Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao: Lợi ích và nguy cơ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.96 KB, 5 trang )

Bệnh nhân đái tháo đường tập
thể thao: Lợi ích và nguy cơ

Với một số bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), thể dục thường xuyên
được xem như một phương pháp điều trị ưu tiên theo kế hoạch chi tiết không
khác các toa thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể phải hứng chịu những
tác động xấu nếu không nắm rõ phương pháp.


Lợi ích
Làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập, không chỉ giúp kiểm
soát đường máu hàng ngày mà nếu tập đều đặn còn có thể giúp cải thiện việc kiểm
soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài.
Làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin, do đó nhu
cầu insulin sẽ giảm đi. Ðây là tác dụng cực kỳ quan trọng với các bệnh nhân ĐTĐ
type 2, vì sự giảm nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh -
gây tăng đường máu.
Làm giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch thông qua những ảnh hưởng
có lợi lên mỡ máu và huyết áp ở các bệnh nhân ĐTĐ.
Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân
ĐTĐ type 2 thừa cân hoặc béo phì. Tập thể dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu phối
hợp cùng với chế độ ăn giảm vừa phải calo, nhưng sẽ không có tác dụng nếu như
bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo (600-800kcal/ngày).
Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cải thiện các chức năng tim mạch của
người bệnh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ (tim phải hoạt động ít hơn), làm tăng
khả năng co bóp tống máu của tim tăng cường sức khỏe nói chung, tăng khả
năng lao động chân tay cũng như sự phối hợp động tác của người bệnh.
Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải
mái và một cuộc sống có chất lượng cao.

Tập thể dục đều đặn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một


cuộc sống có chất lượng cao
Nguy cơ
Thường gặp và nguy hiểm nhất là hạ đường máu xuống quá thấp, xảy ra ở
các bệnh nhân được điều trị insulin hoặc thuốc uống hạ đường máu loại sulfamide.
Cũng thường có các biểu hiện đói, run tay chân, vã mồ hôi hoặc hôn mê giống
như hạ đường máu do điều trị insulin hoặc thuốc sulfamide quá liều.
Các biểu hiện này có thể xuất hiện ngay khi người bệnh đang tập hoặc
muộn hơn, sau khi đã kết thúc bài tập. Ở một số bệnh nhân ĐTĐ type 1, cơn hạ
đường máu muộn cũng có thể xảy ra sau khi đã tập xong 6-15 giờ, thậm chí kéo
dài tới 24 giờ nếu bệnh nhân tập nặng và tập lâu.
Ngược lại, một số bệnh nhân khi tập nặng lại có thể bị tăng đường máu, kéo
dài trong vòng một vài giờ sau khi tập xong. Bệnh nhân ĐTĐ type 1 có tăng
đường máu kiểu này dễ bị rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton.
Tập thể dục, nhất là khi tập nặng có thể làm tăng nguy cơ bị các biến chứng
tim mạch như gây cơn đau thắt ngực (do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim), thậm chí
gây nhồi máu cơ tim cho người bệnh ĐTĐ.
Một số bệnh nhân bị loạn nhịp tim, trong đó có những loại loạn nhịp tim
nguy hiểm cùng với nhồi máu cơ tim nặng là thủ phạm gây đột tử ở không ít bệnh
nhân ĐTĐ.
Tập thể dục cũng có thể làm nặng thêm các biến chứng mạn tính của bệnh
ĐTĐ như: xuất huyết đáy mắt, làm tổn thương khớp, tụt huyết áp…
Thận trọng trước khi tập
Trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện cần được thăm khám cẩn thận
để phát hiện các biến chứng, nhất là các biến chứng mạn tính của ĐTĐ. Người
bệnh cũng cần khám để chắc chắn không bị thiếu máu cơ tim và để đánh giá nguy
cơ tănghoặc tụt huyết áp trong khi tập luyện. Ngoài ra, cần thăm khám, soi đáy
mắt, khám thần kinh, làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, phát hiện đạm
trong nước tiểu
Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp: Nếu không có chống chỉ định
gì thì người bệnh có thể tập bất cứ môn thể dục thể thao nào mà họ thích. Thông

thường, có thể tập bài thể dục nhịp điệu cường độ trung bình kéo dài 30 phút sẽ
được áp dụng. Có một số môn không thích hợp với các bệnh nhân ĐTĐ như cử tạ,
vì có thể gây biến chứng mạch máu. Các môn có thể gây chấn thương bàn chân
như chạy hoặc đi bộ nên hạn chế cho những người đã có biến chứng thần kinh
ngoại biên ở chân
Ðể có hứng thú tập luyện đều đặn, các bệnh nhân nên chọn môn thể thao
mà mình ưa thích, hoặc các môn thể thao theo nhóm có sự tham gia của cả những
người thân trong gia đình, bạn bè. Ðiều quan trọng nhất là nên bắt đầu từ từ, sau
đó mới tăng dần khối lượng vận động và không nên theo đuổi những mục tiêu quá
cao và phi thực tế.

×