Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

GIÁ TRỊ lý LUẬN và THỰC TIỄN của tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về độc lập dân tộc TRONG GIAI đoạn đổi mới HIỆN NAY 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.28 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----gh&gh----

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Họ và tên: Toàn Thị Minh Thúy

Mã sinh viên: 2073401010298

Khóa/Lớp (tín chỉ): HVE0244NC5830.07+08_LT2
Lớp niên chế: CQ58/30.08
STT: 35

ID phòng thi: 581-058-1205

Ngày thi: 22/6/2021

HT thi: 205A– ĐT
Ca thi: 9h15

Hà Nội – 2021


1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2


1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................2
2. Mục tiêu và kết cấu của đề tài.......................................................................2
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC.....3
1. Cơ sở hình thành quan điểm..........................................................................3
2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc..................................3
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI HIỆN NAY...........................4
1. Vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong giai đoạn đổi
mới hiện nay......................................................................................................4
2. Thực trạng.....................................................................................................5
2.1 Ưu điểm.......................................................................................................5
2.2. Nhược điểm................................................................................................6
3. Nguyên nhân.................................................................................................7
4. Giải pháp.......................................................................................................7
KẾT LUẬN.......................................................................................................9
Tài liệu tham khảo


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói rằng, độc lập dân tộc không chỉ là khát vọng của riêng nước
ta mà còn là mong ước của nhân dân trên toàn thế giới. Điều này được thể
hiện qua việc Hồ Chí Minh đã nhận thức được quyền cơ bản của các dân tộc,
quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền 1791 của Pháp. Trong bản Tuyên ngôn độc lập 1945 của
nước ta, Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai câu trong Tuyên ngôn của cả Pháp và
Mỹ. Bác đã dùng Tuyên ngôn của hai nước để khẳng định quyền độc lập cho
các dân tộc bị áp bức.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc có vai trò rất quan

trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Bác đã vạch ra con đường
đúng đắn để nước ta chiến thắng quân xâm lược, đi lên phát triển đất nước và
nâng cao được tinh thần đoàn kết dân tộc. Do đó, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề trên là rất cần thiết để mỗi con người ý thức được trách
nhiệm của mình với đất nước, xã hội. Mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn chính xác
và cách sống đúng đắn hơn, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
2. Mục tiêu và kết cấu của đề tài.
Bài nghiên cứu sẽ chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề trong thời đại đổi
mới hiện nay. Tử đó mọi người ý thức được lịng u nước, tơn trọng tự do,
tinh thần đồn kết. Mỗi các nhân sẽ sống một cách có ý thức hơn cho bản thân
và xã hội.
Kết cấu của bài tiểu luận gồm ba phần:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Chương 2: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong
giai đoạn đổi mới hiện nay
Chương 3: Kết luận


3
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1. Cơ sở hình thành quan điểm
Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được hình thành từ nhiều
yếu tố. Quan điểm trên xuất phát từ truyền thống yêu nước, đấu tranh, bảo vệ
độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam; từ tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc
biệt là khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”. Bên cạnh đó, chủ nghĩa MacLenin về vấn đề dân tộc cũng có tác động đến quan điểm của Hồ Chí Minh.
Trước hết là xu hướng phát triên của nhân dân: sự thức tỉnh của các phong
trào chống lại áp bức bóc lột, tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia, ngăn
được rào cản giữa các dân tộc trên thế giới. Tiếp theo là cương lĩnh dân tộc:
nhân dân trên thế giới đều bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết định,....
Và có lẽ yếu tố ảnh hưởng nhất đến quan điểm của Hồ Chí Minh là thực tiễn

cách mạng miền Nam và các phòng trào cách mạng trên thế giới. Điều này đã
thúc đẩy Hồ Chí Minh đưa ra qun điểm của mình về vấn đề độc lập dân tộc.
2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
Trước hết, độc lập dân tộc là quyền tự do thiêng liêng, bất khả xâm
phạm, là khát vọng củ mọi dân tộc bị áp bức. Dân tộc Việt Nam cũng có
quyền được hưởng quyền độc lập, tự do, cơng bằng và bình đẳng với các dân
tộc khác trên thế giới. Hồ Chí Minh từng nói: “Tự do cho đồng bào tơi, độc
lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những
điều tôi hiểu”
Thứ hai, độc lập dân tộc phải gắn liên với tự do, ấm no, hạnh phúc của
nhân dân. Đối với Hồ Chí Minh, các dân tộc được hưởng tự do là lẽ tự nhiên,
“như muôn vật được hưởng ánh mặt trời”. Người cũng khẳng định: “nếu nước
được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì” hay “dân chỉ biết rõ giá trị của độc lập dân tộc khi dân
được ăn no mặc đủ”.
Và cuối cùng, độc lập dân tộc phải độc lập về mọi mặt. Dân tộc phải có
quyền tự quyết, được tự đưa ra những quyết định cho chính quốc gia của


4
mình mà khơng bị chi phối bởi các nước khác. Bênh cạnh đó, dân tộc phải có
chủ quyền trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, quân
sự, toàn vẹn lãnh thổ,... và các nước khác khơng được xâm phạm. Hồ Chí
Minh từng khẳng định: “nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc
lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và
của cải để bảo vệ nền độc lập ấy”.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI HIỆN NAY
1. Vai trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong giai
đoạn đổi mới hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình đấu
tranh giành lại độc lập của đất nước ta. Do đó, tư tưởng có ý nghĩa rất lớn cả
trong giai đoạn trước và sau cách mạng, đặc biệt là giai đoạn đổi mới hiện nay.
Về mặt lý luận, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là nền tảng,
là bước đệm để Đảng xây dựng, đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn
cho đất nước. Quan điểm Hồ Chí Minh khơng chỉ mang ý nghĩa chính trị mà
cịn gắn liền với sự nghiệp phát triển đa chiều của nước nhà. Điều này thể
hiện rõ ở việc tỉ lệ hộ nghèo của nước ta năm 2019 là 3.75% và ước tính, đến
cuối năm 2020 chỉ còn khoảng 2.75% [1,tr.3]. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, dễ thấy nhất là độc lập dân tộc
chính là tiền đề của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc nhận thứ rõ quan điểm của
Hồ Chí Minh đã giúp Đảng đưa ra những quyết sách vô cùng sáng suốt để
phát triển đất nước.
Về mặt thực tiễn, quan điểm Hồ Chí Minh đã cho thấy thực tiễn cách
mạng ở nước ta là sáng suốt. Điều này được minh chứng ở các cuộc khởi
nghĩa chống Pháp 1945-1954, 1954-1975 giành được thắng lợi. Ngày nay,
nhiều thế lực thù địch thường xuyên có âm mưu chống phá Đảng, nhà nước.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn kiên trì với mục tiêu độc lập dân tộc đi đôi với chủ
nghĩa xã hội dựa trên cơ sở là chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí


5
Minh. Do đó, chúng ta vẫn giữ gìn được độc lập và ngày càng đi lên chủ
nghĩa xã hội, phát triển toàn diện.
2. Thực trạng
2.1 Ưu điểm
Sau khi giành được độc lập, đất nước ta liên tục phát triển về mọi mặt:
kinh tế, chính trị,... Chúng ta đã tự chủ trong việc phát triển kinh tế thị trường
và mở cửa, hội nhập, giao lưu với nền kinh tế thế giới hết sức hiệu quả.
Chúng ta tích cực hợp tác, tham gia vào các tổ chức trong khu vực và quốc tế

như: ASEAN, APEC,... Sau khi tiến hành đổi mới được 30 năm, nước ta đã
có những bước tiến mớ trong kinh tế, xã hội: thiết lập quan hệ ngoại giao với
189 quốc gia, thiết lập quan hệ quốc tế với 230 thị trường [2,tr.4]. Trong thời
buổi dịch Covid-19 hiện nay, lòng tin của nhân dân đối với Đảng này càng
được củng cố. Đảng quán triệt rất mạnh mẽ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc, đồng thời lãnh đạo nhân dân đoàn kết, phát huy truyền
thống yêu nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trong thời dịch Covid-19, mọi người dân đã nâng cao tinh thần yêu
nước của mình bằng khẩu hiệu: “Ở nhà là yêu nước”. Ở phía nhà nước, nhằm
giảm những mất mát về kinh tế do dịch bệnh gây ra, Chính phủ đã đưa ra gói
an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng, dự kiến hỗ trợ cho hơn 20 triệu người
với 7 nhóm đối tượng thụ hưởng [3,tr.4]. Có thể nói, đây là một chủ trương
chưa có tiền lệ ở nước ta. Bên cạnh đó, vị thế của nước ta cũng đang được
khẳng định rất mạnh mẽ trên trường quốc tế. Với truyền thống tương trợ lẫn
nhau, Việt Nam đã có những hỗ trợ kịp thời tới các nước trên thế giới: tặng
Lào, Campuchia các trang bị y tế hơn 7 tỷ đồng, tặng Indonesia 500 bộ xét
nghiệm,... [4,tr.4].
Như vậy, bằng việc nhận thức sâu sắc Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc, khơng chỉ trong đấu tranh mà trong thời đại hiện nay, Đảng và
nhà nước đã có những chủ trương hết sức đúng đắn và kịp thời để ngươi dân


6
thấu hiểu được ý thức trách nhiệm của mỗi người và đồng thời đưa ra được
những giải pháp phù hợp để giúp đỡ nhân dân trong đại dịch toàn cầu.
2.2.

Nhược điểm


Bên cạnh những ưu điểm thì hiện nay vẫn có những hạn chế về các mặt
văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị.
Về mặt văn hóa, một số vấn đề trong xã hội vẫn chưa đợc nhận thức và
chưa tìm ra hướng giải quyết có hiệu quả. Đạo đức ở một số mặt bị thối hóa,
các văn hóa phẩm độc hại vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
tinh thần của mọi người trong xã hội. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội được
thể hiện ở những hành vi bạo lực trong học đường như: “Vào giữa tháng
3.2021, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài 5 phút ghi lại hình ảnh một nữ
sinh bị bạn đánh ngay trong lớp học [5,tr.5], hay thậm chí là những hành vi
bạo lực gia đình. Điều này thực sự gây ra những ảm hưởng rất xấu đến tâm lý
của xã hội, đặc biệt là với lứa tuổi nhi đồng và vị thành niên.
Về mặt kinh tế, dù đã có những bước tiến mới nhưng vẫn chưa đạt
được hết yêu cầu. Chất lượng nhân lực giỏi ở nước ta còn hạn chế, năng lực
cạnh tranh chưa được cao. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ dù
đã có sự gia tăng nhưng vẫn cịn rất thấp, chỉ đạt trên 23,68% [6,tr.5]
Về mặt chính trị, dù khá ổn định tuy nhiên, vẫn có một só thế lực thù
địch, phản động chưa có ý định từ bỏ nước ta, vẫn nung nấu ý định phá hoại
đất nước. Bên cạnh đó cịn có sự tranh chấp lãnh thổ diễn ra ở một số khu
vực. Những điều này gây ra sự bất ổn về chính trị cho nước ta.
Bên cạnh đó cịn là vấn đề tài ngun thiên nhiên bị tàn phá nghiêm
trọng, khí hậu ngày càng thay đổi, môi trường đất, nước bị ô nhiễm nặng nề.
Những năm gần đây, viện Y học lao động và Vệ sinh mơi trường cho biết có
đến hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa được sử dụng nước sạch. Những
người dân này phải chấp nhận nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ nhà máy
lọc khơng an tồn [7,tr.6]
3. Ngun nhân


7
Trước hết về ưu điểm, chúng ta đạt được những thành tựu, những cột

mốc đã nêu trên là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Đảng đã có được
những nhận thức hết sức sâu sắc về Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
nên đã đưa ra được những chủ trương vừa mang lại sự phát triển cho đất
nước, vừa phù hợp với mong muốn và lợi ích của nhân dân. Bên cạnh đó cịn
là sự chung sức, đồng lòng, tin tưởng mà quần chúng nhân dân gửi gắm vào
Đảng. Qua đó mà Đảng thực hiện được mục tiêu kép là vừa giữ gìn độc lập
dân tộc, vừa đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra một nhà nước vững
mạnh và phồn vinh hơn.
Bên cạnh mặt tích cực thì vẫn ln tồn tại những ngun nhân dẫn đến
hạn chế. Những nguyên nhân khách quan có thể kể đến như: sự sụp đổ của xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô, khủng hoảng nền kinh tế thế giới, biến động chính
trị trong khu vực,.... Sự chống phá của những thế lực thù địch cũng có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến chinh trị, kinh tế,... của nước ta. Không chỉ vậy, còn tồn
tại một bộ phận cán bộ, Đảng viên, cán bộ lãnh đạo,... xảy ra tình trạng suy
thối đạo đức, gây ra nhiều tiêu cực trong quản lý nhà nước và làm mất niềm
tin của nhân dân. Nhận thức, tư duy về chính trị của nhân dân vẫn cịn thấy,
khơng hiểu rõ về các lý luận chính trị có thê gây ra những hiểu biết sai lệch;
cơng tác chỉ đạo của nhà nước đối với một số vấn đề chưa được sáng suốt,
còn nhiều bất cập gây ra những sự khơng hài lịng đối với nhân dân.
4. Giải pháp
Trước hết là đối với Đảng và nhà nước. Một trong những giải pháp
hàng đầu và quan trọng nhất là phải quán triệt sâu sắc nội dung Tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc trong việc bảo vệ độc lập dân tộc và phát
triển đất nước. Bởi khi có chung nhận thức thì việc xử lý những tồn đọng sẽ
trở nên dễ dàng hơn giữa các bên. Chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao sự lãnh
đạo của Đảng, nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực để có thể bao quát hết cac
vấn đề của xã hội và tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề một cách dễ
dàng, thống nhất hơn. Bộ phận lãnh đạo, quản lí cần xây dựng đội ngũ cán bộ,
Đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực cao; thực hiện nguyên túc và



8
thường xuyên phê bình và tự phê bình; nâng cao kỷ luật để có được sự tin
tưởng và tín nhiệm từ phía nhân dân. Đảng cần giữ vững mục tiêu là độc lập
dân tộc đi đôi với chủ nghĩa xã hội; quan tâm hết sức đến chính trị, kinh tế, xã
hội vận hành theo cơ chế thị trường và cần gắn liền với vai trò quản lý của
nhà nước. Và cuối cùng là công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn tinh
hoa văn hóa, bản sắc dân tộc và xây dựng một xã hội văn minh hơn.
Về phía người dân, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về Tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, có niềm tin vào Đảng và nhà nước.
Người dân cần phải tự ý thức, lên án những hành vi đi trái lại đạo đức xã hội,
tố cáo những hành vi gây bất ổn đến chính trị, độc lập dân tộc. Đối với sinh
viên nói chung và sinh viên Học viện Tài chính nói riêng, chúng ta phải
khơng ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, vững chắc tay nghề. Bên cạnh đó,
một yếu tố quan trọng là trau dồi ngoại ngữ và khả năng tin học. Khi đó,
chúng ta có thể tự tin vào năng lực của bản thân, có thể làm việc và hội nhập
với các quốc gia lớn nhỏ, nhất là trong giai đoạn đổi mới như hiện nay.


9
KẾT LUẬN
“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật dã
thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập
ấy”. Những câu nó trên của Hồ Chí Minh như một lời khẳng định về độc lập
của dân tộc, đồng thời cho thấy được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Tinh
thần ấy không chỉ tồn tại trong cách mạng mà ngay cả ở giai đoạn đổi mới
hiện nay, lòng yêu nước cũng hiện hữu ở trong mỗi cá nhân, tập thể.
Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, Đảng ta đã
lãnh đạo nhân dân, đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp với thực

tiễn, hỗ trợ nhân dân đối phó lại dịch bệnh Covid-19. Vì thế mà nhân dân
ngày càng có niềm tin với những chỉ đạo của Đảng và nhà nước hơn, tạo ra
một khối đoàn kết dân tộc vững chắc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc khơng chỉ có giá trị về mặt lý luận,
đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển về mặt chính trị mà về thực
tiễn, tư tưởng giúp nhân dân thấu hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ, giúp
Đảng và nhà nước thực hiện quản lý đất nước một cách đúng đắn và sáng suốt
hơn. Tuy vẫn còn một số những cá nhân chưa xác định được đúng mục tiêu,
cịn có ý định chống phá lại Đảng và nhà nước; xảy ra tình trạng một số cán
bộ, Đảng viên còn chưa gắn trách nhiệm của mình với cộng đồng,... Nhưng
nếu dân ta đồng lịng thì chắc chắn những bộ phận trên sẽ khơng còn cơ hội
tồn tại để chống phá nước ta.
Như vậy, mỗi cá nhân chúng ta cần phải hiểu rõ và tự ý thức đuộc tầm
quan trọng của độc lập dân tộc. Từ đó chúng ta sẽ góp phần dù nhỏ hay lớn
vào công cuộc đổi mới cua nước nhà, giúp đất nước ngày càng phát triển và
phồn vinh hơn.



×