Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xuất phát từ thực tiễn bản thân và cộng đồng - từ việc xem xét mối quan hệ biện chứng tồn tại xã hội và ý thức xã hội hãy làm sáng tỏ ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 14 trang )

TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
NGÂN
À

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TÊN CHỦ ĐỀ: Xuất phát từ thực tiễn bản thân và cộng đồng, từ việc xem
xét mối quan hệ biện chứng Tồn tại xã hội và Ý thức xã hội hãy làm sáng tỏ
sinh động: Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển.
NHÓM THỰC HIỆN: 13-18
LỚP HỌC PHẦN: MLM306_211_D33
THÀNH VIÊN: Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Mỹ Huyền
Phan Hà Khánh Huyền
Nguyễn Phạm Nhựt Lan
Ph ạm Nguyễễn Ngọc Liễn
Trầần Diệu Linh
CHẤM ĐIỂM
Bằng chữ
Bằng số

TP. HỒ


MỤC LỤ

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG............................................................................................................................. 1
1) Tồn tại xã hội.................................................................................................................. 1
1.1. Khái niệm...................................................................................................................1
1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội...........................................................................2


2) Ý thức xã hội................................................................................................................... 2
2.1. Khái niệm...................................................................................................................2
2.2. Kết cấu của ý thức xã hội...........................................................................................3
3) Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội......................................5
3.1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định............................6
3.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội..................................7
4) Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển........................................................7
5) Ý nghĩa phương pháp luận............................................................................................9
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................11


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đời sống xã hội có hai lĩnh vực quan trọng là lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh
thần, đó cũng chính là hai lĩnh vực tồn tại xã hội và ý thức xã hội.Vì vậy, cùng với
việc phân tích các quy luật của sự phát triển xã hội,các quan hệ kinh tế và các quan
hệ chính trị-xã hội thì khơng thể khơng chú trọng đến mặt quan trọng khác của đời
sống xã hội là ý thức xã hội.Trong triết học Mác-Lênin, khái niệm ý thức xã hội gắn
liền với khái niệm tồn tại xã hội. Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã
hội đối với ý thức xã hội, và ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ
thuộc vào tồn tại xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một
yếu tố thụ động, trái lại cịn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với
đời sống kinh tế - xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong
mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở những điểm
sau đây: ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội,ý thức xã hội có thể vượt
trước tồn tại xã hội,ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình, ý thức
xã hội có sự tác động qua lại trong sự vận động của chúng,ý thức xã hội có khả năng
tác động trở lại tồn tại xã hội. Trong đó,theo quan điểm của triết học Mác –
Lênin,tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng
nền văn hoá tinh thần của xã hội. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này,thì sau đây chúng

ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về chúng.

NỘI DUNG
1) Tồn tại xã hội
1.1. Khái niệm
+ Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống sinh hoạt vật chất cùng toàn bộ những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, có kết cấu bao gồm: địa lý, điều kiện tự nhiên, điều
kiện dân số và phương thức sản xuất vật chất.
+ Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất
xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh.Trong các quan hệ
xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con
người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.
Ví dụ: Thời tiền sử là thời đại Việt Nam được tính từ tính từ khi con người bắt đầu có
mặt trên lành thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỉ I trước công nguyên. Thời tiền sử là
các bộ lạc săn bắt (bán), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ cịn rất
thơ sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn
định nhằm phục vụ đời sống. Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống
con người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài quán động thực vật phương
Nam nên nguồn tài nguyên rất phong phú.
+ Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà cịn
quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó.Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có
thể được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo

1


những cách thức khác nhau.Tuy nhiên,đến lượt mình,các hình thái ý thức này cũng sẽ
tác động,ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội.
1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất,điều
kiện tự nhiên,hoàn cảnh địa lý,dân số và mật độ dân số,...trong đó phương thức sản
xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
Sở dĩ, chúng ta coi nó là nhân tố cơ bản vì nó có ảnh hưởng quyết định đến sự biến
đổi của ý thức xã hội và nó làm thay đổi ý nghĩa của hồn cảnh địa lý và điều kiện dân
số trong sự phát triển của xã hội.

 Phương thức sản xuất vật chất:
Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có khơng do ai sinh ra, và khơng thể tiêu diệt
được, nó tồn tại bên ngồi và khơng lệ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người. Vật
chất là một thực tại khách quan. Tuy nhiên trong giáo trình triết học lại có phạm trù
phương thức sản xuất vật chất vậy phương thức sản xuất vật chất là gì.
Phương thức sản xuất vật chất là những phương cách, dụng cụ, công nghệ… để
tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống văn hố tinh thần của chính bản thân con
người. Điều này cũng có nghĩa là phương thức sản xuất chính là yếu tố đóng vai trị
cực kỳ quan trọng đối với tồn tại xã hội. Mặt khác nếu khơng có phương thức sản xuất
thì rõ ràng sẽ khơng thể tồn tại xã hội. Và như thế cũng có nghĩa phương thức sản xuất
sẽ chi phối các yếu tố còn lại của tồn tại xã hội.

 Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý:
Đây là một yếu tố cần và đủ để hình thành tồn tại xã hội. Và để tồn tại xã hội phát
triển ngày càng cao thì yếu tố điều kiện tự nhiên này rất quan trọng. Nó phải phù hợp
và tạo điều kiện thuận lợi cho tồn tại xã hội và để có điều kiện thuận lợi phát triển thì
tồn tại xã hội cần phải có yếu tố thứ ba là.

 Dân số và mật độ dân số:
Cũng có vai trị giống như điều kiện tự nhiên, nó cũng có ảnh hưởng đến sự phát
triển của tồn tại xã hội. Và nếu có được một điều kiện tự nhiên, dân số thuận lợi cộng
với một phương thức sản xuất vật chất hợp lý thì sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp với mặt
tích cực mà nó đang và sẽ cần phải đạt đến.

2) Ý thức xã hội
2.1. Khái niệm

2


Cùng với phạm trù tồn tại xã hôi, phạm trù ý thức xã hội là phạm trù của chủ nghĩa
duy vật lịch sử được vận dụng để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực
xã hội.
+ Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh
thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng,
thói quen, phong tục, tập qn, truyền thống… của cộng đồng xã hội được sinh ra
trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định. Ý thức xã hội được coi là một bộ phận của đời sống tinh thần.
+Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn
hóa tinh thần của xã hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng
của hinh thái kinh tế - xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó.
Ví dụ: Tục J nuê (nối dây) là một luật tục cổ truyền trong hôn nhân của người Êđê.
Tục này quy định khi chồng chết, người phụ nữ có quyền địi hỏi nhà chồng phải thế
một người em trai chồng để làm chồng và ngược lại khi vợ chết, người chồng phải lấy
một người con gái trong gia đình vợ, miễn là người đó chưa có chồng. Ngày nay tập
tục này dù có nhiều thay đổi, nhưng vẫn tồn tại trong cộng đồng người Ê đê.
Về ý thức xã hội điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước, nhân đạo
nhân nghĩa của dân tộc và nhân dân Việt Nam thì rất cần cù chăm chỉ với truyền thống
hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra Việt Nam có hệ thống tư
tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt trong nhiều thế kỉ, nhất là phong kiến là tư tưởng
Nho giáo.
2.2. Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là một hiện tượng phức tạp, tùy theo góc độ xem xét, người ta có thể
phân ý thức xã hội thành: ý thức thông thường và ý thức lý luận; tâm lý xã hội và hệ

tư tưởng xã hội.
 Ý thức thông thường và ý thức lý luận:
+ Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là toàn bộ những tri
thức,những quan niệm,…của những con người trong một cộng đồng người nhất
định,được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày,chưa được
hệ thống hoá,khái quát hoá thành lý luận.Trong ý thức xã hội thông thường,tâm lý xã
hội là bộ phận rất quan trọng.
+ Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ
thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những
khái niệm, phạm trù, quy luật.
+ Ý thức xã hội thông thường phản ánh một cách sinh động và trực tiếp các mặt
khác nhau của cuộc sống hằng ngày của con người. Ý thức xã hội thơng thường tuy ở
trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phong phú hơn ý thức lý luận. Chính những
tri thức kinh nghiệm phong phú của ý thức thông thường là chất liệu, là cơ sở và tiền
đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận.

3


+ Ý thức lý luận hay là ý thức khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách
quan một cách sâu sắc, chính xác, bao quát và vạch ra được những mối liên hệ khách
quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và các q trình xã hội. Đồng
thời, ý thức khoa học có khả năng phản ánh vượt trước hiện thực.
 Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng:
+ Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân. Tâm lý xã hội bao
gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục,
tập quán, ước muốn...của một người, một tập đoàn người, một bộ phận xã hội hay của
toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và
phản ánh cuộc sống đó.
Tâm lý xã hội cũng phản ánh một cách trực tiếp và tự phát những điều kiện sinh

hoạt hằng ngày của con người cho nên chỉ ghi lại những gì dễ thấy, những gì nằm trên
bề mặt của tồn tại xã hội. Do vậy, khác với ý thức lý luận, tâm lý xã hội chưa đủ khả
năng để vạch ra những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật
của các sự vật và các quá trình xã hội. Mặc dù vậy, cần coi trọng vai trò của tâm lý xã
hội trong việc phát triển ý thức xã hội, nhất là việc sớm nắm bắt những dư luận xã hội
thể hiện trạng thái tâm lý và nhu cầu xã hội đa dạng của nhân dân trong những hoàn
cảnh và điều kiện khác nhau.
+ Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận thức lý
luận về tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan
hệ xã hội.Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội:
chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo... là sự phản ánh gián tiếp và tự giác
đối với tồn tại xã hội.
Trong lịch sử nhân loại đã và đang tồn tại cả hệ tư tưởng khoa học và hệ tư
tưởng không khoa học. Nếu hệ tư tưởng không khoa học phản ánh các quan hệ vật
chất một cách hư ảo, sai lầm hoặc xuyên tạc thì ngược lại, hệ tư tưởng khoa học phản
ánh các quan hệ, các quá trình và hiện tượng xã hội một cách khách quan, chính xác.
Cả hai loại hệ tư tưởng này đếu có ảnh hưởng đối với sự phát triển của khoa học.
Chẳng hạn, hệ tư tưởng không khoa học, nhất là triết học, đã từng kìm hãm sự phát
triển của khoa học tự nhiên suốt hang chục thế kỷ thời Trung cổ ở châu Âu.
Mặc dù tâm lý xã hội và hệ tư tưởng thuộc hai trình độ khác nhau của ý thức xã
hội nhưng chúng có mối liên hệ qua lại và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu tâm lý xã
hội có thểthúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và sự tiếp nhận một hệ tư tưởng nào đó;
có thể giảm bớt sự xơ cứng hoặc công thức cứng nhắc của hệ tư tưởng, thì trái lại, hệ

4


tư tưởng khoa học có thể bổ sung, làm gia tăng hàm lượng trí tuệ cho tâm lý xã hội,
góp phần thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực.
Tính giai cấp của ý thức xã hội:

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp có địa vị xã hội khác nhau, vai trò xã hội
khác nhau điều kiện sinh sống khác nhau... nên ý thức xã hội mang tính giai cấp. Tính
giai cấp đó được thể hiện ở tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Tính dân tộc của ý thức xã hội:
Mỗi dân tộc có hồn cảnh sống riêng, truyền thống riêng, lịch sử phát triển riêng...
nên ý thức xã hội mang tính dân tộc. Khi ý thức của một giai cấp phản ánh được lợi
ích dân tộc thì tính giai cấp và tính dân tộc của ý thức xã hội có sự phù hợp. Trường
hợp ngược lại thì khơng phù hợp, mâu thuẫn.
Tính nhân loại của ý thức xã hội:
Ý thức xã hội cịn mang tính nhân loại. Ở đây những giá trị được khẳng định trong
quá trình phát triển của nhân loại. Trong tâm lý thể hiện những đặc điểm mang tính
lồi (lồi người), trong hệ tư tưởng phản ánh tính hiện thực, xu hướng phát triển của
lịch sử nhân loại.
3) Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Trong Lời tựa cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị C.Mác viết:
“Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội,
chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại
của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Với khẳng định này
C.Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây dựng quan điểm duy vật lịch sử
về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về vai trò quyết định của tồn tại xã
hội đối với ý thức xã hội. Tương tự như vậy, trước đó trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận rằng, toàn bộ gốc rễ của sự phát triển xã hội loài
người, kể cả ý thức của con người, đều nằm trong và bị quy định bởi sự phát triển của
các điều kiện kinh tế - xã hội, nghĩa là “không phải ý thức quyết định đời sống mà
chính đời sống quyết định ý thức”, “do đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã
hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người cịn tồn tại”. Đây chính là điểm cốt lõi
của ngun lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội. Tồn tại xã hội nào thì
có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm và xu


5


hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức
sản xuất, thay đổi thì những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật và triết học
sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, ý thức xã hội
khơng phải là yếu tố hồn tồn thụ động hay tiêu cực. Mặc dù chịu sự quy định của
tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội không những có tính độc lập tương đối; có thể tác
động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại xã hội mà đặc biệt là cịn có thể vượt trước tồn tại
xã hội.
3.1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định
*Sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện ở chỗ:
+Thứ nhất, tồn tại xã hội là nguồn gốc khách quan, cơ sở khách quan của sự hình
thành, ra đời của ý thức xã hội (nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp quyền).
+Thứ hai, tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội
nói chung, của các hình thái ý thức xã hội nói riêng.
+Thứ ba, tồn tại xã hội thay đổi sớm hay muộn sẽ kéo theo sự thay đổi của ý thức
xã hội. Tất nhiên, mức độ, nhịp độ thay đổi của các bộ phận trong ý thức xã hội diễn
ra khác nhau. Có những bộ phận biến đổi nhanh hơn (ví dụ như chính trị, pháp luật),
có bộ phận thay đổi chậm hơn (ví dụ như nghệ thuật, tơn giáo).
+Thứ tư, trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp.
*Đời sống tinh thần của xã hội, tức ý thức xã hội, hình thành và phát triển trên cơ sở
của đời sống vật chất, tức tồn tại xã hội.
*Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã
hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
*Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận,
quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời
sống vật chất quyết định.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý
thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Nghĩa là tồn tại xã

hội quyết định nội dung phản ánh của ý thức xã hội: nó quyết định ý thức xã hội ở sự
nghèo nàn, phong phú hay đơn điệu trong nội dung phản ánh. Tồn tại xã hội cũng
quyết định tính chất cách mạng hay phản ánh cách mạng, đối kháng hay không đối
kháng trong ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là phương thức sản xuất
thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị pháp
quyền, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật… sớm hay muộn cũng thay đổi theo.
Cho nên, chúng ta thấy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau có những quan điểm, lý
luận, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó chính là do những điều kiện khác nhau của đời
sống vật chất quyết định. Điều đó chứng tỏ: “Không phải ý thức của con người quyết
định tồn tại của họ, trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”.

6


Như vậy,triết học Mác-Lênin địi hỏi phải có thái độ biện chứng khi xem xét sự
phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội.
 Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội, còn ý thức
xã hội là phản ánh tồn tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, triết học Mác Lênin
không xem ý thức xã hội như một yếu tố hoàn toàn thụ động mà trái lại cịn nhấn
mạnh sự tác động tích cực trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, nhấn mạnh
tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ví dụ: Ý thức xã hội giữa con người thời xưa và thời nay: Thời xưa, người dân bị các
chính quyền phong kiến đàn áp,bóc lột,có cuộc sống ghen ghét,đố kị lẫn nhau.Thời
nay,do cuộc sống n ổn hơn,nên mọi người sống hồ bình,vui vẻ,hồ thuận với nhau
hơn.
3.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Trong quá trình phát triển của mình, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với
tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở các khía cạnh sau:
Các hình thái ý thức xã hội có đặc điểm chung là mặc dù bị tồn tại xã hội quy
định, song chúng đều có tính độc lập tương đối. Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định

rằng, ý thức xã hội và tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng, các hình thái ý thức
xã hội khơng phải là những yếu tố thụ động; trái lại, mỗi hình thái ý thức xã hội đều
có sự tác động ngược trở lại tồn tại xã hội, trước hết là tác động trở lại cơ sở kinh tế.
Đồng thời, các hình thái ý thức xã hội cũng tác động lẫn nhau theo những cách thức
khác nhau.
Tuy ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội,
nhưng ý thức xã hội không thụ động mà có tính độc lập tương đối, có tác dụng tích
cực đối với đời sống kinh tế – xã hội.Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở những
điểm sau đây:ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội,ý thức xã hội có thể
vượt trước tồn tại xã hội,ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình , ý
thức xã hội có sự tác động qua lại trong sự vận động của chúng , ý thức xã hội có khả
năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
4) Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
+ Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các
quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền
đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã thừa
nhận rằng, “ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ
nghĩa duy vật Pháp”. Và, “nếu trước đó khơng có triết học Đức, đặc biệt là triết học
Hêghen, thì sẽ khơng bao giờ có chủ nghĩa xã hội khoa học Đức, chủ nghĩa xã hội duy
nhất khoa học tồn tại từ trước đến nay”. Vì vậy, hồn tồn hợp quy luật rằng, chủ
nghĩa Mác khơng chỉ đã tiếp thu tất cả những gì là tinh hoa trong lịch sử văn minh

7


nhân loại mà còn kế thừa trực tiếp từ nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học
Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
+ Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan
điểm,lí luận của mỗi thời đại thì không xuất hiện"trên mảnh đất trống không" mà được
tạo ra trên cơ sở kế thừa quan điểm,lí luận của mỗi thời đại trước.Và do ý thức có tính

kế thừa trong sự phát triển nên khơng thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa
vào những mối quan hệ hiện có. Chẳng hạn, trình độ phát triển kinh tế của nước Pháp
vào thế kỷ XVIII kém xa nước Anh nhưng tư tưởng lý luận thì nước Pháp tiên tiến
hơn nước Anh nhiều. Tương tự như vậy, kinh tế nước Đức đầu thế kỷ XIX kém xa
nước Anh và nước Pháp nhưng nền triết học của nước Đức thì vượt xa hai nước kia.
Điều đó chứng tỏ rằng, sự phát triển của ý thức xã hội không phải bao giờ cũng song
hành với sự phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế.
+ Lịch sử phát triển của tư tưởng cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy
tàn của triết học, văn học, nghệ thuật… nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những
giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế. Tính chất kế thừa trong sự phát triển
của tư tưởng là một trong những nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát
triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao.
+ Tính kế thừa của ý thức xã hội thể hiện rõ trong tập quán, truyền thống văn hoá
của xã hội. Ý thức xã hội mới có tính kế thừa ý thức xã hội cũ, tính kế thừa của ý thức
xã hội gắn liền với tính chất giai cấp của nó, có ý nghĩa to lớn với sự nghiệp xây dựng
nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý
thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến kế thừa những di sản tư
tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.Những giai cấp tiên tiến dựa vào những lý luận do
xã hội cũ để lại, vớt bỏ những tư tưởng lỗi thời khơng phù hợp với thời đại mình. Cịn
các giai cấp, các lực lượng xã hội lỗi thời, phản tiến bộ thì tìm mọi cách làm sống lại
những gì có liên quan đến lợi ích của mình, bất kể những tư tưởng đó đã lạc hậu đến
đâu và như thế nào.
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình vì kế thừa là qui luật
chung của các sự vật, hiện tượng nên trong quá trình vận động của ý thức xã hội nó
cũng phải có tính kế thừa. Mặt khác, sự tồn tại, phát triển của ý thức xã hội là phản
ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa, nó vận động liên tục nên ý
thức xã hội cũng phản ánh q trình đó, nó có tính kế thừa.
+ Ý thức xã hội một mặt phản ánh tồn tại xã hội, trong sự phát triển của nó với
tính cách là một chỉnh thể, nó khơng nảy sinh đơn thuần chỉ từ tồn tại xã hội, phản ánh
tồn tại xã hội ấy mà ln có sự kế thừa trong dịng chảy phát triển của mình. Vì vậy,

chúng ta khơng thể giải thích một tư tưởng, quan niệm nào đó, đơn thuần từ tồn tại xã
hội mà khơng chú ý đến sự phát triển của tư tưởng, quan niệm đó trước đấy trong lịch
sử, hay sự kế thừa những di sản, giá trị của các thời đại trước, của các dân tộc khác
trên thế giới. Trong lịch sử nhân loại, có những quốc gia kinh tế khơng phát triển so
với các nước láng giềng nhưng tư tưởng triết học lại phát triển rực rỡ hơn các nước có

8


kinh tế phát triển. Vì vậy, chúng ta phải biết kế thừa những giá trị của nhân loại của
cha ông trước đây trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá mới, tinh thần mới.
+ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác
nhau sẽ kế thừa những di sản khác nhau của những giai đoạn trước. Giai cấp tiến bộ
đang lên sẽ chọn kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước; trái lại, giai cấp
lỗi thời, đi xuống bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo thủ,
phản tiến bộ để cố gắng tìm cách duy trì sự thống trị của mình. Điển hình về mặt này
là giai cấp tư sản vào nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã phục hồi và truyền bá chủ
nghĩa Cantơ mới và chủ nghĩa Tômát mới để chống lại phong trào cách mạng đang lên
của giai cấp vô sản, để chống lại chủ nghĩa Mác vốn là cơ sở của phong trào ấy.
+ Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội có ý
nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tinh thần của xã hội. V.I. Lênin
nhấn mạnh rằng, văn hoá xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy những thành tựu và
truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn hoá nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới
quan mác-xít.Lênin viết: “Văn học vơ sản phải là sự phát triển lơgic của tổng số kiến
thức mà lồi người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của
bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”.
+ Nắm vững quan điểm trên đây của triết học Mác – Lênin về tính kế thừa của ý
thức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên
lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.Đảng ta khẳng định, trong điều kiện kinh tế thị trường và
mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hoá

dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân
tộc, tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt
Nam.
+ Ý thức xã hội mới kế thừa cả tích cực và tiêu cực:
Trong thời đại ngày nay nước ta vẫn cịn tình trạng trọng nam khinh nữ mặc dù
điều đó khơng tốt đẹp. Khi chiến tranh hay hịa bình nhân dân ta vẫn giữ truyền thống
u nước đoàn kết sẵn sàng đánh giặc.
5) Ý nghĩa phương pháp luận
*Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời
sống xã hộiVì vậy cơng cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến
hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
* Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý
thức xã hội.

9


+ Mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới
tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược
lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng
có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy
vai trị tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh
tế và cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
+ Mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn
hố, xây dựng con người mới.
Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội xã hội
chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền
thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện

thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

KẾT LUẬN
Tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa. Lênin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội
chủ nghĩa cần phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nhân
loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới quan Mác xít. Người nhấn mạnh: “Văn hố vơ
sản phải là sự phát triển hợp qui luật của tổng số những kiến thức mà lồi người đã
tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội
của bọn quan liêu”. Nắm vững nguyên lý về tính kế thừa của ý thức xã hội có một ý
nghĩa quan trọng đối với cơng cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên lĩnh vực văn hóa,
tư tưởng. Trong kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, Đảng ta khẳng định:
“Phát triển văn hóa dân tộc đi đơi với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngồi, vừa
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới”.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng triết học Mác – Lênin, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
[2] Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb CTQG-Sự
thật, Hà Nội, 2018.
[3] Giáo trình triết học Mác – Lênin, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
/>[4] Kira, Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội ,
(18/10/2021). Truy xuất từ />[5] Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Truy xuất từ
/>v=erQU_7pdNSQ&fbclid=IwAR3tepYiMfvfLaFVDZjzL4XuK97HWsBtmd3mzAxJ
TMdJsteEhzfMVCKHevc
[6] Nguyễn Thị Hồng Vân, Ý thức xã hội. Truy xuất từ />[7] Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa
phương pháp luận? (24/02/2020). Truy xuất từ />[8] Ví Dụ Về Tính Độc Lập Tương Đối Của Ý Thức Xã Hội, (12/05/2021). Truy xuất
từ />Danh sách các thành viên tham gia vào quá trình thảo luận đề tài:

STT

HỌ VÀ TÊN

NỘI DUNG TÌM
HIỂU

13

Nguyễn Thị Hoa

14

Nguyễn Thị Mỹ Huyền

15

Phan Hà Khánh Huyền

16

Nguyễn Phạm Nhựt Lan

17

Phạm Nguyễn Ngọc Liên

11

Xuất phát từ thực tiễn bản

thân và cộng đồng,từ việc
xem xét mối quan hệ biện
chứng Tồn tại xã hội và Ý
thức xã hội hãy làm sáng tỏ
sinh động :Ý thức xã hội có
tính kế thừa trong sự phát
triển.


18

Trần Diệu Linh (nhóm
trưởng)

12



×