Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giới và nghiên cứu giới trong văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.33 KB, 11 trang )

------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

BÀI TẬP CUỐI KỲ
Môn: Giới và nghiên cứu giới trong văn hóa ở Việt Nam

Giảng viên:
Người thực hiện:
MSSV:
Lớp:

Năm 2021
1


Giống như chủng tộc, tộc người và đẳng cấp, giới là một phạm trù xã hội mà,
trong một chừng mực lớn, sẽ quyết định cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai
trò của họ trong xã hội, và trong nền kinh tế. Mặc dù trong một vài xã hội khơng có sự
chia rẽ về màu da hay chủng tộc nhưng tất cả các xã hội đều tồn tại sự không tương
xứng về giới – khác biệt và thiên lệch - ở các mức độ khác nhau. Vai trò và mối quan
hệ về giới có thể biến đổi rất lớn trong các xã hội khác nhau. Nhưng giữa chúng cũng
có nhiều điểm tương đồng. Thí dụ hầu như tất cả các xã hội đều quy trách nhiệm
chính trong việc chăm sóc con cái và trẻ nhỏ cho phụ nữ và các bé gái, còn việc phục
vụ quân đội và an ninh quốc gia cho nam giới. Quan điểm giới tuy mới được du nhập
vào Việt Nam nhưng đã có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sự du nhập và truyền bá quan điểm giới đã trải qua ba giai đoạn với những xu hướng
và đặc trưng khác nhau. Nghiên cứu về vấn đề giới ở Việt Nam đang dần đổi mới khi
tiếp nhận, phát triển những khái niệm mới, trên cơ sở tiếp tục mở rộng nghiên cứu
những khái niệm quen thuộc. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về ba chủ đề tác giả tâm
đắc trong số những chủ đề phổ biến của vấn đề nghiên cứu về giới: Homosexuality


(Đồng tính luyến ái), Prostitution (Mại dâm) và Sexual Exploitation (Bóc lột tình
dục). Bài viết sẽ làm rõ các chủ đề trên qua những nội dung liên quan được truyền tải
trong phim điện ảnh “Hotboy nổi loạn”(2011) của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng.

I.

Các khái niệm
1. Homosexuality (Đồng tính luyến ái)
Trong cuốn “Encyclopedia of Applied Psychology”, từ
“homosexuality” được định nghĩa: “The term “homosexuality” refers to
the experience of exclusive or nearly exclusive erotic preference for
others of the same sex in fantasy and, characteristically, through
realization of sexual intimacy with others of the same sex. It can be
conceptualized as desire, behavior, and identity (although it is not
always congruent within one person at any one time and so may
represent a source of personal conflict). Homosexual desire is the
affective experience of same-sex attraction”.(1)

1(1) Bertram J. Cohler, Phillip L. Hammack (2004), Encyclopedia of Applied Psychology, tr. 215 – 255.

2


Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “đồng tính luyến ái” là “quan
hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới, đều có bộ phận
sinh dục phát triển bình thường”. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) định
nghĩa: “Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên
phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ
tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau, trong hồn cảnh
nào đó hoặc trong một thời gian nào đó. Đồng tính luyến ái cũng chỉ

sự tự nhận của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đồng giới và sự
tham gia vào một cộng đồng cùng giới tính”

(2)

. Trong tiếng Anh,

“homosexuality” là từ chỉ chung về đồng tính luyến ái; “gay” chỉ người
đồng tính nam; “lesbian” chỉ người đồng tính nữ, đọc ngắn là “les”.
2. Prostitution (Mại dâm)
Mại dâm là một hiện tượng tồn tại trong xã hội đã từ rất lâu, mại
dâm ngày càng đa dạng hình thức, phong phú các thành phần tham gia
hoạt động mại dâm. Ngày càng có nhiều khái niệm về mại dâm ra đời.
Theo cách hiểu thông thường, mại dâm hay bán dâm, là hoạt động dùng
các dịch vụ tình dục ngồi hơn nhân giữa người mua dâm và người bán
dâm để trao đổi với tiền bạc, vật chất hay quyền lợi. Đây là một hoạt
động bất hợp pháp ở phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Hoạt động mại dâm mang nhiều rủi ro về ảnh hưởng sức khỏe.
Trường Y tế công cộng Johns Hopkins ở Baltimore đã tổng kết các
nghiên cứu từ tháng 1/2007 đến 6/2011 để đánh giá tỉ lệ nhiễm AIDS ở
99.878 gái mại dâm tại hơn 50 quốc gia. Kết quả tỉ lệ nhiễm HIV tính
chung là 11,8%. Tổng cộng có 30,7% gái mại dâm nhiễm HIV trong
nhóm 26 nước có tỉ lệ nhiễm HIV cơ bản ở mức trung bình và cao (3). Đó
là chưa kể các loại bệnh khác như giang mai, lậu, viêm gan... Một người
bán dâm thường có quan hệ tình dục với hàng ngàn lượt khách mua
dâm, nên tỉ lệ lây nhiễm cũng như truyền bệnh cho nhau là rất cao.
3. Bóc lột tình dục

2() (1976), Thiên hướng tình dục và đồng tính luyến ái, Báo cáo của Trung tâm trợ giúp tâm lý Mỹ APA tại Hội
nghị Quốc tế về ĐTLA 11/1976, Toronto,Canada.

3() (2012), “Gánh nặng HIV cao ở gái mại dâm”, Báo An ninh thủ đô, ngày 16 tháng 03

3


Trang Liên Hiệp Quốc văn phòng cho các dự án dịch vụ
(UNOPS) định nghĩa: “What is sexual exploitation? Any actual or
attempted abuse of position of vulnerability, differential power or trust
for sexual purposes, including, but not limited to, profiting monetarily,
socially or politically from the sexual exploitation of another.” (4)
Pháp luật Việt Nam: “Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác
bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn

II.

khiêu dâm hoặc làm nơ lệ tình dục”.(5)
Bộ phim “Hot boy nổi loạn” (2011)
1. Về bộ phim
“Hot boy nổi loạn”, tên đầy đủ là “Hot boy nổi loạn và câu
chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt” (tựa tiếng Anh: Lost in
Paradise) là một tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, công
chiếu vào năm 2011. Đây được coi là một trong những tác phẩm điển
hình ở mảng phim làm về nội dung người đồng tính nói riêng và các vấn
đề liên quan đến chủ đề giới, giới tính nói chung. Bộ phim được đón
nhận tích cực khi vừa ra mắt khi là một trong những tác phẩm đầu tiên
tiên phong chạm đến đề tài “giới tính thứ ba” cùng với những khai thác
hết sức chân thực, nhân văn. Phim đã nhận được đề cử cho 9 trên tổng
số 11 hạng mục của phim truyện nhựa tại liên hoan phim Việt Nam lần
thứ 17 tại Phú Yên (giải "Bông sen vàng") và sự đánh giá cao của các
nhà chuyên môn quốc tế.

“Hot boy nổi loạn” kể về hai câu chuyện song song và không liên
quan đến nhau. Một câu chuyện xoay quanh mối tình đồng giới tay ba
giữa các nhân vật Khơi – Lam – Đông. Khôi, một thanh niên bị bố mẹ
đuổi khỏi nhà khi phát hiện cậu là người đồng tính, đã bỏ vùng quê Nha
Trang lên thành phố Hồ Chí Minh. Vừa đặt chân đến vùng đất anh coi là
thiên đường, Khơi bị Đơng và Lam, người tình đồng tính của Đông, lừa
hết tiền và bỏ trốn. Khôi phải đi làm bốc vác và gặp tai nạn gãy chân
trong một buổi lao động. Về phần cặp đơi đồng tính, sau khi lừa hết tiền

4() Theo “Sexual exploitation, abuse and harassment”, từ />governance/accountability/iaig/sexual-exploitation-abuse-and-harassment
5() Điều 2 Luật phòng, chống mua bán người năm 2011

4


của cậu trai trẻ, Đông bỏ rơi Lam và rời khỏi Sài Gịn. Lam tìm một
phịng trọ khác ở và hành nghề mại dâm để kiếm sống. Trong một lần vơ
tình, Lam gặp lại Khơi, ân hận và thương cảm hồn cảnh người đã bị
mình lừa, Lam đưa Khơi về chăm sóc và hai người trở thành tình nhân.
Do khơng chịu được nghề mà bạn trai làm, Khôi khuyên Lam bỏ nghề
nhưng Lam không đồng ý. Hai người chia tay. Lam quanh quẩn trong
những nỗi tự ti, dằn vặt, xấu hổ, đã quyết định cướp tiền từ những người
khách mua dâm, với hy vọng kiếm được nhiều tiền để quay về với Khôi.
Trong một lần cướp, Lam bị trả thù và đánh chết trong tình trạng khơng
mảnh vải che thân.
Câu chuyện cịn lại kể về tình bạn giữa anh chàng thiểu năng tên
Cười và cô gái mại dâm tên Hạnh. Cười là người xấu xí, thiểu năng,
khơng biết nói, khơng gia đình thân thích, sống cơ độc một mình. Hàng
ngày anh đi nhặt ve chai kiếm sống, tối về ngủ ở chiếc ghe cũ trên bến
sông. Cười xin một quả trứng từ người bán hàng, đem về và ấp nở ra

một con vịt để làm bạn. Anh đem lòng yêu cơ gái làm nghề mại dâm tên
Phước Hạnh, thường tìm cách đến gần để ngắm người mình u. Cịn
Phước Hạnh là một gái điếm già hết thời, thường đứng ven đường bắt
khách. Cô bị quản lý bởi một tú bà dữ dằn chuyên ăn phần trăm lợi
nhuận cắt cổ của những gái điếm trong khu vực. Cô cũng quý Cười,
thường xuyên bảo vệ Cười khỏi sự ăn hiếp của tú bà, dù sau đó cơ bị
địn đau vì dám chống chủ. Cuối phim vì q uất ức, cơ đã giết cả tú bà
và gã tay sai.
2. Những vấn đề về giới trong bộ phim
1) Đồng tính luyến ái
Có thể thấy chủ đề đồng tính luyến ái được khai thác triệt để
trong tác phẩm này. Vào thời kỳ những năm trước thập niên 2010,
khi những vấn đề về đồng tính vẫn còn mới mẻ và xa lạ với xã hội
còn nhiều định kiến như Việt Nam, thì một tác phẩm dám khai thác
về đề tài này như “Hot boy nổi loạn” là điều táo bạo. Bộ phim ra đời
như một hiện tượng của làng điện ảnh Việt bởi những cảm giác mới
mẻ mà nó đam lại. Khác với cách những đạo diễn khác thường khắc

5


họa hình ảnh người đồng tính màu mè, lịe loẹt, yểu điệu như một
yếu tố gây hài cho phim, thì ở phim của Vũ Ngọc Đãng, những nhân
vật này hiện lên rất “đời”, rất thật, với những xúc cảm và nỗi khổ
riêng mà họ phải gánh chịu. Không quá khi nói rằng, bộ phim chính
là một ngọn hải đăng đời đầu mở đường cho các tác phẩm làm về đề
tài đồng tính sau này.
Dễ dàng nhận ra chủ đề đồng tính luyến ái được thể hiện trong
tác phẩm qua các mối tình đồng giới, giữa Đơng với Lam và giữa
Lam với Khơi. Khơng cịn là những hình ảnh lố lăng, phấn son điệu

đà hay làm những trò lố trong phim. Những nhân vật đồng tính trong
phim như Lam, Khơi đều có những sự nam tính của riêng mình. Cả
ba nhân vật đều là những chàng thanh niên mang giới tính nam, với
bộ phận sinh dục bình thường, bị hấp dẫn về mặt tình yêu và tình dục
với người cùng giới. Bộ phim cũng cho thấy khơng phải người đồng
tính nào cũng là người yếu đuối và có xu hướng muốn trở thành giới
tính khác như người chuyển giới (transexual). Khơng phải ai đồng
tính cũng thích giả gái. Các nhân vật là nam, nhận ra mình có xu
hướng tính dục đồng tính luyến ái khi có cảm xúc u đương, quan
hệ tình dục với người có giới tính nam, và biết mình là “gay”. Đó là
những mối quan hệ đồng tính.
Đạo diễn để các nhân vật trong phim tự phát hiện ra xu hướng
tính dục của mình, để từ đó truyền tải nội dung về chủ đề đồng tính
luyến ái. Nhân vật Lam và Khôi đều là những người được chỉ bảo
cách thực hiện và xử lý vấn đề này bởi một người khác, thông qua
các hoạt động như yêu đương và quan hệ tình dục. Bởi lẽ đồng tính
vẫn là một khái niệm khá mới mẻ trong thời điểm bộ phim ra mắt
(năm 2011), nên các kiến thức liên quan đến vấn đề này đối với khán
giả lúc đó cịn xa lạ. Biên kịch đặt các nhân vật vào một tình huống
để nhân vật tự khám phá bản thân, đó là đều là hai người từ quê mới
lên. Nhân vật Lam thì được Đơng dạy về thế nào gay, cịn nhân vật
Khơi thì được Lam dạy cách quan hệ tình dục trong mối quan hệ
đồng tính.

6


Tuy nhiên, vì vẫn cịn trong khn khổ một xã hội đầy tính định
kiến với cộng đồng người đồng giới như Việt Nam, đặc biệt là vào
mười năm trước, đạo diễn đã để bộ phim đi đến một cái kết đen tối,

mù mịt không thấy lối ra. Các nhân vật đồng tính kết thúc các mối
quan hệ của mình do khơng có tương lai. Giống như câu nói của
nhân vật Đơng: “Tình u của gay thì làm đếch gì có ràng buộc với
hy vọng?”. Họ rời bỏ nhau, rời bỏ bản ngã của mình để trở về loay
hoay vơ định trong suy nghĩ khơng lối thốt vì mình là kẻ lạc lồi.
Khi xã hội vẫn cịn kỳ thị, cho rằng “đồng tính là bệnh”, những định
kiến giới về đàn ơng, tính nam độc hại, dường như khơng cịn một
cái kết nào hợp lý hơn cho các nhân vật. Dù vậy, câu chuyện đầy đau
thương của các nhân vật giống như một tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ
cho cộng đồng người đồng giới. Những cảnh Khôi và Lam hôn, âu
yếm, chăm sóc nhau... một cách ngọt ngào khơng gây phản cảm mà
trái lại như sự khẳng định, con người dù ở giới tính nào cũng ham
muốn được vỗ về, yêu thương. Như lời nói của nhân vật Khơi:
“Khơng ai có quyền lựa chọn giới tính của mình nhưng họ có quyền
lựa chọn một cách sống”.
2) Mại dâm
Song song với vấn đề đồng tính luyến ái, nạn mại dâm cũng được
khắc họa rõ nét trong tác phẩm. Bên nữ là nhân vật cơ gái điếm già
Phước Hạnh thì bên nam là nhân vật Lam và Khôi, hai người hành
nghề mại dâm cao cấp. Tuy khơng phải là nội dung chính đạo diễn
muốn thể hiện nhưng tệ nạn mại dâm cũng được phản ánh một cách
chân thật.
Cô gái điếm già Phước Hạnh hành nghề trên một con đường
chuyên mại dâm. Hạnh xuất thân từ một gia đình nghèo khó chăn vịt
ở miền Tây. Sau đợt cúm gia cầm, đàn vịt của gia đình chết hết buộc
cô phải bỏ lên thành phố để kiếm sống bằng nghề mại dâm. Hàng
ngày cô phải tranh giành “khách” với hàng chục nguời bán dâm
khác. Cô bị quản lý bởi một mụ tú bà già đanh đá, ghê gớm và một
gã tay sai sẵn sàng đánh cô nếu khơng có khách. Đây là một thực


7


trạng nhức nhối ở Việt Nam từ lâu nay. Nạn mại dâm, mua bán dâm
và bảo kê gái mại dâm vẫn luôn luôn tồn tại ở khắp nơi. Dù pháp luật
có vào cuộc cũng khơng giải quyết triệt để được.
Phước Hạnh do uất ức vì bị đánh đập, bóc lột lâu ngày đã lên cơn
tức giận, giết chết mụ tú bà và tay sai ở cuối phim. Có thể thấy đây là
kết cục hợp lý cho nhân vật này cũng như là cái nhìn chân thực về
nạn mại dâm. Những cô gái hành nghề mại dâm bị tra tấn, hành hạ,
bị tước đoạt quyền con người. Trong lúc nhân vật Hạnh ra tay đánh
đập bà tú bà, cô gào lên đầy uất ức: “Chết này! Ăn chặn này, bóc lột!
Tụi bây không coi tao là người nữa hả!”. Việc cô giết mụ tú bà là kết
thúc cho quãng thời gian tù đày của cô, cũng là mong muốn mà đạo
diễn gửi gắm thông qua bộ phim, với hy vọng chấm dứt nạn mại
dâm. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, nạn mại dâm là trái với
đạo đức, những cô gái kiếm tiền trên xác thịt cũng bị đẩy xuống dưới
đáy xã hội, nên nhân vật Hạnh đã hiện lên trong cái hoàn cảnh đầy rẻ
rúng, bi thương xen lẫn sai trái.
Nhân vật Lam cũng là một chàng trai bán dâm cho những người
đồng tính bắt khách ở ven đường. Nơi cả hai nhân vật này “làm việc”
đều là nơi tập trung của những người làm nghề này. Chi tiết này cho
thấy nạn mại dâm không chỉ xuất hiện ở người bán dâm nữ, mà cịn
có cả người bán dâm nam.
Biên kịch đã khéo léo lồng ghép hai vấn đề đồng tính luyến ái và
mại dâm vào kịch bản để đẩy bi kịch của nhân vật lên cao. Lam bị
người yêu là Đông lừa đi làm “đĩ đực” và dấn thân vào nghề mại
dâm không thể dứt ra. Để rồi khi chia tay Khơi, anh xấu hổ, tự ti vì
thân phận của mình. Anh xấu hổ khơng dám đi tìm Khơi, chỉ ngây
ngơ hy vọng kiếm được nhiều tiền mới có thể đến bên Khôi nên anh

ra sức cướp tiền từ khách. Bộ phim khắc họa cuộc đời của Lam luẩn
quẩn, khơng có lối thốt vì anh vừa là người đồng tính, vừa làm nghề
bán dâm. Cuối phim, câu chuyện cuộc đời Lam kết thúc khi anh bị
một vị khách cũ anh đã từng cướp trả thù, đánh chết rồi lột sạch quần
áo. Phim kết thúc bằng hình ảnh Lam nằm lõa lồ trên vũng máu

8


trong bóng tối đen như mực, ẩn dụ cho cuộc đời anh, cũng như là các
số phận xung quanh anh như Đông, Khôi,… Cái kết bi thương của
nhân vật Lam là câu trả lời của đạo diễn cho vấn đề tình u của
người đồng tính và tệ nạn mại dâm mà tác giả muốn truyền đạt. Cả
hai đều mù mịt, đen tối và khơng lối thốt, bởi vì “Đã gay mà cịn
làm đĩ, thì làm đếch gì có tương lai!” – nhân vật Đông. Đây là một
thực tiễn thiết yếu xảy ra trong văn hóa truyền thống Việt Nam, thứ
nhất là những mối tình đồng tính luyến ái khơng có kết cục tốt đẹp
trong xã hội kỳ thị đồng tính, thứ hai là những người làm nghề mại
dâm sẽ không thốt được khỏi vũng lầy của chính mình.
3) Bóc lột tình dục
Tuy khơng xuất hiện nhiều, nhưng vấn đề bóc lột tình dục cũng
được đạo diễn lột tả trong tác phẩm. Đó là chi tiết nhân vật Đơng lợi
dụng tình yêu của Lam, lừa anh đi khách để kiếm tiền, chia lại cho
hắn. Vì u Đơng và phụ thuộc vào Đông, Lam không thể từ chối.
Kết cục là Lam bị bóc lột về mặt thể chất và tinh thần đầy nhục nhã,
làm nơ lệ cho Đơng. Sau đó anh chọn chia tay Đơng và đâm thủng
chân hắn để giải thốt cho chính mình.Kịch bản để Lam từ chối và
chuyển từ yêu sang hận với Đông để phản ánh tâm trạng, tổn thương
của Lam khi bị lợi dụng để đi tiếp khách kiếm tiền. Di chứng cảm
xúc, tâm lý để lại cho nhân vật Lam cũng chính là những hậu quả mà

các nạn nhân bị bóc lột tình dục phải hứng chịu.
Ở Việt Nam những năm gần đây, các phương tiện truyền thơng đại chúng cũng
nói nhiều đến vấn đề về giới, nó đánh thức sự quan tâm của các thành viên trong xã
hội về các khái niệm mới trong vấn đề nghiên cứu giới. Giới và giới tính là hai khái
niệm khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau. Cần phải có
những nhận thức đúng đắn về các khái niệm này để tiếp nhận các thơng tin một cách
chính xác và khoa học. Cũng cần tìm hiểu nhiều hơn về các khái niệm mới trong
nghiên cứu về giới để có thể bắt kịp tiến trình phát triển của xã hội. Các nghiên cứu về
giới đẩy mạnh quá trình thực hiện bình đẳng giới, xây dựng một xã hội văn minh, dân
chủ, công bằng. Các vấn đề về giới được phân tích trong tác phẩm “Hot boy nổi loạn”

9


của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng là những đóng góp sáng giá trong công cuộc truyền tải
kiến thức về giới đến với người xem.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. S.Freud (1951), Letter to an American mother, American Journal
of Psychiatry.
2. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn, Từ điển Bách khoa Việt Nam
(1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
3. Faola Kelly (1993), Các biện pháp giải quyết nạn mại dâm tại TP
HCM, Kỷ yếu hội thảo khoa học tại Hội đồng Nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh tháng 7/1993.

4. J.Murphy (2003), Freud và liệu pháp định hướng tình dục,Jourrnal
of homosexuality, APA, tháng 3.
5. Lê Thị Quý, Giáo trình Xã hội học Giới, Nxb Giáo dục Việt Nam,
H.2010.
6. Lỗ Tấn, Tạp văn, Nxb Văn hố thơng tin, H.2003.
7. Lê Thế Tiệm (1993), Thực trạng tệ nạn xã hội ở Việt Nam, nhân
cách con người Việt Nam trước, trong và sau tệ nạn xã hội, Kỷ yếu
hội thảo một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của
các tệ nạn xã hội đến sự hình thành nhân cách con người Việt Nam”,
Chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nước KX-07, đề tài KX07-11, Hà Nội.

11



×