Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN các TRƯỜNG hợp CHẤM dứt HIỆU lực văn BẰNG bảo hộ NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT sở hữu TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.06 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TÊN ĐỀ TÀI

CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HIỆU LỰC VĂN
•••
BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT SỞ
HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Phương Thảo
Người thực hiện: Nguyễn Kim Ngân
MSSV: 185.340102.0164
Lớp: 96 - QTL43B1


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
DẪN NHẬP....................................................................................................................................... 1
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VỚI TƯ CÁCH LÀ ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP...................................................................................................................... 2
1.1.
Khái niệm nhãn hiệu...........................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của điều ước quốc tế............................................2
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam................2
1.2.
Các trường hợp nhãn hiệu khơng được coi là cókhả năng phân biệt...................................3


1.3.
Những đối tượng không được bảo hộ làm nhãn hiệu..........................................................4
1.4.
Chức năng của nhãn hiệu....................................................................................................5
1.5.
Những lưu ý khi tạo dựng nhãn hiệu..................................................................................6
1.6.
Phân loại nhãn hiệu............................................................................................................6
1.6.1. Căn cứ vào chức năng..................................................................................................6
1.6.2. Căn cứ vào danh tiếng, uy tín......................................................................................8
2. CHẤM DỨT HIỆU LựC VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT SỞ
HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM.............................................................................................................9
2.1.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu................................................................................................9
2.2.
Hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu..................................................................................9
2.3.
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam.................................................................................................................................. 9
3. HẠN CHẾ CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO
HỘ NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM...................................10
3.1.
Khơng có quy định chấm dứt sự tồn tại của nhãn hiệu đã đăng ký khi mất đi khả năng
phân
biệt......................................................................................................................................... 10
3.2.
Dự thảo 2.0 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT.......................................11
4. KẾT LUẬN................................................................................................................................ 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SHCN: Sở hữu cơng nghiệp
SHTT: Sở hữu trí tuệ
TRIPs: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ.


1
DẪN NHẬP
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, bảo hộ nhãn hiệu mang lại
nhiều
lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải lưu ý đến các trường hợp chấm
dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Trong phạm vi bài tiểu luận, tác giả sẽ tập
trung
phân tích các khái quát chung về nhãn hiệu, quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng
bảo hộ nhãn hiệu cũng như chỉ ra sự bất cập liên quan đến đối tượng của bài tiểu luận.


1. Khái quát chung về nhãn hiệu với tư cách là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
1.1. Khái niệm nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của điều ước quốc tế
Hiện nay có khá nhiều điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ, điều chỉnh các vấn đề về
nhãn hiệu. Trong đó, có thể kể đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước
Paris 1883 về bảo hộ SHCN, Hiệp định TRIPs, Hiệp ước luật nhãn hiệu và Thoả ước Madrid về đăng
ký quốc tế nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong số các điều ước quốc tế nêu trên, chỉ có Hiệp định TRIPs đưa
ra quy định rõ ràng, cụ thể về khái niệm nhãn hiệu.
Theo Hiệp định TRIPs thì “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh
nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hố. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng,
các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu

hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu
khơng có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng
khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các Thành
viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy
được.”1
Theo Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thì “Một nhãn hiệu hàng hố là bất kỳ dấu hiệu nào có
khả năng phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hố của các đối thủ cạnh tranh”. 2
Ngồi ra, Mục 1(1)(a) của Luật Mẫu WIPO về nhãn hiệu, tên thương mại và các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh cho các nước phát triển năm 1967 (“Luật Mầu”) quy định rằng nhãn hiệu là
bất kỳ các dấu hiệu nào có thể nhìn thấy được để phân biệt hàng hố của doanh nghiệp này với hàng
hoá của doanh nghiệp khác.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 ( “Luật
SHTT”), nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào cũng được sử dụng làm nhãn hiệu bởi Luật SHT T
quy định điều kiện đối với nhãn hiệu được bảo hộ3 như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
(i) là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba
chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
(ii) có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch
vụ của chủ thể khác.

1Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs.
2Tổ,chức SHTT thế giới (2005), Cẩm nang SHTT (Bản dịch của cục SHTT), tr. 66, đoạn
2.303.
3Điều 72 Luật SHTT.


Như vậy, để được bảo hộ là nhãn hiệu thì dấu hiệu đó phải đáp ứng hai điều kiện (i) nhìn thấy
được; và (ii) có khả năng phân biệt. Theo đó, các dấu hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được

bằng mắt thường, dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, có thể bao gồm hình ảnh ba chiều
hoặc sự kết hợp tất cả các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo pháp luật Việt
Nam, các dấu hiệu nghe thấy được (âm thanh) hoặc các dấu hiệu khứu giác (mùi) sẽ khơng được đăng
ký làm nhãn hiệu, tuy nhiên chúng có thể được đăng ký làm nhãn hiệu tại một số quốc gia có trình độ
phát triển cao như New Zealand, Hoa Kỳ, Australia,... Ngoài ra, các dấu hiệu phải được gắn lên sản
phẩm, hàng hố, dịch vụ hoặc bao bì của sản phẩm. 4 Đối với khả năng phân biệt của nhãn hiệu, một
nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố hoặc kết
hợp từ nhiều yếu tố tạo thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp
quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT5.
Nhìn chung, so với các điều ước quốc tế thì khái niệm nhãn hiệu trong Luật SHTT Việt Nam
cũng có nét tương đồng, đó là các dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu phải là dấu hiệu có khả năng
phân biệt với hàng hố, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. 6
1.2.

Các trường hợp nhãn hiệu khơng được coi là có khả năng phân biệt

Bên cạnh quy định thế nào là khả năng phân biệt của nhãn hiệu như đã đề cập ở mục 1.1.2,
Luật SHTT còn quy định các trường hợp nhãn hiệu khơng được coi là có khả năng phân biệt tại Khoản
2 Điều 74 Luật SHTT, cụ thể như sau:
(i)

hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông
dụng mà người Việt Nam có hiểu biết thơng thường khơng thể nhận biết và ghi nhớ
được như ký tự khơng có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ
Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái... trừ trường hợp các dấu hiệu này đã
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

(ii)

dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thơng thường của hàng hố, dịch vụ

bằng bất kỳ ngơn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết
đến;

(iii)

dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng,
tính chất, thành phần, cơng dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mơ tả hàng
hố, dịch vụ, ví dụ như cụm từ “sữa tươi khơng đường”,... trừ trường hợp dấu hiệu đó
đã đạt được khả năng phân biệt thơng qua q trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn
đăng ký nhãn hiệu;

(iv)

dấu hiệu mơ tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

4Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (Tái bản, có sửa
chữa, bổ sung), Nxb. Hồng Đức - Hội luật
gia Việt Nam, tr. 268.
5Các trường hợp nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt.
6Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), tlđd (4), tr. 272.


(v)

dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ là dấu hiệu được dùng cho sản
phẩm địa phương, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm đó 7, trừ trường hợp dấu hiệu
đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng
ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định của Luật SHTT;
(vi) dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở

đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng
ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
(vii)
dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước
ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
(viii) dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã
đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm
dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu
khơng được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật SHTT;
(ix) dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng
của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch
vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hố, dịch vụ khơng tương tự, nếu
việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu
nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
(x)
dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác,
nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc
hàng hoá, dịch vụ;
(xi) dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu
hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
(xii)
dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa,
phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu
được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất xứ từ
khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
(xiii) dấu hiệu trùng hoặc khơng khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác
được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày
ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

1.3. Những đối tượng không được bảo hộ làm nhãn hiệu
Điều 73 Luật SHTT quy định không bảo hộ làm nhãn hiệu đối với các dấu hiệu dưới đây:
7

Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), tlđd (4), tr. 301.


(i)

dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của
các nước;

(ii)

dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên
viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của
Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu khơng được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
(iii) dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh,
hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
(iv) dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra,
dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có u cầu khơng được sử dụng, trừ
trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
(v) dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về
nguồn gốc xuất xứ, tính năng, cơng dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của
hàng hố, dịch vụ;
(vi) dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình
hoặc khơng được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;8
(vii) dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia.9
1.4. Chức năng của nhãn hiệu

Một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của nhãn hiệu đó là dùng để phân biệt
hàng hố, dịch vụ cùng loại trên thị trường. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm
của một công ty cụ thể so với các đối thủ cạnh tranh khác thơng qua những dấu hiệu như từ ngữ, hình
ảnh hoặc tổ hợp các dấu hiệu đó, chúng giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu
cầu, sở thích và khả năng kinh tế của mình.
Mặt khác, nhãn hiệu cũng giúp doanh nghiệp phân biệt được sản phẩm của mình với các sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nhãn hiệu đóng vai trị quan trọng trong chiến lược quảng cáo
và tiếp thị của doanh nghiệp nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín của sản phẩm trong tâm trí người tiêu
dùng.10
Ngồi ra, thơng qua nhãn hiệu, người tiêu dùng sẽ dễ dàng hình dung được chất lượng sản
phẩm của hàng hoá, dịch vụ và quyết định lựa chọn mua sản phẩm đó hay khơng. Từ đó, tạo động lực
thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, cải tiến kỹ thuật, cạnh tranh với các đối thủ khác nhằm nâng cao chất
lượng hàng hóa, dịch vụ. Điều này cũng tạo điều kiện, bảo đảm cho người tiêu dùng luôn được hưởng
lợi tốt nhất.
8 Điểm b mục 39.2 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006

của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp ( “Thông tư
01/2007/TT-BKHCN”).
9
Điểm b mục 39.2 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Tổ chức SHTT thế giới (2004), Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ: Tài liệu hướng dân dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
tr. 33.
10


1.5.

Những lưu ý khi tạo dựng nhãn hiệu
Như đã đề cập, nhãn hiệu có vai trị quan trọng trong việc giúp khách hàng phân biệt được sản
phẩm của một công ty với sản phẩm của công ty đối thủ trên thị trường cũng như chiến lược quảng

cáo, tiếp thị hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, do đó, việc thiết kế nhãn hiệu cho
sản phẩm phải phù hợp với sản phẩm đó và cần đặc biệt lưu ý các vấn đề dưới đây 7:
(i) nhãn hiệu được đề xuất phải tuân thủ các điều kiện, quy định pháp luật;
(ii) nếu nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì phải đảm bảo rằng các từ ngữ đó dễ đọc, dễ
viết, dễ phát âm, dễ nhớ;
(iii) cân nhắc khi sử dụng các từ ngữ tự tạo mà không mang nội dung hoặc ý nghĩa đặc biệt.
Tuy chúng có ưu điểm là có khả năng phân biệt, dễ được bảo hộ nhưng nó cũng khơng
để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này khiến doanh nghiệp cần
một sự nỗ lực lớn hơn trong việc quảng bá sản phẩm. Ví dụ điển hình là Kodak và
Exxon;
(iv) kết hợp cả yếu tố hình và chữ cho nhãn hiệu để tăng khả năng phân biệt cho nhãn hiệu
cũng như để lại ấn tượng cho người tiêu dùng;8
(v)
nhãn hiệu nên được thiết kế sao cho có thể truyền tải được thông điệp muốn gửi đến
người tiêu dùng.9
1.6. Phân loại nhãn hiệu
Hiện nay, nhãn hiệu có thể được phân loại dựa trên (i) các dấu hiệu được bảo hộ (từ ngữ, hình
ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó); (ii) các sản phẩm mang nhãn hiệu (hàng hoá, dịch vụ); (iii) chức
năng của nhãn hiệu; và (iv) danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu. Trong phạm vi bài tiểu luận, tác giả sẽ
tập trung phân loại nhãn hiệu theo căn cứ (iii) và (iv).
1.6.1. Căn cứ vào chức năng
Căn cứ vào chức năng, nhãn hiệu được chia thành 3 loại: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng
nhận và nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu được dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên
của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hố của tổ chức, cá nhân khơng phải là thành viên
của tổ chức đó.10 Theo đó, nhãn hiệu tập thể sẽ do một hiệp hội, hợp tác xã,... sở hữu nhưng các tổ
chức này sẽ không sử dụng nhãn hiệu mà chỉ có thành viên của họ sử dụng để tiếp thị sản phẩm. Chỉ
có tổ chức tập thể là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu tập thể, các thành viên thuộc tổ chức này chỉ là

7Tổ chức SHTT thế giới (2004), tlđd (6), tr. 40.

8Phan Law Việt Nam (2020), “Những trường hợp không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu”,
-ho -nhan-hieu. html, truy cập ngày 31/12/2021.
9Phan Law Việt Nam (2020), tlđd (10), truy cập ngày 31/12/2021.
10Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT.


thành viên được sử dụng nhãn hiệu tập thể chứ không phải là đồng sở hữu của
nhãn
hiệu
tập
thể.11
Để
được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, thành viên phải tuân thủ các quy chế sử dụng
nhãn
hiệu
cũng
như các điều kiện, tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc địa lý,... Có thể thấy rằng, nhãn
hiệu
tập
thể
là một phương thức hiệu quả để tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng một
nhóm
nếu
việc thực hiện riêng lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm sử dụng
nhãn
hiệu
tập
thể của một thành viên kém chất lượng, làm mất uy tín trong tâm trí người tiêu dùng thì
việc
kinh

doanh sản phẩm cùng sử dụng nhãn hiệu tập thể đó của thành viên khác trong tổ chức
cũng
sẽ
bị
ảnh
hưởng. Vì thế, chủ nhãn hiệu tập thể có trách nhiệm quản lý, kiểm soát sự tuân thủ quy
chế
sử
dụng
nhãn hiệu của các thành viên được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể tương ứng.12

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác
sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên
liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ
an tồn hoặc các đặc tính khác của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu 13, ví dụ: nhãn hiệu hàng Việt
Nam chất lượng cao. Theo đó, nhãn hiệu chứng nhận sẽ do các tổ chức có khả năng kiểm sốt, chứng
nhận chất lượng, đặc tính,... của sản phẩm sở hữu, tuy nhiên họ sẽ không sử dụng nhãn hiệu cho sản
phẩm của mình mà cấp phép sử dụng cho các doanh nghiệp khác nếu sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn hoặc
chất lượng nhất định. Trong khi nhãn hiệu tập thể chỉ được sử dụng bởi một nhóm doanh nghiệp cụ
thể (thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu) thì nhãn hiệu chứng nhận lại được sử dụng rộng rãi bởi
bất kỳ doanh nghiệp nào với điều kiện sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Với
chức năng bảo đảm chất lượng sản phẩm theo một tiêu chuẩn nhất định, nó địi hỏi chủ sở hữu nhãn
hiệu chứng nhận, kiểm sốt chặt chẽ các hàng hố, dịch vụ có u cầu được cấp quyền sử dụng nhãn
hiệu.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau
dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. 14 Theo đó, nhãn
hiệu liên kết có các đặc điểm như sau 15: (i) do một chủ thể đăng ký; (ii) các nhãn hiệu này có dấu hiệu
trùng hoặc tương tự nhau; và (iii) các nhãn hiệu này được dùng cho hàng hố, dịch vụ cùng nhóm,
tương tự hoặc có liên quan với nhau. Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết giúp doanh nghiệp (chủ sở hữu
nhãn hiệu) được phép sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho nhiều loại hàng hố, dịch vụ của

mình. Đồng thời, việc sử dụng nhãn hiệu liên kết cũng giúp quảng bá, lan toả uy tín cho những sản
phẩm mới của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn nếu người tiêu dùng đã có ấn tượng tốt về các sản
phẩm trước kia của doanh nghiệp.

11“Đặc điểm nhận diện về pháp lý của nhãn hiệu tập thể và một số thay đổi cần lưu ý
liên
quan
đến
yêu
cầu
bảo
hộ
nhãn
hiệu
tập
thể ở Việt Nam”, />truy
cập ngày 30/12/2021.
12Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), tlđd (4), tr. 284.
13Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT.
14Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT.
15Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), tlđd (4), tr. 286.


1.6.2. Căn cứ vào danh tiếng, uy tín
Căn cứ vào danh tiếng, uy tín, nhãn hiệu bao gồm hai loại: nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu
thông thường.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên tồn lãnh thổ Việt
16
Nam. Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian
dài, và hàng hoá, dịch vụ có mức độ uy tín khiến cho chúng được biết đến rộng rãi. Khi một nhãn hiệu

được đánh giá, thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ
và mặc nhiên thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ. 17 Như
vậy, khi có hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn được quyền
bảo hộ nhãn hiệu của mình bằng cách chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng.
Theo quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2005, nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá dựa trên các
tiêu chí như sau:
(i) số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thơng qua việc mua bán, sử
dụng hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
(ii)
phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
(iii) doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng
hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
(iv) thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
(v)
uy tín rộng rãi của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu;
(vi) số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
(vii)
số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
(viii) giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn
hiệu.
Có thể thấy rằng, tiêu chí đánh giá nhãn hiệu theo tiêu chí (vi) và (vii) lại có phạm vi rộng hơn
theo quy định khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, tức tiêu chí đánh giá địi hỏi nhãn hiệu được cơng nhận,
bảo hộ là nhãn hiệu nổi tiếng bởi bao nhiêu quốc gia, trong khi đó, quy định khái niệm chỉ yêu cầu
nhãn hiệu nổi tiếng được biết rộng rãi ở lãnh thổ Việt Nam. 18 Ngoài ra, Điều 75 chưa quy định rõ ràng
rằng để được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải đáp ứng một, một số hay tất cả các
tiêu chí. Điều này sẽ khiến việc áp dụng pháp luật trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Tính đến năm
2019, hơn 80 nhãn hiệu được Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp chứng nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. 19

16Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT.
17Nguyễn Trọng Luận (2021), “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - Một số bất cập

và kinh nghiệm từ nước ngồi”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 2/2021, tr. 58.
18Nguyễn Trọng Luận (2021), tlđd (21), tr.58.
19“Danh sách nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2019”, Hội sở
hữu trí tuệ Việt Nam,
truy cập ngày 2/1/2022.


Ngược lại, nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu không đáp ứng được các tiêu chí trở thành
nhãn hiệu nổi tiếng, mà chỉ có chức năng cơ bản là để phân biệt sản phẩm cùng loại hay tương tự. 20
2.

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

2.1.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông
thường sẽ được xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay Giấy chứng nhận
đăng
ký nhãn hiệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân hoặc công nhận đăng
ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử
dụng,
không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
2.2.

Hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu


Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày
nộp
đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. 21 Nhãn hiệu không cần phải giới hạn sử
dụng như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, tuy nhiên pháp luật vẫn quy định thời hạn, gia hạn
bảo
hộ nhãn hiệu nhằm giúp Nhà nước thu được một khoản lệ phí cũng như cho phép chủ sở hữu cân
nhắc
việc tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hoặc tạo điều kiện cho chủ thể khác sử dụng. 22
2.3.

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí
tuệ Việt Nam
Theo Điều 95 Luật SHTT, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt hiệu lực trong các

trường
hợp như sau:
(i)

chủ văn bằng bảo hộ khơng nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy
định. Như đã đề cập ở mục 2.2, khi hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu phải gia hạn hiệu
lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó. Hiện nay,
pháp
luật bắt buộc chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ trong thời hạn
06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Đơn yêu cầu gia
hạn hiệu lực có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá
06
tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, đồng thời chủ văn
bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp
muộn.23


(ii)

chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp này,
cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ trong thời hạn
10 ngày làm việc24 kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ25.

20Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), tlđd (4), tr. 293.
21Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT.
22Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), tlđd (4), tr. 325.
23Điểm d Khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
24Khoản 20 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
25Khoản 3 Điều 95 Luật SHTT.


(iii)

chủ văn bằng bảo hộ khơng cịn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
khơng cịn hoạt động kinh doanh mà khơng có người kế thừa hợp pháp;
(iv) nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong
thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà khơng có lý do
chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba
tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Để một nhãn hiệu có hiệu lực,
ngồi
đáp ứng các điều kiện để trở thành nhãn hiệu, pháp luật còn quy định chủ sở hữu phải
có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó 30 bởi mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu

để sử dụng nhãn hiệu đó trên thị trường, chứ khơng phải đầu cơ nhãn hiệu31.
(v) chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm sốt
hoặc
kiểm sốt khơng có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

(vi) chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy
chế
sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc khơng kiểm sốt, kiểm sốt khơng có hiệu quả
việc
thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
3. Hạn chế của quy định pháp luật về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo pháp
luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, các chế định liên quan đến nhãn hiệu đã bộc lộ ít nhất một số bất cập
mặc
dù Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi 02 lần vào năm 2009 và năm 2019. Cụ thể là:
(i) khơng có quy định chấm dứt sự tồn tại của nhãn hiệu đã đăng ký mà đã mất chức năng
nhãn hiệu;
(ii) khái niệm “sử dụng” nhãn hiệu chưa đủ rõ dẫn đến làm gia tăng hiện tượng đầu cơ nhãn
hiệu;
(iii) chưa bảo hộ đối với nhãn hiệu âm thanh;
(iv) thiếu quy định về trình tự, thủ tục cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí đánh giá
nhãn
hiệu nổi tiếng chưa được rõ ràng, cụ thể.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, tác giả chỉ tập trung phân tích nội dung liên quan trực tiếp
đến đề tài tiểu luận, đó là bất cập trong việc pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có quy định
chấm
dứt sự tồn tại của nhãn hiệu đã đăng ký nhưng đã mất đi chức năng nhãn hiệu trong quá trình sử
dụng.
3.1. Khơng có quy định chấm dứt sự tồn tại của nhãn hiệu đã đăng ký khi mất đi khả năng
phân biệt
Một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó là khả năng
phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, luật SHTT chưa có quy định cho
phép bên thứ ba được yêu cầu chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký nhưng bị xem là mất đi
30


Khoản 2 Điều 136 Luật SHTT.

Nguyễn Thái Cường - Nguyễn Lý Ngọc Trân (2019), “Hoàn thiện điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu dược phẩm”, Tạp chí
Nghiên
cứu lập pháp, số 4(380) T2/2019, tr. 50.
31


chức năng phân biệt khiến người tiêu dùng không thể nhận biết được hàng hố đó; hoặc nhãn hiệu đó
trở thành tên thơng thường của hàng hố, dịch vụ trong một khoảng thời gian đủ dài dẫn đến hậu quả
là mất đi chức năng chỉ dẫn nguồn gốc26 cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.
3.2.

Dự thảo 2.0 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT

Năm 2020, Quốc hội đã đưa ra Dự thảo 2.0 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT
(“Dự thảo 2.0”) nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hồn thiện pháp luật sở hữu
trí tuệ, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, yêu
cầu cải cách thủ tục hành chính cũng như các cam kết về SHTT trong các FTA mà Việt Nam đã và
đang đàm phán hoặc đã ký kết, phê chuẩn. Trong đó, Khoản 34 Điều 1 Dự thảo 2.0 đã bổ sung thêm
02 quy định mới làm căn cứ để chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể là trường hợp:
(i) việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu
hoặc người được chủ sở hữu cho phép làm cho công chúng hiểu sai lệch về bản chất,
chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó; hoặc
(ii) nhãn hiệu được bảo hộ đã trở thành tên gọi thơng thường của hàng hố, dịch vụ đăng
ký cho chính nhãn hiệu đó.
Theo quan điểm của tác giả, việc bổ sung thêm 02 trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng
bảo
hộ nhãn hiệu như trên là phù hợp với mục 2, 3 Điều 12.22 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam

và Liên minh Châu Âu (EU), cụ thể như sau:
“2. Một Bên có thể quy định rằng nhãn hiệu có thể bị đình chỉ 27 nếu, sau ngày đăng ký, do hậu quả
của các hành động hoặc không hành động của chủ sở hữu, nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của sản
phẩm hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó đã đăng ký.
3. Bất kỳ việc sử dụng nào đối với nhãn hiệu đã đăng ký của chủ sở hữu hoặc với sự đồng ý của chủ
sở hữu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó đã đăng ký có thể gây nhầm lẫn cho công
chúng, đặc biệt là về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ thì nhãn
hiệu đó sẽ có khả năng bị đình chỉ hiệu lực hoặc bị cấm bởi pháp luật quốc gia liên quan.”
Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành cũng như Dự thảo 2.0 chưa đưa ra định nghĩa thế
nào là tên gọi thơng thường của hàng hố, dịch vụ, điều này có thể dẫn đến khó khăn trong thực thi
pháp luật, do đó việc bổ sung khái niệm “tên gọi thơng thường của hàng hố, dịch vụ” là điều cần
thiết để hoàn thiện quy định của pháp luật.
4.

Kết luận
Nhìn chung, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tương đối rõ ràng, cụ thể về các

trường
hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Tuy chúng có một số bất cập, vướng mắc như đã

26“4 Bất cập của chế định nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và đề xuất
sửa đổi, bổ sung”, />truy
cập
ngày
2/1/2022.
'
27Trong trường hợp này, “đình chỉ” được hiểu là “chấm dứt”.


nêu gây khó khăn trong q trình thực thi nhưng Dự thảo 2.0 đã, đang có những

điều
chỉnh
phù
hợp
với yêu cầu thực tiễn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11) ngày 29/11/2005.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm (Luật số 36/2009/QH12) ngày
19/6/2009.
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số
42/2019/QH14) ngày 14/6/2019.
4. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp.
5. Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày
14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006
quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp
được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số
18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
6. Tổ chức SHTT thế giới (2005), Cẩm nang SHTT (Bản dịch của cục SHTT).
7. Trường Đại học Luật TP. HCM (2020), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (Tái bản, có sửa chữa, bổ
sung), Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.
8. Tổ chức SHTT thế giới (2004), Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ: Tài liệu hướng dẫn dành
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

9. Nguyễn Trọng Luận (2021), “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - Một số bất cập và kinh
nghiệm từ nước ngồi”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2021, tr. 56-63.
10. Nguyễn Thái Cường - Nguyễn Lý Ngọc Trân (2019), “Hoàn thiện điều kiện bảo hộ đối với nhãn
hiệu dược phẩm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4(380) T2/2019, tr. 48-53.
11. Trường Đại học Luật TP. HCM (2021), Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp trường: “Sửa đổi, bổ
sung
Luật Sở hữu trí tuệ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
*Tài liệu từ internet
12. “4 Bất cập của chế định nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và đề xuất sửa đổi, bổ
sung”,
[ />

13. “Danh sách nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2019”, Hội sở hữu trí tuệ
Việt Nam,
[ />14. Phan Law Việt Nam (2020), “Những trường hợp không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu”,
[ />15. “Đặc điểm nhận diện về pháp lý của nhãn hiệu tập thể và một số thay đổi cần lưu ý liên quan đến
yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam”, [ />16. Nguyễn Khánh Linh (2020), “Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi ở các nước phát triển
và gợi ý cho Việt Nam”, [ />


×