ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Long Xuyên, tháng 05
– 2006
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Long Xuyên, tháng 05
– 2006
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Thạc sỹ Cao Minh Toàn
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế -
Quản trị kinh doanh ngày tháng năm
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 1 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
BẢNG MỤC LỤC
Tên các mục Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu................................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................4
2.1. Giới thiệu tổng quan về TMĐT...................................................................................4
2.1.1. Định nghĩa TMĐT...........................................................................................4
2.1.2. Các đặc trưng của TMĐT...............................................................................4
2.1.3. Các cơ sở để phát triển TMĐT.......................................................................5
2.1.4. Các loại giao dịch chủ yếu trong TMĐT........................................................5
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn trong TMĐT....................................................6
2.2. Cơ sở pháp lý cho việc phát triển TMĐT....................................................................7
2.2.1. Sự cần thiết của khung pháp lý trong TMĐT.................................................7
2.2.2. Luật TMĐT.....................................................................................................7
2.2.3. Luật bảo vệ sự riêng tư....................................................................................9
2.2.4. Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.....................................................................9
2.3. Các hình thức thanh toán trong TMĐT.......................................................................10
2.4. Các hình thức bảo mật trong TMĐT...........................................................................12
2.4.1. Hacker và các thủ đoạn tấn công của hacker..................................................12
2.4.2. Các hình thức phòng vệ...................................................................................13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG................................15
3.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................................15
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy...........................................................................16
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.......................................................................................16
3.2.2. Tình hình nhân sự của nhà máy......................................................................19
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 2 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
3.2.3. Tình hình trả lương và hình thức trả lương....................................................20
3.3. Sản phẩm của nhà máy.................................................................................................21
3.4. Thị trường tiêu thụ và phương thức kinh doanh của nhà máy....................................22
3.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu hoạt động...........................................23
3.5.1. Chức năng........................................................................................................23
3.5.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................23
3.5.3. Quyền hạn........................................................................................................23
3.5.6. Mục tiêu hoạt động..........................................................................................23
3.6. Tình hình hoạt động của nhà máy trong những năm qua (2003-2005)......................24
3.6.1. Tình hình doanh thu trong 3 năm gần đây (2003-2005).................................24
3.6.2. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, nguy cơ của nhà máy.............................25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH VÀ THANH TOÁN CỦA NHÀ MÁY
TRONG NHỮNG NĂM QUA.........................................................................................28
4.1. Tình hình giao dịch......................................................................................................28
4.1.1. Đối với khách hàng.........................................................................................28
4.1.2. Đối với giao dịch hàng hoá.............................................................................30
4.2. Tình hình thanh toán....................................................................................................31
4.2.1. Khách hàng trong nước...................................................................................31
4.2.2. Đối với việc giao dịch nước ngoài..................................................................31
4.3. Xu hướng phát triển của công ty..................................................................................32
4.4. Những thuận lợi và khó khăn.......................................................................................33
4.5. Các vấn đề cần thiết cho việc áp dụng TMĐT cho nhà máy......................................33
4.5.1. Khách quan......................................................................................................33
4.5.2. Chủ quan..........................................................................................................36
CHƯƠNG 5: TIẾN HÀNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG...............................................38
5.1. Xác định yêu cầu cần thiết để xây dựng......................................................................38
5.2. Chuẩn bị nguồn nhân lực.............................................................................................40
5.3 Lắp đặt đường truyền ADSL........................................................................................41
5.4. Mua máy chủ (Server) và máy con (Clients)...............................................................41
5.5. Ngôn ngữ sử dụng cho việc lập trình web...................................................................43
5.6. Giao thức bảo mật và mã hoá CSDL...........................................................................44
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 3 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
5.6.1. Từ ứng dụng web: Sử dụng giao thức SSL....................................................44
5.6.2. Từ phía máy chủ: Mã hoá thông tin khách hàng bằng MD5..........................44
5.7. Thuê nhà cung cấp ISP.................................................................................................45
5.7.1. Đăng ký domain..............................................................................................45
5.7.2. Mua hosting.....................................................................................................46
5.8. Hoàn thành giai đoạn 1 của dự án................................................................................48
5.9. Đăng ký hoạt động cho website...................................................................................48
5.10. Giải pháp....................................................................................................................49
5.10.1. Đăng ký website vào các công cụ tìm kiếm thông tin..................................49
5.10.1.1. Cách thức đăng ký vào bộ máy tìm kiếm Google...........................49
5.10.1.2. Đăng ký vào bộ máy tìm kiếm Yahoo!............................................50
5.10.1.3. Đăng ký vào bộ máy tìm kiếm của MSN.........................................50
5.10.2. Giới thiệu website nhà máy ở những wbsite khác........................................51
5.10.3. Vấn đề bảo mật của website..........................................................................51
5.10.3.1. Kiểm tra dữ liệu đầu vào và đầu ra chặt chẽ....................................51
5.10.3.2. Thiết lập trạng thái đăng nhập cho người dùng...............................51
5.10.4. Vấn đề bảo mật hệ thống mạng nhà máy......................................................52
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
6.1. Kết luận........................................................................................................................53
6.2. Kiến nghị......................................................................................................................53
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 4 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Đánh giá tình hình lao động của nhà máy xi măng An Giang:
TT Khoản mục Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1
2
3
4
5
6
7
Ban Giám Đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kỷ thuật - KCS
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng cơ điện
3
14
5
10
14
157
37
3
13
5
10
22
148
29
3
9
5
13
20
129
31
Bảng 2: Tình hình thu nhập lương của các bộ công nhân viên nhà máy xi măng An
Giang. (đơn vị tính: đồng):
STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Tổng số lao động 240 230 210
2 Tổng quỹ lương 5.109.523.000 .924.082.000 3.977.101.484
3 Tiền thưởng 799.747.000 800.066.000 0
4 Tổng thu nhập 5.909.270.000 5.724.148.000 3.977.101.484
5
Tiền lương bình quân
(người/ tháng)
1.774.140 1.784.088 1.578.215
6
Thu nhập bình quân
(người/tháng)
2.051.830 2.073.967 1.578.215
Bảng 03: Những thông số về các loại xi măng của nhà máy xi măng An Giang:
Sản phẩm
Tiêu chuẩn
chất lượng
Chứng nhận Đặc tính SP
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 5 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
Xi măng Pooclăng
hỗn hợp PCB 30
PCB 40 hiệu sư tử
Sản phẩm được
sản xuất theo
tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN
6260:1997.
Đóng bao trọng
lượng 50kg/bao
ISO
9001:2000.
Đạt các danh
hiệu: Hàng
Việt Nam
chất lượng
cao; Cup
vàng ngành
Xây dựng
2004, 2005;
giải thưởng
chất lượng;
…
Dùng cho việc xây dựng cơ
bản, dân dụng. Giá bán:
38.500 đ/bao
Dùng trong xây dựng các
công trình lớn, xây dựng cầu
đường,… cần độ bền cao,
chống chịu các điều kiện
khắc nghiệt. Giá bán: 41.500
đ/bao
Bảng 4: Bảng doanh thu của nhà máy qua 3 năm (2003-2005):
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh thu
đồng
133.382.280 140.711.334 120.148.233
Lợi nhuận trước thuế
đồng
12.766.850 7.831.296 3.191.187
Thuế TNDN
đồng
3.417.289 2.013.263 828.757
Lợi nhuận sau thuế
đồng
9.349.561 5.818.033 2.362.430
Bảng 05: Bảng mục đích cải tiến và tìm hiểu khách hàng:
STT Mục đích cải tiến Nội dung cải tiến
1 Đánh giá thái độ mua sắm của
khách hàng đối với nhà máy
Tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ
chuyên ngành: VietBuild, Hàng Việt
Nam chất lượng cao,…
2 Giúp khách hàng liên hệ và phản
hồi ý kiến dễ dàng.
Tham gia vào website của Công ty Xây
Lắp.
3 Giải quyết nhanh hơn thủ tục nhận
hàng.
Nối mạng điện thoại nội bộ toàn nhà
máy và nối mạng máy tính các phòng
ban.
Bảng 06: Khảo sát sự thoả mãn của từng nhóm khách hàng khác nhau:
Nhóm KH PP đo lường Dữ liệu So với đối thủ
Cải tiến theo định
hướng kinh
doanh
Nhà P. Phối Khảo sát KH Giá bán Thấp hơn Khuyến mãi
Đại lý Khảo sát KH Phương thức
thanh toán
Linh hoạt như
nhau
Khen thưởng vượt
chỉ tiêu
Người tiêu
dùng
Hội chợ Chất lượng Đạt TCVN
6260:1997
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 6 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
Bảng 07: Bảng đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng trong việc giao hàng cho
khách hàng:
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Đáp ứng kịp thời % 93 76 70
Chậm trễ % 7 11 10
Không ý kiến % 0 13 20
Bảng 08: Các tỷ số tài chính của nhà máy:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.12 1.13 1.08
2 Khả năng thanh toán hiện thời lần 1.64 1.75 1.63
3 Tỷ số nợ % 44 45 49
4 Kỳ thu tiền bình quân ngày 65 74 92
5 Doanh lợi tiêu thụ % 7 4 2
Bảng 09: Số liệu phát triển intenret Việt Nam tháng 6/2003:
Tình hình phát triển Internet tháng 6/2003
Số lượng thuê bao qui đổi 466139
Số người sử dụng 1812126
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet 2.27 %
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam 348.5 Mbps
Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX - Gbytes
Tổng số tên miền .vn 2907
Tổng số địa chỉ IP đã cấp 76288
Bảng 10: Số liệu phát triển intenret Việt Nam tháng 4/2006:
Tình hình phát triển Internet tháng 4/2006
Số lượng thuê bao qui đổi 3431372
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 7 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
Số người sử dụng 12533273
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet 15.08 %
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam 3770 Mbps
Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX 3207076 Gbytes
Tổng số tên miền .vn 17571
Tổng số địa chỉ IP đã cấp 757504
Bảng 11: Bảng thể hiện các công việc cần làm của nhà máy xi măng An Giang:
Mục tiêu kinh doanh Chức năng hệ thống Yêu cầu thông tin phục vụ
Hiện thị hàng hoá trên
web
Cataloge điện tử Chuẩn bị văn bản, tài liệu và
cataloge dạng hình ảnh
Cung cấp thông tin
về sản phẩm
CSDL sản phẩm Các thuộc tính của sản phẩm
Mô tả sản phẩm, mã
sản phẩm, các mức
quản lý kho
Các sản phẩm may
đo theo yêu cầu của
khách hàng
Theo dõi (tracking) khách hàng
trên website
Thực hiện một giao dịch Hệ thống giỏ mua
hàng và thanh toán
Bảo mật các thanh toán qua thẻ tín
dụng và cung cấp cho khách hàng
nhiều sự lựa chọn khác
Tích luỹ thông tin khách
hàng
Xây dựng CSDL khách
hàng, đăng ký khách
hàng trực tuyến
Mã khách hàng, tên, địa chỉ, điện
thoại, e-mail
Cung cấp dịch vụ trước
trong và sau bán hàng
CSDL bán hàng
Mã khách hàng, tên, ngày đặt,
thanh toán, ngày giao hàng, quá
trình cung cấp dịch vụ trước trong
và sau bán hàng
Điều phối các chương
trình quảng cáo và
tiếp thị
Gửi mail tiếp thị, quản lý
chiến dịch gửi e-mail,
quản lý phản hồi
Xác định các khách hàng tiềm năng
để thực hiện quảng cáo, gửi thư
điện tử
Đánh giá hiệu quả tiếp
thị
Hệ thống báo cáo và
theo dõi nhật ký
website
Số lượng khách, số đơn hàng, số
trang web khách đến xem, số
sản phẩm mua trong đợt quảng
cáo
Cung ứng vật tư và
liên kết với các nhà
cung cấp
Hệ thống quản lý kho,
quản lý tồn kho
Hệ thống các cấp kho sản phẩm, địa
chỉ và danh sách các nhà cung cấp,
số liệu,…
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 8 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
Bảng 12: Bảng tiến hành thi công của dự án như sau:
Tên công việc cần làm Thời gian Số lượng Ghi chú
Tuyển nhóm trưởng dự
án
Tuyển nhân viên dự án
1 tháng
1 người
Phụ trách chung cho toàn bộ
công việc của dự án. Liên hệ
Ban Giám đốc khi cần thiết
4 người
Điều hành bởi nhóm trưởng dự
án. Chia làm 2 nhóm: nhóm
lập trình và nhóm thiết kế giao
diện
Mua hosting và domain;
mua trang thiết bị máy
tính; lắp đặt đường
truyền ADSL.
1 tuần
1 máy chủ.
4 máy con
1 line
ADSL
Hoting mua tại PA Viet Nam
Ltd. Domain mua tại VNNIC
Máy chủ SERVER FPT
ELEAD S536.
Máy con FPT ELEAD M603
Line ADSL thuê của VNN
Thời gian hoàn thành
giai đoạn 1 của dự án.
4 tháng
Bao gồm thời gian chạy thử và
sửa lỗi.
Đăng ký hoạt động 1 tuần
Chỉ được phép đăng ký khi dự
án đã hoàn thành và chuẩn bị
đi vào hoạt động.
Hoàn thành dự án 1 tuần Đưa dự án đi vào hoạt động
Tổng thời gian hoàn
thành
5 tháng 3 tuần
Bảng 13: Bảng cấu hình của máy chủ SERVER FPT ELEAD S536:
STT Miêu tả kỹ thuật
1 Processor
Intel Xeon 2.8Ghz Bus 800 Cache L2 Upto
02 Processors
2
Chipset/ FSB Intel E7320 Chipset with FSB 800Mhz
3
Memory 512MB DDRAM ECC PC 2100 Dual
Channel (Max 8GB)
4
Hard Disk 80GB Ultra SATA 150
5
Expension Slots 1 x PCI Express* x4
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 9 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
2 x PCI-X 66MHz
2 x PCI 32-bit/33MHz
2 x Ultra ATA 100
6
Network Integrated 10/100/100 Base TX
7
Power Supply 500 Watt
8
Raid Support Built in RAID-0,1
9
Optical 52X
10
Floppy Disk 1.44MB
11
System management Intel Server Management 8.0
12
Operating Systems
Supported
Windows 2000 Advanced Server/
Windows 2003 Server/ or Linux/ Novell
NetWare ...
13
Limited Warranty 03-Years Limited Warranty.
Bảng 14: Bảng cấu hình của máy con FPT ELEAD M603 (M603 0101-B11A):
STT Miêu tả kỹ thuật
1
Mainboard
845GV Intel chipset s/p Presscot
2
Processor
Intel Celeron D 2.53GHz 533MHz
3
Memory 128MB DDRAM 333/400MHz
4
Hard Disk
Driver
40GB Ultra ATA 100
5
CD-ROM 52x Max
6
Floppy
Disk
1.44MB
7
NIC Card 10/100 Base TX Integrated
8
Sound Up to 64MB Share Memory
9
Graphics Integrated Sound 3D
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 10 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
10
Monitor 15” CRT Elead Color Digital
11
Case Elead Tower
12
Mouse FPT Elead PS/2
13
Keyboard FPT Elead PS/2
Bảng 15: Danh sách 15 công ty cung cấp hosting hàng đầu tại Việt Nam:
No. Hosting Companies Rating Domains
1 PAVIETNAM.COM 70% 3,194
2 NHANHOA.COM 70% 2,311
3 VN84.com 60% 1,810
4 MATBAO.NET 60% 680
5 COM.VN 80% 424
6 FPT.VN 73% 424
7 HOSTDOMAINVN.COM 76% 371
8 SIEUHOST.COM 45% 315
9 IT-4VN.COM 64% 288
10 GATE2VN.NET 50% 267
11 VINAD.COM 70% 200
12 SGCHOST.COM 40% 190
13 SALANHOST.COM 33% 188
14 VNNETSOFT.COM 60% 188
15 CADAO.NET 80% 168
Bảng 16: Thông số của hosting sử dụng Server Linux tại P.A Việt Nam Ltd:
Đặc Tính Server Pro 3
Dung lượng đĩa cứng 500 MB
Dữ liệu truy cập tối đa hàng tháng 4500 MB
Đặt logo trên Quảng cáo rao vặt .com 5 tháng
Số lượng hộp thư POP3 50
PHP4 /HTML/Javascripts Hỗ trợ
MySQL Database Server Hỗ trợ
Chi phí $15/ tháng
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 11 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
Đăng ký ít nhất 6 tháng
Bảng 17: Thông số kỹ thuật của phầm mềm tường lữa Check Point:
Tên sản phẩm Miêu tả kỹ thuật
Phần mềm tường
lửa Check Point
SAFE@OFFICE
225
Các chức năng chính
của Check Point
SAFE@OFFICE 225
- Dễ thiết lập cấu hình.
- Phòng chống virus, chống virus
trong email, lộc web DNS động,
VPN động, bảo vệ mạng con sau
tường lửa.
- Kết nối ổn định internet.
- Giá tương đối rẽ so với các sản
phẩm cùng loại.
- Tương thích môi trường Windows.
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 12 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 01: Bị DDOS website của doanh nghiệp phải đóng cửa..........................................7
Hình 02: Mô hình tấn công DDOS (Hacker tấn công mục tiêu bằng cách huy động các
zombies (phầm mềm có thể biến máy tính bị nhiễm thành cổ máy dưới tay điều khiển của
hacker) để tấn công)...........................................................................................................13
Hình 03: Mô hình hoạt động và kiểm soát thông tin của tường lữa (mọi thông tin ra vào
đều phải qua sự kiểm soát chặt chẽ của tường lữa nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
doanh nghiệp).....................................................................................................................14
Hình 04: Biểu tượng hỗ trợ bảo mật của VeriSign Inc......................................................44
Hình 05: Mã hoá MD5 với dãi số 123456.........................................................................45
Hình 06: Đăng ký vào bộ máy tìm kiếm của Google.........................................................50
Hình 07: Yêu cầu chứng thực người dùng đăng nhập hợp lệ............................................52
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 13 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ ngữ và nghĩa đầy đủ
TMĐT Thương mại điện tử
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
GCN Giấy chứng nhận
SP Sản phẩm
TP Thành Phố
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
CSDL Cơ sở dữ liệu
QĐ Quyết định
TTg Thủ tướng chính phủ
VND Việt Nam đồng (đơn vị tính)
STT Số thứ tự
KH Khách hàng
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 14 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin nói chung và internet nói riêng đang từng giờ từng phút làm
thay đổi cuộc sống chúng ta. Ra đời trong những thập niên 80, qua hơn 20 năm trưởng
thành và phát triển internet thật sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người trong nhiều
lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Rất nhiều các công ty trên thế giới đã sớm nhận
thức được vai trò quan trọng của internet và ứng dụng nó vào công cuộc kinh doanh của
mình. Song bên cạnh các công ty thành công như Yahoo!, Google,… cũng có nhiều công
ty gặp thất bại và lâm vào cảnh phá sản. Nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trên thế
giới đều hòa chung vào dòng chảy của internet với rất nhiều các hình thức hoạt động khác
nhau như đầu tư, mua bán sách băng đĩa, môi giới chứng khoán,…
Sự xuất hiện của internet tại Việt Nam vào khoảng những năm 90 (tức sau thế
giới khoảng 10 năm) và sau hơn 10 năm phát triển internet đã dần trở nên quen thuộc với
mọi tầng lớp của người dân Việt Nam. Chi phí nối mạng ngày càng có xu hướng giảm, có
rất nhiều các hình thức nối mạng khác nhau phù hợp với từng đối tượng và thu nhập của
người dân từ dial-up cho đến ADSL. Chúng ta có thể nhận thấy các địa điểm truy cập
internet công cộng đã mộc lên như nấm, băng thông kết nối với thế giới đã vượt ngưởng
3,6 Gbps, cho phép chúng ta có thể kết nối và trao đổi thông tin đến mọi miền đất nước
khác nhau trên thế giới.
Người dân Việt Nam ta vốn rất nhạy cảm với công nghệ mới, nhất là đối với giới
trẻ, cán bộ công chức, những người năng động, vì vậy sự xuất hiện của internet cùng với
công nghệ mua bán hàng hoá qua mạng của thế giới đã tác động không nhỏ đến hành vi
mua sắm của họ. Trào lưu internet đã thay đổi cách nhìn của mọi người: thay vì mua hàng
theo cách thông thường, nay họ có xu hướng chuyển sang mua hàng thông qua các trang
web uy tín. Và xu hướng này ngày càng có khuynh hướng càng ngày càng lan rộng trong
cuộc sống chúng ta, nhất là những người không có nhiều thời gian cho việc mua sắm tại
chợ hay siêu thị. Ngoài xu hướng trên, các doanh nghiệp còn có xu hướng tìm đối tác làm
ăn trên mạng, không những trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Internet góp
phần làm tăng cường khả năng tiếp cận và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp từ nhiều
phía: doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) và từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B).
Doanh nghiệp nói chung và nhà máy xi măng An Giang nói riêng cũng không
đứng ngoài cuộc chơi này. Hơn ai hết doanh nghiệp buộc phải thích nghi với cách thức
mới của việc làm ăn thay vì như cách truyền thống. Cũng vì vậy mà rất nhiều các trang
web đã mộc lên để đáp ứng một phần nào nhu cầu trên. Nhìn chung doanh nghiệp Việt
Nam đã phần nào nhận thức được vai trò to lớn của internet trong việc kinh doanh nhưng
mức độ ứng dụng của họ ở những mức độ khác nhau và chủ yếu là mang tính tự phát,
chưa có một cơ sở pháp lý nào thật sự thiết thực điều chỉnh vấn đề này. Nổi bật hơn hết là
các vấn đề về các cách thức thanh toán và bảo mật trong các phương thức thanh toán này.
Chúng ta cũng chưa có văn bản hay một hệ thống thanh toán theo một chuẩn nào để làm
mốc cho việc bảo đảm thanh toán thông qua mạng internet một cách thực thụ theo đúng
nghĩa của thương mại điện tử (TMĐT). Hoạt động trao đổi, mua bán giữa các doanh
nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với khách hàng với nhau chủ yếu thông qua uy tín,
và sự tin tưởng là chính. Trong đó cũng có vấn đề bất cập là các phương thức thanh toán
của mỗi trang web mỗi khác và không đa dạng, có nhiều lựa chọn làm cho người mua
không được hài lòng và dẫn đến việc không mua hàng. Bảo mật cũng là vấn đề nóng nhất
trong việc mua sắm qua mạng, không chỉ khách hàng mà còn ở bản thân doanh nghiệp đã
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 1 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
rất lơ là và chưa thật sự xem việc bảo mật là vấn đề sống còn đối với họ. Trong khi chờ
đợi các cơ quan chức năng của Nhà nước can thiệp thì chúng ta – mỗi doanh nghiệp phải
lập ra cho mình một cách thức hoạt động đảm bảo: vừa phù hợp với năng lực của mình
vừa đáp ứng yêu cầu khách hàng vừa có tính đón đầu chờ Luật giao dịch điện tử đi vào
cuộc sống.
Trên thực tế thế giới đã chứng minh được rằng trong thời đại ngày nay nếu doanh
nghiệp không tham gia vào hoạt động TMĐT thì tính cạnh tranh và cơ hội làm ăn sẽ giảm
đi đáng kể. Nhà máy xi măng An Giang cũng không ngoại lệ, tuy hiện nay các vấn đề về
tính pháp lý chưa hoàn thiện, nhận thức của người dân về TMĐT chưa cao, hệ thống
thanh toán giữa các ngân hàng chưa phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng internet còn nhiều vấn
đề phải làm,… nhưng vận dụng internet và TMĐT vào việc kinh doanh là điều không thể
không làm.
Vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài:”Áp dụng các hình thức thanh toán và bảo
mật trong TMĐT cho nhà máy xi măng An Giang”
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu
Xem xét về tình hình hoạt động chung của nhà máy xi măng An Giang và từ đó
đề ra thêm hình thức kinh doanh TMĐT.
Áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật hiện thời để áp dụng vào việc kinh
doanh TMĐT cho nhà máy xi măng An Giang. Các hình thanh toán và bảo mật trong
TMĐT sẽ có tính chất tương tự như xây dựng một mô hình gồm nhiều hình thức thanh
toán khách nhau, và xây dựng hình thức bảo mật phù hợp với điều kiện pháp lý và năng
lực của nhà máy xi măng An Giang và phù hợp với môi trường TMĐT của Việt Nam.
Góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh sinh động và linh hoạt trong việc tìm đối
tác trên thế giới thông qua môi trường mở của internet.
1.2.2. Phạm vi
Áp dụng hình thức thanh toán và bảo mật trong TMĐT cho nhà máy xi măng An
Giang và chỉ gói gọn trong phần: thanh toán và bảo mật.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các hình thức thanh toán hiện hành của Việt Nam và thế giới để đúc kết
thành mô hình này.
Căn cứ vào các hình thức bảo mật trong thanh toán của các tài liệu nước ngoài và
hình thức hoạt động của một số website TMĐT tiêu biểu trên thế giới và trong nước.
Tham khảo tại các diễn đàn về TMĐT, bảo mật trong thanh toán TMĐT, diễn đàn của các
hacker của Việt Nam cũng như nước ngoài để có cái nhìn tổng quan và khách quan nhất
về bảo mật.
Về thực nghiệm đã thực hiện như sau:
1. Trước tiên cần một máy tính và sẽ thiết lập nó thành một Home Server
(hay còn gọi là localhost) dùng để xử lý các cơ sở dữ liệu (CSDL) của
quá trình vận hành và thanh toán.
2. Sau đó sử dụng bộ máy tìm kiếm Google (tại địa chỉ )
để tải về một vài mã nguồn mở có một vài cách thức thanh toán gần giống
như mô hình và kiểm tra tính bảo mật cũng như cách thức thanh toán
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 2 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
ngay trên máy. Cứ như thế lần lượt ghi nhận kết quả thực hiện và kết hợp
với các yếu tố như đã nêu trên để hình thành nên hình thức này.
Dựa trên nhu cầu và thực tế hoạt động của nhà máy xi măng An Giang và khả năng
phát triển hình thức kinh doanh TMĐT vào trong hoạt động kinh doanh.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
TMĐT là sự vận dụng kết hợp rất độc đáo giữa: công nghệ thông tin bao gồm
internet, phần mềm cơ sở dữ liệu, phần cứng máy tính, phần mềm ứng dụng,… và hình
thức kinh doanh truyền thống tạo thành. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là công cụ
trợ giúp mạnh mẽ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: ít tốn chi
phí, dễ tiếp cận, cơ hội làm ăn rất lớn, dễ quảng bá thương hiệu và lợi nhuận cao.
Đối với nhà máy xi măng An Giang, ngoài những ý nghĩa trên nó là sự thể hiện tính
thời đại và hội nhập. Đây có thể được xem như là một trong những đơn vị đi tiên phong
trong việc làm quen và ứng dụng TMĐT vào việc kinh doanh trong tỉnh nhà.
Giúp doanh nghiệp có cách tư duy mới và tầm nhìn chiến lược trong việc vận dụng
môi trường intenet vào kinh doanh.
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 3 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giới thiệu tổng quan về TMĐT:
2.1.1. Định nghĩa TMĐT
TMĐT là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn
cầu. TMĐT theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên
Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề
phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các
quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về
thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân
phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng
các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm;
thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công
nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển,
đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” (Trích Luật mẫu của UNCITRAL)
2.1.2. Các đặc trưng của TMĐT
So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt
cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Trong Thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như
chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax,
telex,... chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các
phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách
trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch.
TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các
khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội
ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải
có mối quen biết với nhau từ trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường
không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động
tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp
hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh nhân dù mới thành lập
đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Pháp và Mỹ ..., mà không hề phải bước ra khỏi nhà,
một công việc trước kia phải mất nhiều thời gian.
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể,
trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng,
các cơ quan chứng thực.
Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 4 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao
dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có
nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch
thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong
giao dịch TMĐT.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện
để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị
trường
Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các
dịch vụ thanh toán giữa các công ty thông qua Ebay, Ebay đã đóng vai trò là nhà trung
gian ảo trên mạng là nơi trao đổi thông tin giữa các giữa các đối tác với nhau.
2.1.3. Các cơ sở để phát triển TMĐT
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
• Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội
dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một
hạ tầng internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem
tivi, nghe nhạc,… trực tuyến. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo
số người dùng internet phải lớn.
• Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các
chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng,... để điều
chỉnh các giao dịch qua mạng.
• Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua
thẻ tín dụng, qua tiền điện tử, qua thẻ ATM trên nền web. Các ngân hàng
trong nước phải triển khai hệ thống thanh toán này rộng khắp.
• Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin
cậy.
• Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái
phép, chống virus, chống thoái thác.
• Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để
triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.
2.1.4. Các loại giao dịch chủ yếu trong TMĐT
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò
động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công
của TMĐT và khối chính phủ (bao gồm đối tượng ngân hàng)(G) giữ vai trò định
hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao
dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C … trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao
dịch TMĐT quan trọng nhất. Trong xuyên suốt nghiên cứu này tôi chỉ giới hạn mô hình ở
B2C và B2C.
Business-to-business (B2B): Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh
nghiệp.
TMĐT B2B (Business-to-business) là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 5 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
nghiệp với nhau trên mạng. Ta thường gọi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao
dịch B2B gồm: người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua
và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích
hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và
người bán.
Business-to-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu
dùng.
Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán lẻ điện tử
có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hoá bán lẻ
trên mạng thường là hàng hoá, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn
phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí,...
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hoá bán
(Tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu , khu vực ), theo kênh bán
(bán trực tiếp, bán qua kênh phân bố).
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn trong TMĐT
2.1.5.1 Thuận lợi
Do môi trường intenet của chúng ta đi sau sự phát triển của thế giới hơn 10
năm nên chúng ta có thể đúc kết được những kinh nghiệm thất bại của những
người đi trước.
Chính phủ cũng có sự quan tâm đến sự phát triển của TMĐT trong nước và
chúng ta có thể thấy được là sự ra đời của luật Giao dịch điện tử (trong đó có
Luật TMĐT). Tuy văn bản pháp lý này chưa thực sự hoàn chỉnh và còn phải
làm nhiều việc phải làm để đi vào áp dụng thực tiễn nhưng nó cũng phần nào
nói lên sự can thiệp kịp thời của Nhà nước vào định hướng tương lai cho sự
phát triển TMĐT nước nhà.
Các ngân hàng trong nước cũng đang tìm cách hợp tác để có sự thống nhất
chung trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng và đây cũng là tiền đề cho sự
phát triển và ứng dụng hình thức thanh toán trong TMĐT được linh hoạt, đáp
ứng yêu cầu của thời đại mới. Trong năm tới (2007) sẽ có hình thức thanh
toán thông qua thẻ ATM của một số ngân hàng lớn trong nước trên nền web,
đây là ứng dụng tiền đề cho hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế
trong tương lai không xa.
2.1.5.2 Khó khăn
Cũng chính vì intenet có sau so với các nước trên thế giới nên các doanh
nghiệp- phần lớn còn rất bở ngỡ với hình thức kinh doanh mới mẽ này.
Khó khăn về mặt nhân lực trong TMĐT. Nhân lực không đủ mạnh, không
có hiểu biết rõ ràng và nhận thức đúng mức về tác hại lớn của tội phạm mạng
thì sẽ trở nên nguy hiểm.
Tội phạm mạng ngày càng có xu hướng phát triển theo hướng tiền hoá: tấn
công vì tiền và các website về TMĐT là đích nhấm. Đơn giản vì CSDL của
các website này chứa hàng ngàn thông tin về thẻ tín dụng và nếu đánh cắp
được họ có thể sử dụng nó cho các mục đích phi pháp. Thông thường là dùng
vào việc mua hàng trên mạng hay đăng ký vào các dịch vụ có trả tiền như tải
nhạc, tải phim, xem phim online, mua software, mua hosting, domain,…
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 6 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
Chính các hoạt động này của một phần nhỏ các hacker Việt Nam làm cho các
công ty thanh toán qua mạng không chấp nhận giao dịch với đối tác là người
Việt Nam (do dãy IP của Việt Nam có phần mở rộng là 203.162.xxx.xxx).
Điều này làm kiềm hãm khả năng tương tác của hoạt động TMĐT trong nước
và thế giới.
Chúng ta có Luật Giao dịch điện tử (chính thức có hiệu lực ngày
1/03/2006) nhưng chúng ta chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn áp dụng
vào thực tiễn.
Hệ thống ngân hàng hiện nay chưa có sự thông thương nên việc thanh toán
liên ngân hàng của khách hàng gặp nhiều khó khăn.
Các hình thức tấn công làm ngưng hoạt động máy chủ, tấn công từ chối
dịch vụ (DOS và DDOS) ngày các trở nên đa dạng hơn và cách thức tiến
hành tấn công cũng tinh vi hơn làm các site TMĐT bị tổn thất nặng nề.
Hình 01: Bị DDOS website của doanh nghiệp phải đóng cửa
2.2. Cơ sở pháp lý cho việc phát triển TMĐT
2.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai TMĐT
Sự phát triển của TMĐT trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh
thương mại. Tuy nhiên nguy cơ gặp những rủi ro quá trình giao dịch là có nên đòi
hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần một cơ sở pháp lý
đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy TMĐT phát
triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng
dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều
chỉnh các quan hệ TMĐT. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho
TMĐT hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc
giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có
cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh TMĐT.
Hơn thế nữa TMĐT là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các
chủ thể tham gia vào các quan hệ TMĐT là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong
những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống
nhất một cách chặt chẽ.
Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt
nam đang tích cực tham gia và ủng hộ "Chương trình hành động chung" mà khối này
đã đưa ra về thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào năm 2005 đối với các nước phát
triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển. Việt nam cũng tích cực tham gia vào
lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo "Các nguyên tắc
chỉ đạo TMĐT" mà các nước trong khối đã thông qua. Chính vì thế chúng ta phải đáp
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 7 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
ứng những đòi hỏi của pháp lý quốc tế để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong
khu vực và trên thế giới.
2.2.2 Luật TMĐT
2.2.2.1. Giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử
Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản
được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự,
thương mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc. TMĐT
đặt ra vấn đề phải công nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử, các chứng từ điện
tử. Nhà nước phải công nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông
qua phương tiện điện tử. Pháp lệnh TMĐT đang được soạn thảo để giải quyết vấn đề
này. Nó phải đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đối với
loại văn bản này. Nó phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bản có giá
trị tương đương với văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:
• Khả năng chứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham
chiếu lại khi cần thiết.
• Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin
• Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin
2.2.2.2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Từ trước tới nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính
xác thực của thông tin được chứa đựng trong văn bản. Chữ ký có một đặc
trưng cơ bản là:
• Chữ ký nhằm xác định tác giả của văn bản.
• Chữ ký thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin
chứa đựng trong văn bản. Trong TMĐT, người ta cũng dùng
hình thức chữ ký điện tử.
Chữ ký điện tử trở thành một thành tố quan trọng trong văn bản điện tử. Một trong
những vấn đề cấp thiết đặt ra là về mặt công nghệ và pháp lý thì chữ ký điện tử phải
đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng
trong văn bản điện tử.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã được ứng
dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực cá nhân. Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực
này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các
bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác định được chính xác chữ ký
điện tử của các bên đối tác. Và trong trường hợp này để xác định được độ tin cậy của
chữ ký điện tử người ta trù liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực
tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cơ quan này hình thành nhằm
cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ.
Ðối với Việt nam vấn đề chữ ký điện tử vẫn còn là một vấn đề mà chúng ta mới có
những bước đi đầu tiên. Tháng 3/2002 Chính phủ đã có quyết định số 44/2002/QÐ-TTg
về chấp nhận chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước
Việt nam đề nghị. Có thể coi đây là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử
hiện đang được áp dụng tại Việt nam. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn
thiện và nhân rộng để chữ ký điện tử trở thành phổ biến trong các giao dịch TMĐT.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 phê
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 8 SVTH: Lê Quốc Thái
ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG
duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010. Từ nay, TMĐT chính
thức được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Thông tin dưới dạng điện tử có giá trị pháp lý
tương đương dạng giấy thông thường.
2.2.2.3. Văn bản gốc
Vấn đề "bản gốc" có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn
bản" trong môi trường kinh doanh điện tử. Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin
chứa đựng trong văn bản. Trong môi trường giao dịch qua mạng thì vấn đề bản gốc
được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử. Do đó chữ ký điện tử không những
chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông
tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu
được ký kết.
Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang
nhau về mặt pháp lý. Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị
chứng cứ của văn bản điện tử. Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử
đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của TMĐT. Chỉ khi giá trị của văn bản
điện tử được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống thì các chủ thể trong giao
dịch TMĐT mới sử dụng một cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản
viết truyền thống. Tuy vậy giá trị của văn bản điện tử cũng chỉ được xác nhận khi nó
đảm bảo được các thành tố mà đã được nêu ở phần trên.
Có thể nói vấn đề xây dựng khung pháp lý làm cơ sở cho TMĐT phát triển là một
việc làm mang tính cấp thiết. Dẫu là còn nhiều vấn đề mà chúng ta phải bàn về nó
song một thực tế là TMĐT không thể phát triển mạnh và hoàn thiện nếu như không có
môi trường pháp lý đầy đủ cho nó hoạt động. Theo kế hoạch năm 2005 Việt Nam
công bố Chính phủ Pháp lệnh về TMĐT, tháng 3 năm 2006 sẽ chính thức có Luật Giao
dịch điện tử (bao gồm cả Luật TMĐT).
2.2.3. Luật bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT
Sự riêng tư là những bí mật cá nhân, không vi phạm đến luật pháp, được pháp
luật bảo vệ. Quyền riêng tư có tính tương đối, nó phải cân bằng với xã hội và quyền lợi
của xã hội bao giờ cũng phải cao hơn của từng cá nhân.
Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào TMĐT phải đảm bảo sự riêng tư: bí mật về
hàng hoá mua bán, về thanh toán,... mà cả người mua và người bán phải tôn trọng.
TMĐT là hình thức kinh doanh qua mạng nên việc bảo vệ sự riêng tư là một vấn
đề quan trọng đặt ra cho cả khía cạnh pháp lý và công nghệ.
Nguy cơ lộ bí mật riêng tư trong TMĐT rất lớn, doanh nghiệp có thể lợi dụng nắm
các bí mật riêng tư của khác hàng để: Lập kế hoạch kinh doanh, có thể bán cho doanh
nghiệp khác, hoặc sử dụng vào các mục đích khác.
Nguy cơ bí mật riêng tư có thể bị lộ qua cookies. Cookies là một phần dữ liệu
rất nhỏ thường trao đổi qua lại giữa Web site và trình duyệt khi người sử dụng dạo trên
internet. Nó cho phép các sites có thể theo dõi người sử dụng mà không cần phải hỏi
trực tiếp. Người ta có thể dùng cookies để xâm nhập vào sự riêng tư của khách để
năm bắt các thông tin cá nhân và sử dụng bất hợp pháp mà người sử dụng không hề biết.
2.2.4. Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Intellectual property (IP) – là quyền sở hữu sáng tạo các công trình, phát minh, tác
phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc, thương hiệu, hình ảnh dùng trong kinh doanh
GVHD: Thạc sỹ Cao Minh Toàn 9 SVTH: Lê Quốc Thái