Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

bài thu hoạch thực hành ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.7 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nội soi đại trực tràng hiện nay đã trở nên phổ biến rộng rãi, trở thành “tiêu
chuẩn vàng” trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hoá dưới: Viêm loét, các polype,
u lành hay ác tính, chảy máu đại tràng… Đây không chỉ là phương tiện chẩn đoán
mà còn cho phép các bác sĩ nội soi cùng lúc thực hiện các thủ thuật như sinh thiết,
can thiệp điều trị như cắt đớt polype, tiêm chích cầm máu tránh cuộc mổ cho người
bệnh.
Ngồi mục đích chẩn đoán và điều trị các bênh lý ở đường tiêu hoá dưới, nội
soi đại - trực tràng còn có vai trò quan trọng trong việc tầm soát ung thư đại trực
tràng ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ. Nhờ có nội soi mà bác sĩ sẽ kịp thời
phát hiện ung thư đại tràng, nâng cao tỷ lệ điều trị bệnh thành công và chất lượng
sống cho người bệnh.
Là điều dưỡng công tác tại Khoa Nội soi - Siêu âm, bệnh viện Ung bướu
TP.HCM, tôi chọn đề tài: Chuẩn bị bệnh nhân thực hiện thủ thuật nội soi đại – trực
tràng cho bài tiểu luận sau khóa học Điều dưỡng thực hành chuyên khoa ung thư. Bài
tiểu luận nêu lên các vấn đề về hỗ trợ tâm lý, điều chỉnh chế độ ăn uống, hướng dẫn
phương pháp xổ sạch phân cho bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi đại tràng trường
hợp bệnh nhân soi tỉnh hoặc có hỗ trợ gây mê (soi không đau), bệnh nhân có hậu môn
nhân tạo. Chăm sóc bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật. Nhằm mục tiêu đem đến
sự thoải mái và an toàn cho bênh nhân trước, trong và sau nội soi. Giúp bác sĩ chẩn
đoán chính xác bệnh lý, tránh các tai biến trong khi thực hiện thủ thuật nội soi. Bệnh
nhân nhanh chóng hồi phục sức khoẻ do không phải chịu đựng cuộc soi lâu.

1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN NỘI SOI ĐẠI TRỰC TRÀNG:
1.1 GIẢI PHẪU ĐẠI TRÀNG:
Giải phẫu đại tràng sẽ giúp ta biết được cấu tạo, đặc điểm, bộ phận liên quan và
cách hoạt động của ruột già. Từ đó có phương pháp làm sạch ruột tối ưu để chuẩn bị


cho cuộc soi đại trực tràng thành công.
Các cơ quan trong cơ thể con người khá phức tạp và đa dạng. Mỗi cơ quan lại có
vai trị khác nhau đới với hoạt động chung của cơ thể con người. Đại tràng hay ruột
già là một cơ quan nằm ở cuối của bộ máy tiêu hóa và là một bộ phận quan trọng
giúp cơ thể đào thải chất cặn bã ra bên ngồi.

hình ảnh giải phẫu đại tràng (nguồn: internet)

1.1.1 Cấu tạo giải phẫu đại tràng:
Giải phẫu đại tràng ra ta có thể thấy đại tràng nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa,
nối từ hồi tràng đến hậu môn và dài khoảng 1,4-1,8 m (xấp xỉ bằng ¼ chiều dài ruột
non).
Ruột già có hình chữ U ngược xếp xung quanh ổ bụng và vây lấy khối ruột non.
Đại tràng gồm 4 phần:
 Manh tràng
 Đại tràng: có 4 loại là đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại
tràng sigma.
 Trực tràng
 Ống hậu môn

2


1.1.2 Đặc điểm hình thể ngồi:

Ngoại trừ trực tràng, ruột thừa và ớng hậu mơn có hình dạng đặc biệt. Các phần
còn lại của ruột già có các đặc điểm về hình thể ngồi sau đây:
Đại tràng to hơn ruột non, manh tràng có đường kính 7cm và giảm dần đến kết tràng
xích ma, đến trực tràng phình thành bóng.
Có ba dải dọc cơ bản từ manh tràng đến đại tràng xích ma:

 Dải mạc treo kết tràng phía sau trong.
 Dải mạc nới phía sau ngồi.
 Dải tự do phía trước.
Túi phình kết tràng: giữa các dải cơ dọc, phân cách bởi những chỗ thắt ngang, di
chuyển thường xuyên không cố định.
Túi thừa mạc nối: là một túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ, bám vào các dải cơ dọc, trong
bờm mỡ có một nhánh động mạch, khi thắt có thể gây hoại tử ruột.
Từ ngoài vào trong ruột già được chia thành 5 lớp:
 Lớp thanh mạc được tạo bởi lá tạng của phúc mạc, có túi thừa mạc nối.
 Tấm dưới thanh mạc.
 Lớp cơ bên trong là cơ vịng, bên ngồi là cơ dọc. Ba dải cơ dọc phân tán dần ở
đại tràng xuống, mất ở đoạn đại tràng xích ma.
 Tấm dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và các dây thần kinh.
 Lớp niêm mạc có những lớp bán nguyệt, có nhiều nang bạch huyết đơn độc.
1.1.3 Các phần liên quan của đại tràng:
Trong giải phẫu đại tràng chúng ta có 4 phần liên quan tới đại trực tràng đó là:
Manh tràng, ruột thừa, kết tràng và trực tràng.
3


Manh tràng
Là phần đại tràng nằm dưới van hồi manh tràng, nằm cách hớ chậu phải, dài
khoảng 6-7cm, đường kính vào khoảng 7cm.
Ruột thừa
Hình dáng giớng con giun dài khoảng 3-13cm, xuất phát từ bờ trong của manh
tràng, nơi gặp nhau của ba dải cơ dọc. Ruột thừa hướng xuống dưới, lịng ruột thừa
thơng với lịng manh tràng bằng một lỗ là lỗ ruột thừa.
Kết tràng
Là phần tiếp theo của đại tràng hình chữ U ngược ơm lấy hỡng tràng và hồi
tràng. Được chia làm 4 đoạn:

Kết tràng lên: nằm bên phải của ổ bụng, dính vào thành bụng sau bằng niêm mạc
dính kết tràng lên, nới tiếp với kết tràng ngang.
Kết tràng ngang: chạy từ bên phải sang bên trái, hơi lên trên đến dưới lách tạo nên
góc tràng lách hay góc kết tràng trái. Được treo vào thành bụng sau bằng một mạc
treo gọi là mạc treo kết tràng ngang.
Mạc treo kết tràng ngang sẽ chia ổ phúc mạc thành hai tầng, tầng trên mạc treo kết
tràng ngang chứa gan lách dạ dày và tầng dưới mạc treo kết tràng ngang chứa hỗng,
hồi tràng.
Kết tràng xuống: nằm bên trái ổ bụng, kết tràng x́ng dính chặt vào thành bụng sau
bằng mạc dính kết tràng x́ng. Ở hớ chậu trái thì kết tràng x́ng được nới tiếp bằng
kết tràng sigma.
Kết tràng sigma: có dạng hình chữ sigma, chiều dài rất thay đổi, treo vào thành bụng
sau bằng mạc treo kết tràng sigma.
Trực tràng
Là phần trực tràng nằm ở hố chậu, trước xương cùng và sau bàng quang, tử cung và
âm đạo ở nữ và tuyến tiền liệt, túi tinh ở nam. Trực tràng dài khoảng 15-20cm, phần
trên phình to gọi là bóng trực tràng, phần dưới hẹp là ống hậu mơn.
Hoạt động của ruột già
Khơng xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn mà tái hấp thu nước, hấp thu Na và khoáng
chất, tạo khuôn phân và tống xuất phân ra bên ngoài.
Vi khuẩn ở ruột già có thể sản xuất ra vitamin K, một vài loại vitamin B, nước,
cellulose, chất khơng thể tiêu hóa, vi khuẩn cịn sớng hoặc đã chết.
4


Bình thường trực tràng khơng có phân. Khi phân được đẩy đến trực tràng bởi nhu
động. Khối phân sẽ kéo căng mơ trực tràng, kích thích quá trình thải phân của cơ thể.
Phân được đẩy ra ngoài qua sự kết hợp nhu động liên tục và áp lực lên ổ bụng.
1.2 ĐỊNH NGHĨA – CHỈ ĐỊNH – CHỐNG CHỈ ĐỊNH NỘI SOI ĐẠI TRỰC
TRÀNG:

1.2.1 ĐỊNH NGHĨA:
Nội soi đại trực tràng là một phương pháp được sử dụng để phát hiện
những thay đổi bất thường trong đại tràng và trực tràng giúp chẩn đoán được
các bệnh đại tràng cũng như tìm ra được các nguy cơ gây ung thư.

Trong quá trình nội soi đại trực tràng, một ống dài được đưa từ lỡ hậu
mơn qua tồn bộ đại tràng đến tận manh tràng. Một máy quay nhỏ và đèn ở
đầu của ống, thu được hình ảnh của niêm mạc đại tràng được phóng đại trên
màn hình màu cho phép các bác sĩ xem bên trong của toàn bộ đại tràng.

Nội soi đại tràng có thể phát hiện các thương tổn ở đại tràng, đặc biệt là
những tổn thương có khả năng phát triển thành ung thư ở giai đoạn sớm mà
phương pháp X-quang hay siêu âm bụng dễ bỏ sót. Nếu cần thiết, khối u hoặc
các loại mô bất thường có thể được cắt bỏ thông qua phạm vi trong quá trình
nội soi. Sinh thiết cũng có thể được thực hiện trong quá trình này.
1.2.2 CHỈ ĐỊNH:
1.2.2.1 Nội soi đại tràng chẩn đốn:


Người bệnh có tiền sử gia đình có người bị mắc ung thư đại tràng



Đi ngoài phân đen (soi dạ dày bình thường)



Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân




Test tìm hờng cầu trong phân dương tính



Tiêu chảy kéo dài chưa rõ ngun nhân



Tiêu chảy cấp tính



Rới loạn phân



Rới loạn đại tiện
5




Kiểm tra những bất thường trên phim X quang khung đại tràng



Đau bụng không rõ nguyên nhân




Xuất huyết tiêu hóa thấp không rõ nguyên nhân



Soi kiểm tra định kỳ người bệnh có polyp, ung thư đại trực tràng



Bệnh túi thừa



Các bệnh viêm đại tràng

1.2.2.2 Nội soi đại tràng điều trị:


Cắt polyp



Lấy dị vật



Cầm máu




Nong chỗ hẹp



Điều trị xoắn đại tràng

1.2.2.3 Nội soi đại tràng theo dõi:


Sau cắt polyp



Có loạn sản nặng

1.2.3 CHỐNG CHỈ ĐỊNH:


Thủng đại tràng



Viêm phúc mạc



Suy tim




Người bệnh nhồi máu cơ tim mới



Mới phẫu thuật ở đại tràng, mổ ở tiểu khung



Phình lớn động mạch chủ bụng



Bệnh túi thừa cấp tính



Người bệnh có tắc mạch phổi



Tình trạng sớc
6




Người bệnh đang có thai (3 tháng đầu và 3 tháng ći)

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN THỦ TḤT NỢI SOI ĐẠI TRỰC
TRÀNG :

 Nội soi không gây mê (soi thường): bệnh nhân tỉnh táo khi bác sĩ tiến hành
nội soi. Vì vậy có thể gây đau, khó chịu trong quá trình soi.
 Nội soi gây mê: bệnh nhân được gây mê nên khi nội soi không có cảm giác
khó chịu.
1.4 HỆ THỐNG MÁY, ỐNG SOI VÀ VẬT TỰ PHỤC VỤ CHO NỢI SOI
ĐẠI TRỰC TRÀNG:
 Bộ xử lý hình ảnh + ng̀n sáng:

 Màn hình nội soi:

7


 Ống soi mềm:

 Kềm sinh thiết lấy bệnh phẩn, Snare cắp đốt polyp, EZ clip cầm máu…

kềm sinh thiết

snare dùng cắt đốt poly

8


1.5 QUY TRÌNH XỬ LÝ ỐNG SOI MỀM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU:

Trách nhiệm
BS, ĐD phòng
nội soi
BS, ĐD phòng

nội soi
ĐD phòng
nội soi

ĐD phòng
nội soi

ĐD phòng
nội soi

Các bước thực hiện
Làm sạch ban đầu

Tháo ống ra khỏi nguồn sáng
và bộ xử lý

- Lau mặt ngồi ớng bằng dd
Cydezyme 08ml:1L H2O
- Hút dd Cydezyme vào các
kênh nhiều lấn
- Tháo ống khỏi máy, đặt
trong hộp kín
- Vận chủn vào khu xử lý

- Có rị rỉ: Khơng sử dụng, gửi
P.VTTBYT bảo trì
Kiểm tra rị rỉ
- Khơng rị rỉ: tiếp tục bước
sau
Tháo rời các bộ phận → ngâm

ngập vào dd Cydezyme (10ml:1L
H2O) trong 5 phút → bơm, cọ rửa
Làm sạch cá bộ phận ống nội nhiều lần → bơm hơi vào các kênh
soi mềm
→ rửa lại bằng nước sạch → làm
khô bằng vải mềm, gạc sạch, súng
khí nén chun dụng.
- Kiểm tra: nứt, mịn, biến
màu, cịn chất hữu cơ
Kiểm tra
- Làm sạch lại nếu còn bẩn

Khử khuẩn mức độ cao
ĐD phịng
nội soi

ĐD phịng nội
soi

Mơ tả / Biểu mẫu

Tráng và làm khô

- Ngâm nghập vào dd Cidex
OPA trong 5-10 phút
- Kềm sinh thiết: tiệt khuẩn
- Chai nước súc rửa: tiệt
khuẩn hoạc khử khuẩn mức
độ cao. Dùng nước cất vổ
khuẩn đóng chai bỏ vào chai

này
- Mang găng vô khuẩn
- Tráng dụng cụ bằng nước vô
khuẩn (từ hệ thống RO hoặc
nước cất vô khuẩn đóng
9


chai)
- Làm khơ lịng bằng khí đã
qua lọc(nếu có). Hoặc tráng
thêm cồn ethyl (ethanol)
70% để làm giảm khả năng
các vi sinh vất trong nước
làm tái nhiễm dụng cụ nội
soi
- Lau bề ngồi ớng bằng khăn
vơ khuẩn.

ĐD phịng
nội soi

Lắp ráp, bảo quản ống

Khoa Kiểm
soát nhiễm
khuẩn
Khoa Nội soi –
Siêu âm


Kiêm tra, giám sác

- Lắp các phụ kiện vào vị trí
- Vặn các khoá theo hướng
dẫn
- Treo ống vào tủ với đầu ống
soi tự do.
- Trường hợp không có tủ,
treo ống ở tư thế đứng tại nơi
có nguy cơ tái nhiễm thấp
nhất. Dụng cụ phải được
khử khuẩn mức độ cao lại
trước khi dùng cho người
bệnh vào ngày hôm sau.
- Khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn : kiểm tra , giao viêc
thực hiện
- Khoa Nội soi – Siêu âm : tự
kiểm tra tuân thủ thực hiện

CHƯƠNG II: CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN THỰC HIỆN THỦ THUẬT NỘI SOI
ĐẠI TRỰC TRÀNG:
2.1 Chuẩn bị bệnh nhân thực hiện thủ thuật nội soi đại trực tràng không gây
mê (soi thường):
2.1.1 Chuẩn bị bệnh nhân trước khi nội soi:
 Chế độ ăn:
o

Ngừng các thuốc có chứa sắt 3-4g ngày trước soi


o

Ăn chế độ ăn không có chất xơ 1 ngày trước soi
10


 Làm sạch đại tràng bằng hai cách:
o

Dùng thuốc nhuận tràng: Có nhiều loại thuốc nhưng hiện nay Khoa Nội

soi – Siêu âm dùng Fortrans cho bệnh nhân.
 Trước ngày soi: 17g, pha 02 gói Fortrans với 02 lít nước, uống trong 02
giờ. Sau đó nhịn ăn cho đến lúc soi. Uống nhiều nước, có thể uống có
đường, nhưng không được uống sữa.
 Ngày soi: 5g sáng, pha 01 gói Fortrans với 01 lít nước, ́ng trong 01
giờ. ́ng thêm nhiều nước
Chú ý: Nếu người bệnh có bán tắc hay tắc ruột thì khơng dùng th́c nhuận
tràng.
o

Phương pháp thụt rửa: Nếu người bệnh không uống được thuốc nhuận

tràng hoặc người bệnh có bán tắc ruột, thụt sạch 3 lần trước khi soi.
 Đối với người bệnh bị táo bón cần dùng thuốc nhuận tràng 3 ngày trước
khi soi: Forlax, Duphalac theo liều khuyến cáo.
 Hỏi kỹ tiền sử dị ứng với các thuốc tiền mê, giảm đau, giảm nhu động.
 Người bệnh ký vào giấy đồng ý soi.
 Hồ sơ bệnh án
2.1.2 Chuẩn bị bệnh nhân trong khi làm thủ thuật nội soi:

 Kiểm tra hồ sơ
 Kiểm tra người bệnh
 Giải thích và trấn an để người bệnh yên tâm và hợp tác trong lúc nội soi
 Cho người bệnh thay q̀n lỡ, giữ người bệnh được kín đáo.
 Chuẩn bị tư thế người bệnh: nằm ngửa hoặc nghiêng trái.
 Trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ bơm hơi để căng ruột người bệnh hướng dẫn bệnh
nhân rặn xì hơi để giám chướng bụng
 Hướng dẫn người bệnh hít thở, thả lỏng cơ thể.
2.1.3 Chăm sóc bệnh nhân sau khi làm thủ thuật nội soi:

11


 Sau khi nội soi, nên nằm nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng, để giúp cơ quan tiêu hoá ốn
đỉnh lại. Đồng thờ giúp phục hồi các tế bào bị trầy xước, tổn thương trong quá
trình làm thủ thuật.


Nên ăn cháo trong khoản 1 -3 ngày để tổn thương nếu có ở niêm mạc có thể
được phục hời hồn tồn. Người bệnh nên nấu cháo thịt bằm, cháo cá hay
cháo trứng để bổ sung tinh bột và dưỡng chất cho cơ thể. Không nên ăn các
loại cháo gây khó tiêu như cháo hải sản, cháo bào ngư, cháo tôm… Khi nấu
cháo cũng nên nêm nếm ít gia vị để tớt hơn cho hoạt động của đại tràng và các
cơ quan tiêu hóa.

 Sau khi nghỉ ngơi vài tiếng ở bệnh viện, về nhà vẫn cần theo dõi sát sao để kịp
thời phát hiện nếu có các triệu chứng bất thường phát sinh.
 Một số người bệnh có thể cảm thấy chướng bụng, đau âm ỉ và thấy mót rặn
nhưng lại không đi cầu được. Đây đầu là những phản ứng bình thường sau khi
nội soi, không nên quá lo lắng. Chúng sẽ tự biến mất vào khoảng 1 vài ngày

sau.
 Trường hợp bị đau bụng dữ dội hay đi ngoài ra máu kéo dài thì cần thơng báo
ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
 Nếu phải thực hiện sinh thiết thì dặn bệnh nhân đến lấy kết quả đúng hẹn để
kịp thời điều trị nếu sức khỏe gặp vấn đề.
2.1.4. Tai biến và xử trí:
 Thủng đại tràng: hay gặp nhất (0,14%-0,2%)
o

Vị trí hay thủng: đại tràng Sigma

o

Điều trị ngoại khoa là chính.

o

Điều trị bảo tờn trong trường hợp đại tràng chuẩn bị rất sạch: hút sạch

dịch.
12


o

kháng sinh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Theo dõi sát để phẫu thuật kịp

thời.
 Nhiễm trùng huyết:
Kháng sinh dự phòng ở người bệnh có nguy cơ cao: người bệnh phải thay van

nhân tạo, người bệnh có suy giảm miễn dịch, xơ gan cổ trướng.
 Trướng hơi nhiều: hút hết hơi.
 Phản xạ dây X: dùng thuốc Atropin
2.2Chuẩn bị bệnh nhân thực hiện thủ thuật nội soi đại trực tràng có dùng
thuốc gây mê:
Nội soi gây mê mang lại nhiều lợi điểm, người bệnh nằm n tĩnh, khơng bị kích
thích, giúp quá trình soi và làm thủ thuật được thuận lợi, áp dụng được nhiều kỹ thuật
cần độ chính xác cao như cắt polyp, tiêm cầm máu, tiêm keo sinh học cầm máu…
Đờng thời cịn hạn chế được tai biến trong quá trình nội soi như trật khớp, tăng huyết
áp, tiết kiệm thời gian với việc sử dụng các thuốc tiền mê tĩnh mạch thế hệ mới giúp
khởi mê nhanh, thải trừ nhanh.
2.2.1: Chống chỉ định:
Ngồi các chớng chỉ định chung cho bệnh nhân nội soi đại trực tràng, thủ thuật
soi đại trực tràng có dùng th́c gây mê cịn có thêm các chống chỉ định:









Nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp.
Tăng huyết áp chưa kiểm soát được.
Nghi ngờ thủng tạng rỡng.
Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ.
Người bệnh trong tình trạng suy hô hấp.
Người bệnh suy tim nặng.
Người bệnh rối loạn tâm thần không hợp tác.

Chống chỉ định tương đối: tụt huyết áp huyết áp tâm trương < 90mmHg.

2.2.2 Chuẩn bị bệnh nhân trước khi làm thủ thuật:
 Cho bệnh nhân làm các xét nghiệm:
o ECG.
13


o X-quang phổi.
o Tổng phân tích tế bào máu, chức năng đông máu.
 Chế độ ăn:
o Ngừng các thuốc có chứa sắt 3-4g ngày trước soi
o Ăn chế độ ăn không có chất xơ 1 ngày trước soi
 Làm sạch đại tràng bằng hai cách:
o Dùng thuốc nhuận tràng: Có nhiều loại thuốc nhưng hiện nay Khoa Nội soi –
Siêu âm dùng Fortrans cho bệnh nhân.
 Trước ngày soi: 17g, pha 02 gói Fortrans với 02 lít nước, ́ng trong 02
giờ. Sau đó nhịn ăn cho đến lúc soi. Uống nhiều nước, có thể uống có
đường, nhưng không được uống sữa.
 Ngày soi: 5g sáng, pha 01 gói Fortrans với 01 lít nước, ́ng trong 01
giờ. ́ng thêm nhiều nước. Nhịn ăn uống 8 giờ trước khi nội soi.
Chú ý: Nếu người bệnh có bán tắc hay tắc ruột thì không dùng thuốc nhuận tràng.
o Phương pháp thụt rửa: Nếu người bệnh không uống được thuốc nhuận tràng
hoặc người bệnh có bán tắc ruột, thụt sạch 3 lần trước khi soi.
 Đối với người bệnh bị táo bón cần dùng thuốc nhuận tràng 3 ngày trước
khi soi: Forlax, Duphalac theo liều khuyến cáo.
 Hỏi kỹ tiền sử dị ứng với các thuốc tiền mê, giảm đau, giảm nhu động.
 Thuốc tiền mê: Midazolam 5 mg/ml, Propofol 10 mg/ml
 Thuốc giảm đau: Fentanyl 0,1 mg/2 ml
 Dặn bệnh nhân tháo bỏ hết các đồ trang sức trên người khi đi nội soi.

14


 Không sơn móng tay, móng chân.
 Không trang điểm, thoa son môi.
 Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân ký vào giấy đồng ý soi.
 Hồ sơ bệnh án
2.1.2 Chuẩn bị bệnh nhân trong khi làm thủ thuật nội soi:
 Kiểm tra hồ sơ
 Kiểm tra người bệnh
 Giải thích và trấn an để người bệnh yên tâm.
 Cho người bệnh thay quần áo bệnh viện, giữ người bệnh được kín đáo, an
tồn.
 Lập đường truyền tĩnh mạch, cắm dịch truyền
 Chuẩn bị tư thế người bệnh: nằm ngửa hoặc nghiêng trái.
 Người bệnh trong và sau khi quá trình soi được theo dõi liên tục trên
monitoring về tình trạng huyết động và độ bão hòa oxy.

2.1.3 Chăm sóc bệnh nhân sau khi làm thủ thuật nội soi:
 người bệnh có dùng thuốc tiền mê nên theo dõi cho tới lúc tỉnh hoàn toàn.
 Sau khi nội soi, nên nằm nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng, để giúp cơ quan tiêu hoá ổn
định lại. Đồng thời giúp phục hồi các tế bào bị trầy xước, tổn thương trong
quá trình làm thủ thuật.
 Nên ăn cháo trong khoản 1 -3 ngày để tổn thương nếu có ở niêm mạc có thể
được phục hời hồn tồn. Người bệnh nên nấu cháo thịt bằm, cháo cá hay
cháo trứng để bổ sung tinh bột và dưỡng chất cho cơ thể. Không nên ăn các
15


loại cháo gây khó tiêu như cháo hải sản, cháo bào ngư, cháo tôm… Khi nấu

cháo cũng nên nêm nếm ít gia vị để tốt hơn cho hoạt động của đại tràng và các
cơ quan tiêu hóa.
 Sau khi nghỉ ngơi vài tiếng ở bệnh viện, về nhà vẫn cần theo dõi sát sao để kịp
thời phát hiện nếu có các triệu chứng bất thường phát sinh.
 Một số người bệnh có thể cảm thấy chướng bụng, đau âm ỉ và thấy mót rặn
nhưng lại không đi cầu được. Đây đầu là những phản ứng bình thường sau khi
nội soi, không nên quá lo lắng. Chúng sẽ tự biến mất vào khoảng 1 vài ngày
sau.
 Trường hợp bị đau bụng dữ dội hay đi ngồi ra máu kéo dài thì cần thông báo
ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
 Nếu phải thực hiện sinh thiết thì dặn bệnh nhân đến lấy kết quả đúng hẹn để
kịp thời điều trị nếu sức khỏe gặp vấn đề.
2.1.4. Tai biến và xử trí:
 Thủng đại tràng: hay gặp nhất (0,14%-0,2%)
o Vị trí hay thủng: đại tràng Sigma
o Điều trị ngoại khoa là chính.
o Điều trị bảo tờn trong trường hợp đại tràng chuẩn bị rất sạch: hút sạch
dịch.
o Kháng sinh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Theo dõi sát để phẫu thuật
kịp thời.
 Nhiễm trùng huyết: Kháng sinh dự phòng ở người bệnh có nguy cơ cao: người
bệnh phải thay van nhân tạo, người bệnh có suy giảm miễn dịch, xơ gan cổ
trướng.
 Trướng hơi nhiều: hút hết hơi.
16


 Phản xạ dây X: Mạch chậm, hạ huyết áp, tay chân lạnh -> dùng thuốc Atropin
 Biến chứng liên quan với tiền mê.


CHƯƠNG III: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CHĂM SĨC BỆNH
NHÂN NỢI SOI ĐẠI TRỰC TRÀNG VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI
BỆNH:

3.1 THUẬN LỢI:
 Cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay các bệnh viện được trang bị vật tư
trang thiết bị y tế ngày càng đầy đủ và hiện đại.
 Chuyên môn của Bác sĩ, Điều dưỡng ngày càng được nâng cao.
 Người dân bắt đầu quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình, nên có thể phát
hiện sớm được bệnh giúp cho quá trình điều trị và chăm sóc được tớt hơn.
3.2 KHĨ KHĂN:
 Người dân cịn ngại đăng ký nội soi đại trực tràng do tâm lý sợ đau.
 Thuốc dùng để thụt tháo ruột có thành phần khó uống, người bệnh dễ nôn ói
dẫn việc xổ phân không hiệu quả gây ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sĩ khi
nội soi. Hoặc bệnh nhân bỏ cuộc do uống được thuốc xổ.
 Một số bệnh lý chống chỉ định nội soi đại trực tràng.
 Hiện tại, sớ lượng phịng soi phục vụ cho soi đại trực tràng tại đơn vị còn hàn
chến nên chưa giải quyết được cho bệnh nhân trong ngày mà phải hẹn lại ngày
khác.
 Đa số bệnh nhân đến nội soi tại Bệnh viện Ung bướu ở giai đoạn nặng, có
bướu to chèn ép nên bác sĩ không khảo sát hết được khung đại tràng.
 Áp lực công việc cao, khiến nhân viên Khoa Nội soi – Siêu âm không có nhiều
thời gian chuẩn bị tâm lý bệnh nhân thật tốt cho cuộc soi.
 BHYT chưa thanh toán cho thủ thuật nội soi đại trực tràng có dùng th́c gây
mê.
 Đơi khi do tính chất sang thương địi hỏi việc nội soi phải thực hiện lại nhiều
lần mới có được kết quả chính xác.
17



3.3 GIÁO DỤC SỨC KHỎE:
 Theo thống kế trên thế giới, tỉ lệ nam giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ
biến sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến, tỉ lệ nữ giới có mức độ phổ
biến chỉ sau ung thư vú. Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng cũng đứng trong
nhóm 5 bệnh lý ung thư phổ biến nhất. Bệnh có xu hướng tăng dần theo chất
lượng cuộc sống và thay đổi thói quen ăn ́ng truyền thớng. Ăn ́ng lành
mạnh, sớng tích cực, luyện tập thể duc – thể thao để nâng cao sức đề kháng là
yếu tố quan trọng góp phần tránh được các nguy cơ bệnh tật nói chung và ung
thư đại trực tràng nói riêng.
 Khuyên bệnh nhân khi có bệnh phải đến cơ sở y tế chính thớng, có uy tín điều
trị, khơng nghe theo những kinh nghiệm truyền miệng dân gian (uống lá cây,
vỏ cây, cúng thầy bà…) đến khi bệnh trở nặng thì mất đi cơ hội tốt để điều trị
bệnh.
 Người trên 50 tuổi nên nội soi đại trực tràng tầm soát ung thư 5 năm / lần.
 Khi có chỉ định nội soi đại trực tràng cần hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ việc
ăn uống và uống thuốc xổ phân trước khi soi.
 Nếu uống thuốc xổ phân mà không đi tiêu ra được hoặc căng chướng bụng phải
ngưng uống ngay và báo cho nhân viên y tế.
 Trường hợp bệnh nhân soi không dùng thuốc gây mê, trong lúc thực hiện thủ
thuật có thể trò chuyện với bệnh nhân, để bệnh nhân quên cảm giác khó chịu và
hợp tác hơn khi soi, giúp cuộc soi diễn ra nhanh và thành công.
 Luôn lắng nghe và có thái độ ân cần, hoà nhã với người bệnh để người bệnh tin
tưởng, yên tâm hợp tác với nhân viên y tế.

18


 Hướng dẫn người bệnh cặn kẽ những triệu chứng có thể xảy ra sau khi thực
hiện thủ thuật nội soi để kịp thời phát hiện và xử lý biến chứng.
 Sau khi thực hiện thủ thuật, nên ăn thức ăn lỏng,dễ tiêu, tránh ăn quá no trong

thời gian đầu cho đến khi tình trạng ruột bệnh nhân trở lại bình thường ( khơng
cịn cảm giác đau,chướng, căng tức bụng nữa..)
 Sau khi sinh thiết hoặc cắt polyp đại trực tràng, bệnh nhân có thể đi cầu ra ít
máu là bình thường, trường hợp có máu lượng nhiều phải báo cho nhân viên y
tế ngay.

KẾT LUẬN:
Ung thư đại trừng tràng đang ngày càng ngày càng phổ biến, và là một trong năm
bệnh ung thư hàng đầu phổ biến ở nước ta. Bệnh khơng giới hạn độ tuổi hay giới
tính. Do đó việc tầm soát và phát hiện sớm là việc cần thiết và quan trọng. Cùng với
các phương pháp cận lâm sàng khác, tầm soát ung thư đại trực tràng bằng phương
pháp nội soi đại cũng là một phương pháp tối ưu. Đây được xem là “tiêu chuẩn
vàng” để chẩn đoán các bệnh lý ở đường tiêu hoá. Để một cuộc nội soi đại trực tràng
thành cơng: chẩn đoán chính xác bệnh, người bệnh an tồn, khơng xảy ra tai biến, đặt
niềm tin vào nhân viên y tế…
Bên cạnh trình độ chuyên môn bác sĩ, máy móc trang thiết bị hiện đại thì cơng tác
chuẩn bị bệnh nhân cho cuộc soi có vai trò cũng rất quan trọng. Chuẩn bị ruột bệnh
nhân sạch phân trước soi giúp cho bác sĩ soi dễ quan sát niêm mạc ruột, có chẩn đoán
đúng, tránh bỏ sót bệnh, bệnh nhân khơng bị kích thích ruột nhiều sẽ ít đau hơn.
Chuẩn bị tâm lý bệnh nhân thoải mái trước và trong cuộc soi giúp bệnh nhân an tâm,
hợp tác hơn. Dặn dò, chăm sóc chu đáo bệnh nhân sau khi làm thủ thuật giúp phát
hiện sớm tai biến, người bệnh mau phục hồi sức khoẻ.
Bài tiểu luận ći khoá này cịn nhiều hạn chế, nhưng với mong muốn có thể đem
lại cho mọi người một cái nhìn tổng quát về cơng tác chuẩn bị bệnh nhân trước, trong
19


và sau khi làm thủ thuật nội soi đại trực tràng, để từ đó có phương pháp chăm sóc
bệnh nhân tớt hơn.


Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tiêu hóa (Ban hành kèm theo
Quyết định số 3805/QĐ-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Quy trình xử lý ống soi mềm tại Bệnh viện Ung bướu
- />- Các bài giảng của khóa học điều dưỡng chuyên khoa ung thư 2020
- Hình ảnh lấy ng̀n từ internet

20


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI SOI ĐẠI
TRỰC TRÀNG:....................................................................................................................................2
1.1 GIẢI PHẪU ĐẠI TRÀNG:

2

1.1.1 Cấu tạo giải phẫu đại tràng:.........................................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm hình thể ngồi:...............................................................................................................3
1.1.3 Các phần liên quan của đại tràng:................................................................................................3
Manh tràng.............................................................................................................................................3
Ruột thừa.................................................................................................................................................4
Kết tràng.................................................................................................................................................4
Trực tràng...............................................................................................................................................4
Hoạt động của ruột già 4
1.2 ĐINH NGHIA – CHI ĐINH – CHÔNG CHI ĐINH N ÔI SOI ĐẠI TRƯC TRÀNG:

5


1.2.1 ĐỊNH NGHĨA:...............................................................................................................................5
1.2.2 CHỈ ĐỊNH:.....................................................................................................................................5
1.2.3 CHỐNG CHỈ ĐỊNH:.....................................................................................................................6
1.3 CAC PHƯƠNG PHAP THƯC HIÊN THU THUÂT NÔI SOI ĐẠI TRƯC TRÀNG :

6

1.4 HÊ THÔNG MAY, ÔNG SOI VÀ VÂT TƯ PHUC VU CHO N ÔI SOI ĐẠI TRƯC TRÀNG:
1.5

7

QUY TRINH XƯ LY ÔNG SOI MÊM TẠI BÊNH VIÊN UNG BƯƠU:..........................................................9

CHƯƠNG II: CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN THỰC HIỆN THỦ THUẬT NỘI SOI ĐẠI TRỰC TRÀNG:
............................................................................................................................................................. 10
2.1

Chuân bi bênh nhân thưc hiên thủ thu ât n ôi soi đại trưc tràng không gây mê (soi thương): ........10
2.1.1 Chuẩn bị bệnh nhân trước khi nội soi:.......................................................................................10
2.1.2 Chuẩn bị bệnh nhân trong khi làm thủ thuật nội soi:...............................................................11
2.1.3 Chăm sóc bệnh nhân sau khi làm thủ thuật nội soi:..................................................................11
2.1.4. Tai biến và xử trí:........................................................................................................................12
21


2.2

Chuân bi bênh nhân thưc hiên thủ thu ât n ôi soi đại trưc tràng co dung thuôc gây mê: ................13
2.2.1: Chống chỉ định:..........................................................................................................................13

2.2.2 Chuẩn bị bệnh nhân trước khi làm thủ thuật:.........................................................................13
2.1.2 Chuẩn bị bệnh nhân trong khi làm thủ thuật nội soi:...............................................................15
2.1.3 Chăm sóc bệnh nhân sau khi làm thủ thuật nội soi:.................................................................15
2.1.4. Tai biến và xử trí:........................................................................................................................16

CHƯƠNG III: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NỘI SOI
ĐẠI TRỰC TRÀNG VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH:...................................17
3.1 THUÂN LƠI:

17

3.2 KHÓ KHĂN: 17
3.3 GIAO DUC SỨC KHỎE:
KẾT LUẬN:

18

19

22



×