Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ về biểu hiện và nguyên nhân tổn thương sức khỏe tâm thần trẻ em với hành vi ứng xử của họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ THANH TÙNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ
VỀ BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN TỔN THƢƠNG SỨC KHỎE
TÂM THẦN TRẺ EM VỚI HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ THANH TÙNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ
VỀ BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN TỔN THƢƠNG SỨC KHỎE
TÂM THẦN TRẺ EM VỚI HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Amie Polack
TS. Trần Thành Nam

HÀ NỘI – 2015




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ q báu, nhiệt tình của các thầy cơ, các anh chị, các
em và các bạn. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa, các thầy cô và các cán bộ tại
Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thành Nam và
Tiến sĩ Amie Polack đã dành rất nhiều thời gian quý báu hƣớng dẫn, chỉ bảo
và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập cũng nhƣ trong
q trình hồn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn tập thể thầy giáo, cô giáo trong ban giám hiệu,
Ban phụ huynh các trƣờng và đặc biệt là cha mẹ của các em học sinh thuộc
các trƣờng tiểu học: Kim Giang, Định Cơng, Đồn Thị Điểm, Thăng long
Kidsmart đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu, phục vụ
cho quá trình nghiên cứu của đề tài
Xin cảm ơn các cô bác, anh chị tại Trung tâm tƣ vấn, điều trị tâm bệnh
và tự kỷ - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
công việc cũng nhƣ tạo điều kiện cho tơi có thời gian để hồn thành đề tài
này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bạn đồng môn lớp Tâm lý học
lâm sàng trẻ em và Vị thành niên Khóa 4 – Đại học giáo dục cùng những
ngƣời thân đã luôn bên cạnh tôi: giúp đỡ, ủng hộ về mọi mặt để tơi có thể
hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 6 năm 2015


i


DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

ADHD

Attention Deficit Hyperactivity Disorder – Tăng động giảm
chú ý

CFA

Confirmation factor analysis – Phân tích nhân tố khẳng định

CMC

Chống mù chữa và phổ cập giáo dục tiểu học

DSM- IV

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4th
Edition – Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, phiên
bản 4.

DTTK

Dẫn truyền thần kinh

ICD – 10


International Statistical Classification of Disease and Related
Mental Health Problem 10th Revision – Bảng phân loại bênh
quốc tế về Sức khỏe tâm thần lần thứ 10

SDQ25

Strength and Difficulties Questionnaire – Bảng hỏi điểm mạnh
và điểm yếu của trẻ

SKTT

Sức khỏe tâm thần

TB

Trung bình

TH

Tình huống

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... i
Danh mục tên viết tắt ................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................. 7
1.1. Quan niệm về tổn thƣơng SKTT và các tiếp cận về nguyên nhân gây tổn
thƣơng SKTT................................................................................................................. 7
1.1.1. Quan niệm về tổn thƣơng SKTT..................................................................... 7
1.1.2. Các tiếp cận về nguyên nhân gây tổn thƣơng SKTT ................................ 10
1.1.3 Tổng quan kết quả nghiên cứu đi trƣớc liên quan đến nhận thức của
cộng đồng về biểu hiện, nguyên nhân tổn thƣơng SKTT và hành vi ứng xử. . 17
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ..................................................................... 24
1.2.1 Khái niệm về SKTT ......................................................................................... 24
1.2.2Khái niệm tổn thƣơng SKTT và nguyên nhân ............................................. 26
1.2.3 Những vấn đề SKTT thƣờng gặp ở trẻ em .................................................. 27
1.2.4 Khái niệm chăm sóc SKTT............................................................................. 30
1.2.5Vệ sinh và dự phòng các tổn thƣơng SKTT ................................................. 30
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 33
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu...................................................................... 33
2.1.1. Trƣờng tiểu học Kim Giang: ......................................................................... 33
2.1.2. Trƣờng tiểu học Định Công: ............................................................................ 33
2.1.3 Trƣờng tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm : ................................................... 35
2.1.4. Trƣờng tiểu học Dân lập Thăng Long Kidsmart : ..................................... 36
2.2. Qui trình nghiên cứu .......................................................................................... 37
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 38
2.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................... 38
2.3.2 Phƣơng pháp chuyên gia ................................................................................. 39

iii


2.3.3 Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi ...................................................................... 39
2.3.4 Phƣơng pháp thống kê áp dụng trong xử lý số liệu .................................... 45
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 47

3.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu ........................................................................ 47
3.2 Nhận thức của cha mẹ về các biểu hiện tổn thƣơng SKTT .......................... 51
3.2.1. Kiến thức/Nhận thức của cha mẹ về các dấu hiệu tổn thƣơng SKTT ... 51
3.2.2 Nhận thức của cha mẹ về tên các bệnh tâm thần (tên vấn đề tổn thƣơng
SKTT)….. ..................................................................................................... 53
3.2.3. Nhận thức về các nguyên nhân gây nên tổn thƣơng SKTT ..................... 55
3.3 Hành vi ứng xử của cha mẹ trƣớc các biểu hiện tổn thƣơng SKTT ở trẻ và
niềm tin của phụ huynh vào các hình thức trị liệu................................................ 59
3.3.1. Hành vi ứng xử của các cha mẹ Việt Nam khi con cái họ tổn thƣơng về
sức khỏe tâm thần. ...................................................................................................... 59
3.3.2. Niềm tin của cha mẹ về các loại hình dịch vụ can thiệp trị liệu vấn đề
tổn thƣơng SKTT ........................................................................................................ 64
3.4 Mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. ........................................................... 66
3.4.1. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn, thu nhập của gia đình và các biểu
hiện hành vi cảm xúc của con với nhận thức của cha mẹ về các dấu hiệu bệnh
tâm thần ở trẻ ............................................................................................................... 71
3.4.2. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn, thu nhập của gia đình và các biểu
hiện hành vi cảm xúc của con với nhận thức của cha mẹ về tên gọi các bệnh
tâm thần/ tổn thƣơng SKTT ...................................................................................... 72
3.4.3. Tƣơng quan giữa trình độ học vấn, thu nhập của gia đình và các biểu
hiện hành vi cảm xúc của con với nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân gây
tổn thƣơng SKTT. ....................................................................................................... 73
3.4.5. Tƣơng quan giữa nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân các biểu hiện
tổn thƣơng SKTT và niềm tin của cha mẹ về hiệu quả của các mơ hình trị
liệu…… ........................................................................................................................ 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 79

iv



1. Kết luận:................................................................................................................... 79
2. Khuyến nghị: ........................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 85

v


MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Bảng 2.1: Thời gian và nội dung triển khai nghiên cứu.................................................... 38
Bảng 2.2: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) theo 11 nhóm nguyên nhân cơ bản
của tổn thương SKTT....................................................................................................... 41
Bảng 2.3: Độ nhậy và độ đặc hiệu của bộ công cụ SDQ25 theo các phương thức thực hiện
đánh giá .......................................................................................................................... 45
Bảng 3.1: Mô tả đặc điểm khách thể nghiên cứu .............................................................. 47
Bảng 3.2: Kết quả sàng lọc các biểu hiện tổn thương SKTT ở trẻ do bố mẹ báo cáo ....... 50
Bảng 3.3: Tỉ lệ cha mẹ nhận diện các dấu hiệu tổn thương SKTT. ................................... 51
Bảng 3.4: Nhận thức của cha mẹ về tên các bệnh tâm thần/tổn thương SKTT .................. 53
Bảng 3.5: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn nhận thức của cha mẹ theo các nhóm
nguyênnhân ..................................................................................................................... 55
Bảng 3.6: Tỉ lệ % các bậc cha mẹ lựa chọn nguyên nhân lý giải tại sao con họ lại có cảm
giác và hành vi ứng xử tương ứng với mô tả trong từng tình huống ................................. 57
Bảng 3.7: Tỷ lệ % cha mẹ chọn cách cha mẹ ứng xử khi con có vấn đề SKTT .................. 60
Bảng 3.8: Tỉ lệ % các ý kiến đồng ý và hồn tồn đồng ý với hình thức can thiệp trị liệu
tương ứng ........................................................................................................................ 64
Bảng 3.9: Sự khác biệt giữa trình độ học vấn, thu nhập của gia đình và các biểu hiện hành
vi cảm xúc của con trong nhận thức của cha mẹ về các dấu hiệu bệnh tâm thần ở trẻ (kiểm
định independent–t-test) .................................................................................................. 66
Bảng 3.10: Sự khác biệt giữa trình độ học vấn, thu nhập của gia đình và các biểu hiện hành
vi cảm xúc của con trong nhận thức của cha mẹ về tên bệnh tâm thần ở trẻ (kiểm định

independent –t-test) ......................................................................................................... 67
Bảng 3.11: Tương quan Pearson giữa trình độ học vấn, thu nhập của gia đình và các biểu
hiện hành vi cảm xúc của con với nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân tổn thương SKTT .
.......................................................................................................................... 68
Bảng 3.12: Tương quan Pearson giữa trình độ học vấn, thu nhập của gia đình và các biểu
hiện hành vi cảm xúc của con và niềm tin của cha mẹ về hiệu quả của các mơ hình trị liệu .
.......................................................................................................................... 69
Bảng 3.13: Tương quan Pearson giữa nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân các biểu hiện
tổn thương SKTT và niềm tin của cha mẹ về hiệu quả của các mơ hình trị liệu ................ 69

vi


vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, theo những nghiên cứu mới nhất cho biết tỉ lệ tổn thƣơng
SKTT ở trẻ em và vị thành niên có xu hƣớng tăng lên trong vài thập kỷ qua.
Nghiên cứu của Bahr Weiss, Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Cao Minh (2013)
cho thấy tỉ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6 – 16 tuổi bị tổn thƣơng SKTT lên đến
khoảng 12-13 %. Tỉ lệ này ngày càng có xu hƣớng gia tăng và trẻ hóa do trẻ
em càng ngày càng phải đối mặt với những biến động xã hội nhƣ vấn đề đơ
thị hóa nhanh chóng dẫn đến ơ nhiễm mơi trƣờng, phá vỡ cấu trúc gia đình, di
cƣ – chỗ ở không ổn định. Những thay đổi của hệ thống kinh tế vĩ mơ cũng
kéo theo các xung đột văn hóa xã hội nhƣ phân hóa giàu nghèo, xung đột giá
trị giữa các thế hệ… Đến hiện nay, ƣớc tính ở Việt Nam có khoảng 2,7 triệu
ngƣời có nhu cầu đƣợc chăm sóc SKTT.
Cơng tác chăm sóc SKTT ở Việt Nam vẫn đang trong những bƣớc đầu

xây dựng nên hiệu quả chăm sóc và can thiệp là chƣa cao. Theo báo cáo Hội
nghị về SKTT lần thứ 3 (2012) cho thấy một số cá nhân, tổ chức đã bắt đầu
quan tâm đến cơng tác chăm sóc SKTT, tuy nhiên hoạt động nhiều nơi cịn
mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, chƣa có sự kết nối, và thƣờng bị động vì
giới hạn về tài chính và thời gian của các chƣơng trình tài trợ. Hơn nữa, sự
quan tâm của Nhà nƣớc thể hiện trong chính sách về SKTT mới chỉ dừng lại
trên phƣơng diện Y tế, chủ yếu dành cho ngƣời lớn và tập trung vào một số
loại bệnh tâm thần nặng nhƣ Tâm thần phân liệt, động kinh, chậm phát triển
tâm thần. Cơng tác chăm sóc SKTT tập trung vào điều trị do các bác sỹ tâm
thần đảm nhiệm. Chính những điều này cũng góp phần ảnh hƣởng đến nhận
thức nói chung của ngƣời dân về vấn đề tổn thƣơng SKTT cịn nhiều hạn chế,
mang tính định kiến và bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố văn hóa tín ngƣỡng đã
cản trở việc tiếp cận với các cơ sở chăm sóc SKTT và góp phần làm cho vấn
đề càng trở nên trầm trọng hơn.

1


Trong mỗi gia đình, cha mẹ có thể có những quan điểm nhìn nhận khác
nhau về biểu hiện và nguyên nhân của tổn thƣơng SKTT ở trẻ cũng nhƣ nhận
thức về sự phát triển của những vấn đề này qua thời gian. Hiểu đƣợc nhận
thức và quan điểm của cha mẹ về vấn đề này có thể giúp định hƣớng giáo dục
cho cha mẹ về các hình thức can thiệp trị liệu khoa học, định hƣớng cho họ
tìm kiếm những dịch vụ hỗ trợ đúng đắn và động viên họ tham gia các dịch vụ
trị liệu phù hợp, có niềm tin vào hiệu quả trị liệu [14][Greenberg,
Constantino, & Bruce, 2006; Nock & Photos, 2006]. Cụ thể hơn, nhận thức về
những nguyên nhân tổn thƣơng SKTT có thể ảnh hƣởng đến quyết định của
cha mẹ về việc lựa chọn hình thức chữa trị nào và ai là ngƣời đƣợc chữa trị.
Chẳng hạn, cha mẹ có con chuyên quậy phá và bắt nạt các bạn ở trên lớp nghĩ
rằng do con mình thừa năng lƣợng và quá hiếu động nên tìm đến bác sỹ tâm

thần để uống thuốc điều trị tăng động giảm chú ý. Hoặc họ có thể tìm đến nhà
tâm lý với mong muốn giúp con mình kiểm sốt các hành vi xâm kích và
xung động. Khi nhà trị liệu đề xuất một tập huấn kỹ năng làm cha mẹ và mời
cha mẹ đến tham gia các buổi trị liệu, cha mẹ sẽ không hiểu đƣợc tại sao
ngƣời phải tham gia chữa trị là họ mà không phải là con cái họ, tại sao không
phải dạy con họ kỹ năng mà lại dạy cha mẹ kỹ năng. Vì ý nghĩa này, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ
vể biểu hiện và nguyên nhân tổn thƣơng sức khỏe tâm thần trẻ em với
hành vi ứng xử của họ” nhằm mục tiêu nhƣ sau:
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về các biểu hiện tổn thƣơng SKTT, khả
năng nhận diện các bệnh tâm thần và nguyên nhân của chúng.
Tìm hiểu niềm tin của cha mẹ Việt nam về những hình thức can thiệp
trị liệu khi con họ có các biểu hiện tổn thƣơng SKTT.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ về tổn thƣơng
SKTTvới niềm tin và hành vi ứng xử của họ.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

2


3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 221 cha mẹ có con trong độ tuổi từ 6-8 tuổi.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhận thức của cha mẹ về các biểu hiện hành vi cảm xúc của tổn thƣơng
SKTT.
Phản ứng của cha mẹ khi con có các biểu hiện tổn thƣơng SKTT.
Mối quan hệ giữa nhận thức và phản ứng của cha mẹ.
4. Giả thuyết khoa học
Nhận thức của các bậc cha mẹ về biểu hiện tổn thƣơng SKTT vẫn tập

trung vào các biểu hiện của loạn thần và các hành vi cảm xúc trầm trọng.
Khả năng nhận diện các bệnh tâm thần của cha mẹ chƣa cao, tập trung
vào các rối loạn tâm thần nghiêm trọng nhƣ tâm thần phân liệt.
Nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân gây tổn thƣơng SKTT còn hạn
chế, tập trung nhiều vào nguyên nhân và cơ chế sinh học.
Niềm tin của cha mẹ vào hiệu quả của hình thức trị liệu bằng thuốc
đƣợc kê theo đơn của bác sỹ tâm thần chiếm tỷ trọng lớn
Nhận thức về các dấu hiệu tổn thƣơng SKTT, nguyên nhân gây ra tổn
thƣơng SKTT, niềm tin vào hiệu quả trị liệu của các hình thức can thiệp có
tƣơng quan với các biến số tuổi, trình độ học vấn, thu nhập gia đình và có
tƣơng quan với nhau
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Điểm luận các cơng trình nghiên cứu đi trƣớc để xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tài nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu và phát triển bộ công cụ nghiên cứu. Dựa trên quá
trình điểm luận tài liệu, tham khảo bộ cơng cụ của các cơng trình nghiên cứu
đi trƣớc có liên quan kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, chúng tôi phát triển
từng câu hỏi, thử nghiệm trên một số đối tƣợng và hiệu chỉnh trƣớc khi tiến
hành khảo sát.

3


Thu thập số liệu điều tra.
Phân tích số liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về địa bàn và khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên
221 khách thể đƣợc lựa chọn từ 4 trƣờng tiểu học trên địa bàn Hà Nội (gồm
02 trƣờng công lập và 02 trƣờng tƣ thục).

Về thời gian nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu đƣợc điều tra trong
khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2014
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
Tìm kiếm và điểm luận các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến (a)
nhận thức của ngƣời dân Việt Nam nói chung về SKTT, và nguyên nhân tổn
thƣơng SKTT; (b) các công trình nghiên cứu về tỉ lệ tổn thƣơng SKTT trẻ em
Việt Nam; (c) các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thái độ và hành vi tìm
kiếm các loại hình chăm sóc SKTT; (d) các cơng trình nghiên cứu về sự kỳ thị
đối với các bệnh tâm thần trong và ngồi nƣớc.
Tìm hiểucác bộ cơng cụ nghiên cứu của các đề tài đi trƣớc về nhận thức
của cha mẹ trong các nghiên cứu đi trƣớc để học tập kinh nghiệm và phát
triển bộ cơng cụ phù hợp với văn hóa Việt Nam sử dụng cho đề tài.
6.2. Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia cũng đƣợc chúng tôi sử dụng để xây dựng và
phát triển các tình huống sử dụng trong phần 2 của bộ công cụ điều tra.
6.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đây là phƣơng pháp chủ yếu để tìm hiểu về nhận thức của các bậc cha
mẹ về tổn thƣơng SKTT trẻ em. Bộ công cụ đƣợc tác giả xây dựng phục vụ
cho đề tài gồm các phần nhƣ sau:
- Phần 1: Thông tin chung bao gồm các các thông tin về nhân khẩu học
nhƣ: giới, tuổi, nghề nghiệp, học vấn, kinh tế...

4


- Phần 2: Xây dựng 9 tình huống hành vi ứng xử có thể gặp ở trẻ em
cũng nhƣ các câu hỏi về nguyên nhân nguồn gốc của những hành vi này? Bố
mẹ nên ứng xử nhƣ thế nào khi con cái có những hành vi nhƣ vậy?
- Phần 3: Bao gồm các câu hỏi đánh giá kiến thức của cha mẹ về các

dấu hiệu và triệu chứng của tổn thƣơng SKTT
- Phần 4: Bao gồm tập hợp các câu hỏi liên quan đến nguyên nhân và
cách điều trị các vấn đề tổn thƣơng SKTT. Để phát triển các câu hỏi cho phần
này, chúng tơi có tham khảo bộ cơng cụ nghiên cứu của Shanley [12, tr.207 212]vàLia Vanderham, Võ Văn Thắng & cộng sự [15]làm cơ sở để xây dựng.
- Phần 5 là bảng hỏi về điểm mạnh và điểm yếu (nguyên bản từ thang
đo Strengths and Difficulties Questionnaire - SDQ25). Thang đo này đã đƣợc
Bahr Weiss và cộng sự Việt hóa và sử dụng trên khách thể trẻ em Việt Nam.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bản dịch tiếng Việt của thang đo này
với sự cho phép của nhóm tác giả.
6.4. Phương pháp thống kê xã hội học
Áp dụng các nguyên tắc thống kê xã hội học, số liệu của đề tại đƣợc mã
hóa và sử lý bằng chƣơng trình SPSS phiên bản 21.0. Trong giới hạn của đề
tài, tác giả sử dụng chủ yếu các phép thống kê mô tả với các giá trị điểm trung
bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ %, giá trị tƣơng quan Pearson, phép kiểm định so
sánh trung bình hai mẫu độc lập (independent – t – test).
7. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu chỉ ra thực trạng nhận thức của các bậc cha mẹ về các biểu
hiện và nguyên nhân tổn thƣơng SKTT ở trẻ cũng nhƣ thực trạng hành vi ứng
xử của cha mẹ trƣớc tổn thƣơng SKTT ở con em mình. Nghiên cứu chỉ ra mối
tƣơng quan thuận chiều giữa nhận thức của cha mẹ về tổn thƣơng SKTT và
hành vi ứng xử của họ. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp khuyến cáo và xác
định nội dung trong chiến lƣợc giáo dục nhận thức về tổn thƣơng SKTT,

5


nguyên nhân tổn thƣơng SKTT và dịch vụ và cách thức can thiệp, phòng
tránh tổn thƣơng SKTT cho cộng đồng.
8. Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 01 – 02/ 2014: Đăng kí đề tài, lập đề cƣơng nghiên cứu.

- Tháng 03/2014: Bảo vệ đề cƣơng.
- Tháng 04 – 5/2014: Nhận Quyết định giao đề tài và cán bộ hƣớng
dẫn.
- Tháng 05/2014 – 5/2015: Tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
- Tháng 6/2015: Bảo vệ đề tài.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn dự kiến sẽ đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
nhƣ dƣới đây:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan niệm về tổn thƣơng SKTT và các tiếp cận về nguyên nhân gây
tổn thƣơng SKTT
1.1.1. Quan niệm về tổn thương SKTT
Trong lịch sử, khi nghĩ đến một cá nhân bị tổn thƣơng SKTT, cộng
đồng thƣờng suy nghĩ đến các biểu hiện bất thƣờng mà cá nhân đó thể hiện ra
bên ngoài qua “hành vi”, qua “suy nghĩ” hoặc qua “cảm xúc”. Tuy vậy, ở mỗi
cộng đồng, mỗi nền văn hóa lại có định nghĩa về sự bất thƣờng là rất khác
nhau. Ví dụ: Ở một nền văn hóa mà trẻ đƣợc tự do quyết định mọi hành vi của
mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi đó thì việc trẻ quyết định nói với ai,
tham gia việc gì đó là quyền của trẻ lựa chọn hết sức bình thƣờng, nhƣng ở
những nền văn hóa trọng đạo lý, tình cảm, trẻ con phải làm theo lời ngƣời lớn
thì rất có thể các quyết định của trẻ đều là có vấn đề nếu nó đi ngƣợc lại quy

định của nhóm ngƣời lớn hơn đó. Vì thế, những định nghĩa nhƣ vậy chỉ có thể
phản ảnh một khía cạnh nào đó chứ khơng bao phủ hết các khía cạnh của tổn
thƣơng SKTT. Chẳng hạn theo tác giả Rorbet S.Feldman [21, tr. 512-513]có
một số cách tiếp cận về bất thƣờng đƣợc sử dụng trong thời điểm này hoặc
thời điểm khác trong cộng đồng. Theo ơng, đó là:
(a)

Sự lệch hướng khỏi trung bình. (tức là xem tính bất thƣờng nhƣ

sự lệch khỏi số đơng, mang tính chất thống kê). Tuy nhiên, có một số hành vi
đƣợc xem là hiếm không thể đƣợc coi là bất thƣờng. Mỗi ngƣời có một sở
thích đặc biệt nào đó về món ăn hoặc thói quen đi lại riêng thì cũng khơng thể
coi đó là bất thƣờng. Ví dụ: nhiều ngƣời thích ăn mỳ trứng cịn tơi thích ăn
bánh mỳ rán thì khơng vì thế mà nói tơi là ngƣời bất thƣờng đƣợc.
(b)

Sự lệch hướng khỏi lý tưởng. “Hành vi đƣợc xem là bất thƣờng

nếu đi lệch khỏi một số loại tiêu chuẩn hay lý tƣởng” [16]. Tuy nhiên, cách
tiếp cận này còn mang nghĩa chủ quan độc đốn và khắt khehơn cách tiếp cận
trên vì có một số lý tƣởng của xã hội này không phải là tiêu chuẩn của xã hội

7


khác, hơn nữa phạm trù này sẽ bị thay đổi bởi thời gian. Ở khía cạnh nào đó,
nó mang màu sắc chính trị tơn giáo.
(c)

Bất thường như “cảm giác lo lắng chủ quan”. Cách tiếp cận này


xem hànhvi là bất thƣờng nếu nó tạo ra một cảm giác đau khổ, lo âu hay tội
lỗi ở một cá nhân, hay bằng nhiều cách gây hại đối với những ngƣời khác.
Nhƣng ngay cả một định nghĩa dựa vào sự lo lắng chủ quan cũng có khuyết
điểm, vì trong một số hình thức tổn thƣơng SKTT đặc biệt, con ngƣời mô tả
lại cảm giác lâng lâng sung sƣớng khi họ thực hiện đƣợc hành vi mong muốn
của bản thân mặc dù hành vi của họ có thể gây tổn thƣơng và khó chịu cho
ngƣời khác. Do đó cảm giác lo lắng bất thƣờng chƣa thể là yếu tố nói lên sự
bất thƣờng một cách đầy đủ đƣợc.
(d)

Tính bất thường như sự bất lực trong “hoạt động chức năng hiệu

quả”. Theo quan điểm này, con ngƣời nếu khơng thể có đƣợc các hoạt động
chức năng hiệu quả và khơng thích nghi với u cầu xã hội thì đƣợc xem là
bất thƣờng. (Ví dụ: nhƣ một cá nhân khơng có khả năng duy trì chú ý trong
quá trình học tập dẫn đến kết quả học tập kém và khơng thể cải thiện thì đƣợc
xem là có biểu hiện bất thƣờng về SKTT)
Một số nhà nghiên cứu khác nhƣ Trull (2013) còn bổ sung thêm quan
niệm về tổn thƣơng SKTT có thể đƣợc xác định qua “sự khiếm khuyết ở một
khía cạnh quan trọng đối với cuộc sống”. Ví dụ nhƣ việc cá nhân uống rƣợu
mãn tính dẫn tới mất việc làm, khiếm khuyết trong khía cạnh sinh
học…Những mơ hình phức tạp hơn về sự bất thƣờng còn cho rằng những biểu
hiện bất thƣờng này chỉ trở thành tổn thƣơng SKTT khi (i) nó là hậu quả của
những quá trình tâm lý bị sai lệch; (ii) nó là nguyên nhân hoặc hậu quả của rối
loạn stress hoặc rối loạn chức năng; (ii) nó vƣợt ra ngồi tầm kiểm sốt thơng
thƣờng của cá nhân trong những tình huống cụ thể. Một số tác giả khác thì cố
gắng tóm lƣợc các cách tiếp cận về sự bất thƣờng liên quan đến SKTT con
ngƣời bằng 4 chữ D là (Deviance - lệch chuẩn; Distress - rối loạn stress;
Dysfunction - rối loạn chức năng và Dangerous - nguy hiểm).


8


Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Công Khanh [4] cũng tiếp thu những quan
điểm của các tác giả nƣớc ngoài và Việt hóa thành 6 dấu hiệu để nhận diện
bất thƣờng trong SKTT của một cá nhân bao gồm các dấu hiệu về: Buồn
chán; Kém thích nghi; Khó dự đốn; Vô lý – phi logic; Phi thông lệ - hiếm
thấy; Gây khó chịu cho ngƣời xung quanh.
+ Buồn chán: Có cảm giác buồn chán, đau khổ, thất vọng hoặc lo hãi
khó rứt bỏ.
+ Tính kém thích nghi: Hành động theo những cách làm ảnh hƣởng xấu
đến việc đạt mục đích, đến sự bình an của cá nhân cũng nhƣ gia đình, xã hội.
+ Tính khó dự đốn: Hành động hoặc nói năng theo những cách khó
đốn trƣớc, kỳ cục, lập di hoặc làm ngƣời khác khó hiểu từ tình huống này
sang tình huống khác. Thân chủ dƣờng nhƣ trải nghiệm thƣờng xun sự mất
kiểm sốt bản thân.
+ Tính vơ lý (hay phi lý): thân chủ nói năng hành động theo cách mà
ngƣời khác đánh giá là phi lý không thể hiểu đƣợc.
+ Tính phi thơng lệ và hiếm thấy: thân chủ hành động theo những cách
rất kỳ cục, hiếm thấy về mặt thống kê và vi phạm các chuẩn mực, hay tiêu
chuẩn về cái gì đƣợc chấp nhận về mặt đạo đức hoặc đƣợc mong muốn.
+ Luôn gây cảm giác khó chịu cho ngƣời xunh quanh: thân chủ hành
động theo những cách làm cho ngƣời xung quanh cảm thấy khó chịu.
Thông thƣờng xác định vấn đề SKTT, các bác sĩ lâm sàng thƣờng cảm
thấy tin tƣởng hơn nếu ở thân chủ xuất hiện rõ rệt từ hai dấu hiệu trên trở lên.
Và để đƣợc coi là bất thƣờng các biểu hiện này phải lặp đi lặp lại trong một
khoảng thời gian nhất định.
Với các cách tiếp cận khác nhau về tổn thƣơng SKTT của các tác giả
đƣợc nêu trên, ít nhiều đều có điểm hợp lý. Tuy vậy, những quan điểm đó

chƣa thực sự bao quát đƣợc hết và đầy đủ về tổn thƣơng SKTT, bởi vì trong
thực tế có những tổn thƣơng về SKTT biểu hiện ở dạng này hay dạng khác nó

9


là khái niệm khó cân đong đo đếm đƣợc một cách chính xác. Vì vậy, chỉ khi
chúng ta đi tìm hiểu sâu và kỹ về nó mới có cái nhìn khách quan hơn.
1.1.2. Các tiếp cận về nguyên nhân gây tổn thương SKTT
Khi nói về nguyên nhân của những vấn đề tổn thƣơng SKTT, các tài
liệu nghiên cứu đều khẳng định có nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố sinh học
và môi trƣờng. Những yếu tố này không tác động một cách riêng lẻ mà có sự
kết hợp tác động qua lại với nhau tạo thành các nhóm nguy cơ làm tăng khả
năng tổn thƣơng SKTT. Trong phần này chúng tơi sẽ điểm qua các mơ hình
ngun nhân gây tổn thƣơng SKTT chính theo những tổng hợp của Paul
Bennett[18].Đó là:
(a)

Mơ hình di truyền tập trung vào các yếu tố di truyền ảnh hƣởng

nhƣ thế nào đến nguy cơ xuất hiện tổn thƣơng SKTT. Các yếu tố di truyền đã
đƣợc xem xét trong một số bệnh khác nhau nhƣ Tâm thần phân liệt, bệnh
Alzheimer và trầm cảm.
(b)

Mơ hình sinh học tập trung vào những q trình hố - sinh, đặc

biệt là các chất dẫn truyền thần kinh (DTTK), những chất trung gian của cảm
xúc và hành vi. Mơ hình này cũng nhằm lí giải mối liên quan giữa những tổn
thƣơng não và tổn thƣơng SKTT.

(c)

Mơ hình tâm lí tập trung vào những q trính tâm lí bên trong có

ảnh hƣởng đến cảm xúc và hành vi. Không giống với mơ hình hố - sinh hoặc
di truyền, ở đây khơng có một khn mẫu giải thích duy nhất mà ngƣợc lại có
nhiều cách lí giải tâm lí khác nhau về tổn thƣơng SKTT. Đó chính là lí giải
của những trƣờng phái tâm lí nổi tiếng nhƣ: phân tâm, nhân văn, hành vi và
hành vi nhận thức.
(d)

Tiếp cận văn hoá - xã hội tập trung vào vai trò các yếu tố văn hoá

và xã hội trong các biểu hiện tổn thƣơng SKTT.
(e)

Mơ hình hệ thống tập trung vào các hệ thống xã hội thu nhỏ, đó

thƣờng là gia đình. Ở đây rối loạn đƣợc xem nhƣ là hệ quả của sự tƣơng tác
không hiệu quả giữa các thành viên dẫn đến làm tăng stress hoặc các chức

10


năng, vai trị của các thành viên trong gia đình bị đảo lộn. Sự gắn kết giữa các
thành viên trong gia đình kém bền vững.
(f)

Mơ hình sinh – tâm – xã hội nhằm mục đích tích hợp các yếu tố


khác nhau nhƣ trên vào một mơ hình ngun nhân tổng thể. Tiếp cận này cho
rằng yếu tố di truyền hoặc các yếu tố sinh học khác có thể làm tăng thêm
nguy cơ xuất hiện tổn thƣơng SKTT. Tuy nhiên các rối loạn có xuất hiện hay
khơng cịn phụ thuộc vào việc cá nhân “đang có nguy cơ” đó tiếp xúc, tƣơng
tác nhƣ thế nào với những yếu tố nhƣ stress gia đình và xã hội. Hoặc nó cịn
phụ thuộc vào cách cá nhân đó đối phó nhƣ thế nào với stress, với các tình
huống cụ thể đó ra sao và có những nguồn hỗ trợ nào để có thể giúp cá nhân
đối phó với những stress.
Để giải thích cụ thể cho các mơ hình mà Paul Bennett nêu ra phía trên.
Trong phần dƣới đây chúng tôi sẽ lần lƣợt bàn luận trở lại về từng mơ hình
1.1.2.1. Mơ hình di truyền
Đối với mỗi cá thể thì đều đƣợc hợp thành từ các yếu tố gen của cả cha
mẹ. Mỗi một cặp cha/mẹ lại cho trẻ sự di truyền về gen là khác nhau, vì thế có
thể nói sự ảnh hƣởng của gen khá lớn đến việc quyết định những đặc điểm về
cơ thể và cả sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân.
Đã có khơng ít các nghiên cứu các tác giả tập trung vào nghiên cứu các
nguyên nhân mang tính di truyền ảnh hƣởng đến các vấn đề sức khỏe tâm
thần của con ngƣời. Từ đó nhằm giải thích cho việc: liệu có kiểu di truyền nào
có thể ảnh hƣởng và có nguy cơ gây ra tổn thƣơng về sức khỏe tâm thần cho
các cá nhân. Nếu có thì mức độ gây ra của kiểu di truyền đó với mỗi cá nhân
sẽ nhƣ thế nào?
Vì vậy, một giả thuyết đƣợc đặt ra là: khả năng khá cao rằng tổn
thƣơng SKTT có thể xuất hiện ở những ngƣời có cùng cấu trúc di truyền (sinh
đơi cùng trừng) hoặc khơng có cùng cấu trúc di truyền hoặc sinh đôi khác
trứng – những ngƣời có khoảng 50% số gen trong cơ thể là giống nhau.
Những ngƣời có cùng huyết thống nhƣng có khoảng cách xa về mức độ tƣơng

11



đồng di truyền gen nhƣ: cơ,dì, chú, bác thì nguy cơ bị rối loạn về SKTT thấp
hơn.
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành tập trung vào nghiên cứu xem sự khác
nhau mức độ di truyền ảnh hƣởng lên các cặp sinh đôi cùng trứng và khác
trứng với cùng một tổn thƣơng.
Với những cặp sinh đơi cùng trứng có tỷ lệ tổn thƣơng cao hơn cặp sinh
đơi nhƣng khác trứng thì điều đó cho thấy là nguy cơ tổn thƣơng về di truyền
là rất cao. Tuy vậy, khi tiến hành nghiên cứu nhƣ này tác giả cũng gặp phải
hạn chế rằng: các cặp sinh đơi cùng trứng ngồi việc họ có yếu tố chung về
gen thì các yếu tố chung khác cũng có thể làm nguy cơ tổn thƣơng giống nhau
cao là do họ sống cùng trong cùng một môi trƣờng, họ thậm chí cũng cùng có
đƣợc một sự ứng xử, dạy dỗ giống nhau… vì thế rất có thể yếu tố ảnh hƣởng
đến họ có đặc điểm khó khăn giống nhau là do yếu tố môi trƣờng hoặc các
yếu tố khác nữa chứ khơng đơn thuần là chỉ có do yếu tố gen.
Từ hạn chế của nghiên cứu dạng sinh đôi cùng trứng chƣa có sự kiểm
sốt về mơi trƣờng nhƣ trên các tác giả đã hƣớng đến nghiên cứu nhằm tách
biệt các yếu tố môi trƣờng với di truyền, nhiều nghiên cứu đã đi xác định tỷ lệ
tƣơng đồng ở những cặp sinh đôi cùng trứng nhƣng sống ở các mơi trƣờng
khác nhau. Ví dụ một trẻ ở cùng bố mẹ, một trẻ lại đƣợc làm con nuôi của nhà
khác, có thể khác biệt về vùng kinh tế, văn hóa sinh sống hoặc khơng.
Vì thế giả thuyết của nghiên cứu này đƣợc đặt ra là: nếu họ sinh đôi
cùng trứng, cùng giống nhau về kiểu di truyền nhƣng đƣợc sống ở hai môi
trƣờng tác biệt khác nhau nhƣng nếu họ bị cùng một bệnh nào đó thì có thể
kết luận đƣợc là do di truyền. Tuy vậy, dù biến môi trƣờng đƣợc kiểm sốt thì
vẫn cịn các biến phụ khác ảnh hƣởng đến họ nhƣ: họ có thể đã cùng chịu
đựng chung với nhau những chấn thƣơng hoặc những yếu tố gây nguy cơ tổn
thƣơng SKTT khi họ còn trong bào thai nhƣ: cùng nhiễm hóa chất do mẹ ăn
phải khi còn mang thai, bố/mẹ hút thuốc lá, uống rƣợu hay mẹ bị căng thẳng
tâm lý khi mang thai…


12


Vì thế các nghiên cứu này cũng chỉ ra đƣợc một cách khá chặt chẽ của
các mỗi liên hệ liên quan đến di truyền. Từ việc chỉ đánh giá cá nhân qua mơi
trƣờng sống của họ thì nó cịn cho biết một cách rõ ràng hơn các yếu tố di
truyền tham gia ở mức độ nào vào mỗi tổn thƣơng của cá nhân.Tuy nhiên
nghiên cứu nhƣ thế này cũng không thể chỉ ra đƣợc rõ ràng hoặc không phân
lập đƣợc gen nào có thể tham gia hoặc khơng tham gia vào. Chính vì thế mà
việc khó khăn để có thể xác định yếu tố di truyền phải trông chờ vào công
việc của các nhà khoa học liên quan đến việc nghiên cứu xác nhận bản đồ
gen. Nhƣng cho đến thời điểm này việc chỉ ra gen nào có tham gia vào việc
hình thành bệnh cịn là một bí ẩn, đa số nghiên cứu thầy rằng việc mặc phải
một rối loạn về SKTT nào đó lại liên quan đến việc cá nhân bị thiếu vắng hay
khiếm khuyến một số gen nào đó hơn là việc chỉ rõ gen nào tham gia. Ví dụ:
có nghiên cứu đƣa ra chứng thực rằng có một gen ở nhiễm sắc 4 có thể “bảo
vệ” cá nhân chống lại những vấn đề nghiện rƣợu.
Các nghiên cứu đều đã chỉ ra ít nhiều có sự liên quan giữa gen với các
tổn thƣơng SKTT, gen có thể là một yếu tố nguy cơ để có thể xuất hiện các
tổn thƣơng nhƣng khơng có nghĩa là chúng ta có thể đánh đồng tất cả các tổn
thƣơng SKTT đều có liên quan đến gen vì thậm chí đã có đế 89% số ngƣời
đƣợc chẩn đốn là có tổn thƣơng về SKTT nhƣng khơng có mối liên hệ gì đến
gen.
Dù yếu tố gen có ảnh hƣởng nhiều hay ít thì đến thời điểm này chúng ta
cũng chƣa rõ ràng câu trả lời, nhƣng theo tác giả thì việc đƣa ra các nghiên
cứu kiểm tra mức độ tham gia của gen trên các cá thể ở các quần thể khác
nhau đang gây nên một tâm lý hết sức nặng nề cho những ngƣời tham gia
nghiên cứu ở khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau.
1.1.2.2. Mơ hình sinh học
Mơ hình tập trung vào việc nghiên cứu vào các quá trình sinh học ảnh

hƣởng đến cảm xúc hành vi khi chúng bị rối loạn. Đặc biệt là tập trung vào
việc chỉ ra vai trò của chất DTTK và các q trình sinh hóa tham gia vào một

13


số bệnh tâm thần: Ví dụ các loại hormon nhƣ melatonin giƣờng nhƣ có tham
gia vào nguyên nhân của rối loạn cảm xúc theo mùa, một dạng của trầm cảm.
Những rối loạn khác có thể là hậu quả của những vấn đề tổ chức não. Hoặc ví
dụ bệnh tâm thần phân liệt có thể là do thối triển trong q trình phát triển
não và đã dẫn đến những sai lầm cơ bản cho q trình xử lí thơng tin, rối loạn
tƣ duy và hành vi. Một bệnh khác thƣờng gặp là bệnh Alzheimer cũng là do
sự thoái hoá tiến triển các nơ-ron và hậu quả là sự suy giảm chức năng nhận
thức ở giai đoạn tuổi già.
Nhìn vào hành vi của một con ngƣời thì ngƣời ta đều chấp nhận khi
giải thích q trình cử động, vận động của mỗi cá nhân. Theo đó thì khi con
ngƣời cử động khơng thể thiếu sự kích hoạt một loạt các giác gian vận động
và nơron đƣợc dẫn chuyền bởi các chất hóa học,nhƣng mặt khác muốn có
những cử động có ý nghĩa và phù hợp không thể thiếu sự phối hợp của cảm
giác, động cơ thúc đẩy hành vi ( theo tâm lý – Hoạt động diễn ra khi có động
cơ thúc đẩy). Từ đó cho thấy dù giải thích bằng cách này hay cách khác thì
đều cho kết quả hợp lý, và vì thế chúng ta khơng thể kết luận đƣợc nguyên
nhân gây ra tổn thƣơng SKTT chỉ dựa vào một yếu tố sinh học hay tâm lý
đƣợc.
1.1.2.3. Mơ hình tâm lý
Với mỗi một trƣờng phái về tâm lý thì lý thuyết về tổn thƣơng SKTT
đƣợc quan niệm khác nhau và tƣơng ứng với mỗi quan niệm đó là các hình
thức trị liệu tƣơng ứng. Khởi nguồn đầu tiên là trƣờng phái phân tâm vào đầu
thế kỷ 20 do Freud và các học trò làm tiên phong. Trị liệu này dù đã qua 100
năm thăng trầm với những thay đồi khá nhiều song nó vẫn cịn đƣợc sử dụng.

Đến đầu những năm 50-60 của thế kỷ 20 xuất hiện liệu pháp hành vi phản đối
dạng trị liệu theo nguyên tắc phân tâm tập trung nhiều vào q trình tinh thần,
khơng khoa học mà cho rằng hành vi chịu sự kiểm soát bởi những yếu tố bên
ngoài mỗi cá nhân dựa vào nền tảng khoa học “vững chắc” đó là điều kiện cổ
điển và điều kiện tạo tác (operant). Đến 1961 trƣờng phái nhân văn của C.

14


Roger xuất hiện lại cho rằng hành vi và cảm xúc lại chịu ảnh hƣởng từ những
chấn thƣơng trong quá khứ và sự kỳ vọng vào tƣơng lai. Vì thế liệu pháp
nhằm giúp cá nhân có nhận ra đƣợc tiềm năng hoặc có “kỹ năng tự thể hiện”
của mình và có thể tự giải quyết vấn đề của bản thân họ chứ không đi giải
quyết các chấn thƣơng trong quá khứ.
Trong số các liệu pháp kể đến của mơ hình tâm lý không thể không kể
đến liệu pháp hành vi nhận thức (Beck 1978). Liệu pháp này tập trung vào
quá trình tƣ duy hoặc nhận thức. Đây đƣợc xem nhƣ là đóng vai trị chủ đạo
trong hành vi và cảm xúc. Vì thế, mục đích chính của liệp pháp là tập trung
vào suy nghĩ của chúng ta để xem nó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hành vi và
cảm xúc tại một thời điểm cụ thể. Lí thuyết chỉ ra rằng do những vấn đề về
SKTT nên nhận thức có những “sai sót” và biến đổi chức năng. Trên cơ sở
xây dựng và thực hành một loạt các chiến lƣợc giáo dục và trị liệu, liệu pháp
tập trung vào thay đổi nhận thức sao cho chúng vận hành hợp lí hơn, giảm
thiểu những “sai sót”. Mặt khác liệu pháp cũng kiên trì tập trung vào hành vi:
có thể thay đổi đƣợc nhận thức sai lệch thông qua thực nghiệm hành vi đƣợc
thiết kế để mô tả/ minh họa những sai lệch trong suy nghĩ.
1.1.2.4. Mơ hình văn hóa – xã hội
Những mơ hình đã đƣợc bàn luận đề cập đến ở trên đều dựa trên quan
niệm cho rằng nguyên nhân của các vấn đề tổn thƣơng sức khỏe tâm thần nằm
trong mỗi cá nhân, đó có thể là do di truyền, hố sinh hoặc tâm lí. Ngƣợc lại,

mơ hình văn hoá - xã hội cho rằng nguyên nhân tổn thƣơng SKTT là từ các
yếu tố xã hội bên ngoài. Các yếu tố văn hoá- xã hội bao gồm những loại ảnh
hƣởng khác nhau, từ gia đình cho đến các yếu tố kinh tế – xã hội. Một số các
yếu tố đó đã đƣợc xác định trong Tổng quan cơ cấu bệnh tâm thần ở Anh
[Jenkins và cs.1998].
Từ những nghiên cứu cũng đã chỉ ra tỉ lệ trầm cảm và lo âu tăng cao ở
phụ nữ, những ngƣời sống ở thành phố, ngƣời thất nghiệp và những ngƣời
sống li thân, li dị hoặc bị goá hay tỷ lệ cao những ngƣời mắc loạn thần lại tập

15


trungcao ở những cƣ dân sống ở thành phố hơn ở khu vực nông thôn, sốngƣời
bị Phụ thuộc rƣợuở trong nhóm thất nghiệp cao gần gấp 2 lần so với những
ngƣời đang làm việc. Những ngƣời dân tộc thiểu số hoặc ở vị thế kinh tế- xã
hội thấp cũng có tỉ lệ trầm cảm, rối loạn stress không đặc hiệu, TTPL hoặc
lạm dụng chất cao hơn so với tầng lớp kinh tế – xã hội bên trên[Ulbrich và cs.
1989]. Và với mỗi một kết luận trên đều có cách lý giải hợp lý đó là do: phân
biệt giàu nghèo, vị thế xã hội, stress xã hội, kém nguồn lực, giao thoa văn
hóa…
1.1.2.5. Mơ hình hệ thống
Theo mơ hình này nhìn nhận gia đình nhƣ là một hệ thống khép kín có
khả năng gây nên tổn thƣơng SKTT rõ nhất. Bởi vì, các thành viên đều có sự
tác động và ảnh hƣởng nhất định lẫn nhau trong hành vi cũng nhƣ cách họ
giao tiếp hàng hàng với nhau. Một trong những dạng rối loạn gia đình nổi bật
là khi có sự lạm dụng tình dục trẻ em trong gia đình. Mức độ lạm dụng tình
dục rất cao ở những phụ nữ tìm đến trị liệu tâm lí với các trạng thái khác nhau
nhƣ: trầm cảm, lo âu và chán ăn tâm lí (Jaffe và cs. 2002). Tácđộng qua lại
trong gia đình có liên quan đến SKTT đƣợc quan tâm đến chính là những
ngƣời bị TTPL. Brown và cộng sự năm 1972 là ngƣời đầu tiên xác định

những đặc điểm gia đình, bây giờ đƣợc gọi với cái tên biểu hiện cảm xúc âm
tính cao (NEE). Và theo các nhà trị liệu gia đình, hệ thống gia đình càng phức
tạp thì càng ảnh hƣởng đến sự phát triển chán ăn tâm lí ở những phụ nữ
trẻ[Minuchin 1974].
1.1.2.6. Mơ hình tâm sinh xã hội:
Mơ hình chủ yếu đề cập đến việc các cá nhân bị một tổn thƣơng SKTT
bất kỳ không đến từ một nguyên nhân mà phải có từ hơn một lý do đƣợc kết
hợp từ các yếu tố: sinh học, tâm lý và cả môi trƣờng sống của họ nữa.
Đối với hầu hết những vấn đề SKTT các tổn thƣơng thƣờng đƣợc gây
ra bởi nhiều yếu tố, trong số đó có:
Các yếu tố sinh học: gen, nhiễm khuẩn, chấn thƣơng.

16


×