Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Báo cáo chuyên đề Sửa đổi lối làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.52 KB, 9 trang )

Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
QUA TÁC PHẨM SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC
PHẦN 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC
A- Hoàn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm
Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta; là người sáng
lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để
Đảng được vững mạnh, Nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả thì: Việc gì có
lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Tháng 10-1947, giữa lúc phải tập trung chuẩn bị Chiến dịch Thu Đông tại Việt
Bắc với bút danh XYZ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm : Sửa đổi lối làm việc
Trong thời chiến: Cuốn sách đã chỉ dẫn, động viên sức mạnh của Đảng, của
dân tộc, của quân, dân ta góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện giành
thắng lợi vẻ vang.
Ngày nay, thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh", cuốn “Sửa đổi lối làm việc” càng trở nên cần thiết.
Mục đích của tác phẩm là: nâng cao trình độ lý luận, nâng cao tư tưởng và tình
cảm cách mạng, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của người cán bộ
cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của cách
mạng. Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc không chỉ nhằm phê phán mà chủ yếu là cách
mạng. Bởi vì, cách mạng mới là động lực của lịch sử. Đảng là lực lượng tiên phong,
ưu tú nhất của xã hội, là đầu tàu của lịch sử
Có thể nói, đây là cuốn sách giáo khoa có nội dung sâu sắc, tồn diện về giáo
dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng của Đảng, của Nhà nước ta.
B- Tóm tắt tư tưởng của Hồ Chí Minh qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc
Tác phẩm có sáu phần chính sau:
I- Phê bình và sửa chữa


Trong mục này, tác phẩm nêu rõ cán bộ, đảng viên cần phải thiết thực học tập,
sửa chữa các khuyết điểm để công việc ngày càng tiến bộ . Muốn vậy, mỗi cơ quan
phải tổ chức ủy ban học tập, đề ra kế hoạch nghiên cứu, thảo luận, kiểm tra và thực
hành, xác định thời gian tài liệu và cách thức học tập. Phải sửa đổi lối làm việc của
Đảng nhằm khắc phục bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, hẹp hịi, bệnh ba hoa.
II- Mấy điều kinh nghiệm
Theo Bác:
1. Có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Mn việc thành cơng hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý.
2. Chính sách khẩu hiệu thì đúng, nhưng cách làm, thực hành chưa đúng vì thế

-1–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

kết quả chưa đạt được mỹ mãn. Vì vậy, từ nay bất kỳ việc gì, chúng ta phải xuất phát
từ thực tế, phải bắt đầu từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng,
chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc.
3. Phải biết nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc. Bất kỳ cơng việc gì thành cơng hoặc
thất bại cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận. “Đó sẽ là
cái chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”.
4. Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái”, ba
điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra
sáng kiến. Sáng kiến được khen ngợi thì người thêm hăng hái, bất kỳ việc to việc

nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho dân chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề
khó khăn, tăng hiệu quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp
bức của quân thù, đó đều là sáng kiến” Do đó, Sáng kiến khơng phải cái gì kỳ lạ. Nó
chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều
kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực.
5. Bất cứ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm với nhân
dân. Cán bộ và đảng viên phải hiểu rõ hai lẽ: Vì ai mà làm, đối ai phụ trách, khi gặp
mỗi công việc phải biết tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu. Không nên làm theo cách
hạ lệnh, cách cưỡng bức. Kết quả dân khơng hiểu, dân ốn. Thì có gì lạ đâu?
6. Sát quần chúng, hợp quần chúng
Cần khắc phục hai chứng bệnh ở cán bộ là:
- Bệnh khai hội: khai hội khơng có kế hoạch, khơng chuẩn bị kỹ lưỡng, không thiết
thực, khai hội lâu, khai hội nhiều mà khơng có hiệu quả thiết thực (đó là bệnh dài
dịng, diễn văn, nói sng, khơng đi vào trọng tâm)
Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hố,
thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lịng ham, ý muốn, tình
hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như
thế, mới có thể kéo được quần chúng.
Nếu khơng vậy, nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của
mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào “khoét chân cho vừa giầy”. Chân
là quần chúng. Giầy là cách tổ chức và làm việc của ta. Ai cũng đóng giầy theo chân.
Khơng ai đóng chân theo giầy.
-Bệnh nể nang khơng thiết thực phê bình, sợ mất lịng.
III- Tư cách và đạo đức cách mạng
1. Phân tích 12 điều thuộc về tư cách của Đảng chân chính cách mạng.
1. Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm trịn nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải
luôn luôn đi đôi với nhau.
3. Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh

nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương.

-2–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

4. Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có
đúng hay khơng.
5. Phải ln ln xem xét lại tất cả công tác của Đảng. Mọi công tác của Đảng ln
ln phải đứng về phía quần chúng. Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm,
chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.
6. Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chẽ với dân
chúng. Nếu khơng vậy, thì chẳng những không lãnh đạo được dân chúng mà cũng
không học được dân chúng. Chẳng những không nâng cao được dân chúng, mà cũng
không biết ý kiến của dân chúng.
7. Mỗi cơng việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng của nó, lại phải khéo dựng
những cách thức thi hành cho hoạt bát. Nếu khơng vậy thì khơng biết nắm vững các
cách thức tranh đấu va các cách thức tổ chức, khơng biết liên hợp lợi ích ngày thường
và lợi ích lâu dài của dân chúng.
8. Đảng khơng che giấu những khuyết điểm của mình, khơng sợ phê bình. Đảng phải
nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng
viên.
9. Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái, đồn kết họ
thành nhóm trung kiên lãnh đạo.

10. Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngồi.
11. Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải
nhất trí, hành động phải nhất trí. Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về
nhiệm vụ của họ đối vởi Đảng
12. Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi
hành thế nào. Nếu khơng vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói
sng mà cịn hại đến lịng tin cậy của nhân dân đối với Đảng.
Muốn cho Đảng được vững bền
Mười hai điều đó chớ quên điều nào.
2. Nêu rõ phận sự của đảng viên và cán bộ:
Một là, trọng lợi ích của Đảng hơn hết.
Hai là, coi trọng đạo đức các mạng: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Ba là, phải giữ kỷ luật: “bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải
luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn
hóa, tri thức và chính trị của mình. Ln ln giữ gìn kỷ luật”.
Bốn là, đối với các hạng đảng viên thì số đơng là vì dân, vì nước mà vào Đảng,
nhưng có một số vì lẽ khác mà vào Đảng, vì thế phải cảm hóa họ, dạy dỗ họ, nâng cao
sự hiểu biết và lòng phụ trách của họ. “Đối với những người không chịu nổi khó nhọc,
khơng chịu nổi kỷ luật nghiêm khắc mà xin ra khỏi Đảng, thì Đảng vẫn bằng lịng”...
“Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu hết,
đã tình nguyện vào Đảng vì dân, vì nước, đã là người cách mạng thì phải cổ gắng phát
triển những tính tốt và sửa bỏ tính xấu”.
-3–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài


Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

Năm là, trong Đảng vì có những người chưa học được, làm được bốn chữ “Chí
cơng vô tư” cho nên mắc phải chứng “Chủ nghĩa cá nhân”. Đó là thứ vi trùng rất độc
gây ra các bệnh: bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh,
thiếu bí mật, óc hẹp hịi, óc địa phương, óc lãnh tụ v.v, bệnh hữu danh vơ thực, kéo bè,
kéo cánh, bệnh cận thị, bệnh cá nhân...
Sáu là, Đảng ta không phải từ trên trời rơi xuống, Đảng ở trong xã hội mà ra.
Nói chung, đảng viên phần nhiều là tốt, nhưng vẫn còn một số chưa bỏ hết thói xấu
mang từ xã hội vào Đảng. Đảng phải làm cơng việc giải phóng dân tộc to lớn, phức
tạp, vì vậy, phải cố sức sửa chữa, cho tiệt nọc các chứng bệnh để cho Đảng càng mạnh
khỏe, bình an.
Bảy là, những khuyết điểm sai lầm vì sao mà có và từ đâu đến? Mỗi đảng viên,
mỗi cán bộ cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì
phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp nhau sửa chữa “Thang thuốc hay nhất “là
thiết thực phê bình và tự phê bình”.
Tám là, đối với các khuyết điểm cần phân tích rõ ràng, cái gì đúng, các gì sai; ra
sức tranh đấu sửa chữa những khuyết điểm; khéo dùng cách phê bình và tự phê bình
để giúp đồng chí khác sửa chữa những lỗi lầm; đoàn kết Đảng bằng sự tranh đấu nội
bộ; nâng cao kỷ luật và uy tín của Đảng.
3. Tư cách và bổn phận đảng viên (Bác viết trên cơ sở điều lệ Đảng Cộng sản Đông
Dương)
Thứ nhất:. Tư cách
a) Thừa nhận chính sách của Đảng. Thực hành các nghị quyết của Đảng. Ra sức làm
công việc Đảng. Nộp Đảng phí.
b) Những người trí thức, cơng nhân, nơng dân, phụ nữ, quân nhân, hăng hái yêu nước,
từ 18 tuổi trở lên đều được vào Đảng.
c) Mỗi người muốn vào Đảng phải có hai đảng viên cũ giới thiệu
- Những người bỏ đảng phái khác mà vào Đảng, phải có ba người giới thiệu, và phải
được cấp trên của Đảng chuẩn y.

- Những người rời Đảng đã lâu, mà có người làm chứng rằng, trong thời gian đó
khơng hề làm việc gì có hại cho Đảng, thì được trở lại làm đảng viên.
d) Những người mới vào Đảng phải qua một thời kỳ dự bị. Nông dân và công nhân
hai tháng. Quân nhân ba tháng, trí thức bốn tháng.
đ) Trong thời kỳ dự bị, Đảng phải dạy dỗ cho họ, và trao việc cho họ làm. Đồng thời,
Đảng phải xem xét tính nết, cơng tác và lịch sử của họ.
- Những người giới thiệu phải giúp đỡ họ học tập và công tác.
e) Những người dự bị phải công tác cho Đảng và nộp Đảng phí.
Họ có quyền tham gia huấn luyện, đề ra ý kiến, bàn bạc các vấn đề, nhưng khơng có
quyền biểu quyết.
Họ cũng chưa có quyền giữ các trách nhiệm chỉ đạo như làm tổ trưởng, thư ký, v.v. .
(Trong những hoàn cảnh đặc biệt, như nơi đó mới bắt đầu có Đảng, hoặc đại đa số đều
là đảng viên mới, thì khơng phải theo lệ này) .
-4–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

Thứ hai: Bổn phận
a) Suốt đời tranh đấu cho dân tộc, cho Tổ quốc.
b) Đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, lên trước hết.
c) Hết sức giữ kỷ luật vã giữ bí mật của Đảng.
d) Kiên quyết thi hành những nghị quyết của Đảng.
đ) Cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc
e) Cố gắng học tập chính trị, quân sự, văn hóa. Phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần

chúng, cũng như phải lãnh đạo quân chúng.
4. Phải rèn luyện tính Đảng
Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có tính Đảng
- Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết.
- Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn.
- Lý luận và thực hành phải ln đi đơi với nhau.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, kém tính Đảng dẫn đến 12 căn bệnh: ba hoa, địa
phương, danh vị, thiếu kỷ luật, cẩu thả, xa quần chúng, chủ quan, hình thức, ích kỷ, hủ
hóa, thiếu ngăn nắp, lười biếng.
- Phê bình rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, chân thành cốt để sửa chữa chứ khơng phải
để cơng kích, cốt giúp nhau tiến bộ, khơng làm đồng chí nản lịng, khó chịu.
- Kiên quyết thi hành kỷ luật.
- Thực hiện khẩu hiệu: “Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư”.
IV- Vấn đề cán bộ
Mục này Bác phân tích khá sâu sắc các vấn đề cơ bản sau:
1. Cần phải: Huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn
luyện lý luận cho cán bộ.
2. Biết dạy cán bộ và dùng cán bộ: Phải biết rõ cán bộ, cất nhắc cán bộ cho đúng,
khéo dùng cán bộ, phân phối cán bộ cho hợp lý, giúp cán bộ cho đúng, giữ gìn cán
bộ.
3. Lựa chọn cán bộ: Phải chọn những người rất trung thành và hăng hái trong công
việc, luôn luôn quan hệ mật thiết với dân chúng, có thể phụ trách giải quyết các vấn đề
trong những hồn cảnh khó khăn, ln giữ đúng kỷ luật.
4. Có năm cách đối với cán bộ: Chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo và giúp đỡ cán
bộ.
5. Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ: Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất
nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ.
V- Cách lãnh đạo
1. Lãnh đạo và kiểm soát : Lãnh đạo đúng là: quyết định mọi vấn đề cho đúng, tổ
chức thi hành cho đúng, tổ chức kiểm soát cho đúng. Muốn lãnh đạo đúng, người

lãnh đạo phải có mối liên hệ chặt chẽ với các tầng lớp dân chúng.

-5–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

2. Lãnh đạo thế nào?
Bất kỳ cơng việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo; một là, liên hợp chính sách
chung với sự chỉ đạo riêng; hai là, liên minh người lãnh đạo với quần chúng.
Sự lãnh đạo thiết thực trong mọi công việc của Đảng là: Từ trong quần chúng ra,
trở lại nơi quần chúng.
3. Học hỏi quần chúng, nhưng không theo đuôi quần chúng, muốn vậy thì phải kiên
quyết thực hành các nguyên tắc sau:
- Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng. Tin
vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết.
- Ln ln phải theo tình hình thiết thực của dân chúng nơi đó và lúc đó, theo trình
độ giác ngộ của dân chúng, theo sự tình nguyện của dân chúng mà tổ chức họ, tùy
hồn cảnh thiết thực trong nơi đó, và lúc đó, đưa ra tranh đấu.
- Khéo tập trung ý kiến của quần chúng, biến nó thành đường lối lãnh đạo, chỉ đạo
quần chúng..
- “Phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Kết hợp hai cách chỉ đạo là từ trên xuống và
phản ánh kịp thời thông tin từ dưới lên.
VI- Chống thói ba hoa
1. Thói ba hoa biểu hiện nhiều vẻ: dài dịng, rỗng tuếch, thói “cầu kỳ, khơ khan, lúng

túng, báo cáo lông bông, lụp chụp, cẩu thả, “sáo cũ”, nói khơng ai hiểu. Thói ba hoa
gắn với bệnh chủ quan và hẹp hịi.
2. Cách chữa thói ba hoa
- Phải ln ln dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu.
- Khi viết, khi nói, phải cố gắng làm cho ai cũng hiểu được.
- Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì chưa nói, chưa viết.
Trước khi nói phải nghĩ cho chắc, phải sắp đặt ý cẩn thận sau khi viết phải xem đi,
xem lại ba bốn lần, nếu là tài liệu quan trọng, phải xem đi, xem lại chín, mười lần:
C-Ý nghĩa của tác phẩm
Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng
tác xây dựng Đảng. Đây là một tác phẩm có tính lý luận, tính chiến đấu và tính thực
tiễn sâu sắc.
Mặc dù tác phẩm Sửa đổi lối làm việc không dài lắm nhưng đã bao quát những
vấn đề rộng lớn trong toàn bộ các mối quan hệ và các nguyên tắc, phương pháp, lề lối,
cách thức làm việc của Đảng, Nhà nước và của cán bộ, đảng viên mà trung tâm là mối
quan hệ giữa người với người, Nhà nước với nhân dân. Mọi việc thành công hay thất
bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Sửa đổi lối làm việc là khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm của đội ngũ
cán bộ, đảng viên, sửa đổi cách lãnh đạo của Đảng để xây dựng mối quan hệ tốt hơn
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân theo nguyên tắc dân làm chủ.
Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc ra đời cách đây đã gần 70 năm nhưng những
-6–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc


luận điểm nêu trong tác phẩm cịn ngun giá trị nóng hổi đối với sự nghiệp cách
mạng nước ta hiện nay, đặc biệt với quá trình xây dựng Đảng trong thời kỳ mới.
PHẦN 2: KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng của Người thể hiện rõ trong cuộc sống thường ngày rất đỗi bình dị
nhưng tốt lên sự sâu sắc trong nhận thức và giá trị nhân văn cao cả, để hiểu rõ hơn về
điều này tôi xin được gửi đến quý thầy, cố giáo câu chuyện về Bác với nhan đề: Phê
bình và tôn trọng luật lệ.
Vào khoảng đầu tháng 8 năm 1945, tiết hè thật là oi ả. Đơn vị chúng tôi sau
mấy ngày hành quân vất vả được lệnh trú quân xây dựng lán trại trong một khu rừng
khá đẹp ở gần thôn Tân Lập, Tân Trào (Tuyên Quang). Cán bộ và chiến sĩ trong đơn
vị ai nấy đều cố sức chặt nứa, dựng nhà… Chẳng bao lâu lán trại nhìn cũng khang
trang, đẹp mắt. Chỉ phải cái, phần vì mệt mỏi, phần thì do thói quen luộm thuộm của
nhà nơng, nên vào trong lán trại của chúng tơi thì thấy ngay cảnh bừa bộn nhiều khi
đến khó chịu. Trong nhà ở của anh em, giường chiếu tuy ngay ngắn, nhưng người thì
“chổng ngược”, người nằm xi (để hướng ra cửa sổ cho mát), dưới gầm giường thì
chao ơi, đủ thứ đồ đạc bằng mây, tre mà anh em làm trong lúc rỗi, đơi khi có cả những
cái “bu gà” cịn đang đan dở nữa… Cho đến một hơm… Vào lúc giữa buổi sáng,
chúng tơi thấy có mấy bác “đồng bào” đến thăm, (chúng tôi vẫn thường gọi nhân dân
quanh vùng là “đồng bào”). Ban chỉ huy đơn vị được giới thiệu đây là đoàn đại biểu
của nhân dân địa phương, nên sau khi trò chuyện, theo yêu cầu của các đại biểu,
chúng tôi dẫn họ đi thăm quan nhà ở, nhà ăn và xung quanh khu lán trại… Sau khi đi
một vòng, quay về nhà của ban chỉ huy đơn vị, một đại biểu dáng trông mảnh khảnh
và là người già nhất trong đồn có ý kiến phê bình cách sinh hoạt luộm thuộm, bừa
bộn, thiếu nề nếp của đơn vị. Cái đó thì đúng q rồi, nhưng dù sao với tư cách chỉ
huy bộ đội, tôi cũng vẫn tư ái, nên đáp:
- Phê bình chúng tơi, chuyện ấy đã có cấp trên của chúng tơi.
Ý tơi muốn ám chỉ “khơng phải việc của cụ!”
Cụ già nhìn tơi rồi ôn tồn trả lời:
- Tôi là người dân, tôi cũng có quyền phê bình, góp ý với bộ đội chứ. Bộ đội cách

mạng là bộ đội của dân cơ mà!
Lúc này thì tơi thấy rõ ràng mình sai, nên đành xin lỗi cụ và các đại biểu, đồng
thời hứa sẽ sửa chữa.
Ngay sau đó, tơi được biết, cụ già phê bình chúng tơi chính là Cụ Hồ Chí Minh
và bài học đầu tiên mà Người dạy cho tơi cũng chính là điều đầu tiên mà bất cứ người
chiến sĩ nào cũng ghi nhớ: Phải tôn trọng nhân dân
Hàng ngày, Bác thường căn dặn các chiến sĩ cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức,
kỷ luật, triệt để tơn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết
thì phải triệt để thi hành. Nếu đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết
thực hiện cho bằng được”.
-7–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Đúng dịp lễ nên khách nước ngồi
và nhân dân đến chùa rất đơng. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn
khoản xin Bác đừng cởi dép. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép
ở ngoài rồi mới bước vào, và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên.
Đường phố đúng lúc đông người. Xe chở Bác cũng như các xe khác đều dừng lại cả.
Mọi người trong xe lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trơng thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã
tư này thì dễ gây tắc nghẽn. Nghĩ vậy, cả xe bèn cử một chiến sĩ cảnh vệ chạy đến bục
yêu cầu công an giao thông mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý.
Bác ngăn lại rồi bảo:

- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông,
không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Ai cũng thấm thía lời Bác dạy..
PHẦN 3: LIÊN HỆ

Trường THPT Đồng Xồi khơng ngừng học tập và làm theo tấm gương Đạo đức
Hồ Chí Minh, quan điểm tư tưởng của người cũng như chủ trương của Đảng, Nhà
nước và pháp luật luôn được quán triệt trong nhà trường.
Về công tác phê bình và sửa chữa: được nhà trường thực hiện nghiêm túc
thường xuyên hàng năm đối với giáo viên, nhân viên. Đối với cán bộ và Đảng viên
công tác phê và tự phê được thực hiện trong các buổi họp chi bộ hàng tháng, từ đó tìm
ra ngun nhân và nghiêm túc rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp sửa chữa.
Trong các cuộc họp Ban giám hiệu đánh giá và triển khai các hoạt động trọng
tậm, bám sát chủ trương chiến lược cũng như thực tiễn hoạt động. Tinh dân chủ và
tinh thần xây dựng được phát huy cao.
Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với đời sống của tất cả cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong trường: nâng cao thu nhập, thăm hỏi khi ốm đau, chu đáo ngày
lễ tết, quan tâm, động viên đối với con cái của cán bộ, giáo viên, nhân viên: tặng q
động viên, khuyến khích: ngày 1/6, 15/8...
Khơng ngừng xây dựng chi bộ vững mạnh thông qua các kế hoạch, hoạt động
giám sát, đánh giá, xếp loại, nhắc nhở, đôn đốc Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Đặc biệt nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm cao trong công tác
của Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: công tác muĩ nhọn, hoạt đọng
chuyên môn, các hoạt động phong trào khác. Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của
những người đứng đầu tổ chức, tập thể, các tổ trưởng chuyên môn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên với tác phong nhanh nhẹn, biết
tự đào tạo và đào tạo để phát triển trường THPT Đồng Xoài năng động, bắt kịp với xu
thế mới đồng thời tạo nên tính kế thừa và phát triển bền vững của nhà trường.
“Tác phong công nghiệp” đã và đang được củng cố và phát triển, việc vào trễ
ra sớm khơng có, ngay từ 6h30 phút mỗi buổi sáng, tiếng nhạc vang lên, giáo viên và

học sinh đã có mặt chuẩn bị cho ngày mới làm việc thật sạch, đẹp, vui tươi. Ý thức tác

-8–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử


Trường THPT Đồng Xoài

Tư tưởng của Bác qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc

phong cơng nghiệp cịn thể hiện sau mỗi giờ làm việc, chúng ta cịn thấy có thầy cô ra
chơi chỉ kịp uống ly nước là vội vàng xách cặp lên lớp khi tiếng trống ngân lên. Cả
việc xây dựng kế hoạch cũng như giáo án của mỗi thầy cô cũng được chuẩn bị chu
đáo hơn, đúng hẹn lại lên web sau khi được kí duyệt. Đặc biệt nếu để ý kĩ thì chúng ta
ln thấy q thầy cơ giáo trong Ban giám hiệu ln đã có mặt tại trường từ rất sớm
để bao quát tình hình cũng như giám sát, đôn đốc nhắc nhở các công việc...đó là dấu
ấn khơng thể nào qn khi có đồn công tác ở các tường và địa phương khác cũng như
phụ huynh và nhân dân đến làm việc cũng như thăm trường...
Đặc biệt với sự lãnh đạo mang tầm chiến lược đã xây dựng đội ngũ cán bộ,
giáo viên có thể đảm trách các cơng tác quản lí, hoạt động chuyên môn, phong trào
vững mạnh đáp ứng kịp thời với những thay đổi của tình hình cụ thể...(phần này được
thầy Tuấn Anh thể hiện chi tiết trong phần thực hiện chun đề về cơng tác cán bộ)
Có lẽ, với sự thay da đổi thịt cả về hình thức và nội dung, sự đi lên của nhà
trường đó là cả một q trình xây dựng tồn diện và đồng bộ về mọi mặt, sự thay đổi
đó đã và đang được quý thầy cô giáo, nhân dân địa phương và xã hội nhận thấy và
thừa nhận. Tuy nhiên, trường chúng ta cũng còn tồn tại một số vấn đề sau:
1/ Một số ít ý thức tự kỉ luật trong các cuộc họp chưa cao: cịn nói chuyện
riêng, sử dựng điện thoại, làm việc riêng, đi trễ..

2/ Việc phê và tự phê cần đẩy mạnh và rộng hơn nữa.
3/ Một điều cũng cần chú ý là việc tự chấp hành kỷ luật khi tham gia giao
thơng, hiện nay do có việc sửa đường chưa hoàn chỉnh nên một số giáo viên và học
sinh chạy ùa ra theo thế mạnh, với tốc độ không đều và hướng đi chưa phù hợp rất
nguy hiểm.
Riêng bản thân tơi, tơi xin phê bình và nghiêm túc sửa chữa việc đi trễ ở một
số buổi họp, với tổ sử cần phát huy hơn nữa tính sáng tạo trong cơng tác chun mơn:
về phương pháp tích hợp liên mơn trong giảng dạy cũng như giúp học sinh được trải
nghiệm thực tế về lịch sử địa phương để học sinh u thích mơn lịch sử hơn.
Như vậy, để trường THPT Đồng Xoài tiếp tục phát triển và phát triển bền
vững thì theo tơi quan trọng nhất là ý thức tự giác về chấp hành các quy định, nội quy,
quy chế của nhà trường, của ngành giáp dục một cách có trách nhiệm và sáng tạo.
Ln sẵn trong mình tính tự kỷ luật, ý thức tự rèn, tự học.

-9–
Gv: Mai Thị Phương

Tổ Sử



×