Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.28 KB, 5 trang )
Bệnh đái tháo đường, những
điều cần biết
Đái tháo đường là một bệnh về nội tiết trong đó cơ thể thiếu hoặc không có
nội tiết tố insulin do tuyến tụy tiết ra. Insulin có chức năng giúp cho tế bào hấp thu
glucose để tạo ra năng lượng, đồng thời insulin còn giúp cho gan dự trữ glucose.
Nếu thiếu insulin sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bài tiết
glucose ra ngoài theo đường tiểu gây ra tiểu nhiều, khát nước nhiều, sụt cân, mau
đói, mệt mỏi.
Người ta chia đái tháo đường ra làm 2 loại chính là:
1. Đái tháo đường type I: là loại đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường
gặp ở người trẻ tuổi < 35 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là 10 - 16 tuổi. Đây là một
dạng bệnh nặng trong đó các tế bào của tuyến tụy có nhiệm vụ tiết insulin bị phá
hủy nên cơ thể hoàn toàn không có insulin để sử dụng. Nếu không điều trị bằng
cách tiêm insulin, bệnh nhân sẽ hôn mê và tử vong.
2. Đái tháo đường type II: là loại đái tháo đường không phụ thuộc insulin,
bệnh thường gặp ở người > 40 tuổi, người béo phì, trong đó cơ thể vẫn sản xuất
insulin nhưng không đủ cho nhu cầu. Bệnh diễn tiến từ từ, có khi không có triệu
chứng gì cả và bệnh nhân phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ có thử
đường trong máu và nước tiểu.
Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường:
Người ta nhận thấy bệnh đái tháo đường có tính di truyền, tuy nhiên chỉ có
một số trường hợp người mang gen di truyền bệnh đái tháo đường phát triển thành
bệnh, có thể là do các yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: nhiễm virus,
nhiễm trùng, viêm tụy, bệnh lý tuyến giáp, sử dụng thuốc corticoid, có thai, béo
phì
Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người ta cho thử nồng độ đường trong
máu và nước tiểu khi đói, làm nghiệm pháp dung nạp glucose.
Điều trị: mục tiêu của điều trị là giữ mức glucose trong máu càng ở mức
bình thường càng tốt (bình thường nồng độ glucose trong máu từ 0,7 - 1,2 g/ lít ở