Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích chính sách bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.3 KB, 33 trang )

Mục lục:
1.

Mở đầu …………………………………………………………………..
Đặt vấn đề ………………………………………………………………..
1.1 Sự ra đời và phát triển của chính sách bảo vệ mơi trường và phịng
chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
1.2 Thực trạng xung quanh vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt

2.

1.

Nam hiện nay.
1.3 Mục đích của việc phân tích các chính sách.
Thao tác hóa khái niệm ………………………………………………….
2.1 Khái niệm chính sách.
2.2 Khái niệm hoạch định chính sách xã hội.
2.3 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách xã hội.
2.4 Khái niệm phân tích chính sách xã hội.
2.5 Khái niệm ô nhiễm môi trường.
2.6 Khái niệm biến đổi khí hậu.
2.7 Chính sách của nhà nước về bảo vệ mơi trường.
Phân tích chính sách…………………………………………………….
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí

2.

hậu ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………
Phân tích, đánh giá hoạt động hoạch định chính sách………………..
2.1 Phân tích, đánh giá về các cơ sở hoạch định.



3.

2.2 Phân tích đánh giá về q trình hoạch định.
Phân tích, đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện chính sách……………..
3.1 Phân tích đánh giá về các điều kiện thực thi chính sách.
3.2 Phân tích đánh giá về quy trình thực hiện chính sách xã hội.
Kiến nghị………………………………………………………………...
Kết luận………………………………………………………………..
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………





 MỞ ĐẦU:
1. Đặt vấn đề:
1.1 Sự ra đời và phát triển của chính sách bảo vệ mơi trường và phịng
chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến không biết bao
nhiêu sự thay đổi của môi trường như động đất, sóng thần, núi lửa, sạt lở đất,… Có
rất nhiều ngun nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu hay ơ nhiễm mơi trường
mà chúng ta có thể kể đến dưới đây: Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, như
cầu sống của con người tăng lên. Để đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống, con
người chúng ta buộc phải khơng ngừng lao động, tìm kiếm việc làm,… Các hoạt
động công nghiệp, giao thông vận tải đề tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy giúp ích cho
cuộc sống sinh hoạt của con người rất nhiều nhưng đồng thời những hoạt động này
đã góp phần vào việc làm cho tình trạng ơ nhiễm mơi trường (khơng khí, đất, nước,
…) ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Ngồi ra, lượng
rác thải cơng nghiệp, rác thải sinh hoạt ngày một nhiều, cùng với các biện pháp xử

lí rác thải chưa được triển khai hiệu quả, đồng nghĩa với tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, biến đổi khí hậu ngày một nặng nề,… Trên đây chỉ là một số trong rất
nhiều lí do khiến ơ nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề
nóng bỏng, nhận được nhiều sự quan tâm của tồn thể xã hội hiện nay. Để giải
quyết vấn đề này, nhà nước ta đã đề ra một số chính sách về bảo vệ mơi trường và
chống biến đổi khí hậu. Dưới đây, ta sẽ cùng tìm hiểu và phân tích, đánh giá hoạt
động hoạch định, tổ chức ấy.
1.2 Thực trạng, tính cấp thiết của việc xây dựng chính sách bảo vệ mơi
trường và chống biến đổi khí hậu:


Ơ nhiễm mơi trường gồm 3 loại ơ nhiễm chính, đó là: ơ nhiễm mơi trường
khơng khí, ơ nhiễm mơi trường nước và ơ nhiễm mơi trường đất. Trong đó,mức độ
ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đặc biệt tại các thành phố lớn, khu đô thị, những
vùng đông dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề là nghiêm trọng nhất.
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí: ( Theo một nghiên cứu được công bố tại
Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos) Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng
khơng khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trên cơ sở tiêu
chuẩn cho phép của thế giới về đánh giá chất lượng khơng khí (Air Quality IndexAQI), nếu mức độ sạch của khơng khí từ 150-200 điểm thì đã bị coi là ơ nhiễm, từ
201-300 thì coi là cực kỳ cấp bách, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của
người dân.Trong khi đó, tại Việt Nam, hai khu vực ô nhiễm nhất là Hà Nội và TP
HCM, chỉ số trong ngày lúc nào cũng ở mức 152-156. Cịn vào giờ giao thơng cao
điểm phải lên tới gần 200. Bụi PM10 (bụi khí, loại hạt vỡ cỡ rất nhỏ, bay lơ lửng
trong khơng khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang để lọt vào và đọng lại trong
phổi, gây bệnh về đường hô hấp cho người hít phải) cao gấp 4 lần mức khuyến cáo
của WHO. Ở Hà Nội, theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, 72% hộ gia đình có người
mắc bệnh do ơ nhiễm khơng khí. Đây là tỷ lệ q cao so với các khu vực khác
trong cả nước, bởi Hà Nội và TP.HCM được nhận định là hai thành phố ơ nhiễm
khơng khí nặng nhất.
Ơ nhiễm mơi trường nước: Hệ thống nước ở Việt Nam có hơn 2360 con

sơng, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao. Đây là nơi cư trú, nguồn nước sinh
hoạt của các sinh vật, thực vật và cả con người. Tuy nhiên, hệ thống này đang bị ô
nhiễm nặng nề. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép,


luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành
phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất
giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước
thải có màu nâu, mùi khó chịu… (Theo: “Hiện trạng mơi trường nước tại Việt
Nam”- moitruongdeal.com). Theo thống kê và đánh giá của bộ Y tế và Bộ Tài
ngun mơi trường, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử
vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc
bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những ngun nhân chính là sử dụng
nước ơ nhiễm.
Ơ nhiễm mơi trường đất: Trích báo cáo của trung tâm khí tượng thủy văn
quốc gia: “Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng phân
bón vơ cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu tấn, trong
đó có đến 50 - 70% khơng được cây trồng sử dụng thải ra mơi trường.Cịn ở các
vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường đất cũng bị ô nhiễm
do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt..Đặc biệt, môi trường đất ở một số
nơi đang bị ô nhiễm do chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh. Cụ thể như tại
sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định) vẫn cịn
tồn dư hàng trăm nghìn m3 đất và bùn bị nhiễm chất độc da cam với hàm lượng
dioxin gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với nồng độ cho phép, tiếp tục tác động
xấu đến sức khỏe con người và môi trường tại các khu vực lân cận. Các tỉnh miền
núi phía Bắc và Tây Ngun với lượng đất bị xói mịn hàng năm lên tới 33,8 150,5 tấn/ha. Đồng thời còn có khoảng 9,3 triệu ha đất, chiếm 28% diện tích tự

nhiên có liên quan đến hoang mạc hóa, trong đó 2 triệu ha đang sử dụng bị thối
hóa nặng và 2 triệu ha khác đang có nguy cơ thối hóa cao”.


Biến đổi khí hậu: Từ đầu năm 2015 đến nay, lượng mưa ở khu vực Nam
Trung Bộ đã thiếu hụt tới 30- 50% so với lượng mưa trung bình của nhiều năm,
cịn đối với khu vực Tây Ngun và Đơng Nam Bộ thiếu hụt khoảng 10- 20%. Về
lượng dòng chảy, ở khu vực Bắc Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20- 70%,
khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên thiếu hụt 20- 60%, thậm chí có nơi lên tới hơn
80% như Nghệ An và Khánh Hòa. (Theo nhận định của Ban Chỉ đạo Trung ương
về Phòng, chống thiên tai). Theo Thơng báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt
Nam cho thấy (so với năm 1990) : Năm 2010 nhiệt độ tăng thêm 0.3 đến 0.5 độ C;
Mực nước biển tăng thêm 9 cm. Đến năm 2050, nhiệt độ dự tính tăng thêm từ 1.1
đến 1.8 độ C; Mực nước biển tăng thêm 33 cm. Biến đổi khí hậu kéo theo hiện
tượng El Nino làm giảm từ 20 đến 25% lương mưa ở khu vực miền Trung- Tây
Nguyên, gây ra hạn hán kéo dài. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình trên phạm
vi cả nước ta đã tăng khoảng 0,5 độ C/năm. Riêng năm 2015, do tác động của hiện
tượng El-Nino, nền nhiệt độ tăng khoảng 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm
và có số ngày nắng nóng kéo dài hơn. Lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và
tăng ở phía Nam lãnh thổ. Trên khu vực Biển Đông, bão và áp thấp nhiệt đới có xu
hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta. Đặc biệt, tần suất hoạt động của bão
mạnh, siêu bão ngày càng gia tăng với mức độ ảnh hưởng lớn; mùa mưa bão sẽ kết
thúc muộn hơn so với trước đây. Hạn hán, nắng nóng có xu thế tăng lên và không
đồng đều giữa các khu vực, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ.Theo báo cáo của
Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu. Trong đó, lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là tài nguyên nước,
khu vực ven biển và ngành nơng nghiệp. Chỉ tính trong 10 năm (2001-2010), thiên
tai đã làm 9.500 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế là 1,5% GDP/năm.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho thấy, vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt
độ trung bình của nước ta sẽ tăng 2-3 độ C, kéo theo đó mực nước biển có thể dâng

lên khoảng 1m. Khi đó hậu quả là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập


39% diện tích, riêng TP Hồ Chí Minh ngập 20% diện tích; các tỉnh ven biển ở
Đồng bằng sơng Hồng ngập 10%; các tỉnh miền Trung là 3%. Đồng thời, sẽ có 1012% dân số của nước ta chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, tổn thất về
kinh tế sẽ là 10% GDP/năm. Đây là những con số rất đáng báo động. Do đó, Việt
Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn hiện nay.
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Thế giới)
1.3 Mục đích của việc phân tích các chính sách này:
Khi thực hiện phân tích, đánh giá hoạt động hoạch định và tổ chức thực hiện
những chính sách bảo vệ mơi trường và chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam, chúng
ta tập trung vào những mục đích chính như sau: Đánh giá xem chính sách đó có
được ban hành ra để hướng tới phục vụ lợi ích cộng đồng hay một bộ phân nhất
định trong công chúng hay không.Giúp nhận biết các mối liên hệ của văn bản cuả
chính sách xã hội sẽ ban hành với những văn bản cùng lĩnh vực, từ đó tăng hiệu
quả. Đánh giá những chính sách được phân tích đã thực hiện đúng vai trò về hoạch
định và tổ chức thực hiện chưa. Ví dụ như khi hoạch định chính sách ấy, nhà nước
đã đặt ra mục tiêu, giải pháp cụ thể và đúng đắn hay chưa. Bên cạnh đó, khi tổ
chức thực hiện những chính sách đó, nhà nước và các cơ quan liên quan, có trách
nhiệm đã tổ chức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao, đạt được những ưu điểm
gì, cịn mắc phải những hạn chế ra sao. Từ những đánh giá, phân tích trên, cuối
cùng sẽ đưa ra kết luận chung, những kiến nghị về chính sách đó.
2. Thao tác hóa khái niệm:
2.1 Khái niệm chính sách:
Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách, là sự thể chế hóa, cụ
thể hóa các giải pháp của nhà nước trong giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến
từng nhóm người hay tồn bộ dân cư trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối


của Đảng nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển tồn diện con

người, văn hóa truyền thống.
2.2 Khái niệm hoạch định chính sách xã hội:
Hoạch định chính sách xã hội là giai đoạn đầu tiên, có tính quyết định đối
với tồn bộ giai đoạn khác và sự hình thành của một chính sách. Hoạch định chính
sách xã hội là quá trình bao gồm việc nghiên cứu, đề ra một chính sách với các
mục tiêu, giải pháp, cơng cụ nhằm giải quyết vấn đề chính sách và việc thể chế hóa
chính sách đó. (Trích Đề cương bài giảng Chính sách xã hội- Biên soạn TS. Nhạc
Phan Linh)
2.3 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách xã hội:
Tổ chức thực hiện chính sách xã hội là q trình tổ chức và thúc đẩy các
hoạt động áp dụng các chính sách xã hội vào cuộc sống nhằm tạo ra kết quả thực tế
thơng qua các hoạt động có tổ chức của các cơ quan chức năng nhà nước về quản lí
xã hội, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu mà chính sách xã hội đề ra. (Trích Đề
cương bài giảng Chính sách xã hội- Biên soạn TS. Nhạc Phan Linh)
2.4 Khái niệm phân tích chính sách xã hội:
Phân tích chính sách có thể định nghĩa như là q trình xem xét, so sánh,
đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách đối với các đối tượng
của chính sách cũng như đối với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội liên quan. Để
từ đó đưa ra những lời khuyên (kiến nghị)về chính sách xã hội. (Trích Đề cương
bài giảng Chính sách xã hội- Biên soạn TS. Nhạc Phan Linh)
2.5 Khái niệm ô nhiễm môi trường:


Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại
tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ơ nhiễm mơi trường chủ yếu do hoạt
động của con người gây ra. Ngồi ra, ơ nhiễm cịn do 1 số hoạt động của tự nhiên
khác có tác động tới mơi trường. (Trích: Wiki)
2.6 Khái niệm biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ

quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng
triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân
bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới
hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên tồn Địa Cầu. Trong những
năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách mơi trường, biến đổi khí hậu
thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện
tượng nóng lên tồn cầu. (Trích: Wiki)
2.7 Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường, chính sách của Nhà nước về bảo vệ mơi
trường được quy định cụ thể như: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi
trường. Ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp
hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương
trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng


và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập
trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường
ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thối; chú trọng bảo vệ mơi trường đơ thị, khu dân
cư. Ðầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu
tư cho bảo vệ mơi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong
ngân sách nhà nước hằng năm. Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các
hoạt động bảo vệ mơi trường và các sản phẩm thân thiện với mơi trường; kết hợp
hài hồ giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát
triển. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và
chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ mơi trường; hình
thành và phát triển ngành cơng nghiệp môi trường. Mở rộng và nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ mơi trường;

khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng
lực quốc gia về bảo vệ mơi trường theo hướng chính quy, hiện đại.

 Phân tích chính sách:
1. Những chính sách bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu ở
Việt Nam hiện nay:
Trích chương I điều 5 của luật Bảo vệ mơi trường:
“ Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt
động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ
môi trường theo quy định của pháp luật.


2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện
pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ mơi trường.
3. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy
mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
4. Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu
dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ mơi trường.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản
chi riêng cho bảo vệ mơi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo
tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ mơi trường được quản lý
thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi
trường.
6. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ
sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

8. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển
giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện
với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về
bảo vệ môi trường.
9. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài ngun với ứng phó
với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.
10. Nhà nước ghi nhận, tơn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
11. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện
đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.”


Chính sách thuế bảo vệ mơi trường (Nguồn: />Thuế bảo vệ môi trường: Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội
Khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2012, là văn bản duy nhất điều chỉnh một cách trực tiếp vào các
sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Với mục đích khơng khuyến khích một số hoạt động
sản xuất kinh doanh có sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, nên thuế tiêu
thụ đặc biệt với thuế suất cao đối với các mặt hàng như thuốc lá, ô tơ,…
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế này có liên quan trực tiếp đến lợi ích
của doanh nghiệp. Do đó, thơng qua những ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ
môi trường bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại nhằm giảm
thiểu các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp về mặt
tài chính trong việc thực hiện cơng tác bảo vệ môi trường.
Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên đánh vào các tổ chức, cá nhân có hoạt
động khai thác tài nguyên bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản, kim
loại và khơng kim loại, dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên và các
loại tài nguyên thiên nhiên khác.
Ngồi ra cịn có các chính sách liên quan như chính sách về phịng chống và

kiểm sốt ơ nhiễm; Chính sách về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Một số
chính sách pháp luật về quản lí tài nguyên (Luật quản lý tài nguyên nước,Luật địa
chất và khoáng sản, Luật Đất đai 2003, Luật Thuỷ sản 2003,Luật Bảo vệ và phát
triển rừng 2004,…); Chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu; Một số chính
sách, pháp luật trực tiếp liên quan đến biến đổi khí hậu được ban hành như chỉ thị
số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto


thuộc Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (năm 2005); Nghị
quyết số 60 của Chính phủ giao Bộ Tài ngun & Mơi trường chủ trì, xây dựng
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2007),Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2008), Chiến lược quốc
gia về biến đổi khí hậu (năm 2011), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (năm
2012);…

2. Phân tích, đánh giá hoạt động hoạch định chính sách:
Hoạch định và tổ chức thực hiện là giai đoạn, hoạt động mang tính quyết
định đến sự thành cơng của chính sách xã hội. Để có thể thực hiện thành cơng việc
hoạch định và tổ chức chính sách xã hội cần nhiều giai đoạn phức tạp, địi hỏi sự
cẩn thận, chính xác, dựa trên các cơ sở hoạch định chính sách cùng với những yếu
tố ảnh hưởng và điều kiện thực thi chính sách xã hội. Cần phải có tầm nhìn xa
trong việc hoạch định chính sách cũng như sự tính tốn chính xác, khả năng điều
hành, quản lí để có thể tổ chức thực hiện được thành cơng một chính sách. Chính
vì tính quan trọng và phức tạp của q trình hoạch định, tổ chức thực hiện chính
sách rất lớn mà dung lượng bài viết có hạn nên dưới đây, ta đi vào đánh giá, phân
tích một số khía cạnh, cơ sở, yếu tố ảnh hưởng, điều kiện thực thi cũng như một
trong số những quá trình thực hiện việc hoạch định và tổ chức thực hiên chính sách
của nhà nước về bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam
hiện nay.
2.1 Phân tích, đánh giá về các cơ sở hoạch định:

Căn cứ khoa học nhân văn: Tính khoa học nhân văn thể hiện ở việc khi
hoạch định, thiêt kế chính sách phải coi trọng yếu tố con người. Các chính sách xã
hội phải đặt con người ở vị trí trung tâm, xuất phát từ con người và phục vụ con
người. (Trích Đề cương bài giảng Chính sách xã hội- Biên soạn TS. Nhạc Phan


Linh). Như ta thấy, chính sách của nhà nước về bảo vệ mơi trường và chống biến
đổi khí hậu nhằm mục tiêu quan trọng nhất đó là khắc phục và hạn chế, ngăn chặn
tình trạng ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Đề ra mục tiêu và
chính sách như vậy cốt cũng để phục vụ và nâng cao nhu cầu sống của con người.
Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi
trường sống của con người. Thực hiện thành cơng chính sách, mơi trường phát
triển tốt, ngăn chặn được những hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm
môi trường kéo theo chất lượng sống của con người được nâng cao, là cơ hội phát
triển của nền kinh tế, y tế, văn hóa- xã hội,… Nói chung, chính sách của nhà nước
về bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu đã được hoạch định thành
công trên cơ sở căn cứ khoa học nhân văn.
Tính hệ thống: Khi hoạch định chính sách về bảo vệ mơi trường và chống
biến đổi khí hậu, các nhà hoạch định chính sách đã thể hiện được tính hệ thống
trong chính sách này qua mối quan hệ với một số chính sách liên quan như chính
sách giáo dục đào tạo, chính sách về thuế, cấp vốn, chính sách thuế bảo vệ mơi
trường,… Ví dụ như vào ngày 28/08/2014 đã ban hành quyết định số 48/2014/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ : Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở
phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; Thể hiện qua quyết định số 1363/QĐTTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đưa nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”
Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có
những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó
lường. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm
gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước. Về tốc độ tăng trưởng và phát triển
kinh tế của nước ta trong năm 2015 nhìn chung đều có xu hướng gia tăng về các
lĩnh vực khác nhau như: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước, tốc độ tăng trưởng

về nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và thủy-hải sản,... (Tham khảo nguồn:


“Thống kê về tình hình kinh tế- xã hội” của Tổng cục thống kê năm 2015). Thế
nhưng, mức sống và thu nhập của người dân lao động khi tham gia vào chính sách
chưa cao (GDP tính theo ngang giá sức mua chỉ khoảng 5.200 USD; so với GDP
Philippine 6.300 USD, GDP Trung Quốc là 8.154 USD,…). Dựa vào tình hình
kinh tế , khả năng đáp ứng tài chính, thu nhập và mức sống của dân cư và
người lao động khi tham gia vào chính sách xã hội mà các nhà hoạch định chính
sách đã điều chỉnh các hoạt động, hoạch định chính sách cho phù hợp. Ví dụ như
chính sách đã được thể chế hóa bằng việc đưa ra những luật, nghị định có liên quan
như luật thuế thu nhập doanh nghiệp về việc cụ thể hóa chính sách như đã nêu ở
phần 1: Những chính sách bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu ở
Việt Nam hiện nay, đó là: đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ mơi
trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng
dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ mơi trường được quản lý
thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi
trường; ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ mơi trường, cơ sở
sản xuất, kinh doanh thân thiện với mơi trường.
Ngồi ra, chính sách này đều đã dựa trên các cơ sở khác như định hướng
chính trị và những quy định pháp luật hiện hành trong hoạch định chính sách xã
hội như đường lối, chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật cùa nhà nước,…;tính
lịch sử trong hoạch định chính sách xã hội.
2.2 Phân tích đánh giá về q trình hoạch định:
Trước tiên, ta nhận thấy chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường đã
xác định được vấn đề chính sách- một vấn đề rất quan trọng, được người dân đặc
biệt quan tâm, mang tính thời sự, đó là ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí
hậu ở nước ta hiện nay. Đối với những nước đang đi trên con đường cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của kinh tế, các ngành công nghiệp,… là
sự ô nhiễm nặng nề của môi trường dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu cùng nhiều



hậu quả khác vơ cùng nghiêm trọng, vấn đề chính sách này là một phần nguyên
nhân gây kìm hãm và cản trở sự phát triển xã hội. (cụ thể hơn đã được nêu rõ tại
mục 1: Đặt vấn đề, phần 1.2: Thực trạng).
Mục tiêu của chính sách trong q trình hoạch định của được nhà nước đề ra
rõ ràng, đó là: ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thối và sự cố mơi
trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; Khắc phục ô nhiễm môi
trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh
thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường; Xây dựng nước ta
trở thành một nước có mơi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường,mọi người đều có ý thức
bảovệ mơi trường, sống thân thiện với thiên nhiên ( Tham khảo nguồn:” Những
nội dung cơ bản trong bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay”
-tapchicongsan.org.vn)
Thơng qua và quyết định chính sách: Chính sách được thể chế hóa thơng
qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phịng
chống biến đổi khí hậu, cụ thể như: Quyết định Số: 589/QĐ-TTg về việc phê duyệt
điều chỉnh định hướng phát triển thốt nước đơ thị và khu cơng nghiệp Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, ban hành ngày 06/04/2016; Ngày 10/03/2016 ban
hành thông tư quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường, có hiệu lực 01/05/2016;
Nghị định số 12/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Về phí bảo vệ mơi trường đối với
khai thác khống sản, ban hành ngày 19/02/2016; Ngày 19/01/2016 ban hành quyết
định số 01/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về cơ chế, quy trình hỗ trợ
kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai; Ngày 16/12/2015 ban
hành thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch
vụ bảo vệ thực vật; …



Bên cạnh việc nhìn nhận đúng đắn, xác định được vấn đề chính sách và mục
tiêu của chính sách, hoạch định qua q trình hoạch định chính sách nói trên, q
trình hoạch chính sách của nhà nước về bảo vệ mơi trường đã thực hiện xây dựng
các phương án chính sách phù hợp theo các nguyên tắc của quá trình hoạch định
chính sách, lựa chọn được phương án chính sách tối ưu hợp lí.
3. Phân tích, đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện chính sách:
Tương tự như hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách là một
quá trình quan trọng trong việc đưa chính sách áp dụng vào thực tế, địi hỏi nhiều
kĩ năng thực tế, trình độ và nhiều yếu tố quan trọng khác. Cụ thể như để tiến hành
đưa chính sách bảo vệ mơi trường và chống biến đổi khí hậu vào đời sống một
cách phù hợp nhất với tình hình kinh tế- chính trị- văn hóa xã hội hay điều kiện
sống của người dân để thực hiện chính sách sao cho hợp lí, đạt hiệu quả cao nhất
có thể, có rất nhiều các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện chính
sách này như tính phức tạp của vấn đề xã hội cần giải quyết mà ở đây là việc giải
quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Đây là một vấn đề khơng hề đơn giản, địi hỏi sự phối hợp của nhiều lĩnh vực, cơ
quan ban hành, huy động nguồn lực, nguồn vốn không nhỏ. Vậy nên vấn đề cần
giải quyết của chính sách này có tính phức tạp cao. Ngồi ra cịn có những yếu tố
ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách của nhà nước về bảo vệ mơi
trường và chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể kể đến như: trình độ dân trí
trong xã hội; khả năng kinh tế của quốc gia; trình độ cơng nghệ của quốc gia; tình
hình chính trị, tình hình quốc tế; bộ máy và đội ngũ cơng chức,viên chức làm
nhiệm vụ, thủ tục hành chính; khả năng tài chính cho tổ chức thực hiện chính sách;
sự đồng thuận của nhân dân.
3.1 Phân tích đánh giá về các điều kiện thực thi chính sách:
Để thực thi chính sách khơng phải là điều đơn giản bởi có nhiều yếu tố, điều
kiện xung quanh quá trình này. Từ những điều kiện liên quan như thực thi chính


sách làm sao phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, mức sống của nhân dân, phải

đáp ứng được tính dân chủ đến các điều kiện về bộ máy quản lí, nhà lãnh đạo,…
Tuy cịn mắc phải một số hạn chế nhưng chính sách về bảo vệ mơi trường và chống
biến đổi khí hậu đã đáp ứng được đa phần những điều kiện kể trên.
Trước hết, như đã đề cập ở những phần trên và qua nhiều bài báo, phóng sự,
… chúng ta đều hiểu được phần nào sự cấp thiết, tính thời sự của vấn đề chính sách
này- vấn đề bảo vệ mơi trường, phịng chống biến đổi khí hậu. Vậy nên, khi đưa ra
chính sách về bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu, Nhà nước ta
xác định được sự phù hợp với cuộc sống của chính sách. Nhận thấy rõ mục tiêu
ngăn chặn, phịng chống các nguồn gây ô nhiễm môi trường; khắc phục, cải tạo
những khu vực bị ô nhiễm; giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng dinh học; tăng cường khả năng chủ động ứng phó biến đổi khí hậu;
… đã thể hiện tính khả thi của chính sách này. Khơng những vậy, Nhà nước đề ra
chính sách về bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu với những giải
pháp phù hợp với thực tiễn, khả thi và đã đi vào hoạt động, được phê duyệt và thu
hồi lại nhiều kết quả, phản ánh tốt, sự đồng tình của nhân dân ví dụ như chương
trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn; hay vào ngày 14/3/2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành Quyết định số 819/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050; chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu;…
Tổ chức thực hiện chính sách về bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi
khí hậu đã đảm bảo được tính dân chủ. Điều này được khẳng định qua việc lãnh
đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ
chức nhiều cuộc trao đổi, thảo luận và triển khai các kế hoạch, nội dung phối hợp
công tác phục vụ xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng


và Nhà nước; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp
nhân dân về lĩnh vực tài nguyên - môi trường. Nhà nước đặc biệt chú trọng việc tổ

chức, đẩy mạnh và tăng cường nhiều chương trình, hoạt động truyền thơng, tun
truyền, phổ biến để nhân dân có thể nắm bắt được tình hình, nội dung, tính cấp
thiết và nhiệm vụ của bản thân, cách thực hiện, ứng dụng chính sách vào đời sống.
Nổi bật như hội thảo quốc tế: “Truyền thông đại chúng với biến đổi khí hậu tại tiểu
vùng sơng Mekong” do học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với viện
Friendrich Ebert Stiftung (FES, Đức) tổ chức vào ngày 29-30/11/2012; Hội thảo
Khoa học quốc tế với chủ đề “Truyền thông đại chúng Việt Nam với biến đổi khí
hậu”, với sự tài trợ của Viện FES tại Việt Nam và Khoa Xã Hội học - Học viện Báo
chí và Tuyên truyền tổ chức vào 05/12/2013; Nhưng chương trình thường niên mà
mọi người dân không kể độ tuổi, nghề nghiệp, xuất thân đều được khuyến khích
tham gia, thậm chí có rất nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên là một trong số
những thành viên của ban tổ chức chương trình như: Chương trình đạp xe “Tun
truyền bảo vệ mơi trường”; Chương trình “Giờ trái đất”; Những chương trình tun
truyền về bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu, phổ biến luật mơi trường
trong trường học;… Tất cả những hoạt động này đều hướng tới tính dân chủ, thực
hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Trên đây chỉ là 2 trong số những điều kiện thực thi chính sách về bảo vệ mơi
trường và phịng chống biến đổi khí hậu mà Nhà nước ta đã thực hiện được. Tuy
đang trong q trình thực hiện và hồn thiện chính sách, còn mắc phải một số
những hạn chế như hoạt động tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, phổ biến đến
toàn thể tầng lớp nhân dân, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, dẫn đến những hành vi vi
phạm những quy định về bảo vệ mơi trường vẫn cịn tương đối phổ biến thìNhà
nước ta đã đáp ứng được tương đối đầy đủ về những điều kiện thực thi chính sách
như đã nêu trên.
3.2 Phân tích đánh giá về quy trình thực hiện chính sách xã hội:


Qui trình thực hiện chính sách xã hội gồm có 5 hoạt động: chuẩn bị triển
khai chính sách xã hội, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách xã hội, đánh giá thực
hiện chính sách xã hội, điều chỉnh chính sách xã hội,tổng kết việc thực hiện chính

sách xã hội. Mỗi hoạt động đều có những nguyên tắc, yêu cầu riêng. Để việc thực
hiện chính sách xã hội đạt được hiệu quả cao nhất có thể cần phải chú trọng đến tất
cả các bước trên. Đánh giá vào thực tiễn quy trình thực hiện chính sách của Nhà
nước về bảo vệ mơi trường và phịng chống biến đổi khí hậu, ta thấy:
Thứ nhất, về quá trình chuẩn bị, triển khai chính sách. Trước tiên, phải xác
định bộ máy tổ chức thực hiện chính sách. Mà một chính sách xã hội khơng thể
chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ hẹp mà liên quan đến rất nhiều vấn đề khác
nhau. Vậy nên ngoài việc đáp ứng một số yêu cầu nhất định thì bộ máy tổ chức
thực hiện chính sách thường là nhiều cơ quan, thuộc nhiều lĩnh vực tạo nên. Trong
đó, cơ quan tổ chức thực hiện chính sách đó phải đảm bảo về mặt chính trị, pháp
luật; có đủ nguồn nhân lực, vật lực, tải lực; Bảo đảm về thơng tin liên quan đến
việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội; Sáng tạo, có sự phối hợp đúng đắn giữa
cấp, ngành và cơ sở trong tổ chưc thực hiện chính sách xã hội; Bảo đảm hệ thống
báo cáo thống kê kế toán và hệ thống kiểm toán chặt chẽ; Có cơ chê, cơng cụ kiểm
tra, giám sát thực hiện chính sách trong thực tế, có kế hoạch, phương pháp đánh
giá chính sách xã hội một cách khách quan. Thể chế, chính sách, bộ máy tổ chức về
biến đổi khí hậu bước đầu được thiết lập. Thực hiện tốt việc xây dựng và ban hành
một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống biến đổi khí hậu
và bảo vệ mơi trường như ngày 15/08/2014 ban hành quyết định số 46/2014/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ : Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên
tai. Ngày 04/07/2014, ban hành nghị định số 66/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
Ngày 06/04/2016, ban hành uyết định Số: 589/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều
chỉnh định hướng phát triển thốt nước đơ thị và khu công nghiệp Việt Nam đến


năm 2025 và tầm nhìn 2050. Nghị định số 12/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Về phí
bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản được ban hành ngày 19/02/2016.
Thơng tư 41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất ban hành ngày 09/09/2015,…
Bộ máy tổ chức về biến đổi khí hậu bước đầu được thiết lập như thành lập

Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, hình thành đơn vị đầu mối ở Trung ương (Bộ
Tài nguyên và Môi trường) để thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về biến đổi khí
hậu, các bộ, ngành, các địa phương cũng đã có cơ quan đầu mối về biến đổi khí
hậu, bảo vệ mơi trường. Theo luật Bảo vệ môi trường, chương XIII, điều 121 quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường của Chính phủ, bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường chịu
trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường; Các cơ quan phối hợp với bộ Tài nguyên và Môi trường đó là: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch
tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và dự án, cơng
trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ); Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật
có liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón, chất thải trong nơng nghiệp; đối với quản lý giống cây trồng, giống vật
nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với các hệ thống đê điều, thủy lợi,
khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn); Bộ Công
nghiệp (chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công
nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc
thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường.); Bộ Thủy
sản (chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và


các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực hoạt động nuôi
trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh vật thủy sản biến đổi gen và sản phẩm của
chúng; các khu bảo tồn biển); Bộ Xây dựng ( chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có
liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử
lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản

xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung); Bộ Giao
thông vận tải (chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với hoạt động xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải.); Bộ Y tế (chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệ môi trường trong
các cơ sở y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động mai táng.); Bộ Quốc phịng,
Bộ Cơng an (huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố mơi trường; chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang
thuộc thẩm quyền quản lý.). Ngồi ra cần có sự hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân các
cấp, Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Như vậy, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ có liên quan được xác định nhiệm vụ trong bộ máy tổ chức
thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo vệ mơi trường và chống biến đổi khí
hậu đều đáp ứng được những yêu cầu, đặc điểm kể trên.
Về việc xây dựng những chương trình hành động bảo vệ mơi trường và
phịng chống biến đổi khí hậu: Đã có rất nhiều những chương trình hành động, dự
án, kế hoạch được cơ quan có liên quan, có thẩm quyền từ địa phương tới trung
ương hay những tổ chức đề ra, đưa lên phê duyệt và thực hiện, đạt khơng ít thành
cơng nhất định như trong tháng 11/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành quyết định số 2948/QĐ-BTNMT Phê duyệt Chương trình hành động Phát
triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020; Thực hiện


Chương trình hành động số 12/CT/TWĐTN ngày 24 tháng 10 năm 2013 của
Ban Bí thư Trung ương Đồn về “Phát huy vai trị xung kích của thanh niên trong
ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường” ,ban Thường vụ Tỉnh đoàn
Bạc Liêu xây dựng kế hoạch hành động về “Phát huy vai trị xung kích của thanh
niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường”; Chương trình hành
động Phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020;
Chương trình hành động ưu tiên bảo vệ mơi trường lưu vực sơng Hương theo

hướng bền vững; Chương trình hành động về công tác bảo vệ môi trường Thủ đô
trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chương trình “Thích ứng và
giảm nhẹ biến đổi khí hậu” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ (năm 2008); Chương
trình SP-RCC do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và AFD (Pháp) khởi sướng
(năm 2009); Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua các nỗ lực giảm
mất rừng và suy thối rừng tại Việt Nam” do Chính phủ Na Uy tài trợ để Việt Nam
tiếp tục nâng cao năng lực về thể chế và kỹ thuật ở cấp quốc gia để thực hiện
REDD+, đồng thờitriển khai thí điểm các mơ hình thực hiện REDD+ tại một số địa
phương;…Đồng thời, Nhà nước đã đưa ra các hoạt động tổ chức tập huấn về các
nội dung tổ chức thực hiện chính sách. Theo chương II: Chi tiết điều kiện hoạt
động, trình tự, thủ tục xác nhận dịch vụ bảo vệ thực vật của thông tư hướng dẫn
chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật đã chỉ rõ về nội dung, nhiệm vụ
về việc tập huấn bảo vệ thực vật theo chính sách về bảo vệ mơi trường.
Tiếp đó, nhà nước đã thực hiện q trình chỉ đạo tổ chức thực hiện chính
sách bằng cách phổ biến chính sách tới người dân và chính những tổ chức, cá
nhân tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách bằng nhiều cách mà cách
thức được đặc biệt chú trọng, tạo được những hiệu quả nhât định, tác động tới đông
đảo quần chúng. Rất nhiều hoạt động, hội thảo, chương trình.. với mục đích tun
truyền về phịng chống biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường đã được tổ chức


hàng năm qua ở nước ta. Để các phong trào phát triển sâu rộng, được toàn dân
hưởng ứng, cùng với các hoạt động khác, công tác tuyên truyền qua các phương
tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh. Sáng ngày 3/6/2016, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ
mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chức sắc tôn giáo, tuyên
truyền bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chức sắc tơn
giáo là một ví dụ. Hay phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư, phong trào tồn dân tham gia bảo vệ môi trường, tổ chức mitting với
chủ đề: “Thành phố xanh: Kế hoạch cho hành tinh chúng ta”, “Nhiều loài - một

hành tinh - tương lai chúng ta”; Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5-6, Sở Tài
nguyên và Môi trường TPHCM đã phối hợp với UBND quận 3 tổ chức mít tinh
hưởng ứng Ngày Mơi trường thế giới năm 2016;… và rất nhiều hoạt động khác với
mục đích tuyên truyền, đẩy mạnh phổ biến chính sách bảo vệ mơi trường, phịng
chống biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức của người dân. Nhận thức về biến đổi
khí hậu và bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp, tổ chức và người dân đã có
bước chuyển biến tích cực. Thời gian qua, nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu được thực hiện cả ở cấp trung
ương và địa phương. Qua đó, nhận thức về nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu
đã có chuyển biến tích cực. Đồng thời, năng lực ứng phó đã được nâng lên.
Thành cơng của q trình tổ chức thực hiện chính sách còn phụ thuộc vào rất
nhiều bước, yêu cầu như xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lí các dự án
của chính sách, xây dựng cơ chế quản lí, sử dụng các quỹ, tổ chức phối hợp
hoạt động của các cơ quan, tổ chức để thực thi chính sách. Xoay quanh chính
sách bảo tồn đa dạng sinh học, theo quyết định số/QĐ-BTTNMT của bộ trưởng bộ
tài nguyên và môi trường đã phê duyệt kế hoạch, dự án hoạt động về bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Hay luật đa dạng sinh học 2008 tạo cơ
sở pháp lí cho việc thiết lập các cơ chế tài chính, hồn thiện tổ chức cho cơng tác


bảo tồn đa dạng sinh học. Quyết định số 192/2003/QĐ-TTG của thủ tướng chính
phủ phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam có đề
ra 8 nhóm hoạt động chính, trong đó có đề cập đến việc sử dụng các quỹ, quản lí
tài chính xây dựng và tổ chức chính sách. Ngày 05/03/2013, ban hành hướng dẫn
cơ chế quản lí nguồn vốn chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày
28/08/2015, ban hành thông tư số 132/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài
chính đối với Quỹ Bảo vệ Mơi trường Việt Nam.
Để đưa một chính sách áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách hiểu quả nhất,
phải trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn khi thực hiện đều mang lại nhưng
kinh nghiệm, thành công hay thất bại nhất định. Đó là lí do, khi tổ chức thực hiện

một chính sách, cần phải điều chỉnh chính sách , loại bỏ những yếu tố không phù
hợp, những bất cập trong chính sách, đạt được kết quả mong muốn. Tập trung phân
tích sự điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường. việc đề xuất tăng thuế được
đưa ra trong báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước
năm 2015 và tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm
2016” vừa gửi đại biểu Quốc hội khóa XIII, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến
Dũng thừa ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng ký, đề xuất tăng thuế bảo vệ môi
trường được đưa ra gây ra nhiều sự trái chiều của dư luận. Dư luận xã hội lo lắng
nếu tăng thuế bảo vệ mơi trường với xăng dầu có thể sẽ đẩy giá bán lẻ xăng dầu
tăng. Sự trái chiều của dư luận, những điều bất cấp đó dẫn đến điều chỉnh chính
sách. Hay việc điều chỉnh chính sách thuế theo mục tiêu tăng trưởng xanh. Các
chính sách tài chính liên quan đến tăng trưởng xanh của Việt Nam chưa thực sự
phát huy hiệu quả, chưa xử lý được các hành vi đi ngược lại mục tiêu tăng trưởng
xanh.Để khắc phục những hạn chế này, đồng thời thực hiện mục tiêu kế hoạch
hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, Bộ Tài chính đã xây dựng
kế hoạch triển khai và đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Theo đó, sẽ


×