theo TCVN 7377:2004 (Nguyễn Thị Thủy, 2017).
Hàm lượng lân tổng số (P2O5 TS) và lân dễ tiêu (P2O5 DT): Trong đất, lân tồn
tại dưới dạng khoáng và hữu cơ, nhưng đa số lân cung cấp cho cây trồng là từ q
trình khống hóa chất hữu cơ. Đất nhiệt đới luôn thiếu lân mạnh vì bị giữ chặt do
các ion nhơm, sắt và trong môi trường axit. Đất thiếu lân sẽ ảnh hưởng tới phát triển
hệ rễ của cây trồng và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây (Nguyễn Thị
Thủy, 2017).
Hàm lượng đạm tổng số (NTS): Đây là nguyên tố mà cây cần nhiều nhưng
đất lại chứa ít. Đạm trong đất chủ yếu là đạm hữu cơ, hình thành từ quá trình tổng

hợp chất mùn từ vật liệu rơi rụng (cành, lá…), đạm tổng hợp được từ khơng khí là
rất nhỏ. Do đó, hàm lượng đạm trong từng loại đất phụ thuộc chủ yếu vào hàm
lượng hữu cơ trong đất, đất giàu mùn thì giàu đạm (đạm chiếm 5 - 10% khối lượng
của mùn). Việc đảm bảo về đạm cho cây trồng phụ thuộc vào tốc độ phân giải các
hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, muốn có sản lượng cây trồng cao thì người dân thường
phải bón thêm phân hữu cơ hoặc vơ cơ chứa N vào đất vì nhu cầu về N của cây rất
lớn. Vì vậy, hàm lượng NTS trong đất liên quan chặt chẽ với lượng phân đạm bón
vào đất trong quá trình canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng NTS ở
tầng mặt dưới các loại hình sử dụng đất dao động từ 0,133 - 0,290% (trung bình:
0,213%), hàm lượng NTS trong đất bazan cao nguyên Di Linh được xếp ở mức
trung bình đến giàu và nằm trong giới hạn giá trị quy định tại TCVN 7373:2004 đối
với đất đỏ Việt Nam (từ 0,065 - 0,530%, trung bình: 0,177%).
1.2.2 Phân bón
1.2.2.1 Khái niệm
Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất
và làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao. Giúp cây trồng khắc phục
được các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡng qua đất bị ảnh hưởng của nhiệt độ,
cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất, hoặc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng đối

7


kháng. Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăng cường chức năng, nhất là
trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng. Hạn chế mất chất dinh dưỡng
trong đất do bị cố định hoặc bị rửa trôi. Tuy nhiên để phân bón phát huy hiệu quả
cao cần phải có những biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón (kỹ thuật bón phân)
phù hợp đối với từng loại đất, với từng loại cây trồng.
1.2.2.2 Thời kỳ và phương pháp sử dụng phân bón
 Bón lót: Là sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng nhằm mục đích khi rễ

phát triển thì có thức ăn (các chất dinh dưỡng) để hấp thu ngay tạo điều kiện để cây
phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu, hay tạo điều kiện cho phân bón sẽ có thời
gian phân hủy những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu. Nếu từ đầu thiếu phân
bón cây trồng sẽ khơng đủ sức, yếu ớt, sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn
thì cũng kém tác dụng. Phân bón lót thường là những phân bón chậm tan như phân
bón hữu cơ ủ hoai mục, phân chuồng. Phương pháp bón lót là bón vào đất, rải đều
ra mặt ruộng rồi cày bừa vùi xuống hay rải theo hàng, theo hốc rồi phủ một lớp đất
rồi mới tiến hành gieo trồng, hoặc bón phân vào hố trước khi trồng đối với các loại
cây lâu năm.
 Bón thúc: Là sử dụng phân bón trong khi cây đang sinh trưởng, phát triển
với mục đích cung cấp đủ và kịp thời các dưỡng chất cho cây trồng sinh trưởng phát
triển tốt và cho năng suất cao. Bón thúc không đủ phân cây trồng sẽ kém phát triển,
đạt năng suất thấp. Các loại phân bón thúc là các loại phân bón dễ tan, chứa các
dưỡng chất dễ tiêu (dễ hấp thu), phân hữu cơ hoại mục, phân bón hữu cơ sinh học,
phân bón hữu cơ vi sinh.
Bón thúc được chia ra nhiều lần bón:
+ Bón thúc thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là bón vào thời kỳ cây trồng phát
triển thân, cành, lá, đẻ nhánh, vươn lóng.
+ Bón thúc trước khi ra hoa nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây phân hóa
mầm hoa tạo điều kiện cho hoa ra khỏe, nhiều, đồng loạt, nâng cao sức sống của hạt
phấn, tăng tỷ lệ đậu quả.
+ Bón thúc ni trái/củ/quả là bón sau khi đậu trái/quả, hình thành củ nhằm
cung cấp dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ để cây nuôi quả, tạo củ/hạt, tích lũy tinh
bột, đường … giúp cây trồng có một vụ mùa năng suất cao.

8


Có nhiều phương pháp bón thúc như:
+ Đào rãnh kích thước rộng 20 cm và sâu 10 cm theo chiều rộng của tán cây

rải phân rồi lấp đất.
+ Rải đều trên mặt đất, theo chiều rộng/vòng quanh tán cây khi đất đủ ẩm
nếu đất khô cần tưới nước sau khi bón.
+ Có thể hịa tan trong nước tưới rồi tưới vào gốc, lượng nước vừa phải đủ
thấm vào đất, không để dư thừa khiến nước chảy ra ngoài gây thất thốt phân bón.
+ Có thể rải theo hốc, theo hàng như ngơ, lạc … Các loại phân bón lá có thể
dùng phun qua lá.
1.3
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP GÂY TRỒNG
CÂY HƯƠNG THẢO
Cây Hương thảo là một loại cây thân thảo mọc thành bụi có mùi thơm đặc
trưng thường được trồng để lấy tinh dầu cho sản xuất mỹ phẩm và y tế, còn lá và
ngọn thường được dùng trong ẩm thực và gia vị và ngoài ra cây cịn được dùng để
làm cảnh do hình dáng của chúng. Do đó, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiến
hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo dầu và sinh trưởng của cây
Hương thảo.
1.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về nhân giống cây Hương thảo ở Việt Nam vẫn cịn ít.
Theo Phạm Thị Minh Tâm và cộng sự (2018), đã sử dụng phương pháp bán
thủy canh để trồng cây Hương thảo trong chậu và trong nhà kính. Kết quả cho thấy
cây Hương thảo sinh trưởng tốt khi được trồng trên giá thể 30% phân trùn quế +
35% cát + 17,5% tro trấu + 17,5% mụn dừa và tưới đạm với nồng độ 100 ppm với
liều lượng tưới 150 ml/cây/ngày trong 1 tháng sau khi trồng và tiếp theo là 300
mL/cây/ngày từ tháng thứ 2 trở đi, 5 lần/ngày (8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 16
giờ).
1.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Theo Singh, Ganesha Rao và Ramesh (2007), Nitơ và Kali là hai nguyên tố
chính ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển và tạo tinh dầu ở cây
tinh dầu, để đánh giá ảnh hưởng của Nitơ và Kali với cây Hương thảo, nhóm nghiên
cứu đã bố trí thí nghiệm sau: 3 mức N (0, 150, 300 kg/ha/năm) và bốn mức K (0;


9


41,5; 83; 124,5 kg/ha/ năm). Sau thí nghiệm, kết quả cho thấyvới mức N 300
kg/ha/năm và K 83 kg/ha/năm tạo ra lượng tinh dầu cao nhất và sự hấp thu chất
dinh dưỡng cũng tăng lên đáng kể nhưng hàm lượng dầu và thành phần dầu không
bị ảnh hưởng bởi nồng độ Nitơ hoặc Kali.
Abdelaziz và cộng sự (2007), nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ, vi
sinh vật và phân vơ cơ (NPK) gồm các cơng thức thí nghiệm sau: NPK bón vào đất
với tỷ lệ 100 kg N/ha (33,5%N), 50 kg P/ha (15,5% P), 50 kg K/ha (48% K2); Vi
sinh vật cố định đạm (Azotobacter chroococcum và vi khuẩn phân giải photphate,
Bacillus megaterium); Phân hữu cơ 359 tấn/ha; Phân hữu cơ kết hợp với vi sinh vật.
Kết quả cho thấy, bón phân hữu cơ kết hợp với vi sinh vật cố định đạm cây sinh
trưởng nhanh và hàm lượng tinh dầu cao hơn so với các công thức thí nghiệm khác.
Kowalchik và Hylton (1987) cho rằng, Hương thảo sinh trưởng tốt nhất ở đất
thoát nước tốt. Đồng ý với quan điểm trên, Boyle và cộng sự (1991) cũng cho rằng
đất tơi xốp và nhiều mùn giúp cho cây Hương thảo sinh trưởng tốt. Và ngược lại
cây sinh trưởng chậm trong điều kiện môi trường quá khô (Rose và cộng sự, 1999).
Theo Westterwelt (2003), giá thể ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và phát triển
của Hương thảo là hỗn hợp giá thể gồm 30% xơ dừa, 15% than mùn, 40% vỏ cây và
15% hạt đá Perlite, kết hợp với tưới 150 mg/L N thì cho kết quả sinh trưởng tốt
nhất. Các nghiên cứu trên cũng chỉra rằng mât độ thích hợp 20.000 cây/ha
(Kowalchik and Hylton, 1987; Boyle và cộng sự, 1991).

10


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


2.1.

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ MỤC ĐÍCH

2.1.1 Địa điểm, thời gian
Địa điểm: Tất cả thí nghiệm được thực hiện tại nhà kính A12 thuộc
Trường Đại Học Đà Lạt.
Thời gian: thực hiện từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019.
2.1.2 Mục đích nghiên cứu
Bước đầu nghiên cứu các giá thể và phân bón cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây Hương thảo trong 60 ngày đầu được trồng tại Đà Lạt.
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Giống Hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) tại vườn thực nghiệm A12.
2.1.4 Dụng cụ, phân bón
Đất đỏ bazan lấy tại đại học Đà Lạt, màu nâu đỏ được phân tích sơ bộ ở bảng
2.1, xơ dừa đã rửa chát, phân hữu cơ (phân bò, đất mỏ và trấu ủ bằng chế phẩm vi
sinh Tricoderma của trường đại học Đà Lạt trong 6 tháng).
Bảng 2.1 Danh mục các chỉ tiêu phân tích đất
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11

Chỉ tiêu phân tích
pH*
Nitơ tổng*
Hàm lượng chất hữu cơ (mùn)*
As*
Pb*
Phospho tổng (P2O5)*
Phospho hữu hiệu*
Nitơ hữu hiệu*
Kali tổng (K2O)*
Kali hữu hiệu*
Độ ẩm*

PD11-1
7,44
0,61
20,8
31,58
13,14
0,72
93,5
34,6
0,21
80,6
34,3


Phương pháp thử
TCVN 5979:2007
TCVN 6498:1999
TCVN 4050:1985
TCVN 8467:2010
TCVN 6496:2009
TCVN 8563:2010
TCVN 8559:2010
TCVN 9295:2012
TCVN 8562:2010
TCVN 8560:2010
TCVN 9297:2012

Phân bón: Đạm Phú Mỹ Urea của Tổng cơng ty Phân bón và Hóa chất Dầu
khí (N 46,3%, Biuret 1%, độ ẩm 0,4%), Supe Lân của Công ty Cổ phần Phân bón
Miền Nam (P2O5 16%, CaO 20%, Cd 12ppm, S 6%, SiO2 6%, độ ẩm 13%), M O P
Dragon Fertiliser của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dragon Fertiliser Việt Nam
(61% K2O).

11


Phân hữu cơ vi sinh: thành phần gồm 30% phân bị khơ, 30% đất mỏ, 30%
bả nấm, 10% trấu được ủ với chế phẩm vi sinh Trichoderma DLU trong 6 tháng.
Chậu cây có kích thước 20 cm x 30 cm x 20 cm.
Nước tưới: tưới bằng nước vòi, sạch.
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nội dung
 Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển rễ của cây con

Hương thảo.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sự sinh trưởng trong 60 ngày đầu của
cây Hương thảo.
2.2.2. Nguồn cây con
Cây con được giâm hom từ nhánh của cây mẹ khỏe mạnh, không bị bệnh,
nhánh được cắt sẽ dài từ 8 – 10 cm. Hom sau khi cắt, gốc cành giâm sẽ được tuốt lá
và xử lý với thuốc kích thích tạo rễ RICH và giâm trong xơ dừa đã qua xử lý trong 3
tuần. Cây sau khi giâm có bộ rễ đã bao trọn bầu giâm (số lượng rễ 25 ± 5 rễ,
chiềudài từ 5 – 7 cm).
Cây con khỏe, không bị sâu bệnh, đồng đều (hình 2.1) dùng làm nguồn giống
ban đầu để bố trí trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2

Hình 2.2 Cây Hương thảo sau khi giâm được 3 tuần

12


2.2.3. Phương pháp
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể lên đến sự phát triển rễ của
cây Hương thảo con.
Mục tiêu: Tìm giá thể tốt nhất cho sự phát triển rễ trong giai đoạn đầu của
cây Hương thảo.
Tiến hành: Đất đỏ, xơ dừa và phân hữu cơ sẽ trộn đều với nhau theo các tỷ lệ
nhất định theo bảng 1và đưa đất đã trộn vào chậu bằng với miệng chậu.
Bảng 1. Tỷ lệ phối trộn các loại giá thể của cây Hương thảo.
NT

Phân hữu cơ
vi sinh


1
2
3
4
5
6
7
8
Đối chứng

20%

10%

Đất đỏ

Xơ dừa

80%
70%
60%
50%
90%
80%
70%
60%
100%

0%
10%

20%
30%
0%
10%
20%
30%

Mỗi NT bố trí có 30 chậu được phối trộn theo tỉ lệ ở bảng 1, mỗi chậu sẽ
trồng một cây Hương thảo và được tưới nước hàng ngày và khơng bổ sung thêm bất
kì phân bón nào để có thể xác định được giá thể tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Cây sau khi trồng 7 ngày, tiến hành cắt ngọn để lại 8 nách lá (tất cả NT giống
nhau) để tránh ưu thế ngọn và giúp phát triển chồi nách.
Thời gian thực hiện nghiên cứu trong một tháng, thu số liệu 2 lần (15 ngày,
30 ngày).
Chỉ tiêu theo dõi:
 Chiều dài rễ.
 Số lượng rễ.
 Quan sát sự sinh trưởng lá và thân cây.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ phân đạm đến sự sinh trưởng

13


trong 60 ngày đầu của cây Hương thảo.
Mục tiêu: Tìm được nồng độ đạm (N) phù hợp đến sự sinh trưởng cành và
thân cây Hương thảo trong 60 ngày đầu của cây Hương thảo.
Tiến hành:
Cây con Hương thảo được trồng vào giá thể tốt nhất ở thí nghiệm 1.
Loại đạm: Urea (Đạm Phú Mỹ (46,3% N). Lượng phân bón được tính dựa
trên mật độ cây trồng 45.000 cây /ha (45cm x 45 cm). Lượng phân được tính tốn ra

cho mỗi cây sử dụng tưới trong 60 ngày. (M. Singh và cs, 2007)
Sau 15 ngày trồng, sẽ tiến hành bón phân theo nồng độ đạm như Bảng 2.
Bảng 2. Nồng độ đạm
NT
Nồng độ đạm
(kg/ha)

ĐC

1

2

3

4

5

6

0

50

100

150

200


250

300

Ngồi phân đạm, ta cịn bón lót thêm các loại đa vi lượng khác với hàm
lượng 50kg P/ha/năm và 50 kg K/ha/năm, các vi lượng khác năm trong thành phần
của phân. Các chất này được bổ sung giống nhau ở các nghiệm thức.
Thời gian: 60 ngày (tháng 3, tháng 4).
Độ ẩm: duy trì độ ẩm đất từ 60 – 70%.
pH đất 6,5 – 7.
Chỉ tiêu theo dõi:
 Chiều dài nhánh.
 Số lương nhánh phát sinh.
 Hàm lượng phần trăm chất khơ (Phương pháp tính hàm lượng nước và
hàm lượng chất khô 10TCN 842:2006).
2.3.

XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu ở thí nghiệm các thí nghiệm sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel 2016 và SPSS.

14


Chương 3
KẾT QUẢ
VÀ BIỆN LUẬN



3.1
THÍ NGHIỆM 1: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ TRỒNG ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HƯƠNG THẢO
Sự phát triển hệ rễ của cây con ở giai đoạn đầu đóng vai trị rất quan trọng
đến sức sống và phẩm chất của cây về sau. Hệ rễ nhiều và khỏe mạnh sẽ tăng cường
sự hấp thu chất dinh dưỡng của cây. Trong khi sự vận chuyển khí và chất dinh
dưỡng trong đất phụ thuộc rất lớn vào độ tơi xốp của đất. Nên việc sử dụng giá thể
có độ thống khí phù hợp và bón lót phân hữu cơ là rất quan trọng.
Đất được sử dụng trong thí nghiệm là đất đỏ tại khu vực Đà Lạt, đây là loại
đất có lượng sét cao nên cần phải tăng độ thống khí, độ thốt hơi nước cho đất
bằng cách phối trộn với xơ dừa và phân hữu cơ vi sinh (tăng độ mùn và chất dinh
dưỡng ban đầu).
Các cây con khỏe mạnh, đồng đều và khơng bị sâu bệnh (Hình 2.1) được
trồng trên các giá thể khác nhau. Sau 1 tuần thì tiến hành cắt ngọn, để lại 8 nách lá,
tiếp tục chế độ chăm sóc đồng đều cho các NT và thu kết quả sau 1 tháng. Các chỉ
tiêu sinh trưởng của hệ rễ sau 15 và 30 ngày được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Sự phát triển hệ rễ cây Hương thảo trên các loại giá thể khác nhau
NT
ĐC
1
2
3
4
5
6
7
8

Số lượng rễ

15 ngày
30 ngày
22,0 ± 4,75
28,0 ± 5,79
42,9 ± 15,27 34,0 ± 9,57
41,0 ± 9,68
33,4 ± 6,88
35,0 ± 9,85
41,9 ± 4,11
40,2 ± 9,21
30,0 ± 5,69
34,3 ± 6,05
38,2 ± 13,9
32,6 ± 8,85
38,0 ± 8,04
36,7 ± 12,25 37,6 ± 7,45
30,0 ± 6,43 38,4 ± 11,98

15

Chiều dài rễ (cm)
15 ngày
30 ngày
11,8 ± 1,18 18,6 ± 2,45
12,4 ± 2,24 27,7 ± 2,29
10,8 ± 1,98 24,7 ± 4,11
9,9 ± 0,87
26,3 ± 4,75
11,1 ± 1,21 22,5 ± 4,61
9,4 ± 1,72

21,7 ± 2,93
10,5 ± 1,89 17,4 ± 2,22
9,6 ± 1,02
23,5 ± 3,82
8,6 ± 1,04
20,7 ± 5,15


Hình 3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng hệ rễ Hương thảo sau 30 ngày.
Qua bảng 3.1 và hình 3.1, tơi có một số nhận xét như sau:
Về số lượng rễ, có sự gia tăng số lượng rễ trong 15 ngày đầu tiên. Số rễ ở NT
đối chứng thấp hơn so với các NT còn lại. Tuy nhiên, số liệu cho thấy có sự khác
nhau giữa hai lần thu mẫu và không tuân theo quy luật phát triển. Ví dụ, ở NT 2, số
rễ sau 15 ngày là 42,9 rễ nhưng sau 30 ngày là 34 rễ; hoặc ở NT 4, sau 15 ngày là
40,2 rễ và sau 30 ngày là 30 rễ … Sự khác biệt này là do cây giống ban đầu có số
rễ/mầm rễ chênh lệch nhiều. Theo số liệu giâm hom, khi giâm cành Hương thảo với
thuốc ra rễ Rich, có sự chênh lệch về số rễ giữa các mẫu, mẫu nhiều nhất là 25 rễ,
mẫu ít nhất là 15 rễ. Ở các NT cịn lại, khơng có sự khác biệt đáng kể giữa 2 lần thu
số liệu. Như vậy, số lượng rễ chỉ tăng trong 15 ngày đầu. Điều này có thể lý giải do
cây trong bầu đất được trồng sâu hơn, nên một số phần thân phía trên bầu đất lúc
này được lấp dưới đất tạo điều kiện cho sự ra thêm rễ mới trong giai đoạn này. Sau
đó, chất dinh dưỡng được tập trung vào việc kéo dài rễ nên chiều dài rễ ở hai tuần
sau có sự gia tăng đáng kể. So với đối chứng, số rễ có sự gia tăng khi bổ sung phân
hữu cơ và xơ dừa. Với chỉ tiêu về số rễ, do sự sai khác về số lượng rễ của cây ban
đầu nên chưa thể đánh giá được NT nào tốt nhất cho sự phát triển của rễ.
Chiều dài rễ có sự khác biệt theo thời gian. Sau 2 tuần đầu, chiều dài rễ tăng
chậm từ 5 – 7 cm, đạt 8 – 13 cm so với ban đầu là 5 – 7 cm. Sau 4 tuần, rễ dài hơn
đáng kể đạt 20 – 27 cm. Chiều dài rễ ở các NT cũng dài hơn so với NT đối chứng.
Chiều dài rễ tăng nhanh nhất ở NT 4 (60% đất, 20 % sơ dừa, 20 % phân) và chậm
nhất là ở NT 6 (80% đất, 10 % phân, 10% sơ dừa). Như đã phân tích ở trên, trong

15 ngày đầu, cây tập trung gia tăng về số lượng rễ nên chất dinh dưỡng chủ yếu tập

16


×