Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Kiểm soát nội bộ quy trình bán hàng thu tiền của công ty cổ phần soya garden

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.23 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LƯƠNG ANH TUẤN

KIẾM SỐT NỘI Bộ QUY TRÌNH
BÁN HÀNG - THU TIỀN CỦA CƠNG TY

CỐ PHẦN SOYA GARDEN

CHUN NGÀNH: KÊ TỐN

MÃ SỐ: 83 40 301

LUẬN VÃN THẠC sĩ KÊ TỐN
CHƯƠNG TRÌNH KÉ TỐN ĐỊNH HƯỚNG ƯNG DỤNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BƠ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

TS. Phạm Ngọc Quang

TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy

CHẤM LUẬN VẢN

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được

công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội

dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày

năm 2021

tháng

Tác gia

____

F

Lương Anh Tuân


LỜI CẢM ƠN

Đe hồn thành q trình 2 nàm học tập tại Trường Đại học Kinh tế,
ĐHQGHN, trước hết tôi xin được trân trọng cảm ơn tập thể quý Thầy/Cô giáo là

giảng viên của Khoa Kế toán - Kiểm toán (chuyên ngành tôi theo học), các thầy/cô
là giảng viên, chuyên viên, cán bộ và lãnh đạo của Trường Đại học Kinh tế - Đại


học Quốc gia Hà Nội đã hồ trợ và giúp đỡ để tơi có thể hồn thành q trình học tập
và nghiên cứu của mình.

Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS. Phạm
Ngọc Quang, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tơi trong suốt q

trình nghiên cứu và làm Luận văn.

Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ lãnh đạo, nhân viên phịng Kế
tốn - Tài chính và cán bộ các phịng ban chức năng của Cơng ty cồ phần Soya

Garden, đà tạo mọi điều kiện cho tôi trong việc nghiên cứu và cung cấp các thông tin

cần thiết để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, nhất là tập thể lớp Ke

QH.2019-E-Kế toán 2 đà động viên, khích lệ, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............
DANH MỤC BẢNG......................................

.1
• •

11
• •


DANH MỤC HÌNH.......................................

11

DANH MỤC Sơ ĐỒ.....................................

11

MỞ ĐẦU........................................................

1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...

1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................

2

3. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 3
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu VỀ KIỀM SỐT
NỘI Bộ CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TRONG DOANH
NGHIỆP.............................................................................................................. 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 5

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài.......................................................... 5
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước.......................................................... 7
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................... 11
1.2. Nội dung cơ bản của kiểm soát nội bộ...................................................... 11

1.2.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ.................................................................. 11
1.2.2. Các thành phần của kiểm soát nội bộ..................................................... 13
1.2.3. Vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ.................................................. 21
1.3. Kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền...................................... 21

1.3.1. Những rủi ro tiềm tàng.......................................................................... 21
1.3.2. Mục tiêu của chu trình bán hàng - thu tiền............................................ 22
1.3.3. Chức năng của chu trình bán hàng - thu tiền....................................... 24
1.3.4. Kiểm sốt nội bộ đối với chu trình bán hàng - thu tiền....................... 29


1.3.5. Các chứng từ, số sách kế toán liên quan đến chu trình.......................... 33
Kết luận chng 1............................................................................................. 37

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu THỤC HIỆN ĐỀ TÀI...... 38
2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu....................................................... 38
2.2. Phưong pháp thu thập dữ liệu.................................................................. 39

2.2.1. Phương pháp quan sát............................................................................ 40
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn......................................................................... 40
2.2.3. Phương pháp sử dụng bảng hỏi.............................................................. 41
2.3. Phương pháp phân tích thơng tin............................................................ 41


2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả................................................................ 41
2.3.2. Phương pháp so sánh, phân tích............................................................ 42
2.3.3. Phương pháp tổng hợp........................................................................... 42

Kết luận chương 2............................................................................................. 44

CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN
HÀNG - THU TIEN TẠI CƠNG TY CĨ PHÀN SOYA GARDEN........... 45
3.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Soya Garden.......................................... 45
3.1.1. Quá trình ra đời và phát triển................................................................. 45
3.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty cố phàn Soya Garden...... 46
3.1.3. Mơ hình tổ chức quản lý của Cơng ty.................................................... 48

3.2. Đặc điểm chu trình bán hàng - thu tiền trong công ty tại Công ty cổ phần
Soya Garden...................................................................................................... 55
3.3. Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại Cơng ty cổ
phần Soya Garden............................................................................................. 58
3.3.1. Thực trạng Mơi trường kiểm sốt.......................................................... 58
3.3.2. Thực trạng Đánh giá rủi ro chu trình bán hàng - thu tiền.................... 67
3.3.3. Thực trạng Hoạt động kiểm sốt chu trình bán hàng - thu tiền........... 68
3.3.4. Thực trạng Hệ thống thơng tin, truyền thơng chu trình bán hàng - thu
tiền..................................................................................................................... 75
3.3.5. Thực trạng Hoạt động giám sát.............................................................. 79


3.4. Đánh giá thực trạng kiêm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiên tại
Cơng ty Cổ phần Soya Garden......................................................................... 81

3.4.1. ưu điểm................................................................................................... 81
3.4.2. Những hạn chế........................................................................................ 86

3.4.3. Nguyên nhân........................................................................................... 90
Kết luận chương 3............................................................................................. 93

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU
TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CƠNG TY CĨ PHẦN SOYA
GARDEN......................................................................................................... 94
4.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện hệ thống KSNB của
Công ty............................................................................................................. 94
4.1.1. Định hướng phát triển cùa Công ty trong thời gian tới......................... 94
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện hệ thống KSNB........................................... 94

4.2. Những giải pháp hoàn thiện kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu
tiền..................................................................................................................... 95
4.2.1. Đối với Công ty.......................................................................................95
4.2.2. Đối với Nhà nước....................................................................................99

KẾT LUẬN..................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BCTC


Báo cáo tài chính

2

BGĐ

Ban Giám đốc

3

CEO

Chief Executive Officer - Tổng Giám đốc

coso

The Committee of Sponsoring
Organizations of the Treadway

Commission - ủy ban Chống gian lận khi

4

lập Báo cáo tài chính thuộc Hội đồng quốc
gia Hoa Kỳ

5

DN


Doanh nghiệp

6

GTGT

Giá trị gia tăng

7

HĐQT

Hội đồng quản trị

8

HTKSNB

Hệ thống kiểm sốt nội bộ

9

KSNB

Kiểm sốt nơi bơ

10

TGĐ


11

TNHH



rp Ầ





-4- Ấ.



Tơng Giám đơc

Trách nhiêm hữu han




1


DANH MỤC BẢNG

STT


Bảng

1

Bảng 1.1

Các bộ phận & nguyên tắc cùa hệ thống KSNB

13

2

Bảng 1.2

Chu trình bán hàng - thu tiền

24

Nội dung

Chu trình bán hàng - thu tiền tại cửa hàng Soya

3

Bảng 3.1

Garden

Trang


56

DANH MỤC HINH
STT

1

Hình

Hình 3.1

Nội dung

Kiểm sốt thu tiền quỹ tại cửa hàng

Trang

76

DANH MỤC Sơ ĐỒ
STT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

Sơ đồ mô hình tổ chức tại Cơng ty cổ phần Soya
1


Sơ đồ 3.1

49

Garden
2

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại các cửa hàng

11

54


MỞ ĐÂU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up) là cụm từ được nhắc đến rất nhiều
trong thời gian gần đây, từ các cơ quan truyền thơng cho đến các nhà hoạch định

chính sách. Đây đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là
trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới.

Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các

lĩnh vực khác nhau. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ
ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Àn Độ, hay


Indonesia. Theo thống kê của Tạp chí Tài chính thuộc Bộ Tài chính, hiện nay có
khoảng 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 công ty tại Trung Quốc và

7.500 tại Ấn Độ. Tuy nhiên, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá
u buồn với tình hình phát triển của các startup Việt. Cụ thể, trong số các startup mới
ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành cơng, thoa mãn được một trong các tiêu chí:

Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân
viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của các

Startup có thể kể đến như là: HTKSNB thiết kế và vận hành yếu kém, sai lầm ngay
từ ý tưởng, khơng có kế hoạch cụ thể, nhân sự khơng chất lượng, khơng có chính
sách quản lí chi phí phù hợp, chọn sai đối tác để khởi nghiệp, ... Soya Garden là

một trong những thương hiệu khởi nghiệp khá là đinh đám trên chương trình Shark

Tank Việt Nam với sự đầu tư từ Shark Thủy. Có những lúc Cơng ty đà lên tới
khoảng 40 cửa hàng trên toàn quốc nhưng sang đến năm 2020, do ảnh hưởng của

đại dịch Covid-19, Cơng ty đã phải đóng cửa rất nhiều cửa hàng của mình do khơng
thể mở cửa đón khách, chi phí cố định quá lớn khiến doanh thu không thể bù đắp,

nhiều địa điếm ít khách buộc phải đóng cửa.
Một phần trong sự thất bại cùa Soya Garden đến từ việc HTKSNB cùa doanh

nghiệp hoạt động không hiệu quả trong việc định hướng và kiếm soát các mục tiêu
mà DN đặt ra. Hệ thống KSNB của DN đã thể hiện những hạn chế trong việc trong


vai trò: Đảm bảo hiệu quả, hiệu suất của các hoạt động, Đảm bảo độ tin cậy của số
liệu báo cáo tài chính, Đảm bảo tuân thủ các luật lệ, quy định, và Kiểm soát tài sản.


Hệ quả tất yếu dẫn đến các hoạt động trong công ty thiếu hiệu quả, không đảm bảo

được yêu cầu của ban lãnh đạo đề ra. Một trong những hoạt động quan trọng của

công ty chịu sự tác động của hệ thống KSNB khơng hiệu quả là chu trình bán hàng
và thu tiền, và cũng đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Hiện tại
số cửa hàng Soya Garden trên tồn quốc chỉ cịn lại 4 cửa hàng, Công ty đang phải

cố gắng từng ngày đến có thể đứng vững, phục hồi và phát triển.

Từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ quy trình bán
hàng - thu tiền của Cơng ty cổ phần Soya Garden” để nghiên cứu đánh giá thực

trạng KSNB chu trình bán hàng - thu tiền, nắm được những ưu điểm và nhược điểm

từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống kiểm sốt chu trình bán hàng thu tiền tại Cơng ty cổ phần Soya Garden giúp cho Cơng ty có thể hoạt động hiệu
quả hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cửu chính

Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của HTKSNB chu trình bán

hàng - thu tiền tại Cơng ty cổ phần Soya Garden.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu chi tiết


- Hệ thống hóa lý luận chung về KSNB chu trình bán hàng - thu tiền.
- Phân tích, đánh giá thực trạng KSNB chu trình bán hàng - thu tiền tại Công
2

'

ty Cô phân Soya Garden.

- Nghiên cứu và đề xuất các phương hướng, giải pháp đề hoàn thiện hệ thống
kiểm sốt chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty cổ phần Soya Garden.

3. Câu hỏi nghiên cứu.
Dựa trên vấn đề nghiên cứu cần giải quyết, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời

được các câu hỏi sau:
- Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong HTKSNB của chu trình bán

hàng - thu tiền tại Cơng ty cổ phần Soya Garden là gì?
- Giải pháp nào nhàm hồn thiện HTKSNB quy trình bán hàng - thu tiền tại
Công ty Cổ phần Soya Garden?

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là HTKSNB chu trình bán hàng - thu

tiền tại Cơng ty cổ phần Soya Garden.

4.2, Phạm vi nghiên cún

Luận vãn nghiên cứu về HTKSNB chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty

Cồ phần Soya Garden năm 2019 và năm 2021. Đây là thời điểm Cơng ty đà có hệ
thống kiểm soát nội bộ rõ ràng và đang áp dụng hệ thống này cho chu trình bán

hàng - thu tiền nhưng chưa thay đối trước bối cảnh của đại dịch Covid-19.

Tác giả sẽ tập trung đánh giá hệ thống KSNB chu trình bán hàng - thu tiền
theo các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB bao gồm: Mơi trường kiểm sốt; Đánh
giá rủi ro; Hoạt động kiểm sốt; Hệ thống thơng tin, truyền thông; Giám sát.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông qua phân tích, so sánh
và đánh giá các dữ liệu thứ cấp thu thập từ phương pháp phỏng vấn, quan sát, bảng

hỏi. Từ đó, nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng HTKSNB tại Cơng ty, tìm hiểu
những mặt tích cực cũng như những điểm hạn chế còn tồn tại trong KSNB chu trình

bán hàng - thu tiền tại Cơng ty, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thế.
6. Đóng góp của đề tài

6.1, về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HTKSNB chu trình bán hàng - thu tiền tại
Công ty Cổ phần Soya Garden.

6.2, về mặt thực tiễn

- Đánh giá về thực trạng: Kết quả nghiên cứu này giúp đánh giá thực trạng

KSNB chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty cổ phần Soya Garden theo mơ hình

COSO; những ưu điếm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hiệu quả, hiện lực của HTKSNB

chu trình bán hàng - thu tiền tại Cơng ty cổ phần Soya Garden.

3


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt và
A

danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gôm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm sốt nội bộ chu trình
bán hàng - thu tiền trong doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài

Chương 3: Thực trạng về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại
Cơng ty Cổ phần Soya Garden
Chương 4: Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng - thu

tiền tại Cơng ty Cổ phần Soya Garden

4



CHUƠNG 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÈ KIỀM SỐT
NƠI BỢ CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tống quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngồi

KSNB nói chung và KSNB chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng là đề tài

khơng mới, từ lâu các nhà nghiên cứu đều thấy được vai trò của KSNB tại doanh
nghiệp. Các điểm yếu trong HTKSNB sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp về trên

nhiều phương diện như nhận dạng rủi ro, kiểm soát rủi ro, kiềm soát hoạt động và
tác động tiêu cực ddeend các mục tiêu của doanh nghiệp.
Có nhiều đề tài về KSNB trên thế giới phần lớn tập trung vào nghiên cứu

mối quan hệ của hệ thống KSNB đối với các chu trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ chế KSNB thích họp có thể ngăn ngừa đươc các rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động, báo cáo tài chính, bảo vệ tài sản một cách hiệu quả và nhanh chóng. Các

nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những công ty dựa vào cơng nghệ thơng tin có thề thiết
lập một cơ chế KSNB mạnh mẽ hơn, cải thiện hệ thống KSNB sẽ cho phép đạt được

các kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Có thể kể đến một số các nghiên cứu sau:
Amudo và Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá KSNB trong

việc đánh giá KSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân
hàng Phát triển châu Phi, bao gồm các biến độc lập là các thành phần của KSNB


(bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT): (1) môi trường kiểm sốt, (2)

đánh giá rùi ro, (3) hệ thống thơng tin truyền thơng, (4) các hoạt động kiếm sốt, (5)
giám sát, (6) CNTT. Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của KSNB. Biến điều tiết: ùy
quyền, mối quan hệ cộng tác. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số

thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của KSNB chưa đạt được sự hữu
hiệu, các dự án quản lý không được chặt chẽ, dẫn đến các khoản thu - chi phải mất
rất nhiều thời gian để theo dõi, giám sát chính xác.

Babatunde và Dandago (2014) tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm phân

tích tác động của sự thiếu hụt KSNB đối với việc quản lý dự án hoạt động thu - chi
trong khu vực công của Nigeria. Tác giả kiềm định mẫu nghiên cứu gồm 228 dự án

vốn thuộc khu vực công và cho thấy sự thiếu hụt KSNB có tác động tiêu cực đến

5


hiệu quả quản lý dự án vôn thuộc khu vực công Nigeria. Nhiêu khoản ghi nhận mập
mờ và không rõ mục đích có phục vụ dự án hay khơng. Tác giả khuyến cáo, tuân

thủ nghiêm ngặt KSNB để bảo đảm lợi ích của cộng đồng.

Rahman và Anwar (2014) đã nghiên cứu về hiệu quả của các kỹ thuật phòng
chống và phát hiện gian lận trong quản trị doanh thu của các ngân hàng hồi giáo ở

Malaysia. Mục tiêu của họ nhằm mục đích cung cấp cái nhìn về nhận thức của các
ngân hàng đối với tính hiệu của các kỹ thuật phát hiện và phòng chống gian lận


trong việc ghi nhận doanh thu. Với việc sử dụng phương pháp câu hỏi phỏng vấn

các nhà quản lý và nhân viên ở các ngân hàng Malaysia, các phát hiện cho thấy rằng
các phần mềm và ứng dụng bảo vệ là các kỹ thuật phòng chống và phát hiện gian
lận hiệu quả nhất. Cụ thể, mật khẩu bảo vệ, các cải tiến và xem xét lại KSNB khi
đánh giá độc lập được xem là các kỹ thuật hiệu quả nhất. Tác giả đã thiết kế bảng

câu hỏi bao gồm 2 phần: hồ sơ phỏng vấn và tính hiệu quả của các kỹ thuật phát

hiện và ngăn chặn gian lận cũng như tính hiệu quả của các phần mềm kế tốn, ứng
dụng máy tính cho việc ngăn chặn và phát hiện gian lận. Những người tham gia cho

biết ý kiến của mình về mức độ hiệu quả của mỗi kỹ thuật hay chiến lược kiểm sốt
trên 4 thang điểm từ “rất khơng hiệu quả” đến “rất hiệu quả”. Dựa trên những phát

hiện từ nghiên cứu, những người được hỏi cho rằng đối chiếu số giữa ngân hàng và
tỳ lệ doanh giừa các ngân hàng khác có cùng vị thể là phương pháp hiệu quả nhất để
phát hiện gian lận. Như vậy, bàng cách chuẩn bị đối chiếu một cách thường xuyên,
hoạt động này sẽ đảm bảo doanh thu ghi nhận đầy đủ và như là một công cụ đế xác
định và sửa chữa các lỗi kế toán trong các giao dịch ngân hàng.

Mushtafi (2016) đã thu thập dữ liệu từ HTKSNB của các doanh nghiệp vận
tại để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HTKSNB của chu trình bán

hàng - thu tiền của các doanh nghiệp đó. Phương pháp thống kê mơ tả và phân tích
dữ liệu đã được Mushtafi sừ dụng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy giữa các yếu tố
trong các bộ phận cùa HTKSNB và tính khách quan của ủy ban kiểm soát, chẳng
hạn như: sự luân chuyển cùa nhân viên, hoạt động vận chuyển thuê ngoài và có bộ


phận đảm bảo chất lượng. Bằng các phương pháp đó để chỉ ra rằng, việc tuân thủ

HTKSNB chu trình đã được đặt ra là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới tính hiệu

6


quả, hiệu lực của chu trình bán hàng - thu tiên, sau đó là vê ý thức vê trách nhiệm
của mỗi cá nhân trong chu trình.

Ibrahim (2017) đà cho thấy rằng: các thành phần của mơi trường kiểm sốt,
đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng có tác động tích cực

đến việc tạo nguồn thu khu vực công tăng lên. Người lãnh đạo nên thành lập bộ

phận KSNB trong các tổ chức. Nên thiết kế các biện pháp KSNB để đảm bảo tính
hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy của báo cáo tài chính cũng như tuân thủ các quy
định và pháp luật. Điều này sẽ cải thiện việc tạo doanh thu, sẽ đảm bảo tăng trưởng
và phát triển kinh tế bền vững của Nigeria.
1.1.2. Tẳng quan nghiên cửu trong nước
Các luận án nghiên cứu về KSNB nhưng không phải trong một doanh nghiệp

cụ thể mà phạm vi nghiên cứu rộng hơn trong một ngành, bộ hoặc một tổng công ty.

Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã khảo sát các đơn vị đế đánh giá được thực
trạng KSNB trong các đơn vị thành viên, tìm ra các điểm giống nhau, khác nhau

trong việc thiết kế KSNB, từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện chu trình KSNB của

tồn đơn vị. Trong q trình làm luận văn tác giả đã tham khảo một số đề tài tương

tự về KSNB như:
Ngơ Trí Tuệ và các cộng sự (2018) đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về

hệ thống KSNB như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và các thành phần của hệ thống

KSNB. Đề tài cũng trình bày các đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

và cơ chế quản lý tài chính, đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hệ thống

KSNB đối với quản lý tài chính tại Tổng cơng ty Bưu chính viễn thơng Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Đề tài đã đề xuất các giải pháp để thiết kế và vận hành hệ thống

KSNB giúp tăng cường quản lý tài chính tại Tống cơng ty Bưu chính viền thơng
Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ các RRTC để làm căn cứ đánh giá và đề

xuất các giải pháp hoàn thiện các chính sách, thủ tục kiểm sốt tại Tổng cơng ty
Bưu chính viễn thơng Việt Nam nhằm kiếm sốt các rủi ro này

Trần Thành Trung (2019) đà tiến hành cơng trình nghiên cứu của mình với
mục đích là xác định những vấn đề quan trọng cần phải lưu ý trong HTKSNB cho

chu trình doanh thu bán hàng của CTCP Xây dựng FLC Faros, từ đó đưa ra bài học

7


đối với các cơng ty xây dựng nói chung ở Việt Nam. Để làm rõ những quan điểm
của mình tác giả đã tìm hiếu và phân tích, so sánh, tìm hiếu những quy trình của các

cơng trình nghiên cứu về KSNB trong nước và ngoài nước về ảnh hưởng của các

chốt KSNB bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng - đầu tư, hay mối quan hệ giữa chất
lượng của các cơng trình, dự án và kiếm sốt nội bộ,... Sau khi chỉ ra những lỗ

hổng trong KSNB của các đơn vị xây dựng khi nghiệm thu và ghi nhận doanh thu
dự án, tổn thất trầm trọng những sai lầm đó mang lại tác giả đã đưa ra gợi ý nhằm
giảm thiểu các rủi ro gian lận đối với hoạt động ghi nhận doanh thu tại các đơn vị

xây dựng của Việt Nam bàng việc sử dụng hai chiến lược: Thứ nhất là ngăn chặn
các gian lận tiềm năng bằng việc có nhừng chuẩn mực đạo đức ở cấp cao với một
chương trinh quản lý gian lận chủ động; thứ hai phát hiện các hoạt động gian lận đã

xảy ra và xác định khối lượng nghiệm thu, ghi nhận doanh thu chính xác.
Nguyễn Thị Linh Nhi (2017) phân tích được thực trạng tổ chức KSNB về

luân chuyền chứng từ, hồ sơ ghi nhận doanh thu của các tập đoàn kinh tế trên thế
giới, như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; đề xem kinh nghiệm tố chức

KSNB tại các tập đoàn kinh tế và áp dụng tại Tập đồn Cơng nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Đồng thời xây dựng được các nhóm giải pháp cụ thể như:

(1) Hồn thiện các yếu tố cấu thành KSNB gồm: mơi trường kiểm sốt, hệ thống
thơng tin, thủ tục kiểm sốt; (2) Hồn thiện quy chế quản lý các hồ sơ, lưu trữ

chứng từ và phân quyền quản lý; (3) Hồn thiện kiếm sốt chu trình ghi nhận doanh
thu tại tập đồn: cơ chế giám sát, năng lực quản trị điều hành của những lãnh đạo

cấp cao và cấp quản lý có liên quan tới hoạt động của chu trình; (4) Một số giải

pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cấu trúc tập đồn như: kiểm sốt việc
ln chuyến chứng từ tinh gọn, hiệu quả; kiếm soát ghi nhận doanh thu bán hàng
sản phẩm than; kiểm sốt xây dựng hệ thống chu trình bán hàng cụ thể, phù hợp với

mơ hình nhiều cơng ty con; kiểm soát triển khai ứng dụng, đầu tư đổi mới công

nghệ trong công tác lưu trữ vào gửi hồ sơ.
Nguyễn Thị Hoài Thu (năm 2018) đà hệ thống hóa và làm sáng tở hơn các

vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB chu trình bán hàng trong các doanh nghiệp
sản xuất dưới góc độ quản trị doanh nghiệp nhằm định hướng cho việc hoàn thiện

8


hệ thông KSNB, phù hợp với đặc thù tô chức kinh doanh và tơ chức quản lý của các

xí nghiệp sản xuất xi măng thuộc Công ty xi măng Điện Biên. Tác giả đề cập tới

việc kiểm soát trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán và hệ thống công nghệ
thông tin phức tạp (ERP), các thành phần của hệ thống KSNB chu trình bán hàng

được trình bày gán với đặc điếm của doanh nghiệp sản xuất xi măng và trong điều
kiện vận dụng công nghệ thông tin, truyền thông. Tuy nhiên, luận án cũng chưa chỉ
ra được các rủi ro đặc thù, trọng yếu của các xí nghiệp sản xuất xi măng thuộc Công

ty CP xi măng Điện Biên vì vậy các giải pháp hồn thiện hệ thống KSNB vẫn

hướng đến chủ yếu của quá trình bán hàng - thu tiền như: ghi nhận doanh thu, bán

hàng hóa, thành phẩm, ghi nhận hàng trả lại, thu tiền khách hàng... giống như khá
nhiều các luận văn, luận án khác, mà chưa hướng đến mục tiêu kiểm soát rủi ro.

Trần Quỳnh Trang (năm 2020) đà nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực


trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB

chu trình được mở rộng gồm 05 bộ phận là: môi trường kiểm sốt; quy trình đánh
giá rủi ro của đơn vị; hệ thống thông tin và truyền thông; các hoạt động kiềm sốt;

và giám sát các kiểm sốt. Luận án có những nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây

dựng hệ thống KSNB của doanh nghiệp khách hàng và áp dụng chính kinh nghiệm
đó vào hệ thống KSNB của bản thân cơng ty. Bên cạnh đó, luận án cũng đã trình

bày khá đầy đủ đặc điềm của ngành dịch vụ tư vấn quản trị tại Công ty và ảnh

hưởng tới hệ thống KSNB, đề cập đến một số rủi ro mà các doanh nghiệp ngành

dịch vụ phải đối mặt. Tuy nhiên, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các
doanh nghiệp ngành dịch vụ mà tác giả đề xuất trong luận án cịn mang tính định
hướng, khái qt và các giải pháp này chưa hướng đến việc ngăn chặn, giảm thiểu

các rủi ro đã được phân tích trước đó.

Lưu Thanh Tú (2019) đà phân biệt được KSNB và Kiểm toán nội bộ trong
hoạt động kinh doanh của DN. Luận văn nêu khá chi tiết họat động của Tổng công

ty Vận tải Hà Nội, chỉ rõ những ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB các chu
trình của Tổng cơng ty bao gồm: Bán hàng - thu tiền, Mua hàng - thanh toán, Tiền

lương. Tác giả đã nêu lên lý thuyết về xây dựng các chu trình và rủi ro của các chu
trình đó. Sau đó so sánh chu trình với khung coso để đưa ra được những hạn chế


9


và sự cân thiêt phải hồn thiện hệ thơng KSNB các chu trình này. Từ đó có những
giải pháp thiết thực để hoàn thiện, khiến hệ thống KSNB thực sự là một công cụ cho
Ban lãnh đạo Tổng Công ty trong việc điều hành, quản lý đơn vị.

Phạm Ngọc Bích (2017) đã nêu được tổ chức KSNB theo đặc điểm của
trường THCS Ngọc Lâm. Đồng thời nêu đặc điểm tổ chức, ghi nhận doanh thu tại

các đơn vị dạy học dân lập. Tác giả cũng nêu rõ một số hạn chế trong KSNB quá

trình thu tiền tại các đơn vị như: nhận thức về HTKSNB của một số lãnh đạo chưa
đầy đủ, phân cấp quản lý chưa đi đôi với quyền hạn và trách nhiệm, đội ngũ cán bộ
kế toán có trình độ khơng đồng đều, hoạt động kiểm sốt thiếu sự đồng bộ. Xác
định nguyên nhân của hạn chế về HTKSNB chu trình như: cơ sở pháp lý về tố chức

hoạt động của HTKSNB chưa cập nhật kịp thời, cơng tác chi đạo và kiểm tra cịn
thiếu cụ thể và chưa rõ ràng. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như:

xác định lại quy trình kiểm sốt HTKSNB tại trường, tạo dựng mơi trường kiềm
sốt khoa học và có hiệu lực, nâng cao chất lượng cơng tác kiềm tra các khoản thu,
hồn thiện hệ thống thơng tin và thủ tục kiềm sốt.
Nguyễn Nam Cường (2020) đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc ghi nhận

doanh thu cung cấp dịch vụ của các đơn vị kiềm toán độc lập, nêu được thực trạng

kiểm soát ghi nhận doanh thu và tiến độ cung cấp dịch vụ tại Cơng ty TNHH Kiểm
tốn DTH Việt Nam. Từ đó chỉ ra được những ưu điểm cũng như các hạn chế còn
tồn tại, đưa ra các lời khuyên đế hoàn thiện hệ thống nội bộ của doanh thu cung cấp


dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên do giới hạn nghiên cứu của luận văn mới chỉ dừng ở hoạt
động kiểm soát ghi nhận doanh thu nên tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về chu
trình cung cấp dịch vụ - ghi nhận doanh thu mà chưa nghiên cứu được thêm các yếu
tố khác về mơi trường vãn hóa Cơng ty, hệ thống giám sát cơng việc kế tốn, thơng

tin truyền thơng trong cơng ty... chính các yếu tố này cũng vô cùng quan trọng, ảnh

hưởng mạnh mẽ đến chất lượng việc tiếp nhận xử lý thông tin, ghi nhận doanh thu
kịp thời của cơng ty nói chung và chất lượng của hoạt động cung cấp dịch vụ - thu

tiền nói riêng.

10


1.1,3, Khoang trơng nghiên cún
Mặc dù có rất nhiều bài luận, nghiên cứu khoa học về các vấn đề của KSNB

và hồn thiện HTKSNB cấc chu trình trong doanh nghiệp được công bố trong
những năm gần đây, nhưng việc nghiên cứu tập trung vào một đơn vị start-up và có

hoạt động kinh doanh theo mơ hình chuỗi cửa hàng là chưa có hoặc khơng được
chun sâu chi tiết, rõ ràng. Mục tiêu của bài luận này là tìm hiểu cách vận hành,

kiểm soát của một đơn vị mới được thành lập, cịn chưa có nhiều kinh nghiệm trong
q trình KSNB của mình nhưng đã phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn với

hơn 30 cửa hàng lớn nhở tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu về KSNB khi đại dịch Covid-19 bùng phát chưa nhiều. Nhiều


doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa và Soya Garden cũng phải thu hẹp dần quy

mô. Việc nghiên cứu này sẽ chỉ ra những hạn chế trong cách vận hành quản lý,

kiểm soát của doanh nghiệp mới đi vào thị trường, có mơ hình chuồi cửa hàng và
trong trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, từ đó đề xuất

được các giải pháp hồn thiện HTKSNB mà các bài viết, cơng bố trước đây chưa
nhắc tới hoặc chưa tập trung vào nghiên cứu.
1.2. Nội dung cơ bản của kiểm soát nội bộ
1,2,1, Khái niệm kiểm sốt nội bộ

Thực tể đã chứng minh có nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về KSNB.

KSNB được nhìn nhận khác nhau dựa trên quan điểm quản lý khác nhau. Cụ thể
như sau:

coso đà nêu “KSNB là một q trình do con người quản lý, hội đơng quản
trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm

bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu về Báo cáo tài chính đáng tin cậy, Các luật

lệ và qui định được tuân thủ, Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. KSNB khơng chỉ là

một
• thủ tục
• hay chính sách được
• thực
• hiện

• ở một
• vài thời điềm nhất định
• mà được


vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong DN. KSNB bao gồm cả những chính

sách, thủ tục và yếu tố con người- Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo và nhân viên
trong DN. Chính con người đã đặt ra mục tiêu kiềm soát và thiết lập nên cơ chế

kiểm sốt và vận hành chúng. KSNB có nhiệm vụ là ngăn chặn và phát hiện sai lầm

11


nhưng không thê đảm bảo sẽ không xây ra sai lâm đó nữa. KSNB chỉ cung câp một

sự đảm bảo hợp lý, chứ không đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ được thực
hiện”.

Theo Liên đồn kế tốn quốc tế (2009), KSNB là “một quá trình được thiết
kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm

cung cấp sự đảm bảo họp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy
của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý và tuân thủ các qui

định, luật lệ”.

Theo tiêu chuẩn của Kiếm tốn Việt Nam, dưới góc độ của các kiểm toán
viên (chuẩn mực kiểm toán số 315): “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị,

Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đon vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo
ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo

độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ

pháp luật và các quy định có liên quan”. Và theo chuẩn mực này thì KSNB gồm 5

yếu tố cấu thành là: Mơi trường kiểm sốt, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt,
Thơng tin và truyền thơng, Giám sát.

Luật kế tốn 2015 thì ghi rõ “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện
trong nội bộ đơn vị kế tốn các cơ chế, chính sách, qui trình, qui định nội bộ phù

hợp với qui định của pháp luật nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xừ lý kịp thời
rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

Từ những nội dung trên, có thể nhận thấy KSNB khơng phải là một hoạt
động mà là một q trình được thiết lập không chỉ một người mà được xây dựng bởi
một đội ngũ con người với mục tiêu kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp,

ngăn ngừa rủi ro và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, một HTKSNB được hiểu là hệ thống các quy trình, chính sách,

thủ tục kiểm sốt cùng với phương tiện kỹ thuật được thiết kế nhằm kiểm soát các

hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng mục
tiêu, đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, tn thủ pháp luật. Như vậy: có 3

yếu tố cần được xem xét liên quan đến hệ thống KSNB:


12


- Hệ thơng KSNB là tập hợp các quy trình, chính sách, thủ tục kiêm sốt mọi

hoạt động của đơn vị như kiểm soát hoạt động đầu tư, kiểm soát TSCĐ, kiểm sốt

chu trình bán hàng...
- Hệ thống KSNB bao gồm các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm
sốt như hệ thống thơng tin, phần mềm xử lý dữ liệu.

- Hệ thống KSNB do con người thiết kế và vận hành để đảm bảo doanh

nghiệp thực hiện đúng các mục tiêu.
1.2.2. Các thành phần của kiếm soát nội bộ

Các thành phần của KSNB theo báo cáo COSOs gồm có 5 bộ phận: Mơi trường
kiểm sốt (Control environment), hoạt động kiểm soát (Control activities), đánh giá

rủi ro (Risk assessment), thông tin và truyền thông (Communication and

information system) và giám sát (Monitoring of controls). Các thành phần này cũng
tương tự’ như trong quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315. Những nội
dung cơ bản liên quan đến năm bộ phận của hệ thống KSNB được tổng họp thành

17 nguyên tắc theo bảng sau:
Bảng 1.1. Các bộ phận & nguyên tắc của hệ thống KSNB

Các bộ phận của hệ thống KSNB


Ngun tắc

Mơi trường kiểm sốt

1. Chứng minh cam kết về tính tồn vẹn
và giá trị đạo đức

2. Trách nhiệm giám sát tập thể
3. Thiết lập cơ cấu, thẩm quyền và trách
nhiêm


4. Chứng minh cam kết về năng lực

5. Thực thi trách nhiệm giải trình
Đánh giá rủi ro

6. Chỉ rõ các mục tiêu phù họp
7. Xác định và phân tích rủi ro

8. Đánh giá rủi ro gian lận

9. Xác định và phân tích sự thay đối
đáng kể

13


10. Lựa chọn và phát triển hoạt động KS


Hoạt động kiểm soát

11. Lựa chọn và phát triển các kiểm soát
dùng cơng nghệ

12. Triển khai thơng qua các chính sách

và thủ tuc

Thơng tin & truyền thơng

13. Sử dụng thơng tin có liên quan

14. Giao tiếp nội bộ
15. Giao tiếp bên ngoài
16. Tiến hành các cuộc đánh giá liên tục

Giám sát

và/ hoặc riêng biệt
17. Đánh giá và thông báo
"-------------------------------------------------------------------------------------- 7

(Nguôn: Tác giả tự tơng hợp)

ỉ.2.2.ỉ. Mơi trường kiêm sốt
Mơi trường kiểm sốt bao gồm các chức năng quản trị và quản lý, các quan

điểm, nhận thức và hành động của Ban quản trị và Ban Giám đốc liên quan đến

KSNB và tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động của đơn vị. Mơi trường

kiểm sốt tạo nên đặc điểm chung của một đơn vị, có tác động trực tiếp đến ý thức

của từng thành viên trong đơn vị về công tác kiềm sốt.
Ngồi ra, mơi trường kiềm sốt cịn bao gồm các chính sách của Nhà nước,

quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Các yếu tố này được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật, ban hành bởi
các đơn vị có thẩm quyền và buộc các đơn vị phải chấp hành và làm theo. Các yếu
tố này giúp cho đơn vị có mơi trường để hoạt động, có thể giúp doanh nghiệp có

mơi trường cạnh tranh cơng bàng hoặc khiến doanh nghiệp có một số bất lợi nhất

định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, hiệu suất hoạt động.

Cụ thể, các nhân tố thuộc mơi trường kiểm sốt chung chủ yếu liên quan tới

quan điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong
doanh nghiệp. Các nhân tố của mơi trường kiểm sốt có thể kể đến như:
- Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc: Triết lý của Ban lãnh
đạo cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi, nhằm tạo nên một phong cách làm

14


việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản săc văn hóa của nó. Triêt lý và
phong cách điều hành của nhà quản lý có những đặc điểm đặc trưng sau đây:

+ Quan điểm, cách nhận thức khác nhau về việc lập và trình bày báo cáo tài

chính, báo cáo quản trị trong đơn vị. Mỗi nhà quản lý khác nhau sẽ yêu cầu khác
nhau về việc các nhân viên cung cấp những gì trong báo cáo và họ muốn nhận được

thơng tin gì để đưa ra các quyết định.

4- Cách lựa chọn các nguyên tắc, phương pháp kế toán.
+ Phương thức tiếp cận với việc quản lý và các rủi ro kinh doanh

+ Quan điểm khác nhau về nhân sự.
Nhân tố này sẽ tác động lớn đến môi trường kiểm soát và ảnh hưởng đến
việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp

- Cam kết về năng lực: Bất kỳ nhân viên nào được tuyển dụng cần có năng
lực nhất định cho vị trí làm việc của mình. Khi nhân viên cỏ đầy đú năng lực về

chuyên môn cho công việc được giao sẽ đảm bảo cho công việc vận hành không bị
ngắt quãng, nắm rõ được từng nhiệm vụ và phần hành của mình khi nằm trong bất

kỳ một chu trình hoạt động nào cùa Cơng ty. Một chu trình có thể vận hành được từ
đầu đến cuối cần đảm bảo tất cả các mắt xích phải có đù năng lực và vận hành theo

đúng thiết kế đã được đề ra.
- Phân công quyền hạn và trách nhiệm: Phân cơng quyền hạn và trách nhiệm

có nghĩa là giao cơng việc cho một người nào đó phụ trách, người đó phải bảo đảm
làm trịn cơng việc được giao, nếu kết quả khơng tốt thì phải gánh chịu phần hậu

quà. Quyền hạn là Quyền theo cương vị, chức vụ cho phép, tức là giới hạn được đưa
ra các quyết định liên quan đến công việc được giao. Đây là cách thức người quản


lý ủy quyền cho cấp dưới một cách chính thức. Việc ủy quyền và phân quyền trách

nhiệm này cần được thực hiện rõ ràng bằng văn bản đề giúp cho cơng việc tiến hành

dễ dàng, có được sự chấp thuận của các thành viên khác trong đơn vị. Sự phân công
phân nhiệm tốt sẽ tránh việc lạm quyền hoặc đố thừa trách nhiệm khi một vấn đề

nào đó xảy ra.
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là bộ máy tổ chức của đơn vị được thiết lập
để thực hiện các hoạt động và đạt các mục tiêu đã đề ra. Việc xây dựng cơ cấu tổ

15


chức găn liên với việc phân chia nó thành những bộ phận với chức năng và quyên
hạn cụ thể. Cơ cấu tổ chức họp lý bảo đảm các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng.

Một cơ cấu tố chức tốt góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai
sót trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp.

Đe thiết lập một cơ cấu tồ chức thích hợp và có hiệu quả, các nhà quản lý

phài tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm sốt trên tồn bộ hoạt động của
• X














doanh nghiệp, khơng bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời khơng có sự chồng chéo giữa

các bộ phận.
+ Thực hiện sự phân chia rành mạch ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép
sổ và bảo quản tài sản.

+ Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhàm đạt được hiệu quả
cao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng.
- Chính sách nhân sự: Bao gồm chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo
sau tuyển dụng, chính sách khen thưởng, kỷ luật và các biện pháp để khắc phục sai

sót. Khi các nhân viên có năng lực làm việc tốt nhưng những vấn đề về phúc lợi lại
chưa được thoa đáng sẽ gây nên tình trạng tâm lý chán nản và làm ảnh hưởng đến
hiệu quả cơng việc. Do đó, việc tố chức các chính sách nhân sự, các chế độ đãi ngộ,
thủ tục, quy định về tuyển dụng và sử dụng nhân viên có tác động đáng kề đến mơi

trường kiểm sốt. Một chính sách nhân sự hợp lý sè khuyến khích, kích thích các

phẩm chất và năng lực của đội ngũ nhân viên.
Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về
tuyến dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Việc đào tạo,
bố trí cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên môn và phẩm chất


đạo đức, đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.
- Cơng tác kế hoạch: Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch
sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố

định, đặc biệt là kế hoạch tài chính gồm những ước tính cân đối tình hình tài chính,

kết quả hoạt động và sự luân chuyển tiền trong tương lai
- ủy ban kiểm soát: ủy ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy

lãnh đạo cao nhất cùa đơn vị như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không

16


kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiêu vê lĩnh vực kiêm

soát, ủy ban kiểm sốt thường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

4- Giám sát sự chấp hành luật pháp của công ty.
+ Kiểm tra và kiểm sốt cơng việc của kiểm tốn viên nội bộ.
+ Giám sát tiến trình lập báo cáo tài chính.
+ Dung hịa những bất đồng (nếu có) giữa BGĐ với các kiểm tốn viên bên

ngồi.
Như vậy mơi trường kiểm sốt bao gồm tồn bộ những nhân tố có ảnh hường

đến quá trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của HTKSNB doanh nghiệp, trong
đó nhân tố chủ yếu và quan trọng là nhận thức về hoạt động kiểm tra kiểm soát và


điều hành hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp.

ỉ.2.2.2. Đánh giá các rủi ro

Rủi ro được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh
doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của đơn
vị. Các đơn vị xây dựng KSNB theo hướng tiếp cận rủi ro và việc đánh giá rủi ro là

q trình để nhận diện, phân tích và ứng phó với rủi ro. Từ đó việc chấp nhận rủi ro

và mức độ chứa đựng rủi ro trong các hoạt động cụ thể cần được xem xét một cách

thận trọng.

Đánh giá rủi ro là một quá trình diễn ra liên tục cần được thực hiện thường
xuyên. Việc đánh giá rùi ro theo báo cáo coso phải đảm bảo 5 nguyên tắc được

nêu tại Bảng 1.1.

Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị hình thành nên cơ sở để Ban Giám đốc
xác định các rủi ro cần được quản lý. Khi một loại rủi ro được xác định, ban quản tri

sẽ xem xét những dấu hiệu, sự tồn tại của chúng và tìm cách quản lý chúng. Ban
quản trị cần xây dựng kế hoạch, chương trình hoặc đề xuất những công việc cụ thể
để xác định các loại rủi ro (cụ thể) hoặc ban quản trị có thể quyết định chấp nhận rủi

ro vì yếu tố chi phí hoặc những xem xét khác. Đánh giá rùi ro có thể được tiến hành

theo năm bước sau đây:


Bước 1: Xác định các mối nguy.

Bước 2: Xác định các hoạt động có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào.
Bước 3: Đánh giá rủi ro - xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro.

17


×