Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Học sinh tiểu học hào hứng với cách dạy mới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.74 KB, 4 trang )



Học sinh tiểu học hào hứng với
cách dạy mới





Thay vì xếp học trò ngồi theo cách thông thường hướng lên bảng và nghe giáo
viên giảng, toàn bộ học sinh tiểu học Lương Đình Của được chia thành nhóm nhỏ và
tự do trao đổi thảo luận trong mỗi giờ lên lớp.
Cách giảng dạy chia học sinh thành từng nhóm nhỏ theo hình thức "dạy học cá thể
hóa" của trường tiểu học Lương Đình Của, quận 3, TP HCM đang được các em tỏ ra thích
thú.
4 đến 6 học sinh ngồi thành một nhóm đối diện nhau, có thể trao đổi và thảo luận
khi làm bài tập, bàn ghế được sắp xếp thành nhiều cụm nhỏ không hướng lên bảng như
cách tổ chức lớp truyền thống. Mỗi nhóm cách nhau bằng lối đi nhỏ để giáo viên có thể
đến mọi nơi trong lớp học và tiếp xúc gần với từng em.

Học sinh tỏ ra hào hứng với cách học theo nhóm
Trong một giờ học ghép vần của học sinh lớp 1/7 không khí có vẻ ồn ào, xong tất
cả đều hào hứng khi được cùng nhau làm bài tập. Mỗi nhóm học sinh tự tay ghép các chữ
cái lên tấm bảng nhỏ thành từ theo chủ đề bài học và tập đánh vần. Sau khi hoàn thành
những bảng chữ này sẽ được treo lên tường xung quanh lớp học. Cho đến khi tiết học đã
kết thúc nhiều em vẫn say sưa những con chữ.
Ở một lớp học khác, trong bài học về "Món quà quê", thay vì trước đây các em chỉ
được cô viết lên bảng để đánh vần với những từ ngữ đơn điệu, thì bây giờ khi áp dụng
phương pháp dạy mới. Nhiều loại trái cây do chính các em tận dụng bằng các đồ chơi ở
nhà đã làm cho tiết học trở nên sinh động.
"Không chỉ học được hai chữ "quà quê" mà các em còn học được rất nhiều vần


"q" như "quả quýt", "quả cam" Đồng thời từng nhóm học sinh sẽ đứng lên giới thiệu về
món quà mà mình chuẩn bị được cũng như đặc điểm của nó. Các em đều rất thích thú với
những bài học như thế này và không có cảm giác nhàm chán", cô Hương một giáo viên
đứng lớp chia sẻ về bài giảng của mình.
Với cách dạy này giáo viên không sử dụng nhiều đến phấn, bảng mà lấy học sinh
làm trung tâm và giáo viên chỉ hướng dẫn hoặc làm mẫu một lần, phần thực hiện do chính
các em trao đổi và tự làm. Cũng nhờ bàn ghế được xếp thành cụm nhỏ nên giáo viên có
thể đến từng nhóm hướng dẫn một cách chi tiết và sát sao hơn.

Học sinh có thể thảo luận và cùng nhau làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên
thay vì ngồi nghe giảng.
Thực tế, phương pháp dạy học theo nhóm không phải là mới và đã được Bộ triển
khai tập huấn cho giáo viên các trường từ năm 2005, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng
rãi. Hiện nay, một số trường trong thành phố cũng đã sử dụng phương pháp này cho một
số môn học. Trong đó tiểu học Lương Đình Của là trường công lập đầu tiên áp dụng phổ
biến cho tất cả các môn học.
Trao đổi với chúng tôi, Hiệu phó Nguyễn Đạt Sử cho biết, trong những năm trước,
phương pháp dạy này mới chỉ được thí điểm ở một số môn do cơ sở vật chất không cho
phép. Hơn nữa, khả năng của giáo viên cũng chưa thực sự tự tin khi áp dụng một cách đại
trà. Tuy nhiên, trong năm học này nhà trường đã mạnh áp dụng phổ biến đến tất cả các
khối lớp và môn học.
"Nhu cầu giao tiếp ở trẻ rất lớn, nếu để cho các em được chủ động trao đổi, tìm
kiếm kiến thức mới thì sẽ được cuốn mình vào từng giờ học. Thảo luận ở đây không có gì
là lớn lao, nhưng góp phần rèn luyện cho các em sự mạnh dạn trình bày ý kiến, tự tin
hơn. Với cách học này thì hai phần ba thời gian của một tiết học là do các em tự làm chủ
mà không phải là ngồi nghe cô đọc chép như trước kia", ông Sử nói.
Ông Sử cũng cho biết thêm, ban đầu có những phụ huynh tỏ ra lo lắng về cách học
này. Tuy nhiên, một thời gian sau khi áp dụng các học sinh đều rất thích đi học nên mọi
người đều rất ủng hộ. "Nhà trường cũng cố gắng hoàn thiện từng bước để hiệu quả dạy
và học đạt kết quả tốt hơn", hiệu phó nhà trường chia sẻ.


×