Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 76 trang )

i

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

June 1, 2021
NGUYỄN THỊ KIM CHI
Khoa Y học Cổ truyền – Lớp YHCT16 – Tổ 1 – MSSV: 311164010


ii

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CHĂM SÓC CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ĐỐI VỚI NGƯỜI
BỆNH UNG THƯ VÀ AIDS .............................................................................................. 1
I.

ĐẠI CƯƠNG ..................................................................................................... 1

II.

KHÁI NIỆM CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ........................................................... 2

III.

NGUYÊN TẮC CỦA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ............................................. 2

IV.

ĐỐI TƯỢNG CỦA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ................................................. 4

V.



THỜI ĐIỂM CẦN CUNG CẤP CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ............................. 4

VI.

LỒNG GHÉP ĐỊA ĐIỂM CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ....................................... 4

VII. NHU CẦU CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ................................................... 5
VIII. CHĂM SÓC GIẢM NHẸ GỒM NHỮNG GÌ? .............................................. 5
IX.

CHIẾN LƯỢC Y TẾ CƠNG CỘNG CỦA TCYTTG (WHO) VỀ CSGN ....... 6

X.

TIẾP CẬN CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ............................................................... 7

PHẦN II: KIỂM SỐT ĐAU TRONG CHĂM SĨC GIẢM NHẸ ĐỐI VỚI NGƯỜI
BỆNH UNG THƯ VÀ AIDS .............................................................................................. 9
I.

KHÁI NIỆM ĐAU ............................................................................................ 9

II.

Tình trạng đau ở bệnh ung thư và AIDS ........................................................... 9

III.

PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ĐAU ....................................................... 9


IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 27

PHẦN 3: TÀI LIỆU LIÊN QUAN VỀ CHỦ ĐỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ
TÂM LÝ VÀ KIỂM SOÁT ĐAU Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ..................................... 29
I.

GIỚI THIỆU .................................................................................................... 30

II.

CÁC YẾU TỐ VỀ ĐAU VÀ TÂM LÝ TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ .... 32

III.

ĐAU VÀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ TRONG THỜI GIAN KHẢO SÁT ....... 40

IV.

ĐAU VÀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ Ở CUỐI ĐỜI .......................................... 46

V.

THẢO LUẬN .................................................................................................. 52

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI



iii

VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52

I.

GIỚI THIỆU .................................................................................................... 60

II.

CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ TRONG ĐAU LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ ...... 61

III.

QUẢN LÝ ĐAU LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ ........................................... 65

IV.

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67

V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68

PHẦN 4: NHẬN XÉT CÁ NHÂN KHI THỰC HÀNH TẠI BỆNH VIỆN ................... 72


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Tỉ lệ % nhu cầu của bệnh nhân Ung thư............................................................... iii
Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ đau .............................................................................. 12
Bảng 3: Các thuốc giảm đau không opioid và cách sử dụng ............................................ 15
Bảng 4: Các thuốc opioid nhẹ và cách sử dụng ................................................................ 19
Bảng 5: Qui đổi liều các opioid khác sang morphin ......................................................... 22
Bảng 6: Qui đổi morphin tiêm sang Fentanyl dán ............................................................ 22
Bảng 7: Các thuốc hỗ trợ trong điều trị đau và cách sử dụng ........................................... 23
Bảng 8: Các yếu tố tâm lý liên quan đến cơn đau do ung thư khi chẩn đốn và trong q
trình điều trị. ...................................................................................................................... 32
Bảng 9: Các can thiệp tâm lý và hành vi để giảm đau do ung thư khi chẩn đoán và trong
quá trình điều trị. ............................................................................................................... 35
Bảng 10:Các yếu tố tâm lý liên quan đến nỗi đau ung thư ở những người sống sót ........ 41
Bảng 11: Các can thiệp tâm lý và hành vi để giảm đau do ung thư ở người sống sót ...... 42
Bảng 12: Các yếu tố tâm lý liên quan đến cơn đau do ung thư ở bệnh nhân mắc bệnh tiến
triển hoặc ở giai đoạn cuối của cuộc đời. .......................................................................... 47
Bảng 13: Các can thiệp tâm lý và hành vi để giảm đau do ung thư ở bệnh nhân mắc bệnh
tiến triển hoặc ở giai đoạn cuối của cuộc sống. ................................................................ 50

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


iv

MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Chăm sóc giảm nhẹ trong tiến trình bệnh .............................................................. 3
Hình 2: Thang điểm cường độ đau ................................................................................... 11
Hình 3: Thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-Baker ................................................... 12

Hình 4: Thang giảm đau ba bậc của tổ chức y tế thế giới................................................. 14

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


1

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ
Chuyên đề:
CHĂM SÓC GIẢM NHẸ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÀ AIDS
KIỂM SOÁT ĐAU TRONG UNG THƯ
PHẦN I:

GIỚI THIỆU VỀ CHĂM SÓC CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÀ AIDS

I.

ĐẠI CƯƠNG

Phần lớn các bệnh nhân mắc các bệnh đe dọa đến tính mạng như HIV/AIDS và Ung thư
thường phải chịu đựng nhiều đau đớn. Bên cạnh việc điều trị khỏi bệnh, nhiệm vụ cơ bản của các
nhân viên y tế còn là làm dịu đi nỗi đau đớn của họ. Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) cần phải được
cung cấp để làm giảm bớt sự chịu đựng của người bệnh, một trong những nguyên tắc cơ bản mang
tính đạo đức bắt buộc của ngành y.
CSGN tập trung vào việc giảm đau, giảm sự khó chịu từ các triệu chứng khác, giảm các
triệu chứng tâm lý như trầm cảm và lo âu, giảm sự chịu đựng về xã hội như sự cô lập, vô gia cư
và nghèo khổ, giảm sự chịu đựng về tinh thần như sự mất sự tin tưởng và tình u thương trước

đó, dự đốn các vấn đề trong tương lai và lập kế hoạch chuẩn bị, bảo vệ người bệnh khỏi những
can thiệp y tế không mong muốn hoặc khơng phù hợp. CSGN tối ưu hóa chất lượng sống và nhân
phẩm của người bệnh cho đến lúc qua đời.
Ung thư là bệnh thường gặp và gây tử vong hàng đầu tính chung trên tồn cầu. Dù đã có
rất nhiều tiến bộ về chẩn đoán và điều trị ung thư nhưng hằng năm vẫn có rất nhiều người mới mắc
và tử vong do ung thư. Theo số liệu ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan 2020) của Cơ quan quốc
tế nghiên cứu ung thư (IARC), ước tính năm 2020 trên tồn cầu có trên 19 triệu ca ung thư mới
mắc, tần suất 201.0/100000 dân; trên 9,9 triệu ca tử vong do ung thư, tử suất 100.7/100000 dân.
Tại Việt Nam con số người mới mắc và tử vong do ung thư năm 2020 ước tính là 182563 người
và 122690 người, tần suất 159.7/100000, tử suất 106.0/100000. Các số liệu thống kê đều ghi nhận


2

có sự gia tăng số ca mới mắc và tử vong do ung thư trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam trong
những năm gần đây.
Những bệnh nhân ung thư ngay từ lúc phát hiện chẩn đốn đã có những vấn đề về thể chất
và tinh thần cần được giải quyết. Những bệnh nhân có bệnh giai đoạn tiến xa, thất bại điều trị, di
căn xa thường có các biểu hiện đau đớn, suy sụp tinh thần, đặc biệt là trong thời gian cuối đời.
Chăm sóc giảm nhẹ giúp giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra cũng như nâng đỡ tinh thần cho
người bệnh và người nhà trong suốt q trình chẩn đốn, điều trị. Nếu người bệnh khơng may bị
tử vong do bệnh thì CSGN cịn đồng hành, hỗ trợ tinh thần cho gia đình người bệnh. Trong bài
chuyên đề này, đề cập chủ yếu đến kiểm sốt đau ở bệnh nhân Ung thư nói chung.
KHÁI NIỆM CHĂM SĨC GIẢM NHẸ

II.

WHO (2002): "Chăm sóc giảm nhẹ cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia
đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến
tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm,

đánh giá toàn diện và điều trị đau và các vấn đề khác, thể lực, tâm lý xã hội và tinh thần."
Bộ Y tế Việt Nam (2006): "Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và AIDS là sự kết
hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
thơng qua phịng ngừa, phát hiện sớm và điều trị đau & những vấn đề tâm lý và thực thể khác,
đồng thời tư vấn & hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội và tinh thần mà bệnh nhân và gia
đình đang phải gánh chịu.”
NGUYÊN TẮC CỦA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

III.

1. Các nguyên tắc chung
-

Dành cho tất cả những người mắc bệnh ung thư và AIDS;

-

Tiến hành ngay từ khi phát hiện bệnh và duy trì trong suốt quá trình diễn biến của bệnh
(hình1);

-

Phối hợp với các biện pháp điều trị đặc hiệu;

-

Thúc đẩy việc tuân thủ các phương pháp điều trị đặc hiệu và giảm bớt tác dụng không
mong muốn của các phương pháp điều trị đó;

-


Hỗ trợ người bệnh sống tích cực đến cuối đời;
BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


3

-

Coi cuộc sống và cái chết là một tiến trình bình thường, khơng cố ý đẩy nhanh hoặc trì
hỗn cái chết;

-

Chăm sóc về tâm lý - xã hội là yếu tố quan trọng trong chăm sóc giảm nhẹ;

-

Hỗ trợ gia đình người bệnh trong thời gian người bệnh đau ốm và khi qua đời;

-

Xây dựng mơ hình chăm sóc giảm nhẹ theo hình thức “Nhóm chăm sóc đa thành phần”,
trong đó người bệnh là trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình người bệnh,
nhân viên xã hội, người tình nguyện v.v;

-


Thực hiện tại các cơ sở y tế, tại gia đình và cộng đồng.

Hình 1: Chăm sóc giảm nhẹ trong tiến trình bệnh
2. Ngun tắc “Hệ quả kép”
Mọi phương pháp điều trị đều có thể có những tác dụng khơng mong muốn. Người bệnh ở
giai đoạn cuối bị đau và có các triệu chứng khó chịu, nếu có nguyện vọng thì có thể sử dụng các
thuốc điều trị với mục đích đơn thuần là giúp họ dễ chịu hơn mặc dù có thể xảy ra các tác dụng
không mong muốn của thuốc.
Nguyên tắc này thường được áp dụng trong chăm sóc giai đoạn cuối để cân nhắc biện pháp
điều trị tốt nhất khi mà các biện pháp đều có nguy cơ gây ra các tác dụng khơng mong muốn. Ví
dụ, người bệnh ung thư giai đoạn cuối có đau nặng kèm theo khó thở vẫn có thể dùng opioid liều
cao mặc dù việc điều trị có thể có nguy cơ gây ngủ, giảm huyết áp,rối loạn hô hấp.
Bốn điều kiện áp dụng nguyên tắc “Hệ quả kép”, bao gồm:
-

Quyết định biện pháp điều trị phải đảmbảo tính đạo đức;

-

Mục đích duy nhất của điều trị là nhằm mang lại tác dụng như giảm đau và giảm khó chịu
cho người bệnh đang hấp hối;

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


4

-


Không được coi tác dụng không mong muốn của thuốc (có thể gây tử vong) là cách để đạt
được tác dụng tốt (giúp người bệnh dễ chịu);

-

Các lợi ích tích cực do thuốc đem lại phải vượt trội so với các tác dụng xấu khơng mong
muốn có thể xảy ra.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

IV.
-

Tất cả người bệnh HIV/AIDS tiến triển hoặc ung thư

-

Tất cả người bệnh mắc những bệnh đe dọa đến tính mạng khác

-

Bất kỳ người bệnh nào có thể qua đời trong vịng 6 tháng

-

Bất kỳ người bệnh nào phải chịu đựng sự đau đớn, bất kỳ triệu chứng thực thể khác, hoặc
những vấn đề tâm lý xã hội mạn tính ở mức độ vừa đến nặng.
THỜI ĐIỂM CẦN CUNG CẤP CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

V.

-

Bắt đầu từ lúc chẩn đoán: sự đánh giá CSGN ban đấu và nếu cần can thiệp nên diễn ra vào
thời điểm chẩn đốn hoặc sau đó càng sớm càng tốt.

-

Xun suốt q trình bị bệnh:


CSGN có thể áp dụng sớm trong thời gian mắc HIV/AIDS hoặc ung thư với những
biện pháp điều trị đặc hiệu như: trị liệu kháng retrovirút (ARV), dự phịng, điều trị
nhiễm trùng cơ hội, phẫu trị, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích, miễn dịch,…
điều trị ung thư.



CSGN có thể làm giảm hoặc làm dịu những tác dụng phụ của những liệu pháp điều
trị.


-

CSGN có thể thúc đẩy sự tuân thủ những liệu pháp điều trị.

Tầm quan trọng của CSGN tăng lên khi liệu pháp điều trị đặc hiệu trở nên kém thích hợp,
kém hiệu quả, hoặc không khả thi.

-


Cung cấp sự động viên, hỗ trợ cho gia quyến sau khi người thân qua đời.

VI.

LỒNG GHÉP ĐỊA ĐIỂM CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

1. Nhà bệnh nhân
-

Gia đình (được đào tạo)
BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


5

Y tá, nhân viên y tế địa phương, người hỗ trợ đồng đẳng, tình nguyện viên đến thăm.

-

2. Trạm y tế địa phương/Phòng khám ngoạI trú HIV
-

Đánh giá bệnh nhân và kê đơn

-

Hướng dẫn và hỗ trợ tâm lý xã hộI cho gia đình


-

Bệnh nhân đang điều trị morphine: ghi nhận xem bệnh nhân cịn sống hay khơng.
3. Bệnh viện

-

Khi triệu chứng nặng

-

Vô gia cư
4. Trung tâm 09/ Các nhà tế bần cho BN HIV/AIDS

VII.

NHU CẦU CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ

Bảng 1: Tỉ lệ % nhu cầu của bệnh nhân Ung thư
Tư vấn pháp luật

14.6
Chăm sóc / Hỗ trợ con cái
14.6
Hỗ trợ việc làm
27.2
Hỗ trợ tinh thần
30.1
Hỗ trợ tâm lý
33

Chăm sóc tại nhà
39.8
Thuốc giảm đau
41.7
0

VIII.

5

10

15

20

25

30

35

40

45

CHĂM SĨC GIẢM NHẸ GỒM NHỮNG GÌ?
1. Giảm đau và giảm các triệu chứng gây khó chịu

-


Đánh giá cẩn thận, bao gồm cả những chẩn đoán phân biệt

-

Điều trị tích cực
BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


6

2. Hỗ trợ về tâm lý và xã hội cho bệnh nhân và người nhà
-

Giúp người bệnh sống càng tích cực càng tốt

-

Giúp ngườI bệnh tiếp cận và luôn tuân thủ các điều trị bệnh đặc hiệu

-

Giúp người bệnh sắp chết chuẩn bị cho cái chết

-

Giúp gia đình người bệnh đương đầu với tình trạng bệnh tật và cái chết của người thân
3. Dự đoán & chuẩn bị trước các vấn đề tương lai

4. Ngăn ngừa các can thiệp y học khơng mong muốn hoặc khơng thích hợp
5. Nhóm CSGN đa ngành

-

Các nhân viên y tế: Bác sỹ (nhiều ngành, khoa), điều dưỡng, y tá, nhân viên y tế cộng đồng

-

Gia đình

-

Người hỗ trợ đồng đẳng/tình nguyện viên
6. Bác sĩ tự chăm sóc bản thân: Chủ yếu để tránh sự “mệt mỏi/căng thẳng do q
trình chăm sóc”

IX.

CHIẾN LƯỢC Y TẾ CÔNG CỘNG CỦA TCYTTG (WHO) VỀ CSGN

Gồm “Bốn cột trụ”
1. Chính sách
-

Hướng dẫn Quốc gia về tiêu chuẩn chăm sóc

-

Các chính sách lồng ghép CSGN vào các chương trình quốc gia về phịng chống ung thư,

HIV/AIDS hoặc chăm sóc sức khỏe ban đầu
2. Thuốc men sẵn có

-

Rà sốt và sửa đổi các luật và các qui định khống chế sự sẵn có của nhóm thuốc opioid và
các thuốc CSGN cơ bản khác

-

Mục tiêu là đạt được cân bằng trong chính sách quốc gia về opioid

-

Tối đa sự sẵn có của opioids sử dụng cho mục đích y học

-

Hạn chế nguy cơ dùng thuốc bất hợp pháp, sai mục đích
3. Đào tạo

-

Cho các cán bộ LS: Bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế cộng đồng

-

Cho cán bộ lãnh đạo ngành y

-


Cho người chăm sóc tại gia đình

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


7

4. Thực hiện
-

Chương trình đào tạo bền vững

-

Các chương trình lâm sàng mang tính bền vững đuợc lồng ghép vào hệ thống chăm sóc y
tế của quốc gia tại tất cả các tuyến, từ trung ương tới các bệnh viện tuyến tỉnh và tới cộng
đồng
TIẾP CẬN CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

X.

1. Tiếp cận triệu chứng
Các triệu chứng gây khó chịu rất hay gặp ở người bệnh ung thư và AIDS. Các triệu chứng
có thể xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau của bệnh, do tiến triển của bệnh hoặc tác dụng không
mong muốn của các biện pháp điều trị. Cần chủ động, tích cực phát hiện sớm các triệu chứng này,
chăm sóc đầy đủ để giúp người bệnh bớt khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống và hỗ trợ điều
trị bệnh.

Mỗi triệu chứng gây khó chịu thường liên quan đến những nguyên nhân nhất định về thực
thể hoặc tâm lý. Cần khai thác kỹ bệnh sử, khám cẩn thận, đánh giá kết quả xét nghiệm và thực
hiện các thăm dò cần thiết để xác định nguyên nhân.
Nhiều triệu chứng là trải nghiệm riêng của người bệnh, không thể chỉ dựa vào khám lâm
sàng và xét nghiệm. Nhân viên y tế cần tơn trọng những gì người bệnh mơ tả hơn là dựa trên đánh
giá chủ quan của mình. Nhiều khi việc đánh giá triệu chứng gặp khó khăn hơn với trẻ em chưa biết
nói, hoặc người lớn bị thiểu năng trí tuệ vì người bệnh khơng thể mơ tả lại triệu chứng và mức độ
khó chịu. Trong trường hợp này, cần dựa trên các dấu hiệu tìmthấy qua thăm khám và mơ tả của
người chăm sóc.
Cần xác định mức độ của triệu chứng để xử trí kịp thời và tích cực. Trong một số trường
hợp, cần xử trí ngay bằng những thuốc phù hợp với căn nguyên có nhiều triệu chứng hỗ trợ chẩn
đốn nhất, mà khơng cần phải chờ kết quả các xét nghiệm khẳng định.

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


8

Các nội dung chính trong đánh giá triệu chứng
1. Hỏi bệnh sử
-

Tiến triển của triệu chứng: thời điểm bắt đầu, tần suất xuất hiện, cường độ, đặc điểm,
các yếu tố làm cho triệu chứng tăng lên hay giảm đi, tác động của triệu chứng đến các
chức năng của cơ thể. Cần ghi nhận ý kiến của người bệnh về nguyên nhân gây ra triệu
chứng).

-


Điều trị trước đây và kết quả điều trị;

-

Các yếu tố xã hội: gia đình (các thành viên trong gia đình, hồn cảnh sống…), tác động
của bệnh tật và triệu chứng đối với cuộc sống gia đình và chất lượng cuộc sống của cá
nhân người bệnh, tiền sử lạm dụng các chất gây nghiện;

-

Tiền sử dị ứng thuốc;

-

Các thuốc hiện tại đang sử dụng.
2. Khám thực thể

-

Thăm khám toàn diện, chú ý đến các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng

-

Đánh giá ảnh hưởng của triệu chứng đến chức năng và bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng,
bao gồm cả tình trạng tâm lý và tinh thần của người bện.

-

Đánh giá mức độ nặng và mức độ của triệu chứng


-

Sơ bộ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
a) Đánh giá các kết quả xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng
b) Đưa ra các chẩn đốn phân biệt
Xử trí triệu chứng có hiệu quả nhất khi điều trị được nguyên nhân gây ra triệu chứng đó.

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng sẽ giảm đi khi người bệnh được điều trị đặc hiệu (người
bệnh AIDS được điều trị bằng thuốc ARV hoặc thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cơ hội,
người bệnh ung thư được điều trị bằng hóa chất). Chăm sóc giảm nhẹ có thể làm giảm bớt triệu
chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả trước khi điều trị đặc hiệu có tác dụng.
Các biện pháp chăm sóc và điều trị phải dựa trên cơ sở tự nguyện của người bệnh, phù hợp
với tình trạng bệnh và hồn cảnh cụ thể của từng người bệnh.
Cần nắm rõ các tác dụng không mong muốn hay độc tính tiềm tàng của các thuốc điều trị
để kiểm soát và giảm thiểu tối đa các tác dụng không mong muốn này.

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


9

2. Tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ ở trẻ em
Trong thực hành chăm sóc giảm nhẹ cho trẻ em, cần chú ý đến các giai đoạn phát triển về
thể chất, trí tuệ, tinh thần của trẻ và cần có kỹ năng thăm khám, đánh giá phù hợp. Rất nhiều trẻ
em nhiễm hiv có thể đã mất cha hoặc mẹ hoặc mất cả cha và mẹ. Do đó, việc chăm sóc hỗ trợ trẻ
em đã mất người thân là một nội dung rất quan trọng và cần thiết.
PHẦN II:

KIỂM SOÁT ĐAU TRONG CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÀ AIDS
I.

KHÁI NIỆM ĐAU

Đau là cảm giác khó chịu ở một người do tổn thương mơ hiện có hoặc tiềm tàng, hoặc được
mơ tả giống như có tổn thương mơ thực sự mà người đó đang phải chịu đựng.
Tình trạng đau ở bệnh ung thư và AIDS

II.

Hơn 75% các bệnh nhân Ung thư và AIDS giai đoạn tiến triển có triệu chứng đau. 79% số
bệnh nhân Ung thư báo cáo có đau kể từ khi chẩn đốn.
Có một số lý do dẫn đến việc đau do ung thư thường không được điều trị đầy đủ
-

Bác sĩ đánh giá không đầy đủ thực chất đau mà bệnh nhân cảm thấy

-

Bác sĩ thường lo ngại khi kê đơn thuốc Opioid

-

Bác sĩ nghi ngờ thực chất đau mà bệnh nhân thông báo

-

Bệnh nhân thông báo không đầy đủ TC đau của họ bởi vì:



Họ cảm thấy sẽ khơng giải quyết được gì nhiều

• Họ sợ phải dùng thuốc.
PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ĐAU

III.

1. Phân loại đau: Có 2 kiểu đau chính, gồm:
a) Đau cảm thụ: Đau do kích thích các đầu mút thụ cảm của các dây thần kinh còn nguyên
vẹn chưa bị tổn thương. Đau cảm thụ được chia thành hai nhóm là đau thân thể và đau
tạng.

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


10

b) Đau thân thể: Các đầu mút thần kinh tại da, mơ cơ xương khớp bị kích thích, thường là đau
khu trú. Đau tại da thường có cảm giác buốt, bỏng rát, nhói như bị đâm. Đau cơ xương
khớp thường có cảm giác nhức, âm ỉ.
c) Đau tạng (tạng đặc và tạng rỗng): Các đầu mút thần kinh tại các tạng bị kích thích do thâm
nhiễm, chèn ép, to hoặc căng các tạng. Đau thường khơng khu trú và có cảm giác giống
như bị chèn ép hay bị siết chặt.
d) Đau do bệnh lý thần kinh: Đau do tổn thương các mô thần kinh ngoại vi hoặc trung ương.
Đau thường có cảm giác bỏng rát, như bị điện giật, tê bì, hay tăng cảm (đau chỉ do động
chạm nhẹ gây nên) tại những vùng bị chi phối bởi các dây thần kinh bị tổn thương.

2. Nguyên nhân đau
e) Tổn thương mô thực sự: đau do nhiễm khuẩn, phản ứng viêm, khối u, thiếu máu cục bộ,
chấn thương, các thủ thuật can thiệp y tế, độc tính của thuốc v.v…
f) Tổn thương mơ tiềm tàng: có bệnh lý khơng có tổn thương mơ nhưng vẫn gây đau, ví dụ
như đau sợi cơ (fibromyalgia).
g) Các yếu tố tâm lý-xã hội:
-

Các rối loạn tâm thần như trầm cảm hay trạng thái lo lắng, bồn chồn có thể gây ra đau hoặc
làm cho tình trạng đau thực thể nặng thêm; và ngược lại, đau thực thể cũng có thể gây ra
các rối loạn tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu.

-

Các hội chứng tâm lý khác có thể dẫn đến đau mạn tính, như đau tâm lý kéo dài dẫn đến
đau thực thể hóa, rối loạn do chuyển đổi, rối loạn do chấn động tâm lý sau chấn thương,
chứng hoang tưởng và rối loạn cảm giác đau do bệnh tâm thần. Các hội chứng tâmlý có thể
gây nên đau hoặc làm đau nặng thêm.

-

Trong một số trường hợp, điều trị giảm đau sẽ không có kết quả nếu khơng chẩn đốn và
điều trị được nguyên nhân cơ bản như các trạng thái trầm cảm, lo âu hoặc các vấn

đề tâm lý khác.
3. Đánh giá đau
a) Tiền sử đau: Đau từ bao giờ, kéo dài bao lâu, yếu tố nào làm cho đau tăng lên hoặc giảm
đi, vị trí đau, đau có lan hay khơng, cường độ, tính chất đau, các biện pháp điều trị đã dùng,
tiền sử các bệnh liên quan.
b) Đánh giá kiểu đau: (Xem phần1)

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


11

c) Tìm nguyên nhân đau:
-

Khám thực thể phát hiện các bệnh hoặc các hội chứng;

-

Đánh giá tổng thể các yếu tố tâm lý, xã hội, tinh thần, tín ngưỡng, thói quen sinh hoạt.

d) Đánh giá mức độ đau:
-

Mức độ đau được đánh giá dựa trên cơ sở bệnh nhân tự đánh giá.

-

Để có thể theo dõi, so sánh tiến triển đau, nên sử dụng cùng một thang đánh giá trong mọi lần

khám.có thể sử dụng một trong các cơng cụ dưới đây để đánh giá.
Lưu ý: so sánh thang điểm, mức độ đau giữa các lần khám chỉ có giá trị trên từng người
bệnh, khơng có giá trị so sánh giữa các người bệnh với nhau.
Công cụ số 1: Thang điểm cường độ đau
Cơng cụ này thích hợp với người lớn; có thể dùng để đánh giá mức độ đau cả ở lần

khám hiện tại và những lần đau trước đây.
Có thể giải thích bằng lời các mức độ đau từ 0-10 cho người bệnh hoặc vẽ lại công cụ
ra giấy để sử dụng.
Ghi lại mức độ đau do người bệnh tự đánh giá để đưa ra quyết định điều trị và theo dõi,
so sánh giữa các lần khám.

Hình 2: Thang điểm cường độ đau

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


12

Công cụ số 2: Thang đánh giá đau theo “Nét mặt Wong-Baker”
Cơng cụ này đơn giản, thích hợp cho trẻ em và thích hợp để đánh giá mức độ đau của
lần khám hiện tại.
Giải thích cho người bệnh về từng khn mặt thể hiện đang vui vẻ vì khơng đau hay
đang đau hoặc rất đau: biểu hiện bằng độ cong và chiều cong của miệng, cung mày, ánh mắt.
Đề nghị người bệnh tự chọn khuôn mặt mô tả đúng nhất mức độ đau hiện tại. Ghi lại
số mức độ đau do người bệnh tự đánh giá để đưa ra quyết định điều trị và theo dõi, so sánh
giữa các lần khám.

Hình 3: Thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-Baker
Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ đau
Mức độ đau

Thang điểm cường độ đau


Đau nhẹ

1-3

Đau vừa

4-6

Đau nặng

>7

Thang đánh giá đau theo nét mặt
Wong-Baker
Hơi đau
Hơi đau hơn
Đau hơn nữa
Đau hơi nhiều
Cực kỳ đau

e) Bảng hỏi Tóm tắt đánh giá đau cũng là một công cụ thường được dùng trong các nghiên
cứu đau ở người bệnh ung thư và AIDS tại các cơ sở điều trị khi muốn đánh giá, theo dõi
tác động của đau lên các khía cạnh của chất lượng cuộc sống.
BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


13


f) Lưu ý: Trẻ nhỏ vẫn cảm thấy đau và khó chịu ngay cả khi trẻ khơng có biểu hiện ra ngồi
là đang bị đau. Trẻ nhỏ thường khơng kêu đau được, do vậy khi đánh giá đau cần quan sát
kỹ trẻ và dựa vào lời kể của người chăm sóc.

1. Xử trí đau ở người lớn và trẻ em
Người bệnh bị đau cần được xử trí nhằm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của
họ trong mọi giai đoạn của bệnh.
Xử trí đau là giảm cường độ đau và ngăn chặn đau tái phát. Xử trí đau có kết quả là khi
người bệnh thấy hết đau, thoải mái và có thể duy trì được các hoạt động bình thường.
Xử trí đau có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế, tại nhà, cộng đồng.
Tôn trọng và ghi nhận mô tả của người bệnh về cảm giác đau và hiệu quả giảm đau của
các biện pháp can thiệp, kể cả khi người bệnh đang sử dụng chất gây nghiện.
Không chỉ sử dụng các biện pháp xử trí bằng thuốc mà phải kết hợp cả các biện pháp không
dùng thuốc và luôn chú ý đến các vấn đề về tâm lý.
Các biện pháp giảm đau và liều lượng thuốc được sử dụng tuỳ thuộc vào từng người bệnh.
a) Điều trị đau bằng thuốc

-

Nguyên tắc chung

Đường dùng: ưu tiên sử dụng đường uống trừ khi người bệnh không thể uống được hoặc
đau quá mức cần được kịp thời xử trí nhanh chóng và tích cực.

-

Mỗi người bệnh có liều thuốc giảm đau khác nhau, liều đúng là liều đủ để khống chế đau.

-


Theo dõi: Phải chú ý theo dõi sát đáp ứng với điều trị của người bệnh để bảo đảm hiệu quả
điều trị là cao nhất mà tác dụng khơng mong muốn lại ít nhất.

-

Sử dụng Thang giảm đau ba bậc của Tổ chức Y tế thế giới (Hình 2):


Đau nhẹ: Dùng các thuốc giảm đau khơng opioid, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ



Đau vừa: Dùng các thuốc giảm đau opioid nhẹ, kết hợp với các thuốc giảm đau

giảm đau;
khơng opioid, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ giảm đau;

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


14

• Đau nặng: Dùng các thuốc giảm đau opioid mạnh, kết hợp với các thuốc giảm đau
khơng opioid, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ giảm đau.

Hình 4: Thang giảm đau ba bậc của tổ chức y tế thế giới

-


Liều lượng


Liều đều đặn theo giờ: Dùng thuốc giảm đau thường xuyên, đều đặn theo giờ, theo

từng khoảng thời gian cố định, liều tiếp sau phải dùng trước khi liều trước hồn tồn hết tác dụng.


Liều đột xuất: Là những liều bổ sung thêm vào liều thường xuyên để khống chế các

cơn đau đột xuất (còn gọi là liều “cứu hộ”).


Các thuốc giảm đau không opioid (như paracetamol, thuốc giảm đau không
steroid) chỉ được dùng liều lượng tối đa nhất định trong một ngày vì có thể có
các phản ứng có hại nặng nếu vượt quá liều quy định. Do đó, các thuốc giảm
đau khơng opioid có tác dụng rất hạn chế trong khống chế các cơn đau cấp tính.



Khơng nên dùng các thuốc hỗ trợ giảm đau trong đau do bệnh lý thần kinh để
điều trị các cơn đau đột xuất.



Khi sử dụng các thuốc giảm đau opioid tại các cơ sở điều trị ngoại trú, liều
khống chế cơn đau đột xuất xấp xỉ 10% tổng liều opioid cho cả ngày.

Ví dụ: Người bệnh sử dụng morphin đường uống 10mg/lần x 4giờ/lần:

Tổng liều dùng trong ngày là 10mg x 6 lần=60mg

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


15

Liều khống chế cơn đau đột xuất là:
10% x 60mg=6mg/cơn đau đột xuất, dùng 2- 4giờ một lần theo nhu cầu.


Khi phải dùng nhiều liều đột xuất trong ngày, cần bổ sung thêm tổng liều đột
xuất hàng ngày vào liều thường xuyên theo giờ.

Ví dụ: Người bệnh dùng morphin 10mg/lần x 4giờ/lần
Cần dùng liều cứu hộ khống chế cơn đau đột xuất 6mg/lần và dùng 5 lần trong ngày.
Tổng lượng liều cứu hộ là: 6mg/lần x 5lần/ngày =30mg/ngày
Vậy phải tăng liều thường xuyên theo giờ từ 10mg lên 15mg/lần x 4giờ/lần


Với các cơn đau phát sinh do sinh hoạt như khi tắm rửa, đi lại,... Nên cho dùng
thuốc giảm đau 20-30 phút trước khi tiến hành hoạt động đó.



Thuốc giảm đau không opioid

Bảng 3: Các thuốc giảm đau không opioid và cách sử dụng


Khoảng
Tên thuốc và

Liều bắt

cách giữa

Liều tối đa

đường dùng

đầu

các lần

hàng ngày

Lưu ý

dùng thuốc
Các thuốc được khuyến cáo:
Acetaminophen Người lớn: 4-6 giờ/ lần 4000mg

Giảm liều hoặc không dùng

(Paracetamol

cho người bị bệnh gan.


500

1000

Dùng quá liều có thể gây ngộ

viên nén, xi-rô mg
dành cho trẻ em Trẻ em: 10-

Trẻ

em: độc với gan.

hàm lượng tuỳ 15mg/kg

không quá

theo từng nhà

60mg/kg

sản xuất)
Đường uống
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Ibuprofen

Người lớn: 6-8 giờ / Người lớn: Nếu dùng kéo dài phải dùng

(Viên nén các 400-800mg lần
loại 200, 300,

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

2400mg

kèm các thuốc dự phịng các
phản ứng có hại của thuốc
NGUYỄN THỊ KIM CHI


16

400,

600, Trẻ em: 5-

Trẻ

800mg;

xi-rô 10mg/kg

không

em: này đối với dạ dày, ruột
(chướng bụng, buồn nôn,

dành cho trẻ em

dùng


quá nôn, chảy máu dạ dày ruột,

hàm lượng tuỳ

liều

quy loét dạ dày tiến triển)

theo từng nhà

định

Dùng liều thấp ở người bị

sản xuất)

bệnh gan nặng

Đường uống
Các thuốc có thể cân nhắc lựa chọn khác
Choline

Người lớn: 8 -12 giờ/ Người lớn: Khơng có tác dụng huỷ tiểu

magnesium

500-

trisalicylate


1000mg

Đường uống

Trẻ

lần

3000mg

cầu
Ít độc tính đối với dạ dày,

em:

Trẻ

25mg/kg

em: ruột hơn các thuốc nsaids
khác

không
dùng

quá Phải giảm liều ở người bị suy

liều

quy thận


định.
Người lớn: 8 -12 giờ/ 200mg

Diclofenac
(Dạng

giải 25-75mg

lần

Nếu dùng kéo dài phải dùng
kèm thuốc dự phịng các phản

phóng nhanh)

ứng có hại của thuốc này đối

Đường uống

với dạ dày, ruột

Diflunisal

Người lớn: 12 giờ/ lần

Đường uống

500mg


Etodolac (Dạng Người lớn: 8 giờ/ lần
giải

1000mg

Giảm liều khi có suy giảm
chức năng thận

1200mg

phóng 200-400mg

nhanh)
Đường uống
Fenoprofen

Người lớn: 6 giờ/ lần

Đường uống

200mg

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

3200mg

NGUYỄN THỊ KIM CHI


17


Người lớn: 6-8 giờ/ lần 225mg

Ketoprofen
(Dạng

giải 25-75mg

Không nên dùng kéo dài quá
5 ngày.

phóng nhanh)

Nếu dùng kéo dài phải dùng

Đường uống

kèm thuốc dự phịng các phản
ứng có hại của thuốc này đối
với dạ dày, ruột
Giảm liều khi có suy giảm
chức năng thận

Ketorolac Tiêm Người lớn:

6 giờ/ lần

Tiêm:

Có nguy cơ gây xuất huyết dạ


bắp/ tĩnh mạch

Tiêm

liều

120mg

dày, ruột

Đường uống

cao lần đầu

Uống:

Chỉ dùng được trong thời

30-60mg,

40mg

gian ngắn (tối đa 5 ngày).

sau đó 15-

Nên sử dụng thuốc dự phịng

30mg; hoặc


các phản ứng có hại đối với

Uống:

dạ dày, ruột.

10mg

Giảm liều ở người bị suy
giảm chức năng thận

Meloxicam

Người lớn: 24 giờ/ lần

Đường uống

7,5-15mg

30mg

Nếu dùng kéo dài phải dùng
kèm thuốc dự phịng các phản
ứng có hại của thuốc này đối
với dạ dày, ruột
Giảm liều khi có suy giảm
chức năng thận

Piroxicam


Người lớn: 24 giờ/ lần

Đường uống

20mg

20mg

Nguy cơ gây xuất huyết dạ
dày, ruột.
Nếu dùng kéo dài phải dùng
kèm thuốc dự phòng các phản

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


18

ứng có hại của thuốc này đối
với dạ dày, ruột.
Giảm liều khi có suy giảm
chức năng thận
Tránh dùng cho người bị
bệnh gan.
Thuốc giảm đau tác dụng kiểu opioid
Tramadol


Người lớn: 4-6 giờ/ lần

Là một thuốc giảm đau tác

Đường uống

50-100mg

động giống opioid nhẹ.

Dự phịng các tác dụng khơng mong muốn thường gặp của các thuốc chống viêm
khơng steroid:
-

Lt dạ dày:
Nếu có tiền sử xuất huyết tiêu hố, lt dạ dày, hay có đau vùng thượng vị khơng rõ ngun

nhân thì chỉ sử dụng paracetamol để giảm đau. Khi cần sử dụng thuốc thuộc nhóm chống viêm
giảm đau khơng steroid, ln dùng cùng thuốc đối kháng H2 (omeprazol) và dùng loại thuốc có ít
độc tính với dạ dày, ruột nhất (choline magnesium trisalicylate).
Ngừng thuốc nếu thấy đau thượng vị, cảm giác khó tiêu, phân đen hoặc lẫn máu.
-

Suy giảm chức năng gan: Không dùng kéo dài cho người bị bệnh gan;

-

Suy thận: Thận trọng với những người bệnh suy thận hay đang sử dụng thuốc điều trị bệnh
thận.


-

Chảy máu: Nếu người bệnh có tiểu cầu thấp, mất chức năng tiểu cầu hoặc đang bị chảy
máu, dùng paracetamol hoặc cholinemagnesium trisalicylate để giảm đau.


-

Điều trị giảm đau bằng opioid

Một số khái niệm cần lưu ý:


Dung nạp opioid: Là hiện tượng khi dùng kéo dài một loại thuốc với liều cố định

thì tác dụng của thuốc sẽ giảm dần, do đó phải tăng liều để duy trì được tác dụng giảm đau. Dung
nạp thuốc xảy ra khi điều trị opioid kéo dài và không phải là một biểu hiện bệnh lý.


Phụ thuộc opioid: Là tình trạng khi ngừng một loại thuốc đột ngột hoặc dùng thuốc

đối kháng tranh chấp opioid thì người sử dụng sẽ xuất hiện hội chứng cai nghiện. Phụ thuộc thuốc
xảy ra khi điều trị opioid kéo dài và không phải là một biểu hiện bệnh lý.
BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


19




Nghiện opioid: Là rối loạn có đặc tính bắt buộc phải sử dụng một loại thuốc dẫn

đến tình trạng người sử dụng bị mất chức năng thực thể, tinh thần và xã hội mà vẫn tiếp tục sử
dụng bất chấp các tác hại đó.


Nghiện giả tạo: Là hành vi tìm cách để có thuốc do khơng được điều trị đau đúng

mức và hành vi này chấm dứtsau khi được điều trị đau thoả đáng. Cần phân biệt hiện tượng nghiện
giả tạo với nghiện thực sự là khi người bệnh vẫn tìm cách có thuốc mặc dù đã được giảmđau thoả
đáng.
-

Các thuốc opioid có tác dụng kéo dài


Nếu sẵn có, nên sử dụng các thuốc opioid có tác dụng kéo dài để điều trị đau mạn

tính do các thuốc này có thể duy trì nồng độ ổn định trong máu, do đó có thể giảm đau ổn định
hơn các thuốc opioid có tác dụng ngắn.


Các thuốc opioid dạng uống có tác dụng kéo dài bao gồm morphine, oxycodone,

hydromorphone dạng uống 12 giờ một lần, miếng dán da fentanyl có tác dụng kéo dài 72 giờ.


Các thuốc opioid có tác dụng kéo dài chỉ nên sử dụng đều đặn theo giờ, không sử


dụng để điều trị các cơn đau đột xuất. Nên dùng một loại opioid có tác dụng nhanh, tốt nhất là
dạng tác dụng nhanh của opioid có tác dụng kéo dài, để điều trị cơn đau đột xuất.
-

Các thuốc opioid
Bảng 4: Các thuốc opioid nhẹ và cách sử dụng

Tên thuốc và đường
dùng

Khoảng cách
Liều bắt đầu

giữa các lần

Lưu ý

dùng thuốc

Codein (Viên nén 30mg Người lớn: 30- 3 - 4giờ/ lần

Không dùng quá 360mg/ngày; trẻ

dạng đơn chất, hoặc 60mg

em không dùng quá 6 lần/ngày

phối hợp với thuốc giảm


Có thể gây táo bón

đau không opioid như

Thường gây buồn nôn

aspirin, paracetamol)

Giảm liều với người suy thận

Đường uống

Trẻ em: 0,5 1mg/kg

Dextropropoxy

Người lớn 65mg

4 giờ/ lần

Gây rối loạn chuyển hóa

-phene

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


20


Đường uống
Morphine sulfate dạng

Người lớn: dị Sau khi có Có thể tăng liều lên 1,5-2 lần sau

tác dụng nhanh

liều từ 2-5 mg, liều xác định, mỗi ngày nếu vẫn đau dai dẳng.

Đường uống

sau 15-30 phút dùng 4 giờ/
đánh giá lại, có lần
thể tăng lên đến
10mg
Trẻ em: dị liều
từ 0,15mg, có
thể

lên

đến

0,3mg/kg
Morphine sulfate dạng

Người lớn: 10- 12giờ/ lần

tác dụng kéo dài


15mg

Đường uống
Morphine clohydrate

Người lớn: 2 - 3-4 giờ/ lần

Tiêm tĩnh mạch hoặc 5mg
tiêm dưới da

Trẻ em: 0,05 0,1mg/kg

Oxycodone dạng tác Người lớn 5- 3-4 giờ/ lần

Là thuốc có hiệu lực mạnh hơn

dụng nhanh

10mg

morphine.

Đường uống

Trẻ

em:

0,1mg/kg

Oxycodone dạng tác Người lớn 10mg
dụng

kéo

12giờ/ lần

dài

(Oxycontin)

Trẻ

em:

Đường uống

0,1mg/kg

Hydromorphone

Người lớn: 1 - 3-4 giờ/ lần

Là thuốc có hiệu lực mạnh hơn

Đường uống

3mg

morphine.


Hydromorphone

Người lớn: 0,5 1mg

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


21

Tiêm tĩnh mạch hoặc
tiêm dưới da
Fentanyl

Người

lớn: Dán 72 giờ/

- Chỉ dùng trong đau mạn tính,

dạng miếng dán ngấm 25mcg/giờ

một miếng tại không dùng cho cơn đau đột xuất.

qua da (Duragesic)

vùng ngực và - Không dùng khi người bệnh
đùi


đang sốt, ra nhiều mồ hơi, thể
trạng gầy.
- Thuận tiện trong xử trí đau cho
người bệnh quá yếu, không thể
uống hay tiêm thuốc thường
xuyên.
- Cần dùng thêm thuốc giảm đau
tác dụng nhanh cho đến khi miếng
dán phát huy tác dụng sau 1218giờ.
- Thuốc có giá thành cao, khó bảo
quản ở điều kiện khí hậu nóng ẩm.

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ

NGUYỄN THỊ KIM CHI


×