Xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người
Theo Dore Roosevelt đã nói rằng: “Một yếu tố vô cùng đơn giản nhưng quan
trọng nhất trong công thức thành công là xây dựng quan hệ tốt với mọi
người.”
Chúng ta đang làm trong một ngành vô cùng thú vị. Nhìn chung công việc của
chúng ta chúng ta liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm và các công ty giống như
chúng ta có quan hệ với nhân viên mở cửa gara hay người pha café.
Khi công việc diễn tiến tốt đẹp, khi nhân viên mở cửa gara hay người pha café làm
tốt như đúng bạn mong đợi, bạn sẽ chẳng nghĩ gì nhiều về họ nữa. Bạn giao phó
cho họ và thậm chí có thể là không bận tâm ai là người thực hiện. Chỉ khi việc
diễn ra không suôn sẻ bạn mới để tâm. Sau đó bạn bắt đầu nghĩ về sản phẩm bạn
sử dụng và người làm ra sản phẩm đó.
Đặc điểm hành vi cá nhân này đặc biệt quan trọng trong việc xem xét khi nào điều
này xảy ra đối với ngành bảo hiểm. Sự thật là khi chủ nhân của hợp đồng bảo
hiểm đưa ra một yêu cầu, bạn có cơ hội để tỏa sáng, thể hiện sự nổi bật trước rất
nhiều dịch vụ khác và điều quan trọng là thực hiện tốt hơn họ mong đợi. Thách
thức lại đến khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp!!! Giống như người pha café, khi
công việc tốt đẹp như mong đợi hầu như hiếm khi bạn nghĩ về anh ta. Bảo hiểm
cũng như vậy. Công việc hiệu quả đến đâu là do cách bạn trông đợi nó và vì vậy
bạn và các chi nhánh bảo hiểm thường mắc sai lầm. Thường thì có khá ít sự liên
lạc hay trao đổi với chi nhánh bảo hiểm. Một vài khách hàng bảo hiểm chỉ tìm gặp
bạn vì bạn đã bán bảo hiểm cho họ.
Vấn đề sau cùng là: khi bạn không có liên hệ với các khách hàng bảo hiểm của
mình, họ sẽ trở thành mục tiêu để các hãng khác lôi kéo với tỉ lệ thấp hơn một chút
hoặc có ai đó đến đúng thời điểm cần thiết xây dựng quan hệ với họ.
Các chi nhánh đều muốn giữ chân khách hàng trong khi lại tăng tỉ lệ, dịch vụ kém
và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chúng ta biết rõ sự cần thiết của việc
liên lạc với các khách hàng bảo hiểm. Đây là 8 yếu tố cần thiết:
1. Ý thức hoàn thành công việc: Khách hàng luôn muốn cảm thấy rằng công ty đã
nỗ lực hoàn tất công việc
2. Ý thức về sự phụ thuộc: Chúng ta muốn là đều muốn đặt tiền của mình vào một
công ty biết làm việc. Hãy chắc chắn rằng bạn là một phần và tham gia tốt trong
ekip làm việc.
3. Định hướng: Chia sẻ mục tiêu của bạn và hỗ trợ khách hàng thực hiện mục đích
đó.
4. Ý thức có thể làm được: trông chờ điều tốt nhất và họ sẽ làm tốt hơn cả sự
mong đợi của bạn.
5. Sự ghi nhận: mỗi người đều cần được công nhận khi họ làm tốt công việc
6. Sự tôn trọng: đối xử với mọi người như cách bạn mong muốn mình được đối
xử. Hiểu rằng mặc dù chúng ta có những hy vọng và ước mơ khác nhau nhưng
chúng ta sẽ đều đạt được điều đó.
7. Ý thức về tầm quan trọng: Đảm bảo rằng bạn giúp khách hàng bảo hiểm của
mình hiểu tầm quan trọng của việc nỗ lực để đạt được các mục tiêu đề ra.
8. Ý thức về tính mục đích: ai cũng theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hãy biết rõ
bạn muốn gì và giúp người khác thực hiện mục tiêu của họ
Vậy làm thế nào vận dụng 8 yếu tố này vào công việc. Chìa khóa ở đây là bạn tiếp
tục cho khách hàng mình biết là bạn vẫn có ở đây và nghĩ về họ. Đó là điều cần
thiết dù mọi việc diễn ra suôn sẻ. Một hệ thống duy trì quan hệ với khách hàng tốt
phải có sự kết hợp giữa các chương trình liên hệ trực tiếp và gián tiếp.
Những chương trình trực tiếp rất hiệu quả về mặt thời gian. Lợi thế của các
chương trình loại này là bạn dành thời gian để làm hài lòng khách hàng bảo hiểm
của mình. Trong hệ thống phục vụ và liên hệ khách hàng, các chương trình này
cần một hoặc nhiều hơn trong 8 yếu tố trên. Nếu bạn phát triển các chương trình
này một cách hợp lý và triển khai các yếu tố trên, bạn sẽ đạt được những kết quả
tốt.
Những chương trình gián tiếp cũng đem lại hiệu quả tốt nhưng chúng ta thường
thấy đó là các chương trình tự động. Lợi thế khi sử dụng các chương trình kiểu
này là dù bạn đang ngủ hay bận việc gì khác thì chúng vẫn luôn hoạt động. Cách
này giúp bạn và công ty của mình phục vụ khách hàng mọi lúc. Nếu bạn vận dụng
các yếu tố trên bạn sẽ tăng được tính hiệu quả cho các dịch vụ của mình.
Những chương trình phục vụ trực tiếp và gián tiếp sẽ giúp bạn giữ chân các khách
hàng bảo hiểm của công ty. Chẳng hạn như:
- Xây dựng các báo cáo thường xuyên cho từng khách hàng
- Ghé qua thăm khách hàng nếu bạn có việc gần đó
- Gửi thiếp chúc mừng sinh nhật, những ngày kỉ niệm, các dịp lễ đặc biệt …
- Trực tiếp gọi điện để cảm ơn khách hàng vì đã sử dụng dịch vụ của công ty
- Thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm khách hàng
- Gửi tặng một vài món quà nhỏ (khoảng 5-10$), vé xem phim, chương trình
hòa nhạc… để cảm ơn họ
- Tổ chức định kì các buổi gặp mặt với nhóm khách hàng
- Gửi thư điện tử thông báo hàng tháng cho khách hàng
Duy trì một hệ thống phục vụ khách hàng tốt cần thời gian và đòi hỏi sự đầu tư.
Hãy nhớ rằng: Chi phí giữ khách hàng ít hơn nhiều so với việc tìm và có được hợp
đồng của những khách hàng mới.
Khách hàng bảo hiểm sẽ sử dụng dịch vụ của công ty bạn trong khoảng thời gian
dài nếu bạn có thể tạo ấn tượng về dịch vụ dài lâu đối với họ. Hãy để khách hàng
biết rằng họ luôn là người nhận được những dịch vụ và được quan tâm một cách
đặc biệt nhất.
Tác giả: Michael Beck, Chủ tịch Hãng “Sự lãnh đạo phi thường” - công ty đào
tạo và phát triển các vị trí lãnh đạo chất lượng cao.