Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

baocao-phanbien-xd-thuyloi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.41 KB, 26 trang )

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
TỈNH VĨNH LONG

Dự án “QUY HOẠCH XÂY DỰNG THỦY LỢI
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020”

________________________________
Tháng 8/2013

0


UBND TỈNH VĨNH LON
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Số: …/BCPB-LHH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Vĩnh Long, ngày …. tháng 8 năm 2013

BÁO CÁO PHẢN BIỆN
DỰ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG THỦY LỢI
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
1.Tên dự án : Quy hoạch xây dựng Thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
2.Chủ đầu tư dự án Quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn
Vĩnh Long
3.Cơ quan quản lý dự án: Ủy ban Nhân dân Vĩnh Long
4.Cơ quan tư vấn: Viện Quy hoạch Thủy ợi Miền nam


5.Cơ quan phản biện: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long
II NỘI DUNG PHẢN BIỆN
1.Ưu điểm:
Quy hoạch xây dựng Thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (viết tắt là
QHTL) cơ bản đáp ứng những quy định hiện hành của Nhà nước về Quy hoạch.
Nội dung bám khá sát đề cương, đánh giá tồn diện tình hình phát triển kinh tế, xã
hội, nơng nghiệp và thủy lợi; xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những
thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và thách thức đối với q trình phát triển nơng
nghiệp và thủy lợi của tỉnh; các mục tiêu, chỉ tiêu, phương án và giải pháp thực
hiện Quy hoạch đến 2020 được xây dựng khá cụ thể, chi tiết và có tính khả thi. Bố
cục Quy hoạch. tương đối hợp lý, hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Báo cáo trình bày đầy đủ, mạch lạc, chi tiết và cụ thể theo quy định về nội
dung báo cáo quy hoạch phát triển thủy lợi quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) 8302: 2009.
- Báo cáo đề cập nhiều nội dung liên quan đến điều kiện và nguồn lực tự
nhiên, thực trạng kinh tế xã hội, đánh giá quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực
trạng và quá trình phát triển thủy lợi, xu thế phát triển của Tỉnh, đồng thời đề ra
mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các phương án quy hoạch
(QH) phát triển thủy lợi, QH cấp nước, QH tiêu thoát nước, QH xây dựng đê kè
chống lũ, chống sạt lỡ và giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện BĐKH của Tỉnh đến
năm 2020. Từ các phương án QH để tính tốn đánh giá mơ hình thủy lực, khối
lượng đầu tư và vốn đầu tư; đánh giá tóm tắt mơi trường chiến lược cho phương án
QH thủy lợi để đánh giá hiệu quả đầu tư lựa chọn phương án QH thủy lợi. Trên cơ
sở phương án QH thủy lợi được chọn để đề xuất ra các giải pháp thực hiện.
1


Hạn chế, tồn tại cần khắc phục, hoàn thiện:
Trong bản báo cáo Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020 còn một số hạn chế cần được xem xét, nghiên cứu và bổ sung, chỉnh sửa như

sau:
Một số nội dung, bố cục của Đề cương còn thiếu, chưa giải quyết đầy đủ cần xem
xét bổ sung. Các nguồn số liệu, tài liệu sử dụng chưa thống nhất với nhau ngay trong
báo cáo và với số liệu của cơ quan quản lý; do thời gian thực hiện dự án kéo dài nên đã
thay đổi do trước đây sử dụng số ước tính, sơ bộ; cùng một chỉ tiêu nhưng mỗi tài liệu
sử dụng lại có số khác nhau; một số chỉ tiêu tính tốn khơng có ý nghĩa nghiên cứu;
chưa trích dẫn đầy đủ, trung thực nguồn gốc của thông tin, … làm giảm độ tin cậy của
số liệu, thông tin và ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm quy hoạch. Do vậy, cần
kiểm tra, cập nhật, tính tốn lại số liệu; đồng thời xác định rõ mốc thời gian thông tin,
dữ liệu được báo cáo QHTL trích dẫn, phân tích là số liệu gần nhất (tính đến năm 2012)
và cần được ghi rõ nguồn gốc của thông tin đã sử dụng, theo quy định của Luật Thống
kê, để nâng cao độ tin cậy của thông tin, số liệu đã sử dụng.
Một số đánh giá còn sơ sài, chưa theo tính quy luật, chưa hướng vào vấn đề
trọng tâm cần giải quyết để định hướng cho quy hoạch. Đề nghị rà sốt, bổ sung để bảo
đảm tính khoa học và tính thực tiễn của dự án quy hoạch.
Những kết quả tính tốn quan trọng như thủy lực, vốn đầu tư, lợi ích dự kiến,
hiệu quả kinh tế dự án cần được công khai, minh bạch về phương pháp tính, thơng số
dữ liệu đầu vào, kết quả trung gian, … để làm tăng độ tin cậy của số liệu.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, những dự báo dài hạn về
biến đổi khí hậu - nước biển dâng, Đề án phát triển bền vững của tỉnh cần định hướng
dài hạn hơn cho phát triển thủy lợi, ít nhất là đến năm 2025.
Ý KIẾN PHẢN BIỆN:
Các ý kiến góp ý bổ sung:
-Về hình thức: Nhìn chung Báo cáo QH đảm bảo đạt yêu cầu về hình thức.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm như sau:
- Cách diễn đạt một số đoạn chưa chuẩn xác, số liệu thiếu căn cứ, cần đánh giá
lại và phân tích kỹ lưỡng. Cụ thể ở đoạn 3, trang 4 từ dưới lên. Khi phân tích ảnh
hưởng đất phèn với tổng diện tích chịu tác động đến 9.010 ha và nồng độ SO4--, Al+++
cao tới mức lam chết cây trồng.
- Bố cục các mục lớn của báo cáo có thay đổi so với Đề cương được phê duyệt:

+ Phần V - Giải pháp thực hiện trong đề cương đã chuyển thành một chương
(Chương 15) của Phần IV - Quy hoạch xây dựng thủy lợi; nội dung trong đó cũng giản
lược đi khá nhiều.
+ Bố cục Chương 15 (từ trang 121 - 136) nêu trên cũng đã bỏ đi nội dung “Định
hướng phát triển thủy lợi đến năm 2025” đã được xây dựng trong đề cương.
2


Các thay đổi nêu trên cần rà soát, đối chiếu với Đề cương; nếu khơng được phê
duyệt điều chỉnh thì cần phải thực hiện.
Báo cáo cịn sai chính tả, tên gọi riêng, đánh số đề mục còn chưa thống nhất,
chú ý cách dùng từ ngữ cho chuẩn xác, các chữ viết tắt phải có ghi chú ban đầu và
thiếu gửi phần phụ lục số liệu, bản đồ thu nhỏ các loại tỷ lệ 1/200.000 (khổ A3) và
tài liệu tham khảo.
- Về nội dung:

1.

Phần mở đầu :

- Phần mở đầu còn sơ sài, chưa đáp ứng yêu cầu của Đề cương; đặc biệt chưa
làm rõ và nhấn mạnh những hạn chế, tồn tại, yếu kém của hệ thống thủy lợi hiện nay.
Chính vì vậy, lập luận về sự cấp thiết phải lập quy hoạch chưa có sức thuyết phục.
Ở nội dung phần này báo cáo cần khái quát những đặc điểm của Vĩnh long
về tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội, những nhược điểm về hệ thống cơng
trình thủy lợi. Trên cơ sở đó, báo cáo nêu ra mục tiêu tổng quát của bản quy hoạch
thủy lợi lần này, quá trình chỉnh sửa và những cơ sở pháp lý cho nhiệm vụ lập quy
hoạch.
Đề nghị, phần mở đầu cần thu thập và bổ sung thêm các nội dung và cơ sở
pháp lý có liên quan như:

- Khái quát về vai trò, vị thế của tỉnh Vĩnh Long trong khu vực ĐBSCL:
diện tích tự nhiên so với khu vực, đóng góp nổi bật của tỉnh về kinh tế-xã hội đối
với vùng…;
- Khái quát về thành tựu của thủy lợi trong phát triển kinh tế (đặc biệt đối
với sản xuất nông nghiệp-nông thôn) của tỉnh trong thời gian qua (các kỳ quy
hoạch trước);
- Bối cảnh chung và sự cần thiết để lập quy hoạch: Cần thiết nêu các bối
cảnh chung trong thực hiện quy hoạch: về kinh tế-xã hội (trong đó gần nhất là
nơng nghiệp, nơng thơn), biến đổi về khí tượng thủy văn trong tỉnh, của khu vực và
trong nước, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi thực hiện trong bối cảnh tác động của
biến đổi khí hậu-nước biến dâng ngày càng mạnh mẻ hơn. Từ đó cần thiết để thực
hiện một quy hoạch mới nhằm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi cũ (tức quy
hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 20002010 phê duyệt năm 2000) nhằm phát triển hệ thống thủy lợi hợp lý, phục vụ thiết
thực cho phát triển nông nghiệp-nông thôn trong điều kiện mới, từng bước thích
ứng với BĐKH-NBD; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái và phát triển bền vững.
Về cơ sở pháp lý đề nghị cung cấp thêm các căn cứ:
1. Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 17/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Long
về phê duyệt đề cương và dự tốn kinh phí dự án Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020.
2. Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư, ngày 5/8/2008, của Ban Chấp hành Trung ương
3


3. Đảng (khóa X) về vấn đề “nơng nghiệp-nơng dân-nơng thơn;
4. Báo cáo cơng bố kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, tháng 6/2009 và
bổ sung tháng 11/2011;
5. Dự án thích ứng với BĐKH cho phát triển bền vững nông nghiệp-nông thôn
vùng ven biển ĐBSCL ;
6. Đề án phát triển trạm bơm điện vừa và nhỏ khu vực ĐBSCL (Quyết định số

1446/QĐ-TTG ngày 15/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ);
7. Văn kiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX
nhiệm kỳ 2010-2015;
8. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 20112020 và tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 195/QĐ-TTg ngày 16/02/2012;
9. Quyết định số 1341/QĐ.UBND ngày 23/8/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long
về ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2011-2015
và định hướng đến 2020 tỉnh Vĩnh Long;
10.Nghị quyết 87/NQ-CP ngày 21/12/2012 của Chính Phủ về phê duyệt
QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Vĩnh Long.
11.Quyết định 705/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt dự
án xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Vĩnh Long
12.Quyết định số 1590/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/10/2009 về
phê duyệt định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam.
13.Quyết định số 1397/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt QH
thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2020 trong điều kiện
BĐKH, nước biển dâng.
14.Chương trình hành động của Tỉnh ủy Vĩnh Longsố 23-CTr/TU ngày
04/11/2008 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW, khóa X ”
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
15.Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Longngày
9/12/2011 về việc phê duyệt danh mục cơng trình xây dựng cơ bản giai đoạn 20112015.
16.Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;
17.Chương trình phát triển bền vững tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020 (văn kiện chương trình Nghị sự 21) ban hành kèm theo Quyết định
số 1295/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long.
Phần 1. Điều kiện và nguồn lực phát triển:
Chương 1: Điều kiện tự nhiện:
Nội dung của phần này quá ngắn, không làm nổi bật những ưu đãi của thiên
nhiên cho Vĩnh Long, những nguy cơ của biến đổi khí hậu nước biển dâng tác

động đến vùng này, cần những sô liệu để minh hoạ.
4


Đối chiếu với đề cương được duyệt, Báo cáo QHTL còn thiếu những mục sau:
Nguồn nước cho các vùng thuỷ lợi; Chất lượng nước bị nhiễm mặn (trên 4 0/00) do
nước biển dâng sẽ có xu hướng tăng diện tích hàng năm lên bao nhiêu %; Phân bổ
nguồn nước theo thời gian và không gian ứng với tần suất thiết kế.
Về Nguồn lực. Báo cáo còn thiếu mục sau: Những thuận lợi và khó khăn
trong quản lý hành chính; Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính.
Trong bảng 1.1 cần nêu ở thời điểm hiện nay (2013) có bao nhiêu ha khả
năng bị ngập mặn do thuỷ triều (trong trường hợp đê ngăn mặn bị vỡ).
Năm 2020, theo dự báo nước biển dâng 12cm (trang 102), thì diện tích trên sẽ
tăng thêm bao nhiêu?
Thổ nhưỡng vùng cây ăn trái (điểm 1.3) gồm những thành phần gì? trong
tương lai muốn phát huy thế mạnh nghề vườn của Vĩnh Long cụ thể là tăng thêm
diện tích cây ăn trái (như vùng Nam măng Thít) thì có khả năng mở rộng ở những
vùng nào?
Về địa tầng cần đánh giá khả năng lún sụt của mặt đất do sự dịch chuyển của
các địa tầng (bài học lún ở Cà Mau) để trong tương lai khơng bố trí các khu dân cư
chạy lũ, các đơ thị vào những khu vực đó. Ngồi ra các tuyến đê sông, đê biển
cũng cần khẳng định địa chất nền có ổn định khơng khi cần tơn cao đê? (bài học vỡ
các đê bao).
Cần kiểm tra mực nước sông (sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên…) trong
những năm qua do khai thác cát có bị hạ thấp khơng (trang 6)? Vì việc hạ thấp
lịng sơng sẽ dẫn đến sạt lở lớn và quan trọng hơn là hạ thấp mực nước sông, nhất
là mùa khô, sẽ làm hạ thấp nước mao dẫn trong đất, làm khô hạn các vùng rau
màu, cây lâu năm.
Đề nghị điều chỉnh các số liệu cho phù hợp với thời điểm hiện tại. Cụ thể:
- Tại trang 3: diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long trong báo cáo là 147.519

ha là số liệu kiểm kê đất đai năm 2000. Hiện nay diện tích tự nhiên của tỉnh theo
kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 là 149.560,48 ha và kết quả thống kê đất đai đến
ngày 01/01/2012 là 150.490,37 ha. Đề nghị lấy số liệu thống kê đất đai năm 2012
với diện tích 150.490,37 ha là số liệu chính thức trong báo cáo khi tính tốn liên
quan đến diện tích các cấp cao độ, ngập lũ, hiện trạng sử dụng đất.
- Về đặc điểm địa hình (trang 3 và 4): cần nêu rõ nguồn số liệu, mốc cao
trình mực nước biển quy chuẩn và cách thức tính tốn diện tích các cấp cao độ vì
đây là cơ sở để tính tốn tình trạng ngập lũ của Tỉnh cũng như đề xuất khuyến cáo
cao trình trong thiết kế các cơng trình thủy lợi của Tỉnh trong QH thủy lợi của tỉnh.
(Hiện nay Bộ TN&MT đã có bộ bản đồ Địa hình sử dụng thống nhất trên toàn
quốc).
- Đặc điểm địa chất, vật liệu xây dựng ở trang 5: đề nghị bổ sung cập nhật
kết quả trữ lượng tài nguyên khoáng sản sét của tỉnh theo Quyết định số
18/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt QH thăm dị,
khai thác và sử dụng tài ngun khống sản sét của tỉnh đến năm 2020. Cụ thể:
5


Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cho thấy tổng tài ngun khống sản sét tồn
tỉnh là 278,88 triệu m3, phân bố trong 124 thân sét vời diện tích 296,61 km2 trên
địa bàn 6 huyện và TX Bình Minh (ngoại trừ TP Vĩnh Long là vùng QH phát triển
đô thị nên khơng điều tra đánh giá tài ngun khống sản sét).
Trữ lượng QH đưa vào khai thác là 129,403 triệu m 3 nhằm khai thác tiềm
năng để sản xuất gạch ngói xây dựng và gốm xuất khẩu.
Tại trang 5: - Mục khó khăn diễn đạt như thế là chưa đúng vì cho rằng ta
chủ động ém phèn, nhưng theo đánh giá của Đại học Thủy lợi Hà Nội (Cơ sở 2) là
cao trình mực nước ngầm trong thời gian gần đây ở Vĩnh Long đã hạ rất thấp nên
không thể ém phèn được.
Chương 2: Nguồn nước:
Nội dung phần nước mặt, báo cáo đã nêu chi tiết phù hợp với nội dung báo

cáo của Viện quy hoạch thuỷ lợi Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên trong báo cáo cần đưa
ra những số liệu làm nền cho các chương mục sau.
- Tại trang 7: Mục khí hậu thiếu mạng lưới trạm khí tượng, thời gian quan
trắc, chất lượng, tài liệu quan trắc (so với đề cương được duyệt ở trang 2);
- Về tính tốn kỹ thuật. Báo cáo QHTL trước hết cần nêu ảnh hưởng của
việc tích nước của các hồ chứa thượng lưu sơng Mekong đến mực nước ở các kênh
rạch ở tỉnh Vĩnh Long thông qua một số kịch bản. Tuy báo cáo có nêu diễn biến
mực nước về mùa kiệt ở các kênh rạch (trang 18), song đó chỉ là số liệu thống kê,
chưa khái quát hoá tác động của việc giảm lưu lượng ở thượng nguồn, để dự báo
những vùng nào có khả năng thiếu nước nhằm chủ động đối phó.
Tại trang 102, khi xây dựng kịch bản tính tốn thuỷ lực, báo cáo đã lấy
Kratie làm giới hạn không gian cho bài toán và chọn Q = 2000m 3/s để tính. Trong
nhiều báo cáo về Đồng bằng sơng Cửu long thì thường lấy lưu lượng và mức nước
ở Tân Châu để tính tốn.
Do đó khi đưa ra phân tích, nhận xét là nếu lưu lượng sông Mekong ở Tân
Châu là Q = 2.000m3/s thì các cửa lấy nước và các trạm bơm lấy nước sơng vào
đồng là khó khăn. Vậy nếu ở Kratie lưu lượng là 2.000m 3/s thì ở Tân Châu lưu
lượng là bao nhiêu? Cần có sơ liệu so sánh đó.
Đơn cử, Trong một tài liệu có tính pháp lý, (Chiến lược phát triển thuỷ lợi
đến năm 2020 của Viện quy hoạch thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp & PTNT, được lập
năm 2004) đã kết luận: “ ở đồng bằng sông Cửu Long, mùa kiệt lượng nước trên
sông nhỏ, lưu lượng tháng IV chỉ khoảng 2000m 3/s nên nước mặn từ biển xâm
nhập sâu, diện tích đất bị ảnh hưởng mặn lên tới 2,1 triệu ha , gây khó khăn cho
việc lấy nước”. Như vậy, với lưu lượng như báo cáo quy hoạch cho Vĩnh Long đến
2020 chỉ còn 1900m3/ s thì rõ ràng mặn càng xâm nhập sâu vào đất liền (trên 2
triệu ha), sẽ làm đảo lộn mọi chỉ tiêu do quy hoạch đề ra (thu hẹp diện tích lúa,
thu hẹp diện tích vườn cây ăn trái, di chuyển các khu dân cư và khu công nghiệp,
tăng diện tích ni trồng thuỷ sản v.v.)

6



Phần nội dung nước ngầm, Báo cáo cần đưa ra dự báo giới hạn cho phép
khai thác nước ngầm với Q là bao nhiêu (trang 20 (?)) để tránh gây ra việc hạ thấp
mặt đất tự nhiên (ĐBSCL đã có bài học khai thác nước ngầm ở Cà Mau).
Về ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng (trang 22), báo cáo cần lựa
chọn kịch bản nào của Bộ Tài ngun và Mơi trường để tính tốn định lượng diện
tích xâm nhập mặn, làm nền cho các quy hoạch khác (quy hoạch khu dân cư, đô thị
của Vĩnh Long)
Trong phần đánh giá ở cuối chương 2. Đề nghị Báo cáo cần đưa ra nhận xét
đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên nước ở
mục 2.6 (trang 23). Phương pháp đánh giá cần áp dụng phân tích đánh giá các mặt
mạnh, yếu, cơ hội và thách thức theo phân tích SWOT.
Chương 3: Nguồn lực xã hội:
- Phần này báo cáo mới chỉ thống kê những con số về lao động, những chỉ
tiêu thu nhập, và một số tiêu chí cho một xã nơng thơn mới (trang 24). Báo cáo
chưa nêu được những nguồn lực của xã hội (khơng phải chỉ người dân). Đó là hoạt
động của các doanh nghiệp, các tổ hợp tác, các hợp tác xã. Ngoài ra cần nêu thêm
những hoạt động tín dụng nơng thơn, những hướng dẫn nâng cao nhận thức kinh
doanh, những dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân...do các hội như phụ nữ, cựu
chiến binh, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.
- Thiếu nội dung về giới và trình độ chun mơn, nghề nghiệp (so với đề cương
được duyệt ở trang 3).
- Do thời điểm lập báo cáo QHTL kéo dài, thời điểm báo cáo hiện nay là năm
2013, vì vậy, ở 2 chương này cần đánh giá đặc điểm, thực trạng nguồn lực xã hội
và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long thời gian qua (2000-2010) và đến
thời điểm hiện nay (số liệu cuối năm 2012) để từ đó làm mốc cơ sở cho QH xây
dựng thủy lợi trong thời kỳ 2013-2020. Từ cơ sở này đề nghị cập nhật bổ sung số
liệu về dân cư, lao động và các số liệu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm
2012 trên cơ sở Niên giám thống kê năm 2012 của Tỉnh.

Phần 2: Đánh giá quá trình phát triển:
Chương 4: Quá trình phát triển kinh tế:
Trong chương này, báo cáo đã bám sát đề cương, đưa ra được những số liệu
minh hoạ cho sự phát triển của những ngành chính trong tỉnh (trang 26 – 38).
Tuy nhiên Báo cáo QHTL cần phân tích mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân
của phát trỉển “nóng” như việc bỏ nghề làm vườn sang trồng lúa ở Vĩnh Long vừa
qua (trang 28). Phải chăng hệ thống thuỷ lợi tưới vườn chưa đáp ứng yêu cầu sản
xuất hay chỉ vì giá. Chúng ta biết Vĩnh Long và một số tỉnh lân cận như Tiền
Giang có thế mạnh về trồng cây ăn trái, cả về thổ nhưỡng, cũng như kinh nghiệm
thâm canh. Xu thế chung ở các tỉnh thuần nông là phải chuyển đổi sản xuất sang
trồng màu, trồng cây ăn trái, trồng hoa thì giá trị gia tăng trên một ha đất sẽ tăng
(đây là mục tiêu của tái cấu trúc nông nghiệp). Công nghệ tưới cho màu, đặc biệt
cho vườn cây ăn trái thì ngành thuỷ lợi chưa có kinh nghiệm. Đó là hệ thống tưới
7


tự chảy kết hợp tưới có áp. Từ đó việc bố trí tuyến cho hệ thống cơng trình thuỷ lợi
ngay trong quy hoạch đã phải lựa chọn có dự báo chuyển đổi sản xuất. Điều này
báo cáo quy hoạch có nêu nhưng cịn chung chung (trang 39) “..do tình hình
chuyển đổi sản xuất hiện nay làm phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết…”
Đề nghị: Báo cáo cần xem lại nội dung đánh giá ở trang 28, (tiểu mục 4.2.2 Trồng trọt, Chương 4, cuối đoạn đầu) và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cơ cấu nông
nghiệp chuyển đổi còn chậm và thiếu cân đối (cuối trang 29) chưa được sát, đúng.
- Ngồi ra, Báo cáo QHTL cịn thiếu những mục sau: Cụ thể, thiếu việc đánh
giá thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nơng nghiệp cũng như định
hướng phát triển (so với đề cương được duyệt ở trang 3). Phần cơng nghiệp, và
TTCN thì các cơ sở cơng nghiệp chính được chú trọng nhưng chưa được liệt kê
đầy đủ (không nêu được ngành sản xuất nào có nhu cầu dùng nước lớn. Phần năng
lượng thiếu nguồn điện, mạng lưới điện và những thuận lợi khó khăn trong việc
truyền tải và sử dụng điện năng cũng như hướng phát triển ngành điện trên địa bàn
(so với đề cương được duyệt ở trang 4). Phần xây dựng đơ thị thiếu tình hình cấp,

thải nước ở các khu dân cư..., chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý và QH.
phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh (so với đề cương được duyệt ở trang 4). Trong
phần đánh giá chung, báo cáo mới chỉ nêu được những thuận lợi như điều kiện tự
nhiên, kinh nghiệm sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xúc
tiến thương mại. Phần khó khăn, tồn tại và yếu kém báo cáo đã bỏ qua.
Chương 5: Quá trình phát triển thủy lợi:
- Báo cáo đã rà sốt hiện trạng cơng trình thuỷ lợi trên tất cả các mặt (kênh,
đê bao, bờ bao, ô bao, cống hở, bọng và đập kiên cố, trạm bơm) và đối chiếu với
việc thực hiện quy hoạch trước đây để đưa ra nhận xét khó khăn và tồn tại. Bên
cạnh đó báo cáo cũng xem xét cụ thể tình trạng thiên tai như hạn, ngập, úng, lũ, lốc
xoáy và sét, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn. Về công tác quản lý nước và cơng trình
thuỷ lợi, báo cáo cũng phân tích về tổ chức, về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
này. Trên cơ sở đó, báo cáo nêu những thành công, những hạn chế, những trọng
tâm cần giải quyết (từ trang 39 – 54), song hạn chế của báo cáo QHTL là chưa
phân tích nguyên nhân làm giảm năng lực thiết kế của các cơng trình và hệ thống
cơng trình thuỷ lợi.
- Điểm yếu của phần này là chỉ nặng về thống kê cơng trình, mơ tả hiện
trạng chưa đầy đủ, thiếu phân tích, minh họa để làm sáng tỏ những đóng góp của
thuỷ lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua.
Nói chung thành tựu của thuỷ lợi đối với nơng nghiệp là rẩt lớn, song cũng
cịn những ý kiến cho rằng, kết quả sản lượng lúa có được ở đồng bằng sông Cửu
Long trước tiên là nhờ giống, phân bón, sau đó đến thuỷ lợi. Khi bàn luận về
phương châm phịng tránh thiên tai, cũng có lập luận cho rằng né tránh là thụ động,
phải chủ động chống thiên tai.Vì vậy trong báo cáo này cũng cần đưa thêm những
thơng số kỹ thuật để làm rõ vai trị quan trọng của thuỷ lợi đối với phát triển nông
nghiệp và các giải pháp né tránh lũ là hết sức cần thiết. Cần chỉ rõ những vùng nào
nhờ có hệ thống cấp nước của thuỷ lợi đến cống đầu ruộng nên người nơng dân có
thể dẫn nước vào ruộng. Cần nêu việc sử dụng các bờ ô nhỏ ngăn cách lũ mới có
8



thể bảo vệ các khu dân cư ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất v.v. Điều quan
trọng ở đây là những nhận thức này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm đầu tư nâng cấp
những hệ thống thuỷ lợi hiện có và phát triển những cơng trình tiếp theo .
Ngồi ra báo cáo QHTL cịn thiếu phân tích những bài học kinh nghiệm rút
ra trong quá trình nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý khai thác
thủy lợi (so với đề cương được duyệt ở trang 5).
- Tại trang 42: Bảng 5-1 cần ghi chú nguồn tài liệu trích dẫn.
- Cập nhật bổ sung hiện trạng các cơng trình thủy lợi đến năm 2012 ở mục 5.2
(trang 39,40).
Phần 3: Xu thế phát triển:
Chương 6: Xu thế phát triển:
- Trong chương này báo cáo đề cập đến nguồn lực bên ngồi, đó là sự hội
nhập kinh tế, chủ trương và cơ chế, chính sách; nguồn lực nội tại, đó là dân số và
trình độ dân trí; những thách thức do phát triển, do hội nhập.
- Dựa trên mục tiêu, cơ cấu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh
Long, báo cáo đã tập trung nêu phương hướng phát triển các ngành kinh tế chính
như nơng nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, giao thông (trang 46 – 54).. Trong phần
này báo cáo chưa phân tích, dự báo hậu quả do hạn chế năng lực quản lý tài
nguyên môi trường nước .
- Đề nghị bổ sung vào phương hướng phát triển của từng ngành về tổng
lượng nước cần cung cấp, cần thoát, cần xử lý cho đến năm 2020. Riêng đối với
ngành giao thơng cần có định hướng các tuyến đường bộ, đường thuỷ để kết hợp
đê với đường giao thông, kết hợp các tuyến đường thuỷ với việc gia cố bờ kè, các
vị trí trạm bơm…
- Báo cáo QHTL cần phân tích những cơ hội nào có được từ BĐKH – NBD.,
vì BĐKH. cũng có những mặt tích cực của nó chứ khơng chỉ đơn thuần là tiêu cực.
- Tại trang 48:Mục 6.3: ”Sự thuận lợi về giao thông đối nội, đối ngoại, đào
tạo...” nên viết lại cho dễ hiểu hơn; Mục 6.4 còn thiếu 04 mục quan trọng cần
nghiên cứu và bổ sung: (i) Cao trình mực nước ngầm hạ thấp, không ém phèn

được, phèn tiềm tàng phát triển; (ii) Nước biển dâng dẫn đến sa mạc hóa; (iii) Khai
thác nước ngầm trong thời gian dài dẫn đến lún sụt; (iv) Sạt lở bờ sông ngày càng
diễn ra phức tạp và gay gắt.
- Đề nghị cập nhật số liệu ở bảng 6.2 (trang 50 và 51) về QHSDĐ nông
nghiệp đến năm 2015 và 2020 theo đúng QHSDĐ đến năm 2020 của tỉnh đã được
Chính phủ phê duyệt theo bảng dưới đây:

9


Hiện trạng năm 2010
STT

Chỉ tiêu

Cơ cấu
(%)

Kỳ đầu, đến năm 2015
Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Kỳ cuối, đến năm
2020
Diện tích
(ha)


Cơ cấu
(%)

149.680,
74

100,00

149.680,
74

100,00

149.680,
74

100,0
0

117.192,
49

78,29

113.151,
74

75,60

110.882,

74

74,0
8

Đất trồng lúa

70.241,
53

59,94

67.085,
00

59,29

64.500,
00

58,1
7

Trong đó: Đất chuyên
trồng lúa nước (2 vụ trở
lên)

70.241,
53


100,00

67.085,0
0

100,00

64.500,0
0

100,0
0

1.2

Đất trồng cây lâu năm

44.373,
56

37,86

42.363,
37

37,44

42.083,
30


37,9
5

1.7

Đất ni trồng thuỷ sản

1.026,
92

0,88

1.792,
00

1,58

2.300,
00

2,0
7

32.348,
68

21,61

36.426,
00


24,34

38.798,
00

25,9
2

A
1

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ
NHIÊN

Diện tích
(ha)

Các kỳ kế hoạch

Đất nơng nghiệp
Trong đó:

1.1

2

Đất phi nơng nghiệp
Trong đó:


2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ
quan, cơng trình sự nghiệp

200,
36

0,62

193,
80

0,53

183,
00

0,4
7

2.2

Đất quốc phịng

317,
58

0,98


309,
00

0,85

307,
00

0,7
9

2.3

Đất an ninh

30,
81

0,10

50,
13

0,14

50,
13

0,1
3


2.4

Đất khu cơng nghiệp

664,
90

2,06

1.543,
23

4,24

2.379,
32

6,1
3

2.5

Đất cho hoạt động khống
sản

-

-


-

2.6

Đất di tích danh thắng

15,
16

0,05

19,
00

0,05

21,
00

0,0
5

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải
(trong đó có đất để xử lý,
chơn lấp chất thải nguy hại)

23,
33


0,07

44,
00

0,12

57,
00

0,1
5

2.8

Đất tơn giáo, tín ngưỡng

173,
37

0,54

172,
64

0,47

172,
65


0,4
4

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

577,
36

1,78

613,
29

1,68

598,
73

1,5
4

2.10

Đất phát triển hạ tầng

7.903,
83


24,43

9.651,
00

26,49

10.692,
00

27,5
6

-

-

-

Trong đó:
2.10.
1

Đất cơ sở văn hóa

42,
02

0,53


62,0
0

0,64

91,0
0

0,8
5

2.10.
2

Đất cơ sở y tế

38,
55

0,49

65,0
0

0,67

102,0
0


0,9
5

10


Hiện trạng năm 2010
STT

Chỉ tiêu

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Các kỳ kế hoạch
Kỳ đầu, đến năm 2015
Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Kỳ cuối, đến năm
2020
Diện tích
(ha)


Cơ cấu
(%)

2.10.
3

Đất cơ sở giáo dục - đào
tạo

319,
96

4,05

629,0
0

6,52

845,0
0

7,9
0

2.10.
4

Đất cơ sở thể dục - thể
thao


41,
25

0,52

122,0
0

1,26

247,0
0

2,3
1

2.11

Đất ở tại đô thị

623,
39

1,93

957,
00

2,63


1.130,
00

2,9
1

- Đề nghị trong phần này bổ sung về hiện trạng và QH đất thủy lợi đến năm
2020 của tỉnh theo QHSDĐ đến năm 2020 của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt
như sau:
+ Hiện trạng đất thủy lợi đến năm 2010 là 3.325,91 ha.
+ Đến năm 2015 đất thủy lợi là 3.457,03 ha và đến năm 2020 là 3.580,84
ha.
+ Dự kiến trong kỳ QH 2011-2020 đất thủy lợi tăng thêm 358,10 ha để xây
dựng các cơng trình thủy lợi các loại, đồng thời trong kỳ QH đất thủy lợi cũng
giảm 103,17 ha chủ yếu để xây dựng các cơng trình phi nơng nghiệp khác như
giao thông, thực tăng trong kỳ QH là 254,93 ha so với hiện trạng năm 2010
(không kể một số cơng trình lồng ghép với giao thơng nơng thơn nên tính tốn cho
nhu cầu đất trong kỳ QH là đất giao thông).
Phần 4: Quy hoạch xây dựng thủy lợi:
Chương 7: Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển thủy lợi:
Trong phần này báo cáo đã trình bày chi tiết theo như đề cương. Phần còn
thiếu là cân đối vốn đầu tư và phân cho các ngành hưởng lợi.
- Tại trang 55: Phần mục tiêu cần bổ sung thêm một nội dung là tránh sự
chồng chéo giữa Quy hoạch Xây dựng thủy lợi và các Quy hoạch khác. Nhiệm vụ
cần nghiên cứu bổ sung những vấn đề bức xúc của tỉnh như là việc hạn chế sạt lở
và đảm bảo cao trình mực nước ngầm không bị hạ thấp.
Tại trang 56, 57 (mục 7.4 Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng), đề
nghị cập nhật số liệu;
- Theo kịch bản BĐKH và NBD của Việt Nam (Bộ TN&MT, 2011). Theo

khuyến cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kịch bản phát thải trung bình (B2)
được chọn để xem xét đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH và phục vụ định
hướng phát triển, ứng phó với BĐKH. Do đó, cần lưu ý khi triển khai thiết kế, xây
dựng các công trình thủy lợi phù hợp với kịch bản B2.
- Một số nội dung cần lưu ý theo Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Vĩnh Long
(nhiệt độ, lượng mưa, ngập lụt và xâm nhập mặn) đã được UBND tỉnh phê duyệt
tại Quyết định 705/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:
11


+ Kich bản nhiệt độ:
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Đến năm 2020, nhiệt độ tăng lên,
từ 27,410C đến 27,5630C (tăng lên 0,1530C).
+ Kịch bản lượng mưa:
Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến năm 2020, lượng mưa trung bình
năm tăng từ 1532,65 mm lên 1534,33 mm (tăng lên 1,68 mm).
+ Kịch bản ngập lụt:
Hai huyện có diện tích ngập cao nhất là Trà Ơn và Tam Bình, khoảng 95%
tổng diện tích. Độ sâu ngập thay đổi tuỳ theo từng khu vực cụ thể, dao động
khoảng 10-80 cm (Đề nghị xem thêm chi tiết về độ sâu ngập trong quyển Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Vĩnh Long để có kế hoạch xây
dựng các cơng trình thuỷ lợi thích ứng với kịch bản về ngập lụt).
Bảng: Diện tích ngập lụt năm 2020 theo kịch bản B2
Đơn vị
Bình Minh

Tổng diện
Tích (ha)

Năm 2020

Diện tích
ngập (ha)

(%) tổng

Độ sâu ngập

diện tích

(cm)

9335,76

8671,73

92,89

20-60

Bình Tân

15780,02

14394,66

91,22

20-80

Long Hồ


19664,38

15281,59

77,71

20-80

Mang Thít

16030,55

11691,53

72,93

20-60

Tam Bình

29017,39

28033,38

96,61

20-80

Trà Ơn


26784,00

25653,49

95,78

20-80

4777,19

2623,86

54,92

10-40

31023,94

22421,49

72,27

10-80

TP Vĩnh Long
Vũng Liêm

+ Kịch bản xâm nhập mặn: đến năm 2020, ranh giới mặn 40/00 ảnh hưởng
trực tiếp đến huyện Trà Ôn và Vũng Liêm, ranh mặn 1 0/00 gây ảnh hưởng hơn 2/3

diện tích của tỉnh. Đề nghị xem lại bản đồ xâm nhập mặn năm 2020, kịch bản B2
của tỉnh, từ đó có các kế hoạch phù hợp để nâng cấp, xây dựng mới các cơng trình
thuỷ lợi để hạn chế mặn xâm nhập, đảm bảo nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt
của người dân.
- Ngoài ra, Báo cáo QHTL chưa đưa ra mục tiêu tổng quát (hay mục tiêu
chung) và mục tiêu cụ thể của QHTL.
- Về nhiệm vụ: trong báo cáo có nêu nhiệm vụ “Đảm bảo tạo nguồn cấp nước
sinh hoạt cho 100% dân số”: nhận thấy khó khả thi trong quy hoạch này, vì điều
này cần phải đưa ra những dự án/cơng trình cấp nước sạch (thuộc quy hoạch nước
sạch và VSMTNT). Đây là quy hoạch thủy lợi khơng có đưa ra các dự án cụ thể về
nước sạch.
12


Đề nghị: ở Chương 7: Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển thủy lợi nên điều
chỉnh và nêu rõ các nội dung sau:
- Tên của chương 7: đổi lại là “Mục tiêu và nhiệm vụ của QH xây dựng thủy
lợi:
- Mục tiêu chung:
+ Tạo ra hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện
mới, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu-nước biển dâng; góp phần phát triển
kinh tế-xã hội, nhất là nông nghiệp-nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và phát
triển bền vững.
+ Đề xuất các dự án/cơng trình ưu tiên và giải pháp thực hiện kèm theo trong
giai đoạn năm 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, 2050; đề xuất những vấn
đề tồn tại cần bổ sung, thực hiện tiếp trong giai đoạn tiếp theo.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần đảm bảo an toàn đối với nước dâng (lũ, triều cường, nước biển
dâng) cho số dân của tỉnh (ước đến năm 2020….) và số dân vùng ngập lũ;
+ Bảo đảm kiểm soát lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn và tưới tiêu cho các

đối tượng sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn trái, rau màu và cây công nghiệp ngắn
ngày, thủy sản…) đã được xác định trong quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020;
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển thủy lợi với phát triển giao
thông nông thôn, từng bước chủ động các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu,
góp phần phục vụ xây dựng nơng thơn mới tích cực và cải thiện môi trường sinh
thái;
+ Các mục tiêu cho cấp nước phát triển cơng nghiệp, du lịch, phịng chống
sạt lở…theo đề cương đã nêu.
- Đề nghị bổ sung, làm rõ thêm 2 phần:
+ Đối tượng quy hoạch:
* Đối tượng phục vụ: cấp nước, tiêu nước, kiểm sốt mặn, kiểm sốt lũ,
phịng tránh thiên tai…cho nông nghiệp, dân sinh, công nghiệp, du lịch-dịch vụ,
công nghiệp, đô thị và nông thôn, giao thông;
* Đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch: những cơng trình thủy lợi như
kênh, cống, bờ bao, kè, trạm bơm, đập ngăn nước, mơ hình thủy lợi.
Chương 8: Các phương án phát triển thủy lợi:
Nội dung của báo cáo ở chương này là bố trí cụ thể các hệ thống cơng trình
thuỷ lợi ở từng vùng và đầu tư theo phân kỳ. Điểm yếu của quy hoạch ở đây là
không dự báo xu thế phát triển để dự kiến thiết kế công trình cho phù hợp. Việc
xây dựng các đê, bờ bao kiểm sốt lũ, có kết hợp đường giao thơng cơ giới hay
không? đoạn km nào? cấp đường v.v. Việc nâng cấp mở rộng các kênh trục câp
nước, thốt nước có xét đến nhu cầu nước tăng lên để dự trữ kích thước kênh
khơng?
13


Đối với hệ thống nội đồng, khi đưa lên cánh đồng mẫu lớn, yêu cầu cống đầu
ruộng phải lớn hơn cống hiện nay, có nghĩa phải thay đổi cống. Quy hoạch chưa
làm rõ. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch cấp nước nội đồng là rất

quan trọng, đề nghị bổ sung thêm vào chương này các phương án phát triển thủy
lợi trong quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh long đến năm 2020 phải phù hợp
với quy tổng thể thủy lợi đồng bằng sông cửu long và báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Chương 9: Quy hoạch cấp nước:
Phần tính tốn nước cho cây trồng, báo cáo vẫn dựa theo phương pháp cũ
của FAO tức là dựa vào nhu cầu nước cây trồng, dựa vào chế độ tưới luân phiên,
rải vụ (trang 68). Trên thực tế, cây trồng và chế độ tưới đã thay đổi rất nhanh, thay
đổi theo từng vụ. Do vậy cần có những khảo sát thực tế hiện nay ở Vĩnh Long và
khu vực lân cận, tính tốn lượng nước được cấp thực tế để bổ sung dự báo nhu cầu
nước. Một năm có thể trồng 3 vụ (1vụ trồng lúa, 1vụ trồng dưa,1 vụ trồng hành tỏi.
Hệ số tưới có thể tới 3l/sec.ha. Qua kinh nghiệm trong một số vùng, yêu cầu nước
tưới cho các cánh đồng mẫu lớn tăng thêm 1,5 – 3 lần so với kết quả tính tốn theo
cơng thức. Xu thế phát triển ở nông thôn là ưa chuộng giống ngắn ngày, tưới nhiều
lần, đồng thời yêu cầu thoát nước nhanh để nâng cao chất lượng (tăng độ ngọt cho
dưa). Khả năng, đến năm 2020 nền kinh tế nông thôn Việt Nam sẽ áp dụng rộng rãi
loại hình canh tác trên. Do đó nhu cầu đặt ra là hệ thống thuỷ lợi cần được quy
hoạch để đón đầu sản xuất và đời sống.
Ngồi ra, ở Chương này còn thiếu các mục 2 (cân bằng nước), 3 (kết quả
tính thủy lực cấp nước), 4 (chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp của các phương án
(theo trang 5, 6 đề cương đã được duyệt).
Riêng Mục 9.2. Nhu cầu nước của các ngành (trang 68 đến 73): đề nghị
tham khảo thêm để bổ sung cập nhật khi tính nhu cầu nước cho các ngành, lĩnh
vực theo kết quả của dự án điều tra QH tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến 2020
do Sở TNMT chủ trì.
Một số vần đề cần lưu ý: Theo đề cương được duyệt, Quy hoạch xây dựng
thủy lợi gồm 3 Quy hoạch: QH cấp nước, QH tiêu thoát nước và QH đê kè phịng,
chống lũ, sạt lở. Mỗi QH có đề xuất giải pháp cơng trình bằng các dự án/cơng trình
riêng, cụ thể. Tuy nhiên trong báo cáo QH chỉ nêu danh mục dự án/cơng trình

chung ở cuối báo cáo. Điều này có thể hiểu là do tính đặc thù của cơng trình thủy
lợi ở Vĩnh Long là tiêu và cấp nước kết hợp. Vì vậy, để tăng thêm tính logic và
thuyết phục, Báo cáo QHTL cần nêu giải pháp công trình trong mỗi quy hoạch
bằng một số cơng trình/dự án tiêu biểu, còn chi tiết sẽ nêu ở trong danh mục cơng
trình/dự án thủy lợi đề xuất chung.
- Đề nghị Báo cáo cần làm rõ giải pháp thủy lợi để cấp nước tưới, sinh hoạt
trong mùa khô, nhất là vùng Nam Mang Thít (thuộc 2 huyện Trà Ơn, Vũng Liêm).
Tình hình cấp nước ở đây ngày càng khó khăn do khô hạn và xâm nhập mặn càng
bất thường, đặc biệt là trong mùa khô năm 2013. Độ mặn xấp xỉ 5 0/00 xuất hiện trên
sơng Hậu ở Trà Ơn (2010) và trên sông Cổ Chiên ở Vũng Liêm xuất hiện liên tục
14


từ năm 2010-2013, buộc phải đóng cống ngăn mặn kéo dài, đưa đến nguồn nước
kênh, rạch nội đồng sụt giảm nghiêm trọng, thiếu nước tưới cho sản xuất và sinh
hoạt đã xảy ra ở các xã ven sơng lớn. Vì vậy, giải pháp cấp nước cho vùng Nam
Măng Thít là như thế nào, cần những cơng trình/dự án thủy lợi gì để giải quyết tình
trạng có tính cấp thiết đó.
Chương 10: Quy hoạch tiêu thoát nước:
Phần này báo cáo chi tiết hơn, đưa ra được hệ số tiêu từng tháng. Đối với đất
chuyên lúa hệ số tiêu thấp nhất 2,75l/s.ha (tháng 12), cao nhất 4,51l/s.ha (tháng 9).
Đối với trồng màu, cây ăn trái thì hệ số tiêu lớn hơn (4,05 – 8,26l/s.ha.
- Theo kinh nghiệm về cơng tác tiêu thốt nước cho các cánh đồng thì lượng
nước cần tiêu rất lớn so với tính tốn theo các tiêu chuẩn. Vì sao vậy? Đó là do
trong lưu vực tiêu, ngồi việc tiêu cho nơng nghiệp, cịn có tiêu nước dân sinh, tiêu
nước cho đô thị, tiêu nước cho công nghiêp…mà không thể tách riêng được.
- Kiến nghị bổ sung thêm phương pháp tính tốn lượng nước thực tế đã tiêu
cho một số vùng có bờ bao ổn định (thường là kết hợp đường giao thơng), để từ đó
sẽ hiệu chỉnh kết quả tính tốn theo tiêu chuẩn.
- Trong nội dung phân vùng tiêu, chưa trình bày về các trục tiêu chính mà chỉ

nói hướng tiêu. Cần bổ sung thêm trục tiêu chính để khi mở rộng các tiểu khu trên
sẽ khơng lấp mất các đường tiêu như một số tỉnh/thành phố hiện nay.
Chương 11: Quy hoạch xây dựng đê kè phòng chống lũ, chống sạt lở và
giảm nhẹ thiên tai:
Báo cáo đã trình bày về nguyên nhân ngập, độ sâu ngập, diễn biến ngập, từ
đó có giải pháp phịng chống lũ, giải pháp phịng chống sạt lở. Báo cáo cũng nêu
tình hình xâm nhập mặn và giải pháp kiểm sốt mặn (trang 84 – 100). ). Phần xâm
nhập mặn cần được nghiên cứu sâu hơn, trong đó có dự báo diện tích vùng nhiễm
mặn sẽ lan rộng đến thời điểm năm 2020. Từ đó đề xuất thực hiện với 5 cống ngăn
mặn phía sơng Hậu và cống Vũng Liêm phía sơng Cổ Chiên, đề nghị Chủ đầu tư
cân nhắc giải pháp này. Nguyên nhân nguồn lực của Vĩnh Long nói riêng, các tỉnh
đồng bằng sơng Cửu Long nói chung, cho đến năm 2020 không đủ để chống xâm
nhập mặn bằng các cơng trình lớn, mặt khác việc ngăn cống sẽ làm tác động đến
môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Bên cạnh giải pháp cơng trình là tăng
thêm các cống ngăn mặn ven sông Hậu, sông Cổ Chiên (trang 100) cịn một giải
pháp phi cơng trình là xây dựng bản đồ vùng ngập mặn (giống như bản đồ ngập lụt
đã làm) ở những mức khác nhau để người dân tự lựa chọn giải pháp canh tác và
sinh sống.
Tại trang 97: Cần diễn đạt ngôn ngữ lại 02 câu sau: (i) ... các giải pháp mang
tính né tránh; (ii) ... cơng trình đấu tranh trực diện với hiện tượng xói lở;
- Giải pháp phịng chống sạt lở sơng rạch chưa đủ, cần bổ sung 03 giải pháp
ngăn ngừa điều kiện phát sinh sạt lở: (i) Ngăn ngừa dịng chảy có vận tốc lớn do
hiện tượng nổi cồn ở các phân lưu gây thu hẹp mặt cắt ngang dòng chảy dẫn đến
gây lưu tốc lớn tại phân lưu hay ở các nhánh khác gây sạt lở; (ii) Mọi hình thức lấn
dịng như bè cá, kè lấn sông... dẫn đến thu hẹp mặt cắt ngang gây vận tốc lớn và sạt
15


lở (vì theo phương trình lưu lượng trong thủy lực học thì lưu lượng tại mọi mặt cắt
ngang trên sơng như nhau, mà lưu lượng bằng tích số của diện tích mặt cắt ngang

và vận tốc dịng chảy, nên diện tích mặt cắt ngang và vận tốc dịng chảy tỷ lệ
nghịch nhau, nếu diện tích mặt cắt ngang nhỏ lại thì vận tốc dịng chảy tăng gây
xói lở); (iii) Chất tải nặng lên bờ sông( Chợ Vĩnh Long) gây sạt lở.
Trang 98: đưa hình 11-10 sang trang 97 ngay sau câu: Sau đây là sơ đồ tổng
hợp các giải pháp thường được các nhà chun mơn chú ý đến.

Ngồi ra, tại Mục 11.1 tình trạng ngập lũ (trang 84 đến 90): trong phần này
báo cáo chỉ nói đến tình trạng ngập lũ của tỉnh thông qua độ sâu ngập, thời gian
ngập được tính tốn trên cơ sở cao độ mực nước lũ cao nhất và cao độ mặt đất tự
nhiên (trong điều kiện phi cơng trình đê bao bờ vùng thủy lợi hiện nay của tỉnh).
Để nêu lên thực trạng độ sâu ngập và thời gian ngập trong điều kiện có đê bao bờ
vùng ngăn lũ hiện nay ở các tiểu vùng trong tỉnh, do đó cần thiết phải bổ sung
phần này (nhất là bản đồ).
Chương 12: Kết quả tính tốn mơ hình thủy lực và khối lượng đầu tư
các phương án phát triển thủy lợi:
Nội dung chương này là xây dựng 3 phương án tính tốn thuỷ lực về mùa lũ,
về mùa kiệt để nhằm dự báo lưu lượng trên các kênh, rạch, làm cơ sở cho việc thiết
kế các cơng trình (trang 101 – 113). Đối với một bài tốn thì mức độ chính xác phụ
thuộc rất nhiều ở điều kiện biên. Điều kiện biên của bài toán thuỷ lực ở đây là lưu
lượng thượng nguồn theo tần suất 85%. (đã góp ý ở Chương 2).
Ở Chương này, đề nghị cần đưa ra bài toán về mùa kiệt trị số lưu lượng Q
giới hạn ở Tân Châu là bao nhiêu (1.900 m 3/s, 1800m3/s..) để ngành nông nghiệp
phải chuyển đổi cây trồng. Về mùa lũ cũng cần đưa ra trị số Q giới hạn bao nhiêu
để các đê bao trong các vùng phải chuẩn bị chống tràn.
Mặc dù Báo cáo có đưa ra số liệu tính tốn mực nước lớn nhất Hmax của
từng tuyến kênh, nút thủy lợi của 4 phương án (P 0, P1, P2, P3), nhưng chưa đưa ra
mực nước lũ thiết kế (Htk) của từng tuyến kênh, hay từng vùng thủy lợi (như đã
phân vùng). Vì vậy, nếu lấy Hmax để làm cơ sở cho tính cao trình đỉnh cơng trình
thiết kế là khơng đúng. Theo quy định, đỉnh cơng trình chống lũ được tính theo
công thức: Zđ= Htk + a; với a là độ vượt cao an tồn (tùy theo loại cơng trình, cấp

cơng trình mà hệ số a khác nhau), Htk được tính tốn tùy theo cấp tần suất lũ;
Vì vậy, tại phần này, Báo cáo QHTL cần làm rõ cao trình mực nước lũ thiết
kế Htk của từng tuyến kênh (theo kết quả tính tốn thủy lực) hay của từng vùng
(như 4 vùng đã phân trong quy hoạch). Đây vừa là cơ sở để tính cao trình đỉnh của
các cơng trình thủy lợi, vừa làm cơ sở để tính cao trình đỉnh vượt lũ cho các cơng
trình khác như giao thơng, xây dựng…Vì quy hoạch mực nước lũ trong QH thủy
lợi là cơ sở để tính tốn cao trình vượt lũ của các cơng trình hạ tầng kỹ thuật khác.
+ Chính vì những vấn đề nêu trên đề nghị cần bổ sung, điều chỉnh vào báo
cáo số liệu tính tốn cao trình đỉnh đê/kè, bờ bao . Chú ý tại mục 12.2.3 (Trang
113) dữ liệu đưa ra là khơng hợp lý. Vì thực tế, mực nước sông Hậu luôn cao hơn
sông Cổ Chiên trên 10 cm, nên cao trình đỉnh đê/kè khơng thể bằng nhau.
16


TT

Hạng mục

Cao trình (m)

1

Đê/kè sơng Cổ Chiên

+2,8 ÷ +3,1

2

Đê/kè sơng Hậu


+2,8 ÷ +3,1

- Tại phần 12.3: kết quả tính tốn vốn đầu tư các phương án:
+ Tổng mức đầu tư của phương án chọn (phương án III) là 9.061 tỷ đồng
(lấy tròn) thực hiện từ năm 2013-2020 là 7 năm, bình qn: 1.294 tỷ đồng/năm.
Điều này khó khả thi và việc đề xuất (như báo cáo QHTL) về phương án huy động,
phân bổ vốn cho thực hiện các dự án, trong đó NSNN phải bảo đảm khoảng 99%,
riêng NSNN trung ương phải bảo đảm 73,6%. Bởi vì ngân sách TW phân bổ cho
cả nước khơng chỉ có tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Long không chỉ đầu tư xây dựng
phát triển thủy lợi.
Thực tế đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi của địa phương trong những năm gần
đây. Được biết, tổng vốn đầu tư cho thủy lợi (bao gồm các nguồn vốn: trung ương
đầu tư và hỗ trợ đầu tư, tỉnh, huyện, vốn huy động nhân dân đóng góp) mỗi năm
chỉ từ xấp xỉ đến hơn 300 tỷ đồng, những năm có những dự án thủy lợi lớn do Bộ
NN&PTNT triển khai thì có thể lên đến 500 tỷ đồng/năm (cụ thể năm 2012: lấy
tròn 290 tỷ, năm 2013: 360 tỷ đồng), chiếm khoảng 1/4 so với tổng mức đầu
tư/năm theo quy hoạch đề xuất.
Chương 13: Đánh giá môi trường chiến lược:
Đây là nội dung mới đối với yêu cầu lập quy hoạch. Báo cáo đã dựa vào
Quy phạm TCVN 8302 – 2009 để lập ra. Phần này viết chưa sâu, khơng có số liệu
minh hoạ. Cách trình bày khơng lơ gích. Mở đầu chương, mục 13.1, báo cáo trình
bày về đa dạng sinh học ở tỉnh Vĩnh Long, song trong phần đánh giá tác động môi
trường không nêu rõ loại nào bị mất đi, loại nào phát triển thêm. Mục 13.2, khơng
lượng hố được các nhận xét như chỉ tiêu nào trong phân bón, thuốc trừ sâu sẽ
tăng, có khả năng vượt tiêu chuẩn không? Loại cá nào, loại thuỷ sinh nào sẽ bị
giảm đi sau khi làm các đê bao, bờ bao, cống, bọng? đất canh tác mất đi bao nhiêu
ha cho việc làm kênh mương?...
Đề nghị báo cáo cần thêm biện pháp cơng trình để nước thải khơng chảy vào
các nguồn nước để tưới, nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác giới thiệu công nghệ xử lý
nước thải cho các ao nuôi trồng thuỷ sản, các khu dân cư, đô thị.

Về giải pháp ém phèn hoặc chống lan truyền phèn cũng cần đưa ra trong mục
này.
Tại trang 115: Mục 13.2, Dự báo tác động xấu đến môi trường khi thực hiện
quy hoạch: cần đánh giá thêm tác động làm thay đổi chất lượng nước mặt khi triển
khai xây dựng các cơng trình thủy lợi (đào mới, nạo vét kênh rạch) gây ảnh hưởng
đến mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi thủy sản, gây ngập úng cục bộ
trong vùng dự án. Tác động của thay đổi chế độ dịng chảy có thể phá hủy các
17


cơng trình thủy lợi ở vùng hạ lưu. Cần bổ sung số liệu việc hạ thấp cao trình mực
nước ngầm
- Tại mục 13.3 (Trang 115, 116, 117), Giải pháp tổng thể giải quyết các vấn
đề mơi trường trong q trình thực hiện quy hoạch:
+ Khi triển khai các cơng trình thủy lợi, đề nghị bổ sung các giải pháp kỹ
thuật để tránh làm tù đọng và suy giảm chất lượng nước mặt, gây ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sản xuất đời sống nhân dân và các hoạt động sản xuất trong vùng dự
án.
+ Bổ sung các giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường trong trường
hợp các cơng trình thủy lợi bị phá hủy do ảnh hưởng thiên tai như lũ lụt, mưa bão.
+ Bổ sung cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm giữa các ngành chức
năng và UBND các cấp trong việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá hiệu quả của các
cơng trình thủy lợi và tác động mơi trường trong q trình triển khai xây dựng và
sau khi cơng trình đi vào vận hành để có những điều chỉnh khắc phục kịp thời.
+ Tổ chức lập, thẩm định hồ sơ về đánh giá tác động môi trường cho từng dự
án thủy lợi theo đúng quy định pháp luật trước khi triển khai thực hiện.
+ Tại trang 117, về chương trình giám sát mơi trường: Bổ sung phân cơng
đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình giám sát mơi
trường.
Chương 14: Hiệu quả đầu tư, lực chọn phương án:

Báo cáo đã nêu ra 3 phương án (chương 12) và dựa vào các chỉ tiêu Giá trị
hiện tại thuần (NPV - Net Present Value), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of
Return), lợi ích trên chi phí B/C đã chọn được phương án 3, với các ô bao nhỏ là
hợp lý.
Trong phần này, báo cáo mới dừng lại ở phạm vi bài tốn tài chính đơn
thuần. Để minh hoạ tính ưu việt của phương án 3, báo cáo cần khái quát các chỉ
tiêu về tưới, tiêu, về hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường đã đạt được từ phương
án lựa chọn.
Tại trang 118: Một số lợi ích bị giảm cần kể đến hạn chế giao thông thủy,
cần bổ sung thêm
Từ các phương án phát triển thủy lợi ở chương 8 và nội dung QH cấp nước,
tiêu thoát nước, xây dựng đê kè chống lũ, chống dạt lỡ ở chương 9,10 và 11 và kết
quả tính tốn mơ hình thủy lực và kế hoạch đầu tư ở các phương án thủy lợi ở
chương 12, cũng như nội dung phân tích tính tốn hiệu quả định lượng mục 14.1và
định tính 14.2 của chương 14 thống nhất lấy phương án 3 là phương án chọn
trong điền kiện hiện nay của tỉnh khi xét về mặt kinh tế, về mặt kỹ thuật và môi
trường.
Tuy nhiên trong phương án 3 khi xây dựng hệ thống đê bao bờ vùng, đập
cống bọng trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng hiện nay cần phải xem xét thêm
về lựa chọn phương thức vận hành điều tiết nước của hệ thống cơng trình thủy lợi
và kiểu đập, cống bọng thích hợp khi xem xét thêm ở các khía cạnh:
18


- Vừa bảo đảm cho các phương tiện giao thông thủy, cấp và thoát nước kịp
thời tránh hiện tượng tù đọng nước trong ô bao thủy lợi gây ô nhiễm mơi trường
nhất là ở vùng Nam sơng Mang Thít và vùng Bắc QL 1A.
- Bảo đảm nước lũ đưa vào đồng ruộng trong thời gian không canh tác để
lấy phù sa bồi bổ đất, vệ sinh đồng ruộng, hạn chế suy giảm độ phì và thối hóa
đất.

Ngồi ra để xác định các lợi ích kinh tế khi thực hiện quy hoạch như báo cáo đã
nêu trong tiểu mục 14.1.1, (trang 119) chú ý, các số liệu quan trọng, cần thiết phải tính
tốn là:
- Giá trị vốn đầu tư ban đầu (K): Kết quả tính tốn đã nêu ở trang 113; xác định
chi tiết khối lượng xây dựng chính và vốn đầu tư các hạng mục cơng trình trong từng
phương án trong báo cáo chuyên đề thủy công - kinh tế. Tuy nhiên, cần kiểm tra với
khối lượng đầu tư như vậy thì hệ thống thủy lợi có đảm bảo được mục tiêu đề ra hay
khơng; chi phí đầu tư đã sát chưa, còn phù hợp thời giá theo phân kỳ đầu tư khơng.
- Giá trị của các dịng tiền tương lai: Tức lợi ích dự kiến hàng năm do dự án đầu
tư mang lại mang lại (bao gồm lợi ích gia tăng từ phục vụ sản xuất và dân sinh, lợi ích
làm giảm thiệt hại thiên tai như đã nêu).
Số liệu này theo biện dẫn là đã tính tốn chi tiết trong báo cáo chuyên đề thủy
công - kinh tế; trong báo cáo này hồn tồn khơng đề cập đến phương pháp tính, các
thơng số đầu vào, các kết quả trung gian để xác định. Đây là dự án thuộc đầu tư cơng,
lợi ích xã hội quan trọng hơn lợi ích kinh tế nhưng với kết quả tính toán (Bảng 14-1,
trang 119) thì hiệu quả đầu tư (của phương án được chọn) khá cao: Giá trị hiện tại
thuần so với tổng vốn đầu tư ban đầu NPV/K = 0,23 lần với tỉ suất chiết khấu 12%;
IRR = 16,96%. Trong khi loại dự án đầu tư này chỉ cần NPV không âm ở tỉ suất chiết
khấu phù hợp hoặc IRR ≥ tỉ suất chiết khấu chuẩn là có thể quyết định lựa chọn đầu tư.
Do vậy, cần xem xét các mức dự kiến, tính tốn về dịng tiền tương lai: Lợi ích
mang lại có phải chỉ do tác động của mỗi một dự án đầu tư xây dựng hệ thống cơng
trình thủy lợi theo quy hoạch hay còn do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác (tiến bộ
khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, chính sách kinh tế, …).
Nếu thuyết minh rõ phương pháp tính, cơ sở dữ liệu để tính tốn; đặc biệt là
chứng tỏ được số liệu về lợi ích dự kiến mà mỗi phương án đầu tư mang lại hàng năm
trong thời gian đời sống kinh tế của dự án sẽ khẳng định độ tin cậy của số liệu và giá trị
khoa học, thực tiễn của báo cáo tổng hợp.
Chương 15: Giải pháp thực hiện:
Báo cáo đã nêu ra 4 giải pháp để thực hiện quy hoạch là cơ chế, chính sách
và cơng tác quản lý; phát triển nguồn nhân lực; khoa học công nghệ; huy động

vốn.
Về trình tự thực hiện đề ra 3 nguyên tắc gồm: ưu tiên dự án cấp bách đã lập
đầu tư; ưu tiên dự án cơng trình, hệ thống cơng trình sớm phát huy tác dụng; ưu
tiên đầu tư theo từng hệ thống cơng trình. Báo cáo đưa ra 2 bảng danh mục ưu tiên
thực hiện từ 2013 đến 2016 và danh mục thực hiện từ 2016 đến 2020. Báo cáo
19


cũng nêu tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch. Nội dung phần này rõ ràng, song
Báo cáo còn thiếu định hướng đến 2025.
Góp ý thêm về phương án vốn (Trang 122), cần huy động nhiều nguồn, nên
cần bổ sung thêm các nguồn vốn khác như ODA,vốn từ các tổ chức phi chính phủ.
Cần phân kỳ đầu tư.
- Về cơ chế, chính sách phát triển thủy lợi (tại mục 15.1):
Trong Báo cáo có đề xuất thành lập Cơng ty Khai thác cơng trình thủy lợi loại hình TNHH một thành viên 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên với
điều kiện của tỉnh như hiện tại thì mơ hình này khó thực hiện do cơ chế, nhân lực.
Đề nghị báo cáo QHTL đề xuất thêm các mơ hình khả thi, dựa trên các quy định
hiện hành như: Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp&PTNT về tăng cường công tác công tác quản lý, khai thác công trình
thủy lợi, Thơng tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông
nghiệp &PTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác
cơng trình thủy lợi, Thơng tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2013 của
Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67…
- Về giải pháp huy động vốn:
Theo Báo cáo QHTL tổng vốn đầu tư thực hiện dự án lên tới gần 10 nghìn tỷ
đồng (P.A III được kiến nghị lựa chọn) việc đề xuất phương án huy động, phân bổ
vốn cho thực hiện dự án, theo đó NSNN phải bảo đảm khoảng 99%, riêng NSNN
trung ương phải bảo đảm 73,6%. Rõ ràng phương án huy động, phân bổ vốn đầu tư
như vậy là không khả thi (như đã đề cập góp ý ở Chương 12)
Về vấn đề này cơ quan thực hiện tư vấn phản biện đề nghị giải pháp xã hội

hóa, và trong phần xin trình bày vấn đề này còn là định hướng và ở mức quan
điểm, nguyên tắc.
1- Trong xã hội hóa việc huy động vốn đầu tư. Vĩnh Long cần có cơ chế,
chính sách để huy động người dân bỏ vốn đầu tư phát triển thủy lợi. Việc huy động
người dân bỏ vốn đầu tư khơng thể là hình thức "người dân đóng góp theo nhân
khẩu" mà là bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực cung ứng dịch vụ cấp nước và
tiêu thốt nước.
Để thực hiện điều này cần có một hệ thống cơ chế chính sách cùng với một
hệ thống tổ chức quản lý để đạt được một hiện thực "Nước ở dạng tự nhiên là tài
ngun, nước qua cơng trình đã gánh chi phí là sản phẩm". Sản phẩm nước được
trao đổi giữa người cung cấp - người tiêu dùng như một loại hàng hóa đáp ứng yêu
cầu sản xuất, sinh hoạt.
Việc trao đổi sản phẩm nước giữa hai bên cung - cầu được điều tiết theo luật
và cơ chế chính sách của nhà nước. Yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động điều
tiết là bảo đảm lợi ích và nghĩa vụ chi trả hợp lý cho người tiêu dùng đồng thời bảo
đảm lợi ích của người cung ứng dịch vụ có khả năng tái sản xuất mở rộng hoạt
động đầu tư kinh doanh.

20


2. Đổi mới tổ chức lại hệ thống dịch vụ thủy lợi (thay cho hệ thống bao
cấp “xin – cho” trong ngành thủy lợi).
Thực hiện xã hội hóa việc huy động vốn đầu tư xây dựng, phát triển thủy lợi
tất yếu dẫn tới việc hình thành thị trường dịch vụ thủy lợi với nhiều thành phần
kinh tế tham gia, chứ khơng chỉ có doanh nghiệp cơng ty nhà nước. Thị trường
dịch vụ thủy lợi hoạt động theo luật pháp. Chưa đủ luật pháp thì phải bổ sung.
Chưa được phép làm đại trà thì cho thí điểm, sơ tổng kết rút kinh nghiệm và nhân
rộng theo lộ trình thích hợp.
Nhà nước quản lý điều tiết hoạt động của thị trường này thơng qua các cơ

chế chính sách phù hợp với luật pháp và thực tiễn, nhất quán yêu cầu, mục tiêu
như đã nêu ở phần trên.
Để từng bước hình thành được thị trường dịch vụ thủy lợi và để hoạt động
của thị trường lành mạnh, hiệu quả, đương nhiên phải tiến hành đổi mới, tổ chức
lại một cách cơ bản hệ thống dịch vụ thủy lợi.
Đổi mới, tổ chức lại một cách cơ bản hệ thống dịch vụ thủy lợi, từng bước
xóa bỏ cơ chế bao cấp tràn lan, tạo ra hoạt động cung ứng tiêu thụ dịch vụ thủy lợi
theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước bằng luật pháp là một quá
trình. Quá trình biến đổi này phải được quy hoạch bài bản, phải giải quyết hàng
loạt vấn đề phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn. Ở góc độ định hướng, mơ hình
ngun tắc được đề xuất như sau:
Chính quyền các cấp

Quản lý TL bằng
pháp luật

Tài nguyên nước

Cơ quan chức năng

Thị trường nước

Các thành phần
kinh tế
DNNN, DN mà NN
nắm đa số cổ phần

Cấp I: (*)

Cấp II: (* *)


DNNN, Dân
doanh (CTY,
HTX)

Cấp III: (* * *)

Chủ yếu: Dân doanh
(CTY, HTX)

Người tiêu dùng
nước
21


(*) Khai thác tài nguyên nước, phân bổ liên vùng (bán buôn)
(* *) Phân bổ vùng (bán buôn)
(* * *) cung ứng trực tiếp (bán lẻ dịch vụ)

Xã hội hóa đầu tư xây dựng phát triển thủy lợi và tổ chức lại hệ thống thủy
lợi theo hướng đa thành phần kinh tế trong xã hội, chứ khơng chỉ có nhà nước
(chúng tôi nhấn mạnh), bỏ vốn, nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống
thủy lợi và đưa hoạt động cung ứng - tiêu dùng dịch vụ thủy lợi thành thị trường
dịch vụ dưới sự quản lý của Nhà nước (theo pháp luật) là một quá trình cải biến
sâu sắc, có nhiều cơ hội nhưng khơng ít thách thức. Tuy nhiên, chúng tơi cho rằng
đó là con đường phát triển thủy lợi phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước ta. Vĩnh long và các tỉnh ĐBSCL có kiến thức và kinh nghiệm phong phú
về vấn đề này.
- Về danh mục cơng trình/dự án:
* Ở giai đoạn 2013-2015:

- Trong dự án chống ngập TP Vĩnh Long:
+ Bổ sung danh mục các trạm bơm điện tiêu ứng chống ngập;
+ Danh mục cơng trình/dự án q nhiều, vốn đầu tư lớn, không khả thi theo
giai đoạn quy hoạch (chẳn hạn như các dự án/cơng trình nạo vét kênh trục, cống
cửa các vàm sông nối với sông Cổ Chiên, xây dựng mới 2 cầu giao thông tải trọng
H10 trên đường Phó cơ Điều...). Vì vậy, trong giai đoạn này, đề nghị ưu tiên: Xây
dựng cống tiêu nước, kiểm soát lũ, triều cường tại đầu kênh ở khu vực nội thành
(Phường 1, 2, 3, 4, 5), như: cống vàm Tân Hữu, vàm Bình Lữ, vàm Cầu Lầu, vàm
Kinh Cụt...; Xây dựng kè Phường 1, 2, 3; Xây dựng bờ bao ven kênh cấp II ở ngoại
thành; Quy hoạch xây dựng 1 số trạm bơm điện để tiêu nước, chống ngập cho vùng
nội thành; Các cơng trình/dự án khác theo QH: đề nghị chuyển sang giai đoạn sau đến
năm 2030, năm 2050 (kênh trục, kênh cấp I, cống ngăn lũ đầu kênh cấp I ở các vàm
sông, 2 cầu giao thơng trên đường Phó Cơ Điều).
* Ở giai đoạn 2016-2020:
- Trong dự án chống ngập TP Vĩnh Long:
+ Đề nghị bỏ danh mục STT 1 (Kè chống sạt lở bờ sơng Cái Cá, rạch kênh
Cụt) vì trùng với Kè bảo vệ bờ sông khu vực phường 1, 2, 3 trong dự án chống
ngập TP Vĩnh Long (GĐ 2013-2015).
- Đề nghị xem xét, bổ sung giải pháp liên kết vùng:
Tỉnh Vĩnh Long cùng với 12 tỉnh thành phố khu vực ĐBSCL và các bộ,
ngành liên quan đã cơ bản hoàn thành dự thảo đề án QUY CHẾ LIÊN KẾT VÙNG
ĐBSCL giai đoạn 2013 – 2020, (viết tắt là QCLK). Đề án sẽ được trình chính phủ
phê duyệt trong thời gian gần đây để kịp thời đưa vào tổ chức thực hiện .Trong
QCLK có 5 lĩnh vực chính:
1. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng chống lũ.
22


2. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực: lúa gạo, trái cây, tôm, cá
da trơn…

3. Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa.
4. Bảo vệ mơi trường.
5. Phát triển nguồn nhân lực.
Điều cần lưu ý, khởi đầu QCLK các tỉnh, thành phố ĐBSCL và các bộ,
ngành liên quan sẽ tập trụng thực hiện liên kết vào khâu quy hoạch, kế hoạch đầu
tư. Qua bước khởi đầu này, nhiều vấn đề cụ thể sẽ được làm rõ như quy mô, địa
điểm đầu tư của các lĩnh vực, liên kết phát triển kết cấu hạ tàng kinh tế, xã hội,
trong đó có kết cấu hạ tầng nơng thơn, xây dựng và phát triển thị trường thống nhất
vùng, liên kết huy động và phát triển các nguồn lực nội vùng, thu hút các nguồn
lực ngoại vùng… nhằm phát huy thế mạnh của vùng, cũng như của từng địa
phương.
Để đáp ứng yêu cầu thực tế và cũng là cơ hội phát triển thủy lợi của tỉnh
Vĩnh Long, Báo cáo QHTL Vĩnh Long đến năm 2020 cần thiết phải:
1. Lấy QCLK vùng ĐBSCL làm định hướng cho tiếp cận phát triển thủy lợi
tỉnh Vĩnh Long, làm căn cứ quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Long.
Xử lý các vấn đề trong Báo cáo QHTL theo quan điểm liên kết, phát triển
vùng, tránh manh mún cục bộ.
2. Lấy QCLK vùng ĐBSCL làm căn cứ để rà soát lại, điều chỉnh, xác định
kế hoạch đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm
đảm bảo hiệu quả cao nhất của dự án.
3. Có giải pháp tranh thủ, đón đầu các cơ hội, khắc phục các thách thức mà
việc thực hiện liên kết phát triển vùng ĐBSCL mang lại cho phát triển thủy lợi tỉnh
Vĩnh Long.
Một vài gợi mở trong thực hiện QCLK với các tỉnh lân cận trong tổ chức
thực hiện dự án quy hoạch này. Chẳng hạn như liên kết với tỉnh Đồng Tháp trong
tổ chức thực hiện các dự án nạo vét kênh trục nối sông Tiền-sông Hậu; liên kết với
tỉnh Trà Vinh trong thực hiện các dự án cống ngăn mặn ven sông Cổ Chiên (địa
bàn Vũng Liêm), ven sơng Hậu (địa bàn huyện Trà Ơn) và nạo vét các kênh tiếp
nước ngọt như Mai Phốp-Ngã Hậu; và liên kết với tỉnh Trà Vinh trong giám sát
xâm nhập mặn, trong quản lý, khai thác dự án thủy lợi Nam Mang Thít, ứng phó

với triều cường, nước biển dâng...
Ý kiến đóng góp khác:
Ngồi các nội dung góp ý bổ sung nêu trên, đề nghị trong báo cáo thuyết
minh cần bổ sung thêm: bảng danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo, bản đồ
các loại thu nhỏ đính kèm, phụ chương số liệu. Ngồi ra đối với bản đồ các loại ở
tỷ lệ 1/50.000 cần xây dựng trên nền bản đồ địa hình, ở hệ tọa độ VN 2000 theo
quy định hiện hành. Tất cả các sản phẩm từ báo cáo thuyết minh, phụ chương số
liệu, bản đồ phải lập ở dạng giấy và dạng số để Sở NN cùng các sở ngành có liên
quan khi sử dụng tài liệu sẽ dễ dàng đối chiếu cập nhật.
23


Đề xuất dự án/cơng trình: Chưa nêu năm dự kiến thực hiện và dự án/cơng
trình nào thuộc Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long. Cần chọn lọc và
cân đối với nguồn vốn đầu tư thực tế. Những dự án chưa cần thiết trong giai đoạn
quy hoạch có thể định hướng cho giai đoạn tiếp theo (đến năm 2030 hay đến
2050).
Phần đề nghị
Cơ quan tư vấn nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện những vấn đề hạn chế, tồn tại đã
được các thành viên hội đồng tư vấn, phản biện đưa ra. Đồng thời xem xét những biến
động về khí hậu, môi trường, sự thay đổi về xu hướng, quy hoạch phát triển của một số
ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng để bổ sung, điều chỉnh dự án quy hoạch xây dựng thủy
lợi này.
Chủ đầu tư phối hợp các sở, ngành liên quan và các cơ quan chức năng kiểm tra,
đánh giá chất lượng các sản phẩm của dự án sau khi được bổ sung, hoàn thiện làm cơ
sở cho hội đồng nghiệm thu thực hiện tốt công việc.
Báo cáo phản biện nhận định QHTL là một quy hoạch tổng hợp sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, do vậy cần theo dõi đánh giá chặt chẽ môi trường để kịp xử lý.
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi phải đồng bộ. Cần phân cấp cho huyện để thực hiện
tnhững việc tiếp theo của quy hoạch.

Cần phải nhấn mạnh về tác động của nước biển dâng đối với Vĩnh Long,
một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long chịu rủi ro cao. Mọi quy hoạch
phải có giải pháp thích ứng với tác động đó
Dự án sau khi nghiệm thu cần nhanh chóng tổ chức triển khai, thực hiện để sớm
phát huy hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Căn cứ Công văn số 3063/UBND-VX, ngày 08/11/2011 của Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận chủ trương cho Liên hiệp các hội
Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long tham gia thực hiện vai trò tư vấn phản biện
và giám định xã hội Dự án “Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020”; qua quá trình tổ chức thực hiện và xây dựng báo cáo phản biện, Liên hiệp
các hội KH&KT Vĩnh Long xin có kết luận và những kiến nghị sau:
+ Như những phân tích, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của bản báo cáo Quy
hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, Liên hiệp các hội KH&KT
đã có những đề xuất điều chỉnh, bổ sung báo cáo Quy hoạch trên cơ sở các thông
tin, tư liệu và căn cứ pháp lý quy định nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học và
đảm bảo về nội dung, chất lượng của một báo cáo quy hoạch phát triển ngành .
Một số lưu ý cụ thể như:
+ Về hình thức, báo cáo quy hoạch này vừa có tính chất một quy hoạch, vừa
có tính chất như một bản kế hoạch ngắn hạn. Báo cáo cần sắp xếp hài hịa nội dung
các chương trình tình trạng chương q chi tiết, chương quá sơ sài.
+ Trong nội dung trình bày cần phát huy và sử dụng các nguồn dữ liệu,
thông tin của quốc gia, vùng, của các cơ quan liên quan trong tỉnh để xây dựng của
24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×