Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ I
1: Chúa Jesus hay Jesuschrist ra đời ở Bethlehem. Lãnh thổ Do
Thái thuộc Đế quốc La Mã, nhưng đặt dưới quyền cai trị của vua
Herod "lớn". Vào năm 4, hoàng đế La Mã Augustus phế truất
Herod Archelaus, con của Herod "lớn" và đặt các xứ Judea,
Samaria và Idumea dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền La
Mã, được giám sát bởi một quan tổng đốc, người này có quyền bổ
nhiệm chức Thượng Tế của Do Thái giáo. Tình trạng này kéo dài
cho đến năm 64. Xứ Galilee, nơi Giê-su lớn lên, vẫn dưới quyền
cai trị của Herod Antipas (một người con khác của Herod "lớn").
Khi ấy, Nazareth, nay được khai quật bởi các nhà khảo cổ, là một
làng quê nhỏ bé với vài trăm cư dân, không có hội đường Do Thái
giáo (synagogue), cũng không có cơ sở công cộng nào. Không
vàng, bạc hay sản phẩm nhập khẩu được tìm thấy ở đây trong cuộc
khai quật.
17:
- Phong trào nông dân Lục Lâm - Mày đỏ ở Trung Quốc (TQ) nổ
ra. Năm 23, Lưu Tú - thủ lĩnh của một trong những nhóm khởi
nghĩa ở Hà Bắc đã tiêu dịêt hoặc hàng phục các nhóm khởi nghĩa
khác, làm chủ cả vùng Hà Bắc và chiếm được Lạc Dương. Năm
25, Lưu Tú xưng làm Hoàng đế, hiệu là Quang Vũ Đế, đặt tến
nước là Hán, đóng đô ở Lạc Dương, lịch sử gọi là Đông Hán (năm
25 - 220)
- Jesus bị đóng đinh trên thánh giá ở Jerusalem.
41-54: Hoàng đế Claudius I trục xuất người Do Thái khỏi La Mã.
43: Người La Mã cai trị Britian đến tận năm 407
54-68: • Triều đại của Hoàng đế Neron, người cuối cùng trong số
những hoàng đế La Mã dòng họ Julius. Ông dổ lỗi cho những
người theo đạo Cơ Đốc gây ra hỏa hoạn phá hủy thành La Mã, tiến
hành sát hại họ một cách tàn bạo.
60: Các vua Kushan của Grandhara bắt đầu cai trị phía Tây
Pakistan, lập một đế quốc kéo dài từ Trung Á tới Ấn Độ và mở
một trường học nổi tiếng dạy về điêu khắc Phật giáo.
98: Tacitus, nhà sử học La Mã hoàn thành tác phẩm sử học lớn
nhất của ông là Germania.
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ II
Teotihuacan trong thiên niên kỷ thứ 1 TCN là một trong hai thành
phố thịnh vượng thuộc Thung lũng Mexico, mỗi thành phố đều
nằm trong vùng đồng bằng tựa lưng vào núi. Một vài trăm năm
TCN, Teotihuacan vào tình thế hiểm nghèo, sau cùng chôn vùi
thành phố này dưới dòng dung nham. Dân tị nạn tìm thấy một quê
hương mới ở Teotihuacan, nơi họ cùng con cháu tiếp tục xây dựng
các công trình lớn nhất của Mexico cổ đại. Đó là hai kim tự tháp
khổng lồ (kim tự tháp "Mặt trời” và “Mặt trăng”), một đường đắp
cao đồ sộ để hành lễ (“Đại lộ tử thần"), một tập hợp các phức hợp
khổng lồ (“Ciudadela”, hay Thành luỹ, khu “ Đại phức hợp”) và
sau cùng các ngôi nhà của chính họ cùng các khu phức hợp căn
hộ. Vì thế thành phố Teotihuacan phát triển bao quanh Kim tự
tháp Mặt trời với mạng lưới đô thị có dân định cư chiếm diện tích
20 km2, dân số hơn 100.000 người
100:
- Đế quốc Funan được thành lập. Từ thế kỷ thứ III, Funan giao
thiệp với TQ. Văn hóa Ấn Độ, nhất là văn hóa Ấn Độ giáo, sớm có
ảnh hưởng vào nước này.
- Vương quốc Champa được thành lập.
- Nền văn minh Teotihuacan, một trong những nền văn minh sớm
nhất của Châu Mỹ, phát triển ở miền trung Mexico.
100 - 200: Clause Ptolèmèe, nhà thiên văn học Hy Lạp, tổng hợp
các tri thức tri văng đương thời trong cuốn Almagest, đề ra hệ
thống cơ học vũ trụ
105:
- Lần đầu tiên, Thái Luân, một quan lại thời Đông Hán đã dùng vỏ
cây, lưới cũ, giẻ rách để chế tạo ra giấy.
- Đế quốc La Mã đã mở rộng tới mức tối đa sau khi chinh phục
được Dacia (thuộc Rumani ngày nay), Armeria và vùng Thượng
Lưỡng Hà.
132 - 135: La Mã đàn áp cuộc nổi dậy của người Do Thái ở
Palestine. Người Do Thái bị đuổi khỏi Jerusalem.
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ III
Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190
đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao
tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa (ví
dụ các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên
Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu Bị, Đổng Trác, Lã Bố, giặc khăn
vàng v.v.) Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263,
được đánh dấu bởi sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba
quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy (
魏
), Thục (
蜀
) và Ngô (
吳
).
Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng
trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào
Ngụy (
曹魏
), Thục là Thục Hán (
蜀漢
), và Ngô là Đông Ngô
(
東吳
). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc
Nguỵ tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy (năm
265), và Tấn tiêu diệt Ngô (280).
220:
- Triều đại nhà Hán ở TQ chấm dứt. TQ bị chia cắt thành nhiều
nước nhỏ và chiến tranh liên miên suốt hơn 3 thế kỷ.
- Tào Phi xưng Đế.
221:
- Lưu Bị xưng Đế.
- Tôn Quyền xưng Đế.
280: Tây Tấn diệt Ngụy, Thục, Ngô thống nhất Trung nguyên
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ IV
Constantine có lẽ được biết đến nhiều nhất như một Hoàng đế La
Mã đầu tiên theo Thiên chúa giáo. Triều đại của ông là một bước
ngoặt lịch sử của Giáo hội Thiên chúa giáo. Năm 313 Constantine
công bố chấp nhận Thiên chúa giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ
những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo (mà vì
vậy nhiều người đã tử vì đạo trong các cuộc thảm sát người theo
Thiên chúa giáo trước đây) và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của
Giáo hội. Tuy một sắc lệnh tương tự đã được ban hành vào năm
311 bởi Galerius, lúc đó là hoàng đế cả của Tetrarchy, triều đại
lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của ông, và sự bảo trợ
Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo
trong toàn đế quốc.
303: Hoàng đế La Mã Diocletian tàn sát rất dã man những người
theo đạo Cơ Đốc.
306 - 337: Triều đại của Constantine I, Hoàng đế La Mã đầu tiên
theo đạo Cơ Đốc. Ông ban bố sắc lệnh Milan (313) công nhận đạo
Cơ Đốc là tôn giáo hợp pháp, đồng thời triệu tập đại hội các giáo
chủ đạo Cơ Đốc ở Nicée vào năm 325, đại hội Cơ Đốc giáo có quy
mô lớn đầu tiên trong lịch sử.
317: Thời kỳ Nam Bắc Triều, TQ bị phân chia thành các triều đại
phía Bắc và phía Nam, đến năm 590 mới thống nhất lại.
320: Chandragupta thống nhất Ấn Độ lập ra vương triều Gupta
(320 - 500), mở đầu thời kỳ chế độ phong kiến ở Ấn Độ. Triều đại
Gupta đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật và văn học
Hindu.
330: Hoàng đế Constantine I lấy Constantinople, ngày nay là
Istanbul, làm thủ đô mới của đế quốc La Mã.
340: Chế độ tu viện phát triển ở phía Tây đế quốc La Mã.
350: Người Hung Nô bắt đầu xâm lăng châu Âu, đuổi người Goth,
tộc người sống ở vùng phía Bắc sông Danube và trên những bình
nguyên thuộc Ukraine hiện nay, về phía Tây.
381: Đại hội Cơ Đốc giáo lần thứ 2 ở Constantinople, chính thức
hóa niềm tin và đặt chủ nghĩa vô thần ra ngoài vòng pháp luật.
395: Hoàng đế La Mã Théodesius chia đất nước của mình thành 2
phần cho 2 người con: Tây La Mã (gồm Châu Âu và châu Phi) lấy
Roma làm thủ đô và Đông La Mã (vùng Trung Cận Đông và Ai
Cập) lấy Constantinople là Thủ đô. Từ đó, Đông La Mã và Tây La
Mã phát triển theo hai con đường riêng. Năm 400, Đông La Mã bị
đế quốc Byzantine thay thế.