Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Các yếu tố giúp đột phá trong thương thuyết docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.66 KB, 4 trang )

Các yếu tố giúp đột phá trong thương thuyết
Có thể bạn sẽ phải dùng tới biện pháp quyền lực, gieo những hạt giống ý tưởng hay
giữ thể diện cho người đối thoại Đó là một vài yếu tố giúp bạn đột phá trong đàm
phán.

Từ ý tưởng…
Có rất nhiều cuốn sách bàn về vấn đề: “Tiến tới sự nhất trí trong đàm phán”. Nhưng những
cuộc đàm phán của bạn có thể đang rơi vào thế bế tắc, tồi tệ, không giải quyết được…
Thậm chí, bạn không thể mời được những thành viên chủ chốt cùng ngồi vào bàn đàm
phán.
Bạn sẽ làm gì nếu cuộc đàm phán đi vào thế bế tắc,
thậm chí bạn không thể mời những thành viên chủ chốt
bên đối phương ngồi vào bàn đàm phán?
Ảnh: www.cagle.com

Vấn đề đang xảy ra ở đây là gì?
Đó hoàn toàn có thể là một cuộc đàm phán “bế tắc” (mà về thực chất là một cuộc đàm phán
trên danh nghĩa). Ở đó có những quy luật bất thành văn quyết định các bên sẽ thương
lượng với nhau như thế nào, ý kiến của bên nào được lắng nghe, quyền lợi của bên nào bị
lung lay?
Những cuộc đàm phán kiểu này thể hiện rõ ràng nhất khi quyền lực của các bên tham gia
đàm phán bị chênh lệch.

Ví dụ: Cấp trên – cấp dưới, người có thâm niên – người mới có kinh nghiệm, giữa nam và
nữ hoặc giữa người nhiều tuổi và ít tuổi. Mọi người sẽ tranh luận với nhau về một vài vấn đề
mà họ đang quan tâm trong buổi đàm phán.
Để biến những cuộc đối thoại “nóng” trở thành những cuộc đối thoại mang tính “xây dựng”
thì các biện pháp mang tính chiến lược dưới đây sẽ rất có hiệu quả.
… Đến thực tiễn
Biện pháp dùng quyền lực
Để khích lệ những người thương lượng bị khiên cưỡng khi tham gia đàm phán, cách tốt


nhất là chỉ cho họ thấy rằng: nếu tham gia đàm phán, công việc làm ăn của họ tiến triển như
thế nào và ngược lại.
Đưa ra động cơ rõ ràng
Fiona Sweeney, Giám đốc Điều hành mới tại một công
ty nhận thấy cần phải có một biện pháp thích hợp để
hai bộ phận Sản xuất và Bán hàng “xích lại” gần nhau.
Cần phải đưa ra được động cơ rõ ràng để
mọi người có mục đích phấn đấu
Ảnh: www.hewittassociates.com
Bằng những biện pháp như: cải tiến các chương trình
quảng cáo, giảm thiểu những phàn nàn từ phía khách
hàng, Fiona đã chứng tỏ được năng lực của mình đồng
thời khuyến khích cả hai bộ phận cùng hợp tác chặt
chẽ với chị trong công việc.

Cái giá của việc không linh hoạt
Ông chủ của Karen Harting nhất định không chịu tăng
lương cho cô, dù Karen là nhân viên hàng đầu của
công ty. Tức giận vì “sự bất công” này, Karen quyết
định nhận lời mời làm việc ở một nơi khác, lúc đó ông
chủ của cô mới nhận ra rằng: Cái giá phải trả là đã quá
chậm trễ trong việc tăng lương cho nhân viên.
Tranh thủ sự ủng hộ
Riley, Cơ trưởng lực lượng không quân cần có sự
đồng ý của người chỉ huy cao cấp để thay đổi lịch trình
bay. Thay vì trình bày với cấp cao nhất, anh lại đề xuất
ý kiến thông qua thượng cấp trực tiếp của mình -
người sẽ trực tiếp bàn bạc với chỉ huy. Nhờ vậy mà
Riley đã nhanh chóng nhận được sự đồng ý của vị chỉ
huy cao cấp.

Biện pháp tiến hành
Khi các thành viên khác bàn luận để đưa ra quyết định nhưng không có sự đóng góp của
bạn hoặc bác bỏ ý kiến của bạn, thì việc cần làm là hãy xem xét, bổ sung chương trình đàm
phán, dùng động lực của mình để nâng cao hiệu quả của bản thân hơn nữa.
Gieo những hạt giống ý tưởng
Joe Lopez khiến cho các đồng nghiệp ấn tượng bằng việc nhấn mạnh những ưu điểm trong
sáng kiến của mình suốt cuộc họp. Nhờ thế, câu chuyện về những lợi ích mà dự án mang lại
của anh đã nhanh chóng được các đồng nghiệp nắm bắt khi anh ăn trưa cùng họ.
Điều chỉnh lại quy trình
Marcia Philbin mất công tranh luận với những người đồng nghiệp huênh hoang của mình
trong một hội nghị bàn về tiêu chí phân chia công bằng không gian làm việc. Bởi vậy, khi
Marcia hướng cuộc đàm phán trở lại các vấn đề cần quan tâm của công ty thì cô đã trở
thành chủ tọa cuộc hội nghị.
Xây dựng sự đồng thuận
Để tạo dựng được sự đồng thuận trong thương vụ mua lại một công ty, Mark Chapin - Tổng
Giám đốc Điều hành đã gặp gỡ trực tiếp từng thành viên chủ chốt của cả hai bên. Qua cuộc
gặp, Mark Chapin đã xác định rõ những ai ủng hộ và ai là người phản đối kế hoạch mua
bán. Sau đó, ông tranh thủ sự đồng thuận của những người ủng hộ trước khi “phe đối lập”
có cơ hội tập hợp để phản đối.
Tranh thủ được sự đồng thuận của phe nhóm ủng hộ
sẽ làm tăng vị thế tự tin trên bàn đàm phán
Ảnh: www.helpkidsgrow.com
Biện pháp coi trọng
Nêu bật những lợi ích chung để nâng cao sự tự tin cùng sự vô tư của các thành viên tham
gia đàm phán, giúp phá bỏ thế bế tắc.
Giữ thể diện cho người khác
Những ý kiến của Sam Newton liên tục bị ông chủ bác bỏ, và Newton nhận ra rằng: Nếu ông
chủ mới tán thành ngay đề xuất của anh thì mọi người sẽ cho rằng năng lực của ông ta
kém. Bởi thế, Newton đã đưa ra nhiều phương án lựa chọn dựa trên sự tôn trọng quyền hạn
của ông chủ mình, nhờ thế mà những cuộc bàn luận của họ đã có tiến triển.

Duy trì đối thoại
Là Trưởng phòng Phát triển của một công ty phần mềm, Fran Rossi đã trực tiếp gặp mặt
Giám đốc Nghiên cứu - người phản đối kế hoạch mua lại một công ty của bà để trình bày ý
kiến. Trước khi thảo luận, Rossi đã thu thập nhiều thông tin tư liệu về công ty đó, vì thế vị
giám đốc này sau đó phải đánh giá lại quan điểm của mình.
Thu hút các quan điểm mới
Khi tiến hành thành lập Công ty Bảo hiểm Liên doanh, Donna Hitchcock - người điều hành
Tổ chức HMO[1]
đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều người.
Các phòng ban của đối tác kinh doanh bảo hiểm với công ty của Donna sau khi phải làm
việc quá sức đã nghĩ tới những biện pháp để làm giảm độ quá tải. Donna hiểu điều đó và
cho rằng tiến hành liên doanh sẽ là cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
- Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Deborah
M Kolb[2]
và Judith Williams[3] -
• HBV-TVN
“Bản quyền @Harvard Business School Publishing”



[1] HMO, viết tắt của Health Maintenance Organization (Tổ Chức Bảo trì Sức khỏe) là một dạng bảo hiểm sức khỏe
trả tiền trước bao gồm: các quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện tập trung vào việc giữ
gìn sức khỏe và chăm sóc phòng ngừa.
[2] Deborah M. Kolb là Giáo sư Quản lý tại trường Quản trị Simmons. Từ năm 1991 đến 1994, bà là thành viên Ban Quản lý của
Chương trình Quản lý tại trường Harvard Law. Hiện nay bà là một trong những thành viên lâu năm của chương trình nghiên
cứu Đàm phán về Kế hoạch công việc phù hợp. Bà là tác giả của rất nhiều cuốn sách về đàm phán, tiêu biểu: The Mediators (TD:
Người hòa giải), NXB MIT, 1983.
[3] Judith Williams là người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về sự thay đổi của các công ty và vấn đề làm thế
nào để phụ nữ có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Bà đã từng làm việc trong lĩnh vực xuất bản và đầu tư tài chính. Hiện bà là Giáo
sư của trường Đại học Harvard. Bà là đồng tác giả của cuốn sách The Shadow Negotiation: How Women Can Master the Hidden

Agendas that Determine Bargaining Success (TD: Đàm phán trong bóng tối: Làm thế nào để nữ giới có thể kiểm soát được vấn
đề đàm phán ẩn để đạt được vị thế thuận lợi trước đối thủ), một trong những cuốn sách bán chạy nhất của Harvard Business
Review năm 2000.

×