Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Lý luận về vi phạm pháp luật hình sự từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu trong phòng, chống vi phạm pháp luật hình sự ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Lý luận về vi phạm pháp luật hình sự từ đó đưa ra
giải pháp hữu hiệu trong phịng, chống vi phạm pháp luật hình sự ở
Việt Nam hiện nay.

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Lê Thu
Sinh viên: Lê Thị Hương
Mã sinh viên: 20031428
Lớp: K65 QTDVDL&LH

Hà Nội – 2021
1


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 5
1. Khái niệm pháp luật, vi phạm pháp luật, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm
pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. ..................................................................... 5
1.1 Khái niệm pháp luật ............................................................................................5
1.2 Vi phạm pháp luật ...............................................................................................5
1.3 Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật ......................................................5
1.4 Các loại vi phạm pháp luật ................................................................................. 7
2. Vi phạm pháp luật hình sự ....................................................................................8
2.1 Khái niệm:...........................................................................................................8


2.2 Cấu thành vi phạm pháp luật hình sự .................................................................9
2.3 Đặc điểm của vi phạm pháp luật hình sự .........................................................11
2.4 Phân loại tội phạm hình sự ............................................................................... 13
3. Giải pháp hữu hiệu trong phịng, chống vi phạm pháp luật hình sự ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................................ 14
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17

2


LỜI CÁM ƠN
Sau quãng thời gian học tập, rèn luyện mơn Nhà nước và pháp luật đại cương, dù cịn
nhiều khó khăn do dịch bệnh và các yếu tố khác ảnh hưởng nhưng nhờ sự dạy dỗ và
giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên học phần em đã hồn thành bài tiểu luận cuối kỳ để
kết thúc học phần. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Lê Thu đã nhiệt
tình dạy dỗ và đồng hành cùng em trong suốt thời gian vừa qua.
Dù đã cố gắng hết sức nhưng có thể bài tiểu luận của em khơng thể tránh khỏi sự thiếu
sót và hạn chế. Kính mong thầy cơ sẽ góp ý và chỉ dẫn để bài tiểu luận cuối kỳ của em
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
Người thực hiện
SV Lê Thị Hương

3


PHẦN MỞ ĐẦU
Xã hội đang ngày càng phát triển và biến đổi khơng ngừng kéo theo đó là sự xuất
hiện ngày càng phổ biến những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi

ích hợp pháp của người khác. Đặc biệt ở nước ta hiện nay, hành vi vi phạm pháp luật
đang diễn ra ngày một nghiêm trọng về mức độ và có sự trẻ hóa về độ tuổi. Vậy nguyên
nhân của thực trạng này là do đâu?
Một số nguyên nhân có thể kể đến như: Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất; tàn dư và tập tục lỗi thời của xã hội cũ cịn rơi rớt lại; trình độ dân trí và
ý thức pháp luật thấp của một số bộ phận người dân; hoạt động thù địch của các lực
lượng phản động; những thiếu sót trong hoạt động quản lý của nhà nước; tồn tại một số
ít người bẩm sinh có xu hướng tự do vô tổ chức; do mặt trái của q trình hội nhập; cùng
với đó là sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, sự xuất hiện của các hiện tượng
mạng có thể kể đến như Khá Bảnh,... Ngồi ra cịn do sự phát tán nội dung khơng lành
mạnh một cách thiếu kiểm soát trên mạng xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến một số
bộ phận dân cư và đặc biệt là với trẻ dưới 18 tuổi. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi
phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu
hiệu để đấu tranh phòng chống những vi phạm pháp luật trong xã hội.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Lý luận
về vi phạm pháp luật hình sự từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu trong phịng, chống vi
phạm pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài của mình.
Theo tôi đây là một đề tài mang nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn, được quan tâm
nhiều trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật để xã hội được ổn định hơn nữa, tạo điều
kiện cho đất nước phát triển.

4


PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm pháp luật, vi phạm pháp luật, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp
luật, các loại vi phạm pháp luật.
1.1 Khái niệm pháp luật
“Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí

của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp
với lợi ích của giai cấp mình”.
Ví dụ: Điều 5, Khoản 6 Luật phòng, chống ma túy của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định nghiêm cấm hành vi “ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua
bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy”.
1.2 Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt. Tìm hiểu bản chất, ngun
nhân của tình trạng vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng để đề ra các biện pháp đấu
tranh một cách có hiệu quả nhằm lập lại trật tự và ổn định xã hội.
Theo lý luận chung về pháp luật, vi phạm pháp luật nói chung là hành vi trái pháp
luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành
vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.
“Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (hành động hoặc khơng hành động),
có lỗi của chủ thể có năng lực hành vi (năng lực trách nhiệm pháp lý) thực hiện, xâm
hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đến quyền, lợi ích của con người”.
Ví dụ: Hành vi sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
1.3 Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm mục đích là điều chỉnh cách xử sự của công
dân theo quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của xã hội và pháp luật phải được mọi
người dân tôn trọng và thực hiện nghiêm minh. Thế nhưng vẫn còn những hành vi vi
5


phạm pháp luật, vì vậy nhà nước phải đấu tranh để phịng chống vi phạm pháp luật. Và
để xóa bỏ được vi phạm pháp luật trước hết cần hiểu rõ những dấu hiệu cơ bản của vi
phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: Là hành
xác định của con người, trái pháp luật, có lỗi và chủ thể thực hiện phải có năng lực trách
nhiệm pháp lý.

- Thứ nhất, là hành vi xác định của con người. Vi phạm pháp luật là hành vi của con
người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,…Hành vi đó có
thể biểu hiện dưới dạng hành động ( Ví dụ: Hành vi giết người, hành vi vượt đèn đỏ,
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác,…) hoặc khơng hành động ( Ví dụ:
Gặp một vụ tai nạn khi tham gia giao thông mà có điều kiện giúp đỡ người bị tại nạn
nhưng khơng giúp khiến người đó tử vong; Biết có người sử dụng trái phép chất ma tuy
trong quán bar nhưng không tố cáo,...)
- Thứ hai, tính trái pháp luật của hành vi. Vi phạm pháp luật còn là hành vi trái pháp luật
xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Những hành vi hợp
pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập qn,
đạo đức, tín điều tơn giáo,...mà khơng trái pháp luật thì khơng bị coi là vi phạm pháp
luật. ( Ví dụ: Đối với một người theo đạo Hồi, hành vi giết thịt và ăn thịt lợn được xem
là vi phạm nguyên tắc của đạo Hồi, tuy nhiên đây không phải là hành vi vi phạm pháp
luật,...). Hành vi trái pháp luật là hành vi được thực hiện không phù hợp với quy định
của pháp luật xâm hại tới quan hệ xã hội mà nhà nước xác lập và bảo vệ. Tính trái pháp
luật của hành vi được thực hiện dưới các dạng: Thực hiện những hành vi mà pháp luật
ngăn cấm ( Ví dụ: Bn bán ma túy,...) hoặc thực hiện không đúng những hành vi mà
pháp luật cho phép ( Ví dụ: Lợi dụng quyền tự do ngơn luận của công dân để phát ngôn
sai sự thật,...); Không thực hiện những hành vi mà pháp luật yêu cầu ( Ví dụ: Trốn
thuế,...); Sử dụng quyền vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của pháp luật (Ví dụ: Vượt
quá giới hạn của pháp luật trong phịng vệ chính đáng,...)
- Thứ ba, có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi. Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý phản
ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả của
hành vi chứ khơng phải là bản thân hành vi đó. Thông thường, mỗi hành vi đều được
6


thực hiện dựa trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể. Chỉ khi chủ thể nhận thức
được hành vi và thấy trước hậu quả của hành vi do mình gây ra, được tự do quyết định
và lựa chọn phương án xử sự cho mình thì chủ thể mới bị coi là có lỗi và hành vi trái

pháp luật đó mới có thể bị coi là vi phạm pháp luật. ( Ví dụ: Vụ án Lê Văn Luyện giết
người, cướp tài sản. Trong vụ án này, hành vi của Lê Văn Luyện là hành vi có lỗi, nó
xuất phát từ yếu tố tâm lý bên trong của Lê Văn Luyện làm y khơng kìm chế được cảm
xúc mà ra tay giết người. Đây là kết quả của sự lựa chọn tự đưa ra quyết định của y trong
khi hắn có thể đưa ra quyết định khơng trái với quy định của pháp luật).
- Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách
nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý do nhà nước
áp dụng khi chủ thể vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân được
xác định dựa vào độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của cá nhân ở thời
điểm hành vi được thực hiện. Và đối với trẻ em, những người mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi của mình ở thời điểm thực hiện hành vi thì pháp luật quy định
họ không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
(Ví dụ: Điều 12 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định: “ Người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách
nhiệm hình sự”).
Tóm lại, trên đây là những dấu hiệu để nhận diện vi phạm pháp luật, một hiện
tượng cụ thể xảy ra trong đời sống chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng đầy đủ
các dấu hiệu đã nêu.
1.4 Các loại vi phạm pháp luật
Có thể thấy, vi phạm pháp luật xảy ra với rất nhiều mức độ tính chất và lĩnh vực
khác nhau. Chính vì thế, tùy theo tính chất lĩnh vực quan hệ xã hội bị xâm hại mà nhà
làm luật phân các vi phạm pháp luật thành các loại:
- Vi phạm hình sự (Tội phạm). Đây là hành vi gây nguy hiểm cao và gây thiệt hại lớn
cho xã hội. (Ví dụ: Hành vi giết người, hành vi buôn bán trái phép chất ma túy,...)

7


- Vi phạm hành chính. Là hành vi ít nguy hiểm hơn và gây thiệt hại nhỏ hơn cho xã hội

so với tội phạm.(Ví dụ: Hành vi vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định trong lái xe
gắn máy khi tham gia giao thông,...)
- Vi phạm dân sự. Là hành vi có vi phạm quan hệ dân sự như: quan hệ hợp đồng dân sự
hoặc quan hệ thừa kế (Ví dụ: Vi phạm hợp đồng thuê nhà, mua nhà, ...)
- Vi phạm kỷ luật. Là hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước, chỉ do các cán bộ, viên chức
trong nội bộ bộ máy nhà nước thực hiện. (Ví dụ: Hành vi cán bộ đi làm muộn, không
đúng thời gian quy định,...)
Trên đây là cơ sở lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật, các đấu hiệu cơ bản của
vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật. Từ đó, cho chúng ta cơ sở, nền tảng để
nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay.
2. Vi phạm pháp luật hình sự
2.1 Khái niệm:
Vi phạm pháp luật hình sự hay cịn gọi là tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an
ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Ví dụ: - Vụ án giết người, cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích của Lê Văn Luyện xảy ra
vào 24/08/2011.
- Vụ án của ông Đinh La Thăng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thốt lãng phí”.
Khái niệm tội phạm là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở
thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể và các chế định khác của luật hình
sự. Các khái niệm khác tuy độc lập nhưng cũng chỉ là những khái niệm có tính chất cụ

8



thể hóa và hồn tồn phụ thuộc vào khái niệm tội phạm. Khái niệm tội phạm là cơ sở
thống nhất cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn.
2.2 Cấu thành vi phạm pháp luật hình sự
Cũng giống như các loại vi phạm pháp luật khác, vi phạm pháp luật hình sự cũng
được cấu thành bởi: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp
luật.
2.2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật hình sự
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật hình sự được biểu hiện ra bên ngoài của vi
phạm pháp luật, bao gồm:
- Hành vi trái pháp luật. Đây là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của vi phạm pháp luật
cũng như vi phạm pháp luật hình sự. Nếu trong thực tiễn khơng tồn tại hành vi trái pháp
luật của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể thì sẽ khơng có vi phạm pháp luật xảy ra. Một vi
phạm pháp luật có thể chỉ có một hành vi hoặc cũng có thể gồm nhiều hành vi.
Ví dụ: Trong vụ án của ơng Đinh La Thăng, y đã có hành vi trái pháp luật là vi phạm
quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
- Hậu quả gây ra cho xã hội. Hậu quả là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ nguy
hiểm cho hành vi vi phạm pháp luật. Đới với vi phạm pháp luật hình sự thì hậu quả mà
nó gây ra mang mức độ cao nhất, gây tổn hại và nguy hiểm nhất cho xã hội.
Ví dụ: Trong vụ án của ông Đinh La Thăng, hậu quả mà y gây ra đó là gây thất thốt,
lãng phí tài sản nhà nước, số tiền thiệt hại lên đến 830 tỉ đồng.
- Mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ hành vi trái pháp luật là hành
vi trực tiếp gây ra sự thiệt hại cho xã hội và ngược lại.
Ví dụ: Vẫn là trong vụ án ơng Đinh La Thăng, mối quan hệ nhân quả ở đây được thể
hiện ở chỗ chính hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế đẫn
đến sự thiệt hại nghiêm trọng về tài sản Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội.

9



Ngoài ra, mặt khách quan của vi phạm pháp luật hình sự cịn được thể hiện qua
các dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm, cách thức vi
phạm. Có thể kể đến như vụ án hình sự về giết người của Lê Văn Luyện, với vụ án này,
thời gian là vào ngày 24/08/2011, địa điểm vi phạm là tại tiệm vàng Ngọc Bích, cơng
cụ là dao, phương tiện vi phạm là dùng dao để đâm nạn nhân.
2.2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật hình sự
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật hình sự bao gồm các yếu tố sau:
- Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật hình sự. Khơng phải tất cả những hành vi trái pháp
luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới được coi là vi phạm
pháp luật.
Ví dụ: Trong vụ án của ông Đinh La Thăng hành vi của ông là cố ý và ơng là người
có năng lực trách nhiệm pháp lý bình thường.
Lỗi của vi phạm hình sự được thể hiện dưới hình thức cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián
tiếp); hoặc vô ý (vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả).
- Động cơ vi phạm. Động cơ ở đây là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật hình sự. Ví dụ: Ở vụ án ông Đinh La Thăng, động cơ ở đây chính là trục
lợi cho bản thân. Hay ở vụ án của Lê Văn Luyện, động cơ owraaay chính là việc y lỡ
cầm mất chiếc xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên khơng cịn tiền để chuộc xe.
- Mục đích vi phạm. Mục đích ở đây được hiểu là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm
mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Đối với vụ án Lê Văn Luyện, mục đích ban đầu của hắn chính là cướp được
tài sản của tiệm vàng Ngọc Bích để có tiền tiêu, thế nhưng kết quả lại là gây ra thiệt
mạng 3 người và 1 người bị thương.
2.2.3 Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự
Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm
pháp lý, nghĩa là họ có khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật trước

10



cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân được xác
định qua độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của các nhân tồn tại trong
thời điểm thực hiện hành vi. Đối với tổ chức, phụ thuộc vào sự tồn tại hợp pháp của tổ
chức.
Ví dụ: Trong vụ án của ông Đinh La Thăng, chủ thể vi phạm ở đây chính là ơng Đinh
La Thăng hay trong vụ án giết người, cướp của của Lê Văn Luyện, chủ thể ở đây chính
là Lê Văn Luyện.
2.2.4 Khách thể vi phạm pháp luật hình sự
Khách thể vi phạm pháp luật hình sự là những quan hệ pháp luật hình sự được
pháp luật điều chỉnh và bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm hại. Đối
với vi phạm pháp luật hình sự thì khách thể vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cao
nhất.
Ví dụ: Trong vụ án ông Đinh La Thăng, chủ thể vi phạm đã xâm phạm tới quan hệ
pháp luật hình sự hay vụ án giết người, cướp của Lê Văn Luyện thì chủ thể vi phạm đã
xâm phạm đến quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ sở hữu.
2.3 Đặc điểm của vi phạm pháp luật hình sự
Về bản chất pháp lý thì vi phạm pháp luật hình sự là một trong 4 loại vi phạm pháp
luật, trong đó vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là vi phạm pháp luật phải chứa đựng
đầy đủ các đặc điểm của vi phạm pháp luật nói chung. Song bên cạnh đó nó cịn mang
các đặc điểm có tính đặc thù riêng của nó để dựa vào đó có thể phân biệt được tội phạm
với các vi phạm pháp luật khác. Các đặc điểm đó đã được thể hiện trong khái niệm tội
phạm, đó là:
2.3.1 Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
Trong các loại vi phạm pháp luật, có thể thấy được bất kỳ hành vi vi phạm pháp
luật nào cũng gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng có mức độ vi phạm cao nhất phải nói
tới vi phạm pháp luật hình sự. Đây là đặc điểm thể hiện dấu hiệu về nội dung của vi
phạm pháp luật hình sự, có ý nghĩa quan trọng như: Là căn cứ quan trọng để phân biệt
giữa vi phạm pháp luật hình sự và các vi phạm pháp luật khác; Là dấu hiệu quan trọng
11



nhất quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm; Là căn cứ quan trọng để quyết định
hình phạt. Để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chúng
ta phải cân nhắc, xem xét, đánh giá một cách toàn diện các yếu tố sau: Tính chất của
quan hệ xã hội bị xâm phạm; Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội;
Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra; Hình thức và mức độ lỗi; Động cơ và mục
đích phạm tội; Nhân thân người phạm tội; Hồn cảnh chính trị xa hội lúc và nơi hành vi
phạm tội xảy ra; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
2.3.2 Tính có lỗi
Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là sử dụng hình phạt đối với những hành
vi vi phạm pháp luật hình sự. Mục đích của áp dụng hình phạt theo luật hình sự Việt
Nam là khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo, giáo dục họ. Mục
đích này chỉ đạt được nếu hình phạt được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện
hành vi phạm tội – tức là khi thực hiện hành vi phạm tội đó họ có đầy đủ điều kiện và
khả năng để lựa chọn một biện pháp xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội nhưng
họ đã thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
2.3.3 Tính trái pháp luật hình sự
Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật
hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Nghĩa là dù có gây nguy hiểm đến
đâu nhưng hành vi đó chưa được quy định trong Bộ luật hình sự thì cũng khơng được
coi là vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện
thực tiễn là tránh việc xử lý tùy tiện của người áp dụng pháp luật. Về phương diện lý
luận nó giúp cho cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung sửa đổi Bộ luật Hình sự theo sát sự
thay đổi của tình hình kinh tế – xã hội để cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm đạt
hiệu quả.
2.3.4 Tính phải chịu hình phạt
Đây không phải là đặc điểm được nêu trong khái niệm vi phạm pháp luật hình sự
mà nó là một dấu hiệu có tính quy kết kèm theo khi hành vi đó gây nguy hiểm cho xã
hội và có tính trái pháp luật hình sự. Đặc điểm này có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội


12


nào gây nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật hình sự cũng đều bị đe dọa phải áp
dụng một hình phạt đã được nêu ra trong Bộ luật hình sự.
Từ việc phân tích các đặc điểm của vi phạm pháp luật có thể đưa ra khái niệm vi
phạm pháp luật hình sự (tội phạm) theo các đặc điểm của nó: vi phạm pháp luật hình sự
(tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong bộ luật hình sự
và phải chịu hình phạt.
2.4 Phân loại tội phạm hình sự
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy
là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên
03 năm đến 07 năm tù
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 07 năm đến 15 năm tù
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tóm lại, vi phạm pháp luật hình sự là một hành vi vi phạm pháp luật gây nguy
hiểm cao nhất cho xã hội và mang những đặc điểm riêng biệt. Cần phải hiểu rõ để phòng
tránh vi phạm pháp luật hình sự. Đồng thời, cũng cần hiểu rõ để có những biện pháp
hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa ý thức xã hội trong việc thực hiên pháp luật hình sự.


13


3. Giải pháp hữu hiệu trong phòng, chống vi phạm pháp luật hình sự ở Việt Nam
hiện nay
Có thể nhận thấy, tội phạm là một hiện tượng xã hội tồn tại song song cùng với sự
phát triển của xã hội. Loại tội phạm này có mức độ và tính chất gây nguy hiểm cao nhất
cho xã hội và luôn được nhà nước ưu tiên trong việc ngăn chặn để phát triển đất nước.
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp được nhà nước đưa ra để phòng chống tội phạm, tuy
nhiên không phải giải pháp nào cũng đem lại hiệu quả tích cực và đạt được mong đợi.
Có thể kể đến một số giải pháp mà Nhà nước ta đã và đang thực hiện như: Huy động
sức mạnh của hệ thống chính trị trong phịng, chống tội phạm; Chú trọng tăng cường,
nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội; Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật về phịng, chống tội phạm; Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối
ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phịng, chống tội phạm;…
Theo tơi, để có thể phịng, chống tội phạm một cách hiệu quả nhất thì giải pháp
đưa ra là: Chú trọng, tăng cường, không ngừng nâng cao hơn nữa vai trò và tầm quan
trọng của giáo dục mà cụ thể là giáo dục nhân cách, đạo đức cho trẻ ngay từ nhỏ.
Đầu tư vào giáo dục khơng bao giờ là lỗ mà nó chính là khoản đầu tư đáng giá nhất.
Có thể thấy, tại các quốc gia chú trọng vào công tác giáo dục cho người dân tỉ lễ tội
phạm chiếm con số rất nhỏ. Tại Nhật Bản khảo sát cho thấy rằng tỷ lệ giết người cố ý ở
đây là 0,3/100.000 người – một trong những mức thấp nhất trên tế giới. Còn tại Việt
Nam tỷ lệ này 1,52/100.000 người. Chính vì thế, việc tăng cường đầu tư và chú trọng
vào công tác giáo dục cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tại các nhà trường, gia đình
nên được quan tâm hơn nữa.
Việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng cách, tăng cường trách nhiệm trong quản
lý và giáo dục con cái, học sinh tại gia đình và nhà trường có vai trị rất to lớn trong việc
định hình nhận thức và giáo dục tư duy cho trẻ. Điều này giúp chúng có cái nhìn đúng
đắn và tồn diện hơn về thế giới xung quanh, giúp chúng có nhân sinh quan vững chắc
để tự tin vững bước trên đường đời, trở thành con người có ích cho xã hội.

Theo điều tra của Bộ cơng an, chỉ có 29,6% các gia đình có ý thức trách nhiệm trong
quản lý và giáo dục con cái, cịn lại đến 70,4% là chưa có ý thức giáo dục con em mình.
14


Đặc biệt, trong thời buổi phát triển hiện nay, có rất nhiều cám dỗ với trẻ em mới lớn, kết
hợp với sự tò mò của chúng lại càng khiến trẻ dễ rơi vào vòng sai trái, vi phạm pháp luật
hơn nếu khơng có sự giáo dục và quản lý của gia đình. Guồng quay của cuộc sống, nỗi
lo về cơm áo, gạo tiền khiến cho bố mẹ thường xuyên phải lăn lộn vất vả kiếm sống,
khơng có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cẩn thận là nguyên nhân
không nhỏ khiến trẻ dễ mất phương hướng và rơi vào sai lầm. Đặc biệt tại các vùng
nông thôn, vùng núi, vấn đề giáo dục cần phải được Nhà nước quan tâm và đầu tư hơn
nữa trong công tác giáo dục đạo đức, phịng chống tội phạm. Có như vậy, tình trạng tội
phạm ở nước ta mới có thể dần được cải thiện.

15


PHẦN KẾT LUẬN
Ở bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào, vấn đề tội phạm cũng luôn là vấn đề được
Nhà nước quan tâm. Pháp luật chính là cơng cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội
và bất kỳ nhà nước nào cũng mong muốn pháp luật do mình ban hành phải được tơn
trọng và thực hiện nghiêm minh. Từ việc hiểu rõ về pháp luật, nhận diện một cách chính
xác, đầy đủ những hiện tượng lệnh chuẩn xã hội, vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm
có vai trị khơng nhỏ trong việc tìm ra giải pháp phù hợp trong phòng chống vi phạm
pháp luật nói chung và phịng chống tội phạm nói riêng. Và cũng cần phải hiểu rằng,
việc đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm là việc đấu tranh chống lại hiện
tượng tiệu cực của xã hội, một tệ nạn trong bất kỳ xã hội nào. Những phản ứng có tính
chất tiêu cực đó ln gây hại cho Nhà nước, xã hội và cơng dân, do vậy chúng ta phải
có trách nhiệm đấu tranh chống lại những tiêu cực xã hội, chống lại vi phạm pháp luật,

chống lại tội phạm để loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội. Đặc biệt là đối với học sinh,
sinh viên, trách nhiệm này lại càng quan trọng, do đó chúng ta phải khơng ngừng học
tập, rèn luyện để có nhận thức đúng đắn, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi tiêu cực trong
xã hội hiện đại ngày nay.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Nguyễn Cửu Việt (2003), Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. GS.TS. Lê Minh Tâm (2009), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb
Cơng an Nhân dân, Hà Nội.
3. TS.Trần Thành Thọ (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
4. GS.TSKH.Đào Trí Úc – GS.TS.Hồng Thị Kim Quế (2018), Giáo trình đại
cương về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Luật sư Nguyễn Văn Dương (18/03/2021), Tội phạm hình sự là gì? Phân biệt
tội phạm hình sự và các vi phạm pháp luật khác? , Truy cập từ:
/>6. Danh Trọng (17/03/2021), Ông Đinh La Thăng sẽ bồi thường 830 tỉ ra sao?
Truy cập từ:
/>7. Wikipedia (16/08/2021), Danh sách các nước theo tỷ lệ giết người cố ý, Truy
cập từ:
/>B%9Bc_theo_t%E1%BB%B7_l%E1%BB%87_gi%E1%BA%BFt_ng%C6%B0%E1
%BB%9Di_c%E1%BB%91_%C3%BD
8. Ban Tuyên Giáo (17/11/2021), Vai trị của gia đình trong quản lý, giáo dục,
phịng ngừa trẻ em phạm tội và mắc tệ nạn xã hội, Truy cập từ:
/>
17




×