Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

sang-kien-kinh-nghiem-nang-cao-hieu-quả-cong-tac-thu-chi-ngan-sach-tren-dia-ban-xa-bo-ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.68 KB, 8 trang )

Mẫu 01/SK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm huyện Tam Đảo

Tên tôi là: …………………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………
Đơn vị/địa phương: ………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm huyện
Lập Thạch xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở sau đây cho tôi :
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân
sách trên địa bàn xã Bồ Lý.
(Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiếncấp cơ sở kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hồn tồn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(hoặc Chính quyền địa phương)

Bồ Lý, ngày

tháng

năm 20…..

Người nộp đơn




ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BỒ LÝ
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách
trên địa bàn xã Bồ Lý

Tác giả sáng kiến: …………………………………..


Mẫu 02/SK
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:


Chính quyền cấp xã là một bộ phận khơng thể thiếu được trong hệ thống
chính quyền địa phương; là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết công việc của
dân, gắn bó với đời sống của dân, do dân và vì dân nên chính quyền cấp xã phải sử
dụng ngân sách như một công cụ, phương tiện để thực hiện chức năng và nhiệm vụ
của mình. Quy định của nhà nước về quản lý ngân sách xã - Điều lệ ngân sách xã
lần đầu được ban hành theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Hội đồng
Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị định số 138/HĐBT ngày 19/11/1983 của Hội đồng
Bộ trưởng khẳng định thêm sự quan trọng của ngân sách xã - ngân sách xã được
coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, bao gồm 4 cấp ngân sách: Trung

ương, tỉnh, huyện (thành, thị) thuộc tỉnh. Ngày 20/3/1996 Luật Ngân sách Nhà
nước được Quốc hội khóa X thơng qua, ngày 16/12/2002 Luật Ngân sách Nhà
nước số 01/2002/QH11 đã sửa đổi Luật ngân sách đã ban hành năm 1996. Tóm lại,
từ khi có Điều lệ ngân sách xã theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Chính
phủ đến nay, đã có nhiều thay đổi và ngày càng được hồn thiện hơn. Cùng với
tiến trình phát triển của xã hội. Nhà nước sử dụng công cụ Ngân sách để thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Luật Ngân sách nhà nước năm và các
văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả
quản lý điều hành ngân sách, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói
chung và từng địa phương nói riêng.
Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế về cả chiều rộng lẫn
chiều sâu đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động quản lý ngân sách của nhà
nước và đặc biệt là ngân sách xã. Sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát
triển, mức sống của người dân ngày càng cao, do đó số thu - chi của ngân sách xã
cũng không ngừng phát triển. Điều này địi hỏi cơng tác quản lý ngân sách xã phải
có sự vận động đi lên. Từ yêu cầu của thực tiễn trên, công tác quản lý ngân sách xã
đã được các cấp chính quyền xem đây là nhiệm vụ then chốt để giúp cho công tác
quản lý điều hành nói chung và quản lý Tài chính ngân sách nói riêng ở địa
phương ngày càng đi vào nề nếp.


Bồ Lý là một trong các đơn vị hành chính cơ sở của huyện Tam Đảo, trong
những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cấp ủy, chính
quyền địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn,
thơng qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tuy vậy bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu, chi ngân sách
trên địa bàn xã Bồ Lý còn những hạn chế cần khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu phát triển của địa phương trong những năm tới. Từ thực tiễn đó tơi đề xuất và
xây dựng sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu,

chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý.
2. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn
xã Bồ Lý.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: ....................................................................................................
- Địa chỉ tác giả sáng kiến/đơn vị công tác: ..................................................
- Số điện thoại:...................................

E-mail: ..........................................

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:...................................................................
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Công tác tài chính, ngân sách
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 30/10/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã,
sáng kiến đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách
trên địa bàn xã Bồ Lý.
* Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị địa
phương đối với nhiệm vụ thu, chi ngân sách. Phải xác định đây là nhiệm vụ thường
xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển địa phương đo đó hàng năm cần


có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền
và các tổ chức trong hệ thống chính trị, thơng qua nghị quyết của cấp ủy, nghị
quyết của HĐND, kế hoạch của UBND, kế hoạch của các tổ chức chính trị xã hội.
* Tăng cường khai thác các nguồn thu, nhất là các nguồn thu thông qua đấu

giá quyền sử dụng đất, các nguồn phí, lệ phí để tăng nguồn thu cho ngân sách,
chống thất thu ngân sách địa phương. Từ đó có nguồn ngân sách chi cho đầu tư
phát triển ở địa phương.
* Tăng cường cơng tác cải cách hành chính, xây dựng kế hoạch, chương
trình cụ thể triển khai Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia và định hướng đến năm 2021; đơn giản hóa thủ tục, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh; kê khai và nộp thuế
theo quy định của pháp luật.
* Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong quản lý các nguồn thu phát sinh
và mở rộng cơ sở thuế thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Triển khai quyết liệt các
biện pháp quản lý nguồn thu thuế, chống thất thu đối với các ngành, lĩnh vực có
tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện thu đúng, thu đủ thuế đối với các đơn vị kinh doanh
dịch vụ du lịch, khách sạn, thương mại điện tử, kinh doanh bất động sản, kịp thời
phát hiện và chấn chỉnh đối với doanh nghiệp kê khai thuế không đúng quy định;
các nhà thầu, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có chi nhánh hoặc
khơng có chi nhánh nhưng chưa kê khai, nộp thuế.
* Tăng cường việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định
của Luật quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017. Việc lập dự toán, đầu tư,
mua sắm, thuê, khoán, quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị trong các cơ quan,
đơn vị phải bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định
số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
* Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhằm
siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương tài chính để bảo đảm sử dụng tiền, tài sản
nhà nước đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch; kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, sử dụng kinh phí, tài sản nhà


nước sai mục đích, khơng đúng quy định, gây thất thốt, lãng phí. Chấn chỉnh
trách nhiệm, phê bình nghiêm khắc người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị,

tổ chức chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị của cơ quan
thanh tra, kiểm toán, kiểm tra.
Xây dựng cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên hợp lý: Trong
thời gian trước mắt, nên giảm tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển trong tổng chi, tăng
tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp giáo
dục – đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí của nhân dân; Phát triển nguồn nhân
lực phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đảm bảo,
ưu tiên chi cho đầu tư phát triển và tiết kiệm chi thường xuyên hợp lý.
* Thực hiện nghiêm việc chấp hành dự toán chi để điều chỉnh tăng, giảm chi
ở các quý, tháng phù hợp với thực tế. Chấp hành dự tốn chi NSNN qua các hình
thức cấp phát kinh phí, đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra,
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp
dưới phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin
kịp thời cho ngân sách cấp trên. Kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước chú
trọng kiểm sốt tính cơ bản, trọng yếu các hồ sơ, chứng từ, thủ tục, trình tự chi đầu
tư phát triển nói chung và chi xây dựng cơ bản nói riêng, kể cả khoản chi thường
xuyên.
- Về khả năng áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể được áp dụng tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Tam Đảo, cũng như trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và trong cả nước.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện
- Sự giúp đỡ của phịng Tài chính huyện Tam Đảo
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị địa
phương.
- Sự ủng hộ, tự nguyện chấp hành của nhân dân trong thực hiện các nghĩa vụ
đóng góp với Nhà nước.



- Sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham
gia áp áp sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng sáng kiến đã làm tăng nguồn thu trên địa bàn trên 15% so với
năm trước, các nguồn chi được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, đáp ứng hoạt động
của hệ thống chính trị và đầu tư cho sự phát triển của địa phương.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Việc áp dụng sáng kiến đã nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên
địa bàn xã, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT

1.
2.
3.
4.
5.

Tên tổ chức/cá nhân

Nguyễn Văn A
UBND xã

Địa chỉ


Phạm vi/lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Cơng chức Tài chính

Bồ Lý, ngày tháng năm 202….

Bồ Lý, ngày tháng năm 202….

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị/

Tác giả sáng kiến

Chính quyền địa phương
Ghi chú: Kèm theo các kết quả liên quan đến sáng kiến (nếu có)



×