Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG MƠN HỌC: LÝ THUYẾT KẾ TỐN (CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.94 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG MƠN HỌC: LÝ THUYẾT KẾ TỐN
(CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC)
CHỦ ĐỀ I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
Chủ đề này cung cấp các vấn đề tổng quan chung về kế toán, bao gồm các
đặc trưng của kế toán, các khái niệm căn bản trong khoa học kế toán, đối
tượng sử dụng thơng tin kế tốn, u cầu cơ bản đối với thơng tin kế tốn và
các loại hình kế tốn.
 Đặc trưng của kế tốn
Kế tốn có nguồn gốc từ hạch tốn, trong q trình hình thành và phát
triển, kế toán được hiểu theo nhiều cách khác nhau từ nhiều cách tiếp cận
khoa học này. Kế tốn có thể xem xét như là một cơng cụ quản lý, nó cũng
có thể tiếp cận như là một nghề chuyên môn hoặc là một mơn khoa học.
Về mặt học thuật, kế tốn được khái niệm nhiều cách khác nhau, tuy
nhiên có thể nói rằng cho đến nay, khơng một khái niệm nào nêu ra được bản
chất và phạm vi của kế toán một cách chính xác. Mỗi một khái niệm đưa ra,
mơ tả cơng việc cần thiết kế tốn phải làm, nhưng giới hạn về cơng việc của
kế tốn khơng được phân định một cách minh bạch. Thay vào đó, người ta
đưa ra những đặc trưng rất căn bản của kế toán như sau:
 Kế tốn là q trình thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin kinh tế tài
chính;
 Thơng tin kế tốn là thơng tin tiền tệ về các hoạt động kinh tế tài
chính diễn ra ở đơn vị kế tốn cụ thể;
 Thơng tin kế tốn cung cấp cho các đối tượng sử dụng, giúp họ ra các
quyết định kinh tế hiệu quả liên quan đến đơn vị kế toán.
 Sau khi xuất hiện bút toán kép, đánh dấu cho sự ra đời của kế toán hiện
đại, một loạt vấn đề kế toán nảy sinh. Những vấn đề kế toán này xuất
phát chủ yếu từ loại nghiệp vụ kinh tế tài chính mới phát sinh, mơi
trường kinh doanh thay đổi dẫn đến sự ra đời của khoa học kế toán quản
trị, kế toán thuế, kiểm toán…
 Các khái niệm căn bản trong khoa học kế toán. Ba khái niệm cơ bản


trong khoa học kế toán; khái niệm đơn vị kế toán, khái niệm thước đo

1


tiền tệ và khái niệm kỳ kế toán. Mỗi một khái niệm sẽ được phân tích kỹ
lưỡng về hệ quả của nó đến khoa học kế tốn.
 Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn. Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn
có thể là người ngồi đơn vị kế tốn hoặc có thể là đối tượng bên trong.
Mỗi một đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn khai thác, sử dụng thơng tin
kế tốn từ những góc độ khác nhau.
 Thơng tin kế tốn phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định: những
yêu cầu này là tính hợp lý và tính tin cậy.
 Trong lý luận và thực tiễn, tồn tại nhiều loại hình kế tốn khác nhau, ví
dụ như kế tốn tài chính-kế tốn quản trị, kế tốn quỹ-kế tốn dồn tích,
kế tốn vi mơ-kế tốn vĩ mơ…mỗi một loại kế tốn có những nét đặc
điểm riêng, xuất phát từ những cơ sở lý luận nhất định.
Tài liệu tham khảo:
1. Eldon S. Hendriken, Michealf.Van Breda (2001), Accounting Theory, Tập
thể dịch: Nguyễn Văn Hiệu, Giang Thị Xuyến, Lê Xn Trường, Nguyễn
Hữu Hiểu, Ngơ Thanh Hồng.
2. Lee H.Radebaugh, Sidney J.Gray (1996), International Accounting and
Multinational Enterprises, John Wiley & Sons, INC.
3. Vernon Kam, Accounting Theory (1989), Accounting Theory, John Wiley
& Sons.
4. Các bài báo nói về bản chất của kế toán.

2



CHỦ ĐỀ II
CÁC YẾU TỐ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Các yếu tố báo cáo tài chính bao gồm tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,
thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động. Chủ đề này xem xét các yếu tố báo
cáo tài chính theo những quan điểm khác nhau.
I. Tài sản
Những vấn đề kế toán liên quan đến tài sản bao gồm; ghi nhận, tính giá và
trình bày trên các báo cáo tài chính.
Ghi nhận tài sản liên quan khái niệm, các tiêu chuẩn cần thiết để ghi nhận
một khoản là tài sản.
Tính giá tài sản liên quan đến việc dùng thước đo tiền tệ để xác định trị
giá tài sản. Vấn đề này được giải quyết trong chuyên đề III.
Trình bày tài sản trên các báo cáo tài chính là việc xắp xếp các chỉ tiêu
liên quan đến tài sản trên Bảng cân đối kế toán. Vấn đề này được giải quyết
trong chuyên đề III.
Ghi nhận tài sản được xác nhận theo 2 quan điểm: quan điểm cũ và quan
điểm mới.
Theo quan điểm trước đây, tài sản là những nguồn lực do đơn vị kế toán
sở hữu, là kết quả của nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra, có thể đánh giá
được và có thể đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
Những điều kiện cần thiết để ghi nhận tài sản theo quan điểm trước đây
bao gồm khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, có thể xác định
được giá trị của nó, là kết quả của nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra và phải thuộc
quyền sở hữu của đơn vị kế toán.
Theo quan điểm hiện tại, tài sản là những nguồn lực do đơn vị kế toán
kiểm soát, có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Những điều kiện cần thiết để ghi nhận tài sản theo quan điểm trước đây
bao gồm khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, có thể xác định
được giá trị của nó, là kết quả của nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra và được đơn
vị kế toán kiểm soát.

Điểm khác biệt căn bản khái niệm về tài sản theo quan điểm hiện tại và
quan điểm trước đây về tài sản đó là khả năng kiểm sốt của đơn vị kế toán
đối với tài sản và quyền sở hữu đối với tài sản. Quan điểm mới về tài sản
nhấn mạnh về bản chất kinh tế của tài sản hơn là tính pháp lý của nó.
Trong thực tế, các quốc gia trên thế giới ghi nhận tài sản theo những tiêu
chuẩn cơ bản sau: căn cứ vào luật, dựa trên nguyên tắc thận trọng, bản chất
kinh tế của giao dịch, sự kiện kinh tế và khả năng xác định giá trị của chúng.
3


Những căn cứ này là cơ sở để đảm bảo tính khách quan của thơng tin kế
tốn.
II. Nợ phải trả
Tương tự như tài sản, những vấn đề kế toán đối với nợ phải trả bao gồm:
ghi nhận, tính giá và trình bày trên báo cáo tài chính.
Ghi nhận nợ phải trả liên quan khái niệm, các tiêu chuẩn cần thiết để ghi
nhận một khoản là nợ phải trả.
Tính giá nợ phải trả liên quan đến việc dùng thước đo tiền tệ để xác định
trị giá nợ phải trả. Vấn đề này được giải quyết trong chuyên đề III.
Trình bày nợ trên các báo cáo tài chính liên quan đến việc xắp xếp các chỉ
tiêu liên quan đến nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Vấn đề này được
giải quyết trong chuyên đề III.
Theo quan điểm trước đây, nợ phải trả là nghĩa vụ pháp lý hiện tại của đơn
vị kế toán phát sinh từ những giao dịch và sự kiện đã xảy ra.
Những điều kiện cần thiết để ghi nhận một khoản là nợ phải trả theo quan
điểm này bao gồm: nghĩa vụ pháp lý hiện tại đơn vị kế tốn phải thanh tốn,
có thể xác định được giá trị của chúng và là kết quả nghiệp vụ kinh tế tài
chính đã xảy ra.
Theo quan điểm hiện tại, nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị đơn kế
toán phát sinh từ những giao dich và sự kiện đã xảy ra.

Những điều kiện cần thiết để ghi nhận một khoản là nợ phải trả theo quan
điểm này bao gồm: nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phải thanh tốn, có thể xác
định giá trị của chúng và là kết quả nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra.
Điểm khác biệt căn bản về khái niệm nợ phải trả theo quan điểm mới và
quan điểm trước đây đó là nghĩa vụ pháp lý hay chỉ là nghĩa vụ nói chung.
Thực tế, có nhiều khoản khơng thuộc về nghĩa vụ pháp lý nhưng vẫn được
ghi nhận như là khoản nợ phải trả trên báo cáo tài chính của đơn vị kế tốn
như trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, trích trước tiền lương
nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất…
Thực tế, các quốc gia trên thế giới thường căn cứ vào những tiêu chuẩn
sau để ghi nhận nợ phải trả trên báo cáo tài chính: căn cứ vào luật, nguyên
tắc thận trọng, bản chất kinh tế của nghiệp vụ kinh tế tài chính và khả năng
đánh giá các khoản nợ phải trả để đảm bảo tính thích hợp và tính khách quan
của thơng tin kế tốn.
III. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu trong kế toán đơn giản được hiểu là phần chênh lệch giữa
tổng tài sản và nợ phải trả.

4


Tính giá vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở tính giá tài sản và nợ
phải trả.
Trình bày vốn chủ sở hữu được giải quyết trong chủ đề III.
Chủ sở hữu và chủ nợ đều là các bên cung cấp nguồn vốn của đơn vị kế
toán, giữa chủ sở hữu và chủ nợ có điểm khác biệt sau:

IV. Thu nhập
Thu nhập là sự tăng lên lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn, dưới hình thức
dịng tiền vào tăng lên hoặc sự gia tăng của tài sản khác, hoặc sự giảm các

khoản nợ phải trả với kết quả làm tăng vốn chủ sở hữu, khác với các trường
hợp làm tăng vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu đóng góp.
Thuật ngữ thu nhập bao gồm cả doanh thu và thu nhập khác. Doanh thu
của một đơn vị kế tốn đạt được từ hoạt động kinh doanh thơng thường, thể
hiện sự nỗ lực của đơn vị kế toán trong q trình hoạt động.
Hai (02) vấn đề kế tốn đối với doanh thu: ghi nhận và tính giá. Ghi nhận
doanh thu thể hiện doanh thu được ghi nhận vào thời kỳ kế tốn nào. Tính
giá doanh thu thể hiện số tiền doanh thu được ghi bằng bao nhiêu.
Thuật ngữ “xác định” thường được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “tính
giá” đối với doanh thu. Doanh thu có thể được xác định theo tổng số hoặc có
thể xác định theo số lượng ròng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
được xác định bằng tổng giá bán. Doanh thu chuyển nhượng cổ phiếu, trái
phiếu được xác định theo số chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá gốc
của số nó.
Nếu xét mối quan hệ giữa doanh thu và kết quả hoạt động thì vấn đề ghi
n: nhận doanh thu quan trọng hơn so với vấn đề xác định.
Doanh thu trong kế tốn có thể được ghi nhận theo nhiều thời điểm khác
nhau của quá trình kinh doanh như khi thu được tiền-hàng, trong quá trình
sản xuất, kết thúc quá trình sản xuất, giao hàng cho khách…
Mỗi cách ghi nhận doanh thu khác nhau có ưu, nhược điểm riêng biệt.
Trong thực tế, doanh thu thường được ghi nhận khi đơn vị kế toán bán hàng
cho khách hàng. Ưu điểm nổi bật của tiêu chuẩn này là thông tin về doanh
5


thu vừa mang tính khách quan, tính xác thực của tài sản, sự đảm bảo với
nguyên tắc phù hợp trong kế tốn.
V. Chi phí
Chi phí là sự giảm lợi ích kinh tế của đơn vị kế toán trong kỳ kế tốn,
dưới hình thực dịng tiền chi ra hoặc sự giảm tài sản, hoặc phát sinh khoản

nợ phải trả, kết quả làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản
làm giảm vốn chủ sở hữu do phân phối cho chủ sở hữu.
Theo nghĩa hẹp, chi phí chỉ bao gồm các khoản chi phí nhằm tạo ra doanh
thu. Các khoản thuộc chi phí theo nghĩa hẹp như giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, giá vốn thực tế của chứng khốn chuyển nhượng...
Theo nghĩa rộng, chi phí cịn bao gồm cả các khoản tổn thất, không liên
quan đến doanh thu như tổn thất do hỏa hoạn, thiên tai, mất trộm….
Nếu doanh thu được ghi nhận theo nguyên tắc thực hiện thì chi phí được
ghi nhận theo ngun tắc phát sinh.
VI. Kết quả hoạt động
Kết quả hoạt động là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Tùy theo
doanh thu được ghi nhận theo thời điểm nào của quá trình hoạt động kinh
doanh mà chi phí được xác định ở mức tương ứng cho phù hợp để loại trừ
khỏi doanh thu nhằm xác định kết quả hoạt động.
Sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí có thể được thực hiện nhiều phương
pháp khác nhau: phù hợp theo mối quan hệ nhân-quả, phù hợp theo mức
phân bổ giá vốn thực tế và phù hợp theo cách ghi nhận ngay.
Sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí có thể là phù hợp riêng rẽ hoặc phù
hợp định kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế, kết quả hoạt động được xác định cho
từng kỳ kế tốn ; do vậy tồn bộ các loại phù hợp được gộp chung là phù
hợp định kỳ.
Kết quả hoạt động có thể được xác định giữa số vốn chủ sở hữu cuối kỳ
và vốn chủ sở hữu đầu kỳ sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của những giao
dịch, sự kiện liên quan đến vốn chủ sở hữu không phải là kết quả hoạt động.
Tài liệu tham khảo:
1. Baillie, Charlie Parker, Greta Isabella, Lily (2006), Financial
Accounting-An Introduction to Concepts, Methods and Uses, Thomson.
2. Harry I. Wolk, Micheal G.Tearney, James L.Dodd (2001), Accounting
Theory, South-Western College Publishing.
3. Jayne Godfey, Allan Hodgson, Scott Holmes (2000), Accounting Theory,

John Wiley & Sons Australia.
4. Vernon Kam (1989), Accounting Theory, John Wiley & Sons.
6


CHỦ ĐỀ III
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN
Hệ thống các phương pháp kế toán là hệ thống phương pháp khoa học được
sử dụng để thu thập, ghi chép, tính tốn và tổng hợp thơng tin về đối tượng
kế tốn nhằm cung cấp các bên sử dụng thơng tin kế tốn để ra quyết định.
Các phương pháp kế toán được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận
khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với đặc điểm của đối
tượng kế toán.
Các phương pháp kế toán bao gồm phương pháp chứng từ kế toán,
phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng
hợp cân đối kế tốn.
Thu nhận
thơng tin

PP CTKT

Xử lý
thơng tin

Cung cấp
thơng tin

PP TKKT
PP tính giá


PP TH-CĐ
KT

I. Phương pháp chứng từ kế toán và tài khoản kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các hoạt
động kinh tế tài chính phát sinh và hồn thành theo thời gian và địa điểm
phát sinh của chúng vào các bản chứng từ kế tốn, phục vụ cho cơng tác kế
tốn và cơng tác quản lý.
Hình thức biểu hiện của phương pháp chứng từ kế toán bao gồm hai (02)
nội dung. Thứ nhất, một hệ thống chứng từ kế toán cần thiết để sao chụp
tồn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của từng đơn vị kế toán cụ
thể.Thứ hai, chương trình ln chuyển chứng từ kế tốn để phục vụ cho cơng
tác kế tốn và cho cơng tác quản lý của đơn vị kế toán.
Phương pháp chứng từ kế toán hình thành do đặc tính đa dạng của đối
tượng kế tốn u cầu phải có sự sao chụp lại thơng tin ban đầu các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh và hoàn thành, làm cơ sở số liệu cho việc xử lý
và hệ thống hóa thơng tin kế tốn. Sử dụng phương pháp chứng từ kê stoasn
đảm bảo phản ánh các đối tượng kế toán theo quan điểm lịch sử của phép
duy vật biện chứng.

7


Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để
phân loại đối tượng kế toán một cách cụ thể, ghi chép, phản ánh một cách
thường xun, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của
từng đối tượng kế tốn cụ thể đó.
Hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán bao gồm hai (02)
nội dung. Thứ nhất, tài khoản kế toán và một hệ thống tài khoản kế tốn
được sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động từng đối tượng

kế tốn cụ thể. Thứ hai, cách ghi chép trên tài khoản kế toán bao gồm cả
cách ghi đơn và ghi kép.
Phương pháp kế tốn được xây dựng trên cở sở tính động và tính tĩnh của
đối tượng kế tốn, đồng thời phương pháp này phản ánh các đối tượng kế
toán trong mối quan hệ biện chứng và theo quan điểm phát triển của phép
duy vật biện chứng.
Những cơ sở lý luận và ý nghĩa của bút tốn kép sẽ được trình bày cụ thể
trong q trình nghiên cứu mơn học.
II. Phương pháp tính giá
Phương pháp tính giá là phương pháp kế tốn sử dụng thước đo tiền tệ để
xác định trị giá thực tế của đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất
định.
Theo nghĩa rộng, đối tượng tính giá là tồn bộ đối tượng kế toán, bao gồm
tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động.
Theo nghĩa hẹp, đối tượng tính giá chỉ bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu.
Trong khoa học kế toán, nhiều loại giá khác nhau được sử dụng để xác
định trị giá của đối tượng kế tốn. Các loại giá đó bao gồm giá vốn thực tế,
giá hợp lý, giá thị trường, giá thấp nhất giữa giá vốn thực tế và giá thị
trường, giá trị hiện tại, giá trị có thể thu hồi được...Mỗi một loại giá khác
nhau có những ưu điểm, nhược điểm nhất định đối với những đặc tính của
thơng tin kế tốn. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu trên báo
cáo tài chính cũng khơng giống nhau, việc lựa chọn loại giá nào để tính giá
các đối tượng kế toán phụ thuộc vào điều kiện từng quốc gia cụ thể trong
từng thời kỳ cụ thể.
Phương pháp tính đối với tài sản giá gắn liền với nguyên tắc thận trọng
trong kế toán. Sự biểu hiện của nguyên tắc thận trọng rất đa dạng, tùy thuộc
vào từng loại tài sản cụ thể.
III. Phương pháp tổng hợp cân đối
Phương pháp tổng hợp cân đối là phương pháp kế toán được sử dụng để

tổng hợp số liệu từ các sổ kế tốn theonhững quan hệ cân đối vốn có của các
8


đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối
tượng sử dụng thơng tin kế tốn, phục vụ cơng tác quản lý các hoạt động của
đơn vị.
Biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là hệ thống các bảng
tổng hợp cân đối kế toán và hệ thống bảng tổng hợp cân đối bộ phận.
Những bảng tổng hợp cân đối kế toán tổng thể bao gồm Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo
cáo vốn chủ sở hữu. Thuyết minh báo cáo tài chính giải thích rõ các chỉ tiêu
trình bày trên các báo cáo tài chính và chính sách kế tốn sử dụng để lập các
chỉ tiêu đó, khơng thể hiện được mối quan hệ cân đối của các đối tượng kế
tốn. Do đó, thuyết minh báo cáo tài chính khơng phải là biểu hiện của
phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
Đối với Bảng cân đối kế toán, dựa trên mối quan hệ cân đối tổng thể giữa
tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để lập. Bảng cân đối kế tốn có thể
được lập trên cơ sở số liệu từ sổ sách kế toán, báo cáo này cũng có thể được
lập dựa theo kết quả kiểm kê. Trình tự xắp xếp các chỉ tiêu và mẫu Bảng cân
đối kế toán rất đa dạng và phong phú. Thực tế, bàng cân đối kế toán ngày
nay được lập trên cơ sở kết hợp cả hai (02) phương pháp nêu trên.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập giữa trên cơ sở mối quan
hệ tổng thể giữa thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động. Mẫu Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh đa dạng, nhưng phải trình bày cả chỉ tiêu thu
nhập, chi phí và kết quả hoạt động.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên mối quan hệ cân đối của tiền
và mối quan hệ cân đối giữa tiền và những đối tượng kế toán khác. Nếu căn
cứ vào mối quan hệ cân đối của bản thân tiền thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ
được lập theo phương pháp trực tiếp, nếu căn cứ mối quan hệ cân đối giữa

tiền và những đối tượng kế tốn khác thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập
theo phương pháp trực tiếp. Cho dù lập theo phương pháp nào thì kết quả
dịng tiền thuần trong một thời kỳ vẫn ngang bằng nhau.
Báo cáo vốn chủ sở hữu được lập dựa trên mối quan hệ cân đối của bản
thân vốn chủ sở hữu.
Tài liệu tham khảo:
1. Baillie, Charlie Parker, Greta Isabella, Lily (2006), Financial
Accounting-An Introduction to Concepts, Methods and Uses,
Thomson.
2. Karl Kafer (1966), Theory of Accounts in Double-Entry Bookkeeping,
Center for International Education and Research in Accounting.
3. Harry I. Wolk, Micheal G.Tearney, James L.Dodd (2001), Accounting
Theory, South-Western College Publishing.
9


4. Jayne Godfey, Allan Hodgson, Scott Holmes (2000), Accounting
Theory, John Wiley & Sons Australia.
5. Vernon Kam (1989), Accounting Theory, John Wiley & Sons.
CHUYÊN ĐỀ IV
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN
Hệ thống quản lý và quản trị kinh doanh chịu ảnh hưởng của một loạt
những yếu tố như văn hóa - xã hội, luật pháp, chính trị và kinh tế. Tương tự,
hệ thống pháp lý trong lĩnh vực kế toán cũng chịu sự ảnh hưởng của một loạt
những yếu tố như hệ thống luật quy định của một quốc gia, sự phát triển của
thị trường chứng khoán, cơng ty cổ phần, tính chất sở hữu đơn vị kế toán,
mức độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát và chính sách thuế. Những yếu tố
ảnh hưởng nêu trên phản ánh và thể hiện những đặc điểm hệ thống kế toán
đối với mỗi một quốc gia.
Chủ đề này cung cấp các kiến thức cơ bản đánh giá hệ thống kế tốn giữa

các quốc gia có sự khác biệt, khơng có trường hợp giống nhau một cách
hồn tồn.
 Hệ thống luật quy định của một quốc gia là một nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển kế toán.
Mỗi một xã hội quản lý hành vi của các tổ chức, cá nhân theo những dạng
luật nhất định. Ví dụ, các quốc gia Tây Âu có thể quản lý xã hội theo hội
theo dạng luật phổ thông như Anh và Mỹ, hoặc có thể quản lý xã hội theo
dạng luật dân sự như Pháp, Đức. Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh và sau đó
lan tỏa ra các nước trước đây là thuộc địa của Anh như Mỹ, Úc,
Newzealand…Đặc điểm của luật này là mang ít tính trừu tượng, giải quyết
từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể . Chính vì vậy, Luật cơng ty khơng quy định chi
tiết đơn vị kế tốn phải cơng bố báo cáo tài chính như thế nào và hệ thống
pháp lý về kế toán của những quốc gia này hình thành, tồn tại và phát triển
khơng q lệ thuộc vào các hệ thống luật pháp khác. Luật dân sự có nguồn
10


gốc từ La Mã, được áp dụng ở nhiều nước khu vực châu Âu lục địa như
Pháp, Đức, Ý…Đặc điểm của luật này quy định một cách cụ thể và chi tiết
các đơn vị kế tốn phải lập và trình bày hệ thống báo cáo tài chính như thế
nào, hệ quả là hệ thống pháp lý về kế toán chịu sự phụ thuộc của Luật doanh
nghiệp và một loạt những luật liên quan khác như Luật thương mại, Luật
thuế...
 Thị trường chứng khoán cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển kế toán một quốc gia.
Thị trường chứng khoán là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất
thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán
cũng là địa điểm các khoản đầu tư được trao đổi. Tại các quốc gia có sự
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì thị trường
chứng khốn là cơng cụ hiệu quả để thực hiện tư nhân hóa.

Mối quan hệ giữa thị trường chứng khốn, các chun gia phân tích và tư
vấn, các nhà đầu tư với nhu cầu về số lượng, chất lượng thơng tin kế tốn
ln gắn bó chặt chẽ với nhau. Cụ thể, thị trường chứng khoán muốn phát
triển thì nó phải cung cấp cho các nhà đầu tư, những chuyên gia tư vấn
những thông tin kế toán đảm bảo được yêu cầu cả mặt định lượng và định
tính của nó nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của họ. Các đơn vị kế toán
muốn thực hiện giao dịch vốn thơng qua thị trường chứng khốn thì bắt buộc
phải đảm bảo được yêu cầu trên về thơng tin kế tốn. Hệ quả là, thị trường
chứng khốn càng phát triển thì các vấn đề về Luật kế tốn, chuẩn mực kế
tốn và chính sách, chế độ kế toán càng phải đảm bảo cho cung cấp một hệ
thống báo cáo tài chính trung thực và hợp lý cho đối tượng sử dụng thơng tin
kế tốn là các nhà đầu tư.

11


 Sự hình thành và phát triển cơng ty cổ phần cũng là một nhân tố ảnh
hưởng sự phát triển kế toán
Với đặc điểm quyền sở hữu tách rời quyền kiểm soát và quản lý là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống pháp lý kế toán trong việc quy
định trách nhiệm và công bố thông tin kế tốn. Một mặt, nợ phải trả đối với
cơng ty cổ phần bị giới hạn trong khoản đầu tư của các chủ sở hữu, để đảm
bảo quyền lợi của các nhà cung cấp tín dụng cho đơn vị kế tốn, hệ thống
pháp lý kế tốn cần cung cấp những thơng tin nhằm đánh giá khả năng thanh
khoản của công ty cổ phần. Mặt khác, công ty cổ phần do các cổ đơng đầu
tư, nhưng họ lại khơng có khả năng tham gia điều hành trực tiếp hoạt động
hàng ngày của công ty cổ phần, do đó hệ thống pháp lý kế tốn cũng cần
phải cung cấp thơng tin bảo về quyền lợi của đối tượng này trong việc đánh
giá khả năng sinh lời.
 Tính chất sở hữu đơn vị kế tốn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển

kế toán.
Yếu tố này ảnh hưởng đến việc công bố rộng rãi thông tin kế toán. Tại
những quốc gia, quyền sở hữu đơn vị kế toán chủ yếu là các thành viên cùng
huyết thống thì hệ thống pháp lý kế tốn tạo ra hệ thống thơng tin báo cáo tài
chính khơng được cơng bố rộng rãi như những quốc gia đơn vị kế toán được
sở hữu một cách rộng rãi. Tại những quốc gia, đơn vị kế toán chủ yếu được
Nhà nước sở hữu thì hệ thống pháp lý kế tốn thường có những quy định
trong việc cung cấp thơng tin kế tốn gắn với việc phục vụ mục tiêu của nền
kinh tế vĩ mơ với đặc điểm là tính thống nhất cao.
 Sự tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán
Yếu tố này ảnh hưởng đến loại nghiệp vụ kinh tế tài chính mới phát sinh.
Những quốc gia có sự chuyển dịch từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền

12


kinh tế công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến các chuẩn mực, chế độ kế toán liên
quan đến vấn đề khấu hao tài sản cố định, thuê tài sản…Những quốc gia có
ngành dịch vụ ngày một chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
thì hệ thống pháp lý kế tốn liên quan đến tài sản vơ hình như lợi thế thương,
bản quyền…ngày càng trở nên quan trọng.
 Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kế
toán
Yếu tố này liên quan đến sự thay thế trong chế độ, chuẩn mực kế toán ở
phạm vi nhất định đối với việc sử dụng giá thị trường và những loại giá khác
trong việc tính giá các đối tượng kế toán.
 Thuế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán
của mỗi quốc gia
Sự ảnh hưởng của luật thuế đến hệ thống pháp lý kế toán liên quan chủ
yếu đến các vấn đề thuộc về xác định kết quả hoạt động, bao gồm cả việc

xác định thu nhập và chi phí. Ở Pháp, Đức và một số quốc gia khác, báo cáo
kế toán được sử dụng như là một trong những căn cứ cho việc xác định số
thuế đơn vị kế toán phải nộp. Ngược lại, số liệu trình bày trên các báo cáo tài
chính của Anh và Mỹ được điều chỉnh cho mục đích tính thuế và đệ trình
tách biệt với hệ báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà đầu tư.
 Sức ép quốc tế là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hệ thống kế
toán quốc gia.
Trong điều kiện tồn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế, sự giao thoa giữa các
nền kinh tế trên thế giới địi hỏi phải có sự hịa hợp về chuẩn mực, chính
sách kế tốn giữa các nước.
Thực tế cho thấy, sau mỗi cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu, một số các
quốc gia bắt buộc phải thay đổi một hoặc một số chuẩn mực kế tốn. Ví dụ

13


như Nhật Bản, sau cuộc khủng khoảng tài chính châu Á những năm 90 của
thế kỷ trước, chuẩn mực về Báo cáo tài chính hợp nhất và một số chuẩn mực
kế tốn khác đã được thay đổi.
Các nước có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng phải thay đối
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán của họ ở phạm vi nhất định. Những quốc
gia điển hình thuộc loại này là các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
trước đây.
 Xu hướng xã hội cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kế
toán một quốc gia.
Khoa học về xã hội học đã chỉ ra một số xu hướng xã hội như xu hướng
tập thể hay cá nhân, xu hướng phạm vi kiểm soát rộng hay xu hướng có
phạm vi kiểm sốt hẹp, sự né tránh ngẫu nhiên mạnh hay yếu…Những xu
hướng này ít hay nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán theo dạng quản
lý bằng tổ chức nghề nghiệp, tính thống nhất và linh động của kế tốn, tính

thận trọng và lạc quan trong lĩnh vực kế toán…
Tài liệu tham khảo:
1. Christopher W.Nobes (1995), International Accounting-General
Issues and Classification, The Liabrary of International Accounting.
2. Lee H.Radebaugh, Sidney J.Gray (1996), International Accounting
and Multinational Enterprises, John Wiley & Sons, INC.
3. Thomas F. Keller, Stephen A.Zeff (1969), Financial Accounting
Theory II-Issues and Controversies, McGraw-Hill Book Company.

14


CHUYÊN ĐỀ VI
ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN THEO LÝ LUẬN KẾ TỐN
Đối tượng kế tốn cụ thể được ghi nhận và đánh giá theo nhiều cách khác
nhau, một trong những lý do dẫn đến sự khác biệt này là do lý luận kế toán
khác nhau đem lại.
Chủ đề IV này phân tích rõ ảnh hưởng của các lý luận kế tốn khác nhau
đến vai trị của báo cáo tài chính, ảnh hưởng của nó trong việc xử lý một số
vấn đề kế tốn trong thực tế. Những lý luận đó bao gồm lý luận chủ sở hữu,
lý luận thực thể kế toán, lý luận điều hành, lý luận nhà đầu tư và lý luận
doanh nghiệp.
I. Lý luận chủ sở hữu
Lý luận kế toán này xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ XVIII. Những học
giả ủng hộ lý luận kế toán này cho rằng, tài sản của chủ sở hữu và tài sản của
đơn vị kế tốn khơng có sự phân biệt. Đơn vị kế tốn là cơng cụ của chủ sở
hữu, được chủ sở hữu sử dụng để thực hiện mục tiêu của chính họ-tăng giá
trị tài sản rịng.
Mục đích của kế toán là nhằm xác định giá trị thuần của chủ sở hữu đơn
vị kế tốn. Phương trình kế tốn theo lý luận kế toán này được viết dưới

dạng : Tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả. Vì lý do này nên Bảng
cân đối kế tốn được coi là báo cáo tài chính quan trọng nhất trong hệ thống
báo cáo tài chính của đơn vị, loại giá thích hợp nhất để tính giá các đối
tượng kế tốn chính là giá trị hợp lý.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được mức giá trị tài
sản ròng tăng lên trong kỳ của đơn vị (sau khi đã loại trừ các nghiệp vụ kinh
tế tài chính ảnh hưởng đến sự thay đổi vốn chủ sở hữu nhưng có liên quan
trực tiếp đến chủ sở hữu như góp vốn, rút vốn...). Xuất phát từ mục đích của
loại báo cáo này nên kết quả hoạt động được gộp cả phần giá trị tài sản ròng
tăng lên, bao gồm cả những trường hợp tăng giá trị nhưng nghiệp vụ ngoại
sinh khơng hiện hữu.
Lý luận chủ sở hữu có những ảnh hưởng chủ yếu trong thực tế kế toán :

15


 Cổ tức được xem là một phần phân phối từ kết quả hoạt động,
khơng phải là chi phí.
 Lãi trái phiếu và thuế thu nhập được coi là chi phí.
 Tiền lương thanh tốn cho chủ sở hữu làm việc khơng được coi là
một khoản chi phí.
 Kế tốn đối với các khoản đầu tư vào công ty con được thực hiện
theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, lý luận chủ sở hữu cũng tồn tại những nhược điểm sau :
 Khơng đủ căn cứ để giải thích vấn đề kế tốn đối với cơng ty cổ
phần : chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm đến cùng các khoản
nợ phải trả của cơng ty.
 Tính thuế trùng 2 lần đối với công ty cổ phần : thuế đối với chủ sở
hữu và thuế thu nhập công ty cổ phần.
II. Lý luận thực thể

Lý luận kế toán này ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của lý luận chủ sở
hữu, xuất phát từ thực tế là công ty cổ phần là một thực thể độc lập với chủ
sở hữu của nó. Thực tế là đối với một cơng ty cổ phần, một khi cổ phiếu đã
phát hành, quãng đời hoạt động của nó khơng phụ thuộc vào chủ sở hữu của
nó.
Tồn tại hai lý luận thực thể, lý luận thực thể theo quan điểm truyền thống
và lý luận thực thể hiện đại. Quan điểm truyền thống cho rằng đơn vị kế tốn
tách biệt vì mục đích lợi ích của chủ sở hữu, người cung cấp vốn cho thực
thể. Thực thể phải có trách nhiệm cung cấp các báo cáo tài chính, phản ánh
tình hình về các khoản đầu tư của họ. Quan điểm mới nhìn nhận thực thể là
đơn vị kế tốn như là bản thân của nó và mục đích tồn tại của nó. Do liên
quan đến sự tồn tại của nó nên đơn vị kế tốn sử dụng kế tốn báo cáo chủ
sở hữu của nó cho các chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu pháp lý và cũng nhằm
để duy trì mối quan hệ tốt giữa nó với các đối tượng nêu trên trong trường
hợp có nhiều quỹ cần thiết cho tương lai.
Mặc dù cả hai quan điểm đều tập trung vào thực thể như là đơn vị độc lập
nhưng quan điểm truyền thống xem xét vốn chủ sở hữu như là người bên
trong đơn vị kế tốn, trong khi đó quan điểm mới xem xét họ như những
người bên ngoài đơn vị.
Giá trị tài sản rịng của đơn vị kế tốn khơng cịn là trung tâm của kế toán.
Cả chủ nợ và chủ sở hữu đều là các bên cung cấp tài sản (vốn) cho đơn vị kế
tốn nên phương trình kế tốn có thể được viết dưới dạng sau :
Tài sản = Nguồn vốn

16


Bảng cân đối kế toán chỉ ra tài sản là tài sản của đơn vị kế toán, nợ phải
trả thuộc về trách nhiệm của đơn vị kế tốn, khơng thuộc về trách nhiệm của
chủ sở hữu. Số vốn do các bên cung cấp phải được kế toán ghi chép do đó

phải sử dụng giá vốn thực tế để tính giá những tài sản phi tiền. Tuy nhiên,
trách nhiệm của kế tốn khơng chỉ là ghi chép, duy trì số vốn ban đầu do các
bên cung cấp mà họ còn quan tâm đến sự thay đổi về giá trị của các khoản
đầu tư ; do đó ngồi giá vốn thực tế thì giá trị hợp lý cũng được sử dụng để
tính giá đối tượng kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng
nhất trong hệ báo cáo tài chính trong lý luận thực thể. Lý do là các bên cung
cấp vốn cần nắm tin thông tin về khả năng sinh lời của khoản đầu tư của họ
trong một thời kỳ như thế nào. Hơn nữa, sự tồn tại của thực thể kế toán gắn
liền với khả năng sinh lời của nó. Kết quả hoạt động được xác định là phẩn
chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, trong đó thu nhập được xác định là
dịng tài sản vào đơn vị kế tốn do những nghiệp vụ kinh tế tài chính nó thực
hiện đối với sản phẩm, chi phí liên quan đến giá vốn thực tế của tài sản và
dịch vụ khác được đơn vị kế toán sử dụng để tạo ra thu nhập.
Quan điểm truyền thống của lý luận thực thể và quan điểm hiện đại của lý
luận thực thể đối với khoản tiền lãi vay không giống nhau. Theo quan điểm
truyền thống, lãi tiền vay được xem là một khoản phân phối từ lợi nhuận hơn
là chi phí. Đây là khoản thanh tốn đối với các chủ nợ do việc sử dụng số
tiền của họ, cũng giống như cổ tức phân chia cho các cổ đơng vì vị trí của
chủ nợ và chủ sở hữu đều có vị trí như nhau trong lý luận này. Theo quan
điểm hiện đại, lãi tiền vay và cổ tức đều phải được coi là khoản chi phí vì cả
hai đối tượng này đều được coi là những đối tượng bên ngồi đơn vị kế tốn.
Số thuế thu nhập đơn vị được coi là một khoản phân phối từ lợi nhuận,
khơng phải là một khoản chi phi vì nó khơng đưa ra khoản chi phí cụ thể nào
liên quan đến dịch vụ cụ thể ; hơn nữ, sự bảo vệ của Chính phủ khơng phù
hợp với quy luật của thị trường.
Trong thực tế, lý luận thực thể có thể được sử dụng để giải thích các vấn
đề kế tốn sau:
 Khơng có trường hợp đánh trùng thuế thu nhập 2 lần vì đơn vị kế
tốn là một thực thể kinh tế độc lập, tách biệt hẳn với chủ sở hữu.

 Tiền lương của công nhân viên được coi là một khoản chi phí.
 Trong báo cáo tài chính hợp nhất, việc trình bày lợi ích của cổ đơng
thiểu số vào phần vốn chủ sở hữu cũng xuất phát từ lý luận thực
thể.
 ...

17


III. Lý luận quỹ
Lý luận chủ sở hữu và lý luận thực thể xuất phát từ quan điểm cá nhân
hơn là quan điểm về “quỹ”. Do đó, việc tính giá trong kế toán sẽ chịu sự
phán đoán của cá nhân, làm giảm tính khách quan của thơng tin kế tốn.
Quỹ là một đơn vị hoạt động với mục đích cụ thể hoặc cho một loạt các
hoạt động, bao gồm cả tài sản và nguồn vốn. Phương trình kế tốn cho lý
luận quỹ được viết dưới dạng sau:
Tài sản = Giới hạn nguồn hình thành tài sản (quỹ hình thành tài sản)
Tất cả các quỹ đều có hướng tới giải quyết một số mục đích nhất định,
khối lượng dịch vụ tiềm ẩn trong tài sản là phương tiện ban đầu để đạt được
mục tiêu đã đề ra.
Bảng cân đối kế toán được xem xét như là một “báo cáo hàng tồn kho” về
tài sản và những giới hạn nguồn hình thành nên nó. Sự xắp xếp các và
phương pháp tính giá rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của Bảng cân
đối kế tốn được sử dụng. Ví dụ, Bảng cân đối kế tốn cho mục đích tín
dụng sẽ khác biệt Bảng cân đối kế toán cung cấp cho các cổ đơng.
Doanh thu trình bày mức tăng tài sản vào quỹ
III. Lý luận điều hành
Một số học giả kế toán cho rằng cả lý luận chủ sở hữu và lý luận thực thể
đều dựa trên cơ sở ý niệm về quyền sở hữu, một khái niệm khó khăn để xác
định và phân tích. Thay vì quyền sở hữu, những học giả này cho rằng nên

tập trung vào khả năng kiểm soát kinh tế hiệu quả đối với nguồn tài nguyên.
Họ có ý định cá nhân hóa thực thể nhưng họ khơng quên rằng chính con
người thực hiện hành vi đại diện cho đơn vị kế tốn. Chính xác hơn, con
người thực hiện hành vi đại diện một số con người khác. Quyết định được
các cá nhân hoặc nhóm người đưa ra. Liên quan đến lý luận quỹ, học giả ghi
ngờ tại sao đơn vị kế toán lại tách biệt với hoạt động của con người. Họ cho
rằng quá trình và thủ tục kế toán được con người tiến hành.
Theo lý luận điều hành, chúng ta hướng sự chú ý của chúng ta đến chức
năng kiểm sốt, một chức năng chỉ có thể thực hiện được bằng con người.
Đơn vị thực hiện và quan điểm được một hoặc một nhóm người thực hiện.
Những người có khả năng thực hiện điều này chính là những người điều
hành nguồn lực. Lý luận này cho phép chúng ta đi đến một điều giải thích
mục đích và chức năng của kế tốn mà khơng cần phải sử dụng những ý
niệm trừu tượng giả định như là lý luận thực thể hoặc lý luận quỹ.
Chủ sở hữu của một đơn vị tư nhân là một nhà điều hành, lý luận này
nhân mạnh quyền sở hữu nhưng xem xét chủ sở hữu là người kiểm soát
nguồn lực của đơn vị kế toán. Khả năng của chủ sở hữu trong việc kiểm soát
nguồn lực này là nhằm tạo ra lợi nhuận. Quyền sở hữu phải được thực hiện
18


với mối quan hệ pháp luật, nhưng kiểm soát là một chức năng kinh tế. Việc
nhấn mạnh quá mức vào chủ sở hữu, không phải là nhà quản lý (nhà điều
hành) theo lý luận điều hành.
Trong những đơn vị kế tốn lớn, một cổ đơng là một chủ sở hữu của đơn
vị kế tốn, nhưng họ lại khơng điều hành nguồn lực kinh tế của đơn vị kế
toán. Tuy nhiên, điều hành tồn tại đối với nguồn lực kinh tế của riêng họ và
do vậy họ cũng chính là nhà điều hành. Điều hành đối với nguồn lực kinh tế
của một đơn vị kế toán nằm trong tay của một loạt các nhà điều hành. Mỗi
một nhà quản lý có nhiều hoặc ít hơn khả năng kiểm sốt đối với một số

nguồn lực, một hoặc một vài nhân vật trong số họ có khả năng điều hành
tồn bộ nguồn lực kinh tế.
Theo quan điểm các học giả ủng họ lý luận này, chức năng của kế tốn
được tiến hành vì mục đích và đại diện của nhà điều hành. Báo cáo tài chính
là những báo cáo giữa nhà điều hành này với nhà điều hành khác. Ghi chép
kế toán được thực hiện, báo cáo tài chính được một nhóm người lập và phân
tích, đại diện và vì lợi ích của một nhóm người. Các thủ tục, chính sách kế
tốn được thực hiện theo quan điểm nhà điều hành cao nhất của đơn vị kế
tốn, khơng phải là chủ sở hữu hoặc đơn vị kế toán hoặc quỹ.
Nếu Bảng cân đối kế tốn được lập vì mục đích và đại diện của nhà điều
hành của đơn vị kế tốn thì nó là một báo cáo chỉ ra nguồn lực nhà điều hành
nhận và việc sử dụng những nguồn lực này. Bảng cân đối kế toán được xem
xét như là một báo cáo về cương vị quản lý hơn là một báo cáo về quyền sở
hữu, nó là một bản báo cáo về trách nhiệm kế toán. Báo cáo này chỉ ra
những nguồn lực giao trách nhiệm cho nhà điều hành để họ kiểm sốt,
nhưng khơng nhất thiết phải sở hữu nó. Những nguồn lực này do nhà điều
hành nắm giữ, nhưng được các đối tượng khác cung cấp; nhà tín dụng và các
cổ đông.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo giải thích những kết
quả hoạt động trong một thời kỳ nhất định do những người điều hành thực
hiện.
Lý luận điều hành khơng có ảnh hưởng trực tiếp đến thực tế kế toán gần
đây. Tuy nhiên, do việc áp dụng cả lý luận chủ sở hữu và lý luận thực thể tồn
tại song song trong thực tế với nhiều điểm trái ngược nhau nên ý niệm kiểm
soát kinh tế được lý luận điều hành nhấn mạnh, có thể là cơ sở cho việc tổng
hợp và hợp lý hóa sự tồn tại đồng thời hoặc sử dụng các thủ tục liên quan
đến lý luận điều hành.
….
Tài liệu tham khảo:
1. Baillie, Charlie Parker, Greta Isabella, Lily (2006), Financial

Accounting-An Introduction to Concepts, Methods and Uses, Thomson.
19


2. Harry I. Wolk, Micheal G.Tearney, James L.Dodd (2001), Accounting
Theory, South-Western College Publishing.
3. Jayne Godfey, Allan Hodgson, Scott Holmes (2000), Accounting Theory,
John Wiley & Sons Australia.
4. M W E Glautier and B Underdown (1982), Accounting Theory and
Practice, Pitman.
5. Vernon Kam (1989), Accounting Theory, John Wiley & Sons.

20



×