Chuyên gia và trí tuệ của đám đông
Trong kỉ nguyên của Google và tin tức 24h thì không thiếu ý kiến của các chuyên
gia. Và việc các ý kiến sai lầm chiếm ưu thế cũng không phải là hiếm xảy ra.
Mọi việc đã diễn ra vô cũng suôn sẻ. Năm 2007, AIG là một trong 10 công ty lớn
nhất thế giới và là “vị vua vô song” trong lĩnh vực bảo hiểm. Công ty này có hơn
110.000 nhân viên và hoạt động trên 130 quốc gia. Nhưng hầu hết hoạt động
thực sự của AIG lại diễn ra tại một văn phòng nhỏ tên là AIG Financial Products,
náu mình trong quận Mayfair ở London.
Chi nhánh này có chưa đến 400 nhân viên nhưng từ năm 1999 đến 2005, chi
nhánh đầu não này đã tăng doanh thu từ 737 triệu USD lên 3,26 tỷ USD, phần
lớn nhờ vào việc đưa ra các hợp đồng trao đổi tín dụng trên khoản nợ có đảm
bảo.
Joseph Cassano, giám đốc của AIGFP thời điểm đó tự tin vào mô hình kinh
doanh của công ty đến mức tuyên bố rằng: “Thật khó mà nhìn thấy viễn cảnh
trong đó chúng tôi thua lỗ một đô nào trong mỗi
giao dịch với bất cứ lý do gì”.
Không lâu sau đó mọi chuyện sụp đổ. Những hợp
đồng trao đổi tín dụng của họ đưa ra nhận đảm bảo
cho khoản nợ gần nửa nghìn tỷ USD và không một
cái nào trong số những hợp đồng đó an toàn. Khi
những khoản nợ ưu đãi đó bắt đầu đáo hạn, và với
sự suy thoái trên thị trường nhà ở, việc kinh doanh
của AIG nhanh chóng sụp đổ và đe doạ kéo theo
bất cứ ai mua sản phẩm của họ, trong đó là rất
nhiều ngân hàng lớn.
Chỉ trong 6 tháng kể từ sau tuyên bố “một đô” của
Cassano, công ty của ông đã thua lỗ 11 tỷ USD và
khiến chính phủ Mỹ phải đưa ra khoản viện trợ tài chính lên đến 150 triệu USD.
Vậy thì những thiên tài triệu phú đó đã sai ở đâu? Tại sao họ không nhận thấy
được điều này sẽ xảy ra và làm sao Cassano lại có thể tự tin thái quá và sơ suất
đến vậy?
"Trí tuệ của đám đông" có phải bao giờ cũng
đúng đắn. Ảnh: Twine
Câu trả lời cho những câu hỏi này nằm ở sự thật là họ đã đang làm việc với
những mô hình tài chính được xây dựng bởi những trí tuệ lớn trong kinh tế học
hiện đại. Họ tin tưởng những mô hình này và mọi lý thuyết trong đó đều chỉ ra
một dòng lợi nhuận an toàn và ổn định. Những mô hình đó hóa ra lại sai.
Khi Alan Greenspan được gọi đến Hội đồng giám sát và cải cách chính phủ của
Quốc hội Mỹ để giải thích tình hình rối ren đó, ông đã thẳng thắn chỉ ra sự thất
bại của mô hình, cho rằng khoảng mùa hè năm đó, toàn bộ mô hình quản lý rủi
ro hiện đại đã sụp đổ.
Greenspan nói: “Tôi đã sốc bởi vì hơn 40 năm hoặc hơn thế tôi đã có rất nhiều
bằng chứng đáng kể chứng minh rằng mô hình đó hoạt động hiệu quả một cách
phi thường”. Tuy vậy, nói chung là điều đó muốn ám chỉ với giới tài chính là mô
hình đó không thể kéo dài mãi mãi”.
Giá nhà đã rớt thê thảm trước đó, các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay
thế chấp thì vô lý và ý tưởng cho rằng bất cứ ai cũng có thể kiếm được hàng tỷ
USD một năm mà không gặp rủi ro nào thì ngây thơ như tin vào một thư điện tử
lừa đảo trên mạng. Cách mà các thiên tài tài chính mù quáng tin vào mô hình
quản lý rủi ro của họ cũng giống như những người lái xe quá tin vào hệ thống
định vị toàn cầu đến nỗi họ có thể đi theo chỉ dẫn của nó lái xe xuống sông hoặc
đi xuyên qua các cánh đồng.
Farhad Manjoo, người phụ trách chuyên mục công nghệ cho tạp chí trực tuyến
Slate, thắc mắc về việc tại sao chúng ta lại chú ý đến một số nguồn thông tin và
phớt lờ các nguồn khác.
Cuốn sách của ông, True Enough: Learning to Live in a Post-Fact Society, đã chỉ
ra cách các ý tưởng cá nhân ảnh hưởng đến phương thức mà chúng ta diễn giải
thế giới. Theo Manjoo, “sự thật không còn quan trọng nữa”.
Thời đại này, chúng ta chỉ đơn giản quyết định xem chúng ta muốn nhìn nhận
thế giới như thế nào và sau đó đi ra ngoài và tìm các chuyên gia cũng như bằng
chứng hỗ trợ cho niềm tin của chúng ta. Trong khi đó, chúng ta có xu hướng loại
bỏ những người không cùng ý tưởng, và đôi khi điều đó gây hậu quả nghiêm
trọng.
Trong trường hợp của AIG, và tất cả những người khác góp phần làm suy yếu
nền kinh tế, những người đáng lẽ phải hiểu rõ hơn ai hết, những người ở vị trí tốt
nhất có thể nhận thấy được rủi ro của việc cho vay và việc sử dụng vô tội vạ và
không kiểm soát các phái sinh rủi ro cao bất chấp thảm hoạ mà điều đó đem lại
đang lan rộng.
Trong cuốn sách kinh điển Groupthink xuất bản năm 1972, giáo sư tâm lý học
Irving Janis đã chỉ ra làm thế nào một nhóm các chuyên gia có thể đi đến một sự
nhất trí hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia lo lắng về vị thế của họ trong cộng
đồng. Họ sợ ý kiến quá khác với những người khác, bởi vì nếu họ đưa ra những
ý kiến như vậy, họ có nguy cơ bị lạc lõng.
Thậm chí cả những chuyên gia uyên bác và có chính kiến nhất cũng thấy bản
thân họ phải sàng lọc các quan điểm của chính họ và thậm chí chủ động thay đổi
niềm tin sâu sắc của họ để được cùng phía với cái mà họ cho là niềm tin của
đám đông.
Trong trường hợp của AIG, không phải là không có những chuyên gia cảnh báo
về đường lối mạo hiểm mà nền kinh tế đang đảm bảo. Một đoạn video trên
YouTube gần đây đã quay cảnh Peter Schiff, chủ tịch của Euro Pacific Capital,
tiến hành một loạt các cuộc nói chuyện về tài chính trên truyền hình vào năm
2006 và 2007.
Hơn bất cứ điều gì khác, những buổi nói chuyện như vậy minh hoạ rõ nhất cho
việc một người có thể cảm thấy lạc lõng như thế nào khi lên tiếng chống lại ý
kiến của đám đông. Trong mỗi chương trình, Schiff cảnh bảo rằng nền kinh tế
đang đảm bảo cho một hiện tượng tan rã lớn, một hiện tượng có thể vượt ra
ngoài thị trường thế chấp và thậm chí có thể kiến cho thị trường chứng khoán tài
chính nói riêng sụp đổ.
Trong suốt cuộc tranh luận trên kênh Fox News tháng 5/2006, bốn người trong
nhóm thảo luận được yêu cầu đưa ra ý kiến tổng kết về thị trường nhà ở Mỹ. Ba
người kia đều nói: "Điều tồi tệ nhất đã qua". Đến lượt mình, Schif nói: "Điều tồi tệ
nhất chưa đến".
Một tràng cười nổ ra, theo sau đó là ý kiến cho rằng chẳng có điều gì như thế có
thể xảy ra được. Và để chuyển sang quảng cáo giữa chương trình, người dẫn
chương trình nổi tiếng của Fox News là Neil Cavuto nói: "Được rồi Peter ạ,
chúng tôi mong muốn có nhiều thời gian để thảo luận hơn với ông. Tôi biết ông
muốn tiếp tục trình bày sự kiện đó với ông già Noel".
Nhìn cách mà Schiff bị đối xử như vậy thì cũng chẳng có gì đáng băn khoăn là
tại sao các chuyên gia khác không thích đối ngược với ý kiến của đám đông. Tuy
vậy, một điều tuyệt vời về nền kinh tế là sự thật bao giờ cũng được phơi bày.
Không mô hình nào là quá hấp dẫn, không sự xì hơi của bong bóng kinh tế nào
có thể đánh bại nền móng thị trường trong thời gian dài.
- Bài viết của Ken Hunt (The Globe and Mail) trên HBS in the News -
• Nguyễn Tuyến dịch