Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BT lớn: Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tình huống đi kèm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.73 KB, 19 trang )

ĐỀ BÀI
1.Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Công ty X đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là công ty liên doanh 100%
vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 2/3/1998, công ty kí hợp đồng công ứng lao động với
công ty vệ sỹ H thuê 5 nhân viên bảo vệ, với mức lương 2 triệu/người/tháng. Tiền
này sẽ được chuyển cho công ty H để công ty H tự thanh toán với nhân viên và đóng
góp bảo hiểm xã hội cho họ. Sau khi hết hạn hợp đồng cung ứng lao động với công
ty H (2/1/2001), công ty X đề nghị ký hợp đồng lao động trực tiếp với 5 nhân viên
bảo vệ và họ đã đồng ý.
Ngày 2/2/2001, công ty X ký hợp đồng với 5 nhân viên bảo vệ. Các điều
khoản trong hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của nhân viên bảo vệ được giữ nguyên
(bao gồm tiền lương 2 triệu/tháng và đóng BHXH do người lao động tự lo). Về thời
hạn của hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận sẽ theo yêu cầu thực tế của công ty
X.
Ngày 3/4/2009, 5 nhân viên bảo vệ nói trên đồng loạt có đơn yêu cầu công ty
nâng lương cho họ lên 3 triệu/tháng và thanh toán cho họ tiền BHXH từ ngày họ vào
làm việc cho công ty X (2/3/2001) đến ngày làm đơn (3/4/2009) với mức tiền
BHXH là 17% tiền lương hàng tháng.
Hỏi:
a.Việc công ty ký HĐLĐ với 5 nhân viên bảo vệ với nội dung như trên là đúng hay
sai? Tại sao?
b. Những yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ là đúng hay sai? Công ty phải giải quyết
những yêu cầu đó như thế nào theo quy định của pháp luật?
c. Nếu công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với 5 nhân viên bảo vệ vào ngày 1/5/2009 thì
có được hay không? Tại sao?
d. Giả định công ty ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ nói trên vào ngày
1/5/2009 thì người lao động có thể gửi đơn yêu cầu đến những cơ quan nào để bảo
vệ quyền và lợi ích của họ?
1
MỤC LỤC
A. Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể


về lợi ích
I. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……………..4
1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích…………………………………………4
2. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……………………….……..4
II. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích…………………………4
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……………...…..4
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ………………..5
3. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……………………5
4. Trình tự ,thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích…………….5
a. Thương lượng……………………………………………………………….5
b. Giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc
hòa giải viên lao động ………………………………………………………
6
c. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Hội đồng trọng tài lao động……7
5. Nhận xét………………………………………………………………………..8
B. Giải quyết tình huống
I. Việc công ty X ký HĐLĐ với 5 nhân viên bảo vệ với nội dung như trên là
sai…...9
II. Những yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ là đúng hay sai? Công ty phải giải quyết
như thể nào theo quy định của pháp luật? ..........................................................11
1. Những yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ……………………………………...11
2. Công ty X giải quyết các yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ theo quy định của
pháp luật……………………………………………………………………...15
III. Công ty X có thể chấm dứt hợp đồng lao động với 5 nhân viên bảo vệ vào ngày
1/5/2009………………………………………………………………………...15
2
IV. Giả định công ty ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ nói trên vào ngày
1/5/2009 thì người lao động có thể gửi đơn yêu cầu đến những cơ quan nào để
bảo vệ quyên và lợi ích của họ?...........................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...19

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
BLLĐ: Bộ luật lao động
HĐHGLĐCS: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở
HGVLĐ: Hòa giải viên lao động
TCLĐTTVLI: Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
NSDLĐ: Người sử dụng lao động về lợi ích
NLĐ: Người lao động
NSD: Người sử dụng
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐTTLĐ: Hội đồng trọng tài lao động
HĐLĐ: Hợp đồng lao động
BHXH: Bảo hiểm xã hội
3
A. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH
I. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
“ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao
động yêu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động,
thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng lý với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong
quá trình thương lượng giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.”
1
2. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thể hiểu là quá trình đi tìm
các phương án cho nội dung các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; và tất cả quá
trình đó phải tuân theo các trình tự, thủ tục, các cách thức, do các chủ thể được xác
định, dựa trên các thỏa ước lao động, nội quy, quy chế hoặc cam kết hợp pháp, các
quy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp.
Nguyên nhân phát sinh của tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là xác lập

các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật, thỏa ước hay nội quy lao
động, nên các tranh chấp này thường khó giải quyết do không có căn cứ pháp lí, còn
các biện pháp hòa giải thì ít khi đạt kết quả như mong muốn.
II. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là một loại hình của giải
quyết tranh chấp lao động nên nó cũng tuân theo các nguyên tắc giải quyết tranh
chấp lao động nói chung, được quy định tại điều 158 BLLĐ, đó là: “Việc giải quyết
các tranh chấp lao động được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi
phát sinh tranh chấp;
1
Khoản 3 điều 157 BLLĐ
4
2.Thông qua việc hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của cả hai
bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;
3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;
4. Có sự tham gia cảu đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động
trong qua trình giải quyết tranh chấp.”
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Theo điều 169 BLLĐ: “Các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết những
tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động.”
3. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
“ Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ
ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm”
2
.
HĐHGLĐCS và HGVLĐ là “…không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận

được đơn yêu cầu hòa giải”
3
.
Hội đồng trọng tài lao động là: “… không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được đơn yêu cầu hòa giải”
4
.
4. Trình tự ,thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
a. Thương lượng
Thương lượng là một trong các biện pháp giải quyết TCLĐTTVLI mang tính
hình thức vì bất cứ tranh chấp lao động nào cũng bắt buộc phải qua bước này. Tuy
pháp luật không quy định, nhưng ta có thể khái quát thủ tục thương lượng như sau:
B1: Tập thể người lao động đưa ra các yêu cầu về nội dung tranh chấp, thời gian,
địa điểm để đại diện
5
hai bên tranh chấp ngồi lại cùng nhau bàn bạc, đàm phán, đưa
ra ra các giải pháp tối ưu nhất để giải quyết nội dung tranh chấp.
2
Điều 171a BLLĐ đã sửa đổi năm 2006
3
khoản 1 điều 165a BLLĐ
4
khoản 1 điều 171 BLLĐ đã sửa đổi
5
Đại diện của tập thể NLĐ có thể là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời nếu có
Công đoàn; nếu không có Công đoàn thì dại diện là một số người có uy tín được tập thể NLĐ tín nhiệm cử ra (chỉ áp
dụng nếu giải quyết tranh chấp bằng thương lượng).
5
B2: Người sử dụng lao động tổ chức cuộc họp giải quyết các vấn đề tranh chấp
theo đúng B1. Tiến hành ghi biên bản, cam kết về các nội dung đã thống nhất và

chưa thống nhất. Lên kế hoạch cho tổ chức cho các phiên họp tiếp theo.
B3: Tổ chức các cuộc họp tiếp theo để thống nhất tất cả các vấn đề; kí kết các nội
dung đã thỏa thuận thành những quy chế chung và đưa các cam kết vào thực hiện.
Nếu thương lượng không thành, thì các bên tranh chấp có “… yêu cầu giải
quyết tranh chấp lao động phải làm đơn ... gửi Hội đồng hòa giải (đối với nơi có Hội
đồng hòa giải) hoặc cơ quan lao động cấp huyện (đối với nơi chưa thành lập Hội
đồng hòa giải)”
6
.
b. Giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc
hòa giải viên lao động (làm việc theo nguyên tắc thỏa thuận và nhất trí)
* Thành lập và tổ chức
7

- Hội đồng hòa giải phải được thành lập trong các doanh nghiệp có Ban chấp
hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời. Đại diện của bên
người sử dụng lao động phải chủ động đề xuất với ban chấp hành công đoàn về việc
thành lập HĐHGLĐCS. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và đảm bảo
các điều kiện cần thiết cho hoạt động của HĐHGLĐCS, từ quy định này ta thấy hội
đồng hòa giải bị phụ thuộc vào NSDLĐ.
Hội đồng phải có ít nhất 4 thành viên, là những đại diện ngang nhau của hai
bên NLĐ và NSD. Hai bên có thể thỏa thuận lựa chọn thêm thành viên tham gia Hội
đồng, người được chọn thêm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện pháp
luật quy định cho HGVLĐ. Nhiệm kì của Hội đồng là hai năm, đại diện hai bên
NLĐ và NSD thay phiên nhau làm Chủ tịch Hội đồng, mỗi bên làm Chủ tịch 1 năm.
- Hòa giải viên cơ sở là những cá nhân hoạt động độc lập có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn, có kinh nhiệm và tự
nguyện
8
được Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận. Phần lớn

HGVLĐ là các cán bộ công chức, nên đây là các công việc kiêm nhiệm.
6
Mục 2 phần III thông tư 22/2007/TT-BLDTBXH
7
Theo khoản 1 và khoản 2 điều 162, điều 163 BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2006; mục 1 phần I, mục 1 phần II thông tư
số 22/2007/TT-BLĐTBXH
8
Thông tư số 22/2007/TT-BLDTBXH
6
* Thủ tục
9
: HĐHGLĐCS và HGVLĐ có những điểm khác nhau nhất định về
cơ cấu tổ chức,… nhưng thủ tục giải quyết tranh chấp là như nhau, gồm các bước:
- Nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
- Chuẩn bị phiên họp hòa giải: tìm hiểu vụ việc, thu thập chứng cứ, dự kiến các
phương án hòa giải (đối với HĐHG thì là nhất trí phương án hòa giải), gửi
thông báo cho các bên tranh chấp và các bên liên quan về phiên họp hòa giải.
- Tổ chức phiên họp hòa giải: kiểm tra sự có mặt của hai bên
10
; các bên tranh
chấp đưa ra ý kiến; dựa trên cơ sở đưa ra các chứng cứ, ý kiến các bên,
HĐHGLĐ hoặc HGVLĐ phân tích vụ việc, tính đúng sai và đưa ra các
phương án hòa giải để hai bên thỏa thuận và nhất trí; lập biên bản hòa giải.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên, HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ, ghi rõ
kết quả hòa giải và các bên có trách nhiệm làm theo nếu đó là hòa giải thành, còn
nếu hòa giải không thành thì phải nêu rõ lí do không thành trong đó
11
.
Mặt khác, nếu hòa giải tại HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ không thành thì, theo
khoản 2 điều 170 BLLĐ “… mỗi bên tranh chấp có quyền… yêu cầu Hội đồng trọng

tài lao động giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích”.
c. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Hội đồng trọng tài lao động
* Thành lập và tổ chức
12
Sau khi thống nhất với các cơ quan, tổ chức có liên quan về dự kiến Chủ tịch
và thành viên Hội đồng trọng tài lao động, Giám đốc sở Lao động- Thương binh và
Xã hội trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, ra quyết định thành lập HĐTTLĐ.
Thành viên của HĐTTLĐ được hình thành theo số lẻ, gồm 5 đến 7 thành viên,
cả chuyên trách và kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan lao động, công đoàn, người
sử dụng lao động và đại diện của Hội luật gia hoặc là người có kinh nhiệm trong lĩnh
vực quan hệ lao động.
9
Mục 2 phần III thông tư số22/2007/TT-BLĐTBXH
10
nếu một bên vắng mặt hoặc cử đại diện không có ủy quyền thì hoãn phiên họp hòa giải, nếu vắng mặt lần hai mà
không có lí do chính đáng thì HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ lập biên bản hòa giải không thành.
11
theo khoản 1 điều 170 BLLĐ
12
Phần II thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH; điều 11 nghị định 133/2007/NĐ-CP; điều 164 BLLĐ đã sửa đổi, bổ
sung
7
Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hòa giải theo nguyên tắc đa
số, bằng cách bỏ phiếu kín. Hoạt động dựa trên nguồn kinh phí của nhà nước, thông
qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương; và có nhiệm kỳ là 3 năm.
*Thủ tục giải quyết tranh chấp
13
- Nhận đơn yêu cầu hòa giải và chuẩn bị cho phiên họp hòa giải: thư ký của
HĐTTLĐ sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCLĐTTVLI phải vào sổ, ghi
rõ ngày tháng nhận đơn và nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan, đề

xuất phương án hoà giải, giải quyết với HĐTTL. Chậm nhất hai 2 ngày sau khi nhận
đơn, thư ký HĐTTLĐ phải gửi các thông báo, đơn yêu cầu, tài liệu, danh sách
HĐTTLĐ đến các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động; gửi danh sách
HĐTTLĐ, thông báo về phiên họp hòa giải cho các bên tranh chấp và các bên liên
quan.
Nếu các bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên HĐTTLĐ vì lí do
thành viên đó không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong giải quyết tranh
chấp thì phải có bằng chứng và đơn gửi HĐTTLĐ ít nhất 3 ngày trước phiên họp.
Việc thay đổi thành viên này do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.
- Phiên họp hòa giải: kiểm tra sự có mặt của hai bên; các bên đưa ra ý kiến
của mình; thư ký HĐTTLĐ trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu được và đưa ra
các phương án giải quyết để Hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc
đa số, bằng các bỏ phiếu kín; Chủ tịch Hội đồng đưa ra phương án hòa giải; lập biên
bản hòa giải. Nếu các bên không đồng ý với phương án này thì hòa giải không
thành.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tranh chấp, chủ tịch, thư ký
HĐTTLĐ, các bên có nghĩa vụ chấp hành biên bản hòa giải nếu đó là biên hòa giải
thành, nếu là biên bản hòa giải không thành thì phải nêu rõ ý kiến các bên trong đó.
Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ lúc lập biên bản, biên bản phải được gửi tới các
bên tranh chấp.
- Nếu việc hòa giải không thành, tranh chấp được giải quyết như sau: đối với
doanh nghiệp được phép đình công thì tiến hành thủ tục để đình công; đối với doanh
13
Phần III thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH; điều 12 nghị định 133/2007/NĐ-CP; điều 171 BLLĐ đã sửa đổi bổ
sung
8

×