TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- - - 🙞🙞🙞 - - -
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”
Đề tài 1: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự
vận dụng trong giai đoạn hiện nay
Đề tài 2: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Liên hệ tới
quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương Mại
hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn: Ngơ Thị Huyền Trang
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp học phần: 2178HCMI0111
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 3:.............................................................................2
ĐỀ TÀI CHÍNH:................................................................................................................... 3
Lời mở đầu...........................................................................................................................................3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................................4
I.
Cơ sở hình thành, mục tiêu, sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế...........................4
II.
Lực lượng đồn kết quốc tế và hình thức tổ chức..............................................8
III.
Ngun tắc đoàn kết quốc tế..............................................................................11
PHẦN 2: VẬN DỤNG....................................................................................................................13
I. Trong lịch sử: Ðoàn kết quốc tế - phát huy sức mạnh thời đại trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước...........................................................................................13
II.
Trong giai đoạn hiện nay:..................................................................................16
KẾT LUẬN:........................................................................................................................................25
CÂU HỎI PHẢN BIỆN.....................................................................................................................25
ĐỀ TÀI PHỤ........................................................................................................................ 26
Lời mở đầu........................................................................................................................................26
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................26
I.
Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng...........26
II.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.......27
III.
Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.....................29
PHẦN 2: LIÊN HỆ TỚI QUÁ TRÌNH TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY...............................................................30
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 2:.....................................................................................................................31
CÂU HỎI PHẢN BIỆN:...................................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................32
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3:
STT
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Họ và tên
Lê Bá Hiếu
Trương Văn Hiếu
Lương Thị Ngọc Hồi
(Nhóm Trưởng)
Nguyễn Thị Hồi
(Thư ký)
Nguyễn Văn Hoan
Mai Thị Như Hồng
Đoàn Phi Hùng
Lý Hoàng Hương
Nguyễn Thị Thu Hương
Trần Thị Lan Hương
Mã sinh viên
Nhiệm vụ
20D100089
Nội dung
20D100299
Nội dung
Nội dung, phân công
20D100300
và kiểm tra công
việc
20D100370
20D100021
Nội dung, theo dõi
công việc
Nội dung,
PowerPoint
20D100371
Nội dung
20D100372
Nội dung
20D100165
Nội dung
20D100235
Nội dung, Word
20D100096
Nội dung, thuyết
trình
2
ĐỀ TÀI CHÍNH:
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀ SỰ
VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lời mở đầu
Tầm quan trọng:
Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện trải qua 80 năm, đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Một trong những nhân tố tạo nên
thắng lợi đó là có đường lối quốc tế đúng đắn, mà cốt lõi là chiến lược đoàn kết quốc tế của
Hồ Chí Minh. Q trình hình thành và phát triển chiến lược đồn kết của Hồ Chí Minh gắn
liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, gắn liền với các thời kỳ phát triển của
Đảng và Cách mạng Việt Nam, gắn liền với tiến trình cách mạng thế giới. Đoàn kết quốc tế
cùng với đoàn kết dân tộc thực sự trở thành chiến lược cách mạng và hoạt động thực tiễn của
Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của quan hệ quốc tế
ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp hiệu quả vào q trình xây dựng quan hệ hợp tác,
hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và nỗ lực chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu. Bài
viết khái quát nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế và đề xuất
hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc trưng đó là: duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp chung như: logic, phân tích, tổng
hợp, khái quát …
3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.
Cơ sở hình thành, mục tiêu, sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
1. Cơ sở hình thành
- Ra đi từ bến Nhà Rồng tháng 6-1911, 10 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành đã tới
nhiều nước thuộc địa cũng như nhiều nước tư bản chủ nghĩa, ở cả châu Âu, châu Phi, châu
Mỹ. Qua những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm, chủ nghĩa yêu nước ở Người có những
biến chuyển mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với
nhân dân lao động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức như dân tộc mình. Người đã đưa
ra kết luận quan trọng: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật
mà thơi: tình hữu ái vơ sản". Kết luận trên vơ cùng quan trọng, là khởi đầu của tư tưởng
đồn kết quốc tế Hồ Chí Minh – đồn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới.
- Cũng từ quá trình 10 năm trải nghiệm thực tiễn ở nhiều nước, Nguyễn Ái Quốc
cũng rút ra kết luận rằng: “Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc
phương Đơng, đó là sự biệt lập... họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự
cổ vũ lẫn nhau”. Vì vậy, Người chỉ ra sự cần thiết của việc xây dựng khối đoàn kết chiến đấu
giữa các dân tộc bị đọa đày, đau khổ. Người kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa Pháp rằng:
"Chúng tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ chúng tơi trong nhiệm vụ đó, vì các bạn và chúng tơi,
chúng ta cùng chung một lợi ích… Mối quan hệ giữa chúng tôi với các bạn sẽ là những mối
quan hệ đoàn kết và liên minh".
- Là người dân từ một nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc thấy được khả năng tiềm tàng
của sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu
tranh của họ. Vì vậy, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, một mặt Người nhấn mạnh tư
tưởng phải "lấy sức ta mà giải phóng cho ta", mặt khác Người kêu gọi phải tăng cường sự
đoàn kết, giúp đỡ và phối hợp nhịp nhàng cuộc đấu tranh của vơ sản ở chính quốc với vơ sản
ở thuộc địa, như hai cái cánh của một con chim. Trong lý luận cũng như trong hoạt động
thực tiễn, Người luôn ln nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa
4
và cách mạng ở chính quốc. Người viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi
bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vơ sản ở các
thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi".
- Để thực hiện sự đoàn kết giữa nhân dân lao động chính quốc và nhân dân lao động
thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu các Đảng Cộng sản và giai cấp cơng nhân ở chính quốc
phải có hiểu biết đúng về thuộc địa và có sự giúp đỡ thiết thực đối với những người anh em
thuộc địa. Trên tinh thần đó, Người đã nghiêm khắc phê phán một số Đảng Cộng sản chưa
có chính sách và hành động tích cực giúp đỡ các thuộc địa. Trong thời gian ở nước ngoài,
Người đã tham gia tích cực phong trào cách mạng của công nhân Anh, Pháp, Nga, Trung
Quốc... từng bước xây dựng nhiều tổ chức quốc tế như: Hội Liên hiệp thuộc địa (1921), Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925)... là nhà cách mạng hoạt động tích cực
trong Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế III, các Quốc tế Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ... thường
xuyên mở rộng với nhiều chính khách, các nhà hoạt động xã hội... Tất cả hoạt động nói trên
của Người đều hướng vào mục tiêu tăng cường thêm bạn bè, đồng chí cho cách mạng Việt
Nam.
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đem lại bài học về tinh thần độc lập, tự chủ và hợp
tác quốc tế. Các nước lớn đã tác động đến tiến trình giải quyết cuộc chiến tranh Đơng
Dương. Từ kinh nghiệm của Hội nghị này, đối ngoại Việt Nam đã có bước trưởng thành.
Trong thời kỳ tiếp theo, đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế được phát huy ở mức
cao độ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong nhiều bài phát biểu, trả lời phỏng vấn sau khi nước Việt Nam giành được độc
lập cũng như trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng
định, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới; hợp tác với mọi
nước vui lịng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam... Trong Lời tuyên bố của Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cùng Chính phủ các nước trên thế giới, ngày 14-11950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa sẵn sàng
đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ
5
và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hịa bình và xây đắp dân
chủ thế giới”.
Độc lập, tự chủ nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc chính đáng, thực hiện các
quyền dân tộc cơ bản trong điều kiện lợi ích của các dân tộc đan xen, chồng chéo. Nhưng
độc lập, tự chủ và tự lực, tự cường hoàn toàn đối lập với sự biệt lập và chủ nghĩa biệt phái.
Để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, Hồ Chí Minh ln chủ trương
tăng cường đồn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, coi đây là vấn đề có tầm chiến lược
hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy, một trong những đóng góp quan trọng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ này là quan điểm về đoàn kết quốc tế, mà trước hết là
sự cần thiết phải liên minh các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp
giải phóng của chính dân tộc mình.
2. Mục tiêu của hợp tác và đoàn kết quốc tế
Mục tiêu của đoàn kết và hợp tác quốc tế là tập hợp lực lượng bên ngồi, tranh thủ sự đồng
tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, làm tăng thêm khả năng tự lực, tự cường, tạo điều kiện làm
chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Vì vậy, độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường phải gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời kết hợp với đấu tranh kiên quyết
và khôn khéo để thực hiện mục tiêu của cách mạng và bảo vệ quyền lợi quốc gia. Đó là một
nguyên lý cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, là “sợi chỉ đỏ” xun suốt tồn bộ hoạt động
quốc tế và ngoại giao Việt Nam, được Đảng ta nâng lên thành đường lối độc lập, tự chủ và
đoàn kết quốc tế.
3. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức
mạnh tổng hợp cho cách mạng
6
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đồn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
của các trào lưu cách mạng thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt
Nam. Đây là một trong những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết
quốc tếvà cũng là một trong những bài học quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất
của cách mạng Việt Nam.
- Sức mạnh dân tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức
mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần
đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do…Sức mạnh đó đã giúp
cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước.
- Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó còn là sức mạnh của
chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập bởi thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong
các phong trào cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ. Các phong trào đó nếu được
liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Người cho rằng, cách mạng Việt Nam chỉ có thể
thành cơng khi thực hiện đồn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở
cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.
b. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các
mục tiêu cách mạng của thời đại
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa
quốc tế vơ sản, đại đồn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết
quốc tế khơng vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà cịn vì sự nghiệp chung của nhân
7
loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế
vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Ngay sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt
mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng
thế giới. Trong suốt q trình đó, Người không chỉ phát huy triệt để sức mạnh chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình mà cịn kiên
trì đấu tranh khơng mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách
mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung, hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đồn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu
chung, các đảng cộng sản trên thế giới phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầmcủa
chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh… – những khuynh hướng làm
suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới. Nói cách khác, các
đảng cộng sản trên thế giới phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước
chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân.
=> Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực
hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại. Bởi lẽ, nhân dân Việt Nam
không chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà cịn vì độc lập, tự do của các
nước khác, khơng chỉ bảo vệ lợi ích sống cịn của dân tộc mình mà cịn vì những mục tiêu
cao cả của thời đại là hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
II.
Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức
1. Các lực lượng cần đồn kết
Lực lượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: phong trào cộng sản và
cơng nhân quốc tế; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hồ bình, dân chủ
thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược
Việt Nam.
8
- Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, sự đồn kết
giữa giai cấp công nhân quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng
sản. Chủ trương đồn kết giai cấp cơng nhân quốc tế, đồn kết giữa các đảng cộng sản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trị của giai cấp công nhân trong thời
đại ngày nay. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế,
là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh
của sự đồn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động tồn thế giới theo
tinh thần “bốn phương vơ sản đều là anh em” mới có thể chống lại được những âm mưu
thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã thấy rõ âm
mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. Chính vì vậy, Người đã lưu ý Quốc tế Cộng sản
về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt
nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương
lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vơ sản”. Thêm vào đó,
để tăng cường đồn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, Hồ Chí
Minh cịn đề nghị Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cách phải “làm cho đội quân tiên phong của
lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một
sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc
tế giành thắng lợi cuối cùng”.
- Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và cơng
lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đồn kết. Trong xu thế mới của thời đại, sự
thức tỉnh dân tộc gắn liền với sự thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì
độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hịa bình, tự do, cơng lý và bình đẳng để tập hợp và
tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
2. Hình thức tổ chức
- Đồn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là vấn đề sách lược, một thủ
đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính ngun tắc, một địi hỏi khách quan của cách
mạng Việt Nam. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về thành lập “Mặt trận
9
thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa” chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kiến
nghị Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp cụ thể để quan điểm này trở thành sự thật.
- Đối với các dân tộc trên bán đảo Đơng Dương, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt. Cả
ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi của nhau, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá
và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp. Năm 1941, để khơi dậy sức mạnh và quyền tự
quyết của mỗi dân tộc, theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh về tập hợp lực lượng cách
mạng, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt
Minh); giúp Lào và Campuchia thành lập mặt trận. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc hình thành Mặt trận nhân dân ba
nước Đơng Dương.
- Đồng thời, Hồ Chí Minh chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều
mặt với Trung Quốc -nước láng giềng có quan hệ lịch sử văn hố lâu đời với Việt Nam; thực
hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đấu tranh giành độc lập. Với các dân tộc
châu Á, Người chỉ rõ, các dân tộc châu Á có độc lập thì nền hồ bình thế giới mới thực hiện.
Vận mệnh dân tộc châu Á có quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Do vậy, từ
những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ
Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc. Đây là
hình thức sơ khai của mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần
đầu tiên xuất hiện trong lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Với việc tham gia
sáng lập các tổ chức này, Hồ Chí Minh đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận
nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam.
- Những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xây dựng các quan
hệ với mặt trận dân chủ và lực lượng đồng minh chống phátxít, nhằm tạo thế và lực cho cách
mạng Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, bằng hoạt
động ngoại giao không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, của bạn bè quốc
tế và nhân loại tiến bộ, trong đó có cả nhân dân u chuộng hồ bình Pháp trong kháng chiến
chống Pháp và cả nhân dân yêu chuộng hồ bình Mỹ trong kháng chiến chống Mỹ, hình
thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
10
=> Hình thành Mặt trận đồn kết Việt - Miên - Lào. Hình thành Mặt trận nhân dân đồn kết
với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở
Trung Quốc. Thành lập “Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa”. Sáng
lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pháp.
Như vậy, tư tưởng đồn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định hướng cho việc
hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt Nam –
Lào – Campuchia; Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân dân
thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Đây thực sự là sự phát triển rực rỡ
nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
III.
Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
1. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình
- Phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực
lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh đã đặt cách mạng Việt Nam
trong bối cảnh chung của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với trào lưu cách
mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng chung
của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
+ Đối với phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng
của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản, có lý, có tình.
+ Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và
quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh khơng chỉ suốt đời đấu tranh cho độc lập, tự
do của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập, tự do cho các dân tộc khác.
+ Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hịa bình,
chống chiến tranh xâm lược. Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống hòa hiếu của dân tộc
Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân loại.
Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh ln giương cao ngọn cờ hịa bình, đấu tranh cho
hịa bình, một nền hịa bình thật sự cho tất cả các dân tộc - “hòa bình trong độc lập, tự do”.
11
2. Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ
- Để đồn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh
chỉ có thể phát huy tác dụng thơng qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy, trong đấu tranh
cách mạng, Hồ Chí Minh ln nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là
chính”, “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Trong đấu tranh
giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi
chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập”. Trong quan hệ quốc tế, Người
nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to
tiếng mới lớn...
- Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc
lập, tự chủ và đúng đắn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với đường lối đúng đắn,
sáng tạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng giành thắng lợi. Trong
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, với đường lối độc lập, tự chủ, kết hợp hài hồ
giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, Đảng ta đã tranh thủ được sự ủng của phòng trào nhân
dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mỹ.
12
PHẦN 2: VẬN DỤNG
I.
Trong lịch sử: Ðoàn kết quốc tế - phát huy sức mạnh thời đại trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong cuộc đụng đầu với Mỹ, yếu tố thời đại có tác động rất lớn đến so sánh lực lượng
giữa ta và địch. Do đó, Ðảng ta chủ trương, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện
cho được vấn đề đoàn kết với các lực lượng cách mạng trên thế giới, phải chăm lo vun đắp
và phát triển sự đoàn kết giữa nước ta với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước
hết là với Liên Xô, Trung Quốc.
Ở nhiều nước, hai tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở thành khẩu hiệu tập hợp nhiều
tầng lớp nhân dân khác nhau đoàn kết với Việt Nam.
1. Lực lượng:
VIệt Nam và mặt trận bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc, các
phong trào cách mạng, các lực lượng hịa bình, các xu hướng dân chủ và tiến bộ trên tồn thế
giới, kể cả một bộ phận đơng đảo nhân dân Mỹ.
2. Nội dung và hình thức:
Trong những năm tháng chiến tranh, mở rộng đoàn kết với các nước XHCN, chăm lo mối
quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước. Các nước xã hội chủ nghĩa nói
chung, hai nước Liên Xơ và Trung Quốc nói riêng đã dành cho sự nghiệp kháng chiến của ta
sự giúp đỡ quý báu. Hai nước đã ủng hộ, cổ vũ Việt Nam mạnh mẽ, góp phần kiềm chế
chính sách phiêu lưu của các thế lực xâm lược hiếu chiến. Tổng số viện trợ của các nước xã
hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ước tính trị giá
khoảng bảy tỷ rúp (ba tỷ USD theo tỷ giá lúc bấy giờ), trong đó phần lớn là từ Trung Quốc
và Liên Xơ.
Ðối với nhân dân và các lực lượng hịa bình tiến bộ trên thế giới, trước những thủ đoạn
ngoại giao và luận điệu tuyên truyền đánh lạc hướng dư luận, biện hộ cho hành động xâm
lược của Mỹ, ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, vạch trần âm mưu và tội ác xâm
13
lược của Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, làm cho nhân dân và chính phủ nhiều nước, trước
hết là các dân tộc Á, Phi, Mỹ la-tinh đồng tình, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân
ta, phản đối chính sách hiếu chiến, xâm lược của đế quốc Mỹ. Vì lẽ đó, ở nhiều nước, hai
tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở thành khẩu hiệu tập hợp nhiều tầng lớp nhân dân khác
nhau đoàn kết với Việt Nam. Ðặc biệt, trong những thời điểm quyết định của cuộc kháng
chiến, sự ủng hộ đó đã tiếp thêm sức mạnh cả về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta
tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Với nhân dân tiến bộ Mỹ, Ðảng và Nhà nước ta chủ trương làm cho họ ngày càng hiểu rõ lập
trường và thiện chí của ta, thấy được tính chất phi nghĩa, tàn bạo của cuộc chiến tranh xâm
lược mà các đời tổng thống Mỹ theo đuổi ở Việt Nam. Tính chính nghĩa của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, những thắng lợi to lớn, tồn diện về qn sự, chính trị của qn và dân ta
trên cả hai miền nam, bắc, sự vững vàng của miền bắc xã hội chủ nghĩa trước thử thách khốc
liệt của chiến tranh đã làm thất bại âm mưu và nhiều thủ đoạn ngoại giao của Mỹ, tranh thủ
được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế ngày càng rộng rãi, to lớn.
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế:
- Bình đẳng về lợi ích và trách nghiệm:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, vạch trần âm mưu và tội ác xâm lược của Mỹ đối
với nhân dân Việt Nam, làm cho nhân dân và chính phủ các dân tộc Á, Phi, Mỹ la-tinh đồng
tình, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, phản đối chính sách hiếu chiến, xâm
lược của đế quốc Mỹ.
- Thực sự tôn trọng lẫn nhau:
Nhiều nhà cầm quyền các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhiều lãnh tụ các tổ
chức quốc gia, quốc tế, các tổ chức tơn giáo, xã hội; nhiều chính giới, nhân sĩ, trí thức có tên
tuổi bằng những hình thức khác nhau đã tham gia các phong trào đoàn kết với Việt Nam.
Trong những năm tháng chiến tranh, các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, hai nước Liên Xơ
và Trung Quốc nói riêng đã dành cho sự nghiệp kháng chiến của ta sự giúp đỡ quý báu. Hai
nước đã ủng hộ, cổ vũ Việt Nam mạnh mẽ, góp phần kiềm chế chính sách phiêu lưu của các
14
thế lực xâm lược hiếu chiến. Tổng số viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ.
- Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường:
Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện cho được vấn đề đoàn kết với các lực lượng
cách mạng trên thế giới, trước những thủ đoạn ngoại giao và luận điệu tuyên truyền đánh lạc
hướng dư luận, biện hộ cho hành động xâm lược của Mỹ, ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền
đối ngoại, vạch trần âm mưu và tội ác xâm lược của Mỹ đối với nhân dân Việt Nam.
- Thống nhất mục tiêu, có tình có lý:
Từ sau khi ký Hiệp định Pa-ri, trong hoạt động đối ngoại giai đoạn này, Ðảng ta chủ trương
đẩy lùi khả năng Mỹ can thiệp trở lại; chuẩn bị dư luận quốc tế làm cho thế giới thấy Mỹ Thiệu là kẻ phá hoại Hiệp định Pa-ri; tiếp tục tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế
giới đối với việc ta quyết định đánh ngày càng mạnh, giải phóng miền nam.
Ðảng ta ln tăng cường đồn kết quốc tế, phát huy cao nhất sức mạnh của thời đại, coi đó
là một bộ phận hợp thành đường lối chống Mỹ, cứu nước và đã đặt hoạt động đối ngoại, đấu
tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt
trội về thế và lực của nhân dân ta đánh thắng kẻ thù.
4. Kết quả và ý nghĩa
Trong suốt cuộc kháng chiến, Ðảng ta ln tăng cường đồn kết quốc tế, phát huy cao nhất
sức mạnh của thời đại, coi đó là một bộ phận hợp thành đường lối chống Mỹ, cứu nước và
đã đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến
lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta đánh thắng kẻ thù. Dưới
tác động của hoạt động đối ngoại và của chính cuộc kháng chiến của quân và dân ta, một
mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam chống Mỹ
xâm lược đã hình thành và phát triển. Mặt trận đó bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa, các
nước độc lập dân tộc, các phong trào cách mạng, các lực lượng hịa bình, các xu hướng dân
chủ và tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả một bộ phận đông đảo nhân dân Mỹ. Như vậy, cùng
với mặt trận đại đoàn kết toàn dân trong nước và liên minh chiến đấu ba nước Ðông Dương,
15
mặt trận đồn kết quốc tế đó đã góp phần tạo ra một tập hợp lực lượng chưa từng thấy, bao
vây, cô lập và tiến công kẻ thù, phát huy sức mạnh thời đại kết hợp với sức mạnh dân tộc
làm nên Ðại thắng mùa Xuân 1975.
II.
Trong giai đoạn hiện nay:
1. Việt Nam gia nhập WTO – Thành công trong xuất nhập khẩu.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đã tăng 37 lần so với thời điểm Việt
Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và tăng 5 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia
nhập WTO vào năm 2007: Là thông tin được công bố tại phiên rà sốt chính sách thương
mại lần thứ 2 của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 (Phiên TPR) từ ngày 27 – 29/4/2021. Đây
là phiên ra soát chính sách thương mại chu kỳ 7 năm/lần.
- Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng: Việt Nam đã đạt được những kết
quả rất tích cực, nổi trội kể từ Phiên TPR lần đầu vào năm 2013. Như các kết quả về xuất
nhập khẩu, tăng trưởng và cải cách kinh tế, cũng như định hướng xây dựng và thực thi chính
sách liên quan đến thương mại trong thời gian tới.
+ Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
hiện nay đã tăng 170 lần so với thời điểm Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới vào năm
1986, tăng 37 lần so với thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và tăng 5 lần
so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.
+ Theo Báo cáo Rà soát Thống kê Thương mại Thế giới năm 2020 của WTO Việt Nam có
mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào
năm 2019.
Những con số này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam cũng như tính nghiêm túc trong
việc thực thi các cam kết quốc tế kể từ khi gia nhập WTO. Chính phủ Việt Nam quyết tâm
tiếp tục q trình hội nhập tồn diện, sâu rộng, cải cách kinh tế, thực hiện các chính sách
phát triển kinh tế gắn với việc thực thi đầy đủ và tuân thủ các cam kết quốc tế.
2. Việt Nam tham gia vào Liên Hợp Quốc – Lợi ích mà Việt Nam nhân được.
16
Quan hệ hợp tác Việt Nam - LHQ trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc
đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố mơi trường hịa bình, an ninh và
thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng
cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với
các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè, tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công
cuộc phát triển đất nước.
Gia nhập Liên Hợp Quốc, hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam đã có bước tiến
lớn với những sự kiện mang tính bước ngoặt. Cụ thể như bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Hoa Kỳ, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), được kết nạp
vào Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ký hiệp định khung về
kinh tế với Liên minh Châu Âu (EU), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là Ủy
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009, Chủ tịch
ASEAN, tham gia lực lượng gìn giữ hịa bình Liên Hợp Quốc, làm chủ nhà Hội nghị thượng
đỉnh Mỹ-Triều, Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
2020 – 2021…
Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến
tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khơi phục sản xuất.
LHQ đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt
hơn 500 triệu USD. Các tổ chức tài trợ chính bao gồm: Chương trình Phát triển LHQ
(UNDP), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Quỹ
Dân số LHQ (UNFPA), Cao Ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR), và Tổ chức Y tế thế giới
(WHO). Các tổ chức này đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Chính phủ Việt Nam về các hạng
mục phát triển xã hội, tập trung trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và
trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Hợp tác với LHQ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao trình độ cơng
nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học-kỹ thuật ở Việt Nam, phục hồi và xây dựng mới một số
cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển. Đồng thời trong bối cảnh bao vây cấm vận,
hợp tác với LHQ tạo điều kiện để ta tiếp cận được nguồn viện trợ của nhiều nước phương
Tây.
Tháng 7/2017, Kế hoạch Chiến lược chung 2017-2021 giữa Việt Nam và LHQ trong
17
khuôn khổ Sáng kiến Một LHQ đã được ký. Chương trình này sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam
trên bốn lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư vào Con người; Đảm bảo thích ứng với Biến đổi Khí hậu
và phát triển môi trường bền vững; Thúc đẩy sự Thịnh vượng và Quan hệ Đối tác; Tăng
cường Cơng lý, Hịa Bình và Quản trị toàn diện.
Đặc biêt, trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, các tổ chức LHQ tại Việt Nam,
đặc biệt là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hỗ trợ Việt Nam trên 5 lĩnh vực gồm: Chuẩn bị
khẩn cấp y tế cộng đồng, Giám sát, đánh giá rủi ro, điều tra và phản ứng với dịch bệnh,
Phòng thí nghiệm, Kiểm sốt phịng ngừa lây nhiễm và quản lý lâm sàng, Truyền thông rủi
ro. Các tổ chức LHQ cũng đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 cho trẻ em, người lao
động và tồn xã hội và có 2 báo cáo tổng hợp đánh giá tác động của COVID-19 tại Việt Nam
và khuyến nghị biện pháp ứng phó.
Hỗ trợ của LHQ được đánh giá là thiết thực, phù hợp với các mục tiêu phát triển
của Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam triển khai các mục tiêu phát triển bền
vững.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia vào nỗ lực chung của Liên hợp
quốc trong việc giải quyết các vấn đề hịa bình, an ninh khu vực và quốc tế, thúc đẩy quyền
con người, nổi bật là việc ta phối hợp rất tốt với LHQ trong cơng cuộc chống đại dịch
COVID-19, trong đó có đóng góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó COVID-19 của WHO
3. Việt Nam gia nhập Asean – Đột phá trong tư duy đối ngoại của Việt Nam.
Quá trình gia nhập Asean của Việt Nam:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – Asean) thành
lập vào ngày 8/8/1967 trên cơ sở tuyên bố Bangkok, với 5 thành viên đầu tiên là Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines.
Ngày 28/7/1995, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28), Việt Nam
chính thức gia nhập ASEAN - ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và
thế giới của Việt Nam.
Phát triển phương châm đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa”:
18
Sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề xuất chính sách mở cửa ra bên
ngồi. Sự kiện gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã trải qua những bước phát
triển mạnh mẽ trong tư duy đối ngoại. Đây là một trong những điểm đột phá đầu tiên để triển
khai phương châm đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa”.
Tại Đại hội XIII của Đảng (năm 2021), tư duy về đối ngoại song phương và đa phương có
những bước phát triển mới. Về đối ngoại đa phương cần “chủ động tham gia, tích cực đóng
góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật
tự chính trị - kinh tế quốc tế”, và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến
lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”
“Việt Nam cần ASEAN và ASEAN cần Việt Nam”:
Hơn 25 năm gia nhập, Cộng đồng ASEAN đã ghi nhận những đóng góp tích cực của Việt
Nam vào sự phát triển chung của Hiệp hội, tạo nền tảng để thành lập Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội. Định hướng phát triển
của ASEAN cũng rất phù hợp với chính sách phát triển của Việt Nam, vừa tận hưởng những
lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại, vừa chủ động đề xuất những sáng kiến, định hướng
để chung tay xây dựng Cộng đồng.
Đảng và thành tựu của quá trình hơn 25 năm Việt Nam đồng hành cùng ASEAN:
-
Về Chính trị - Ngoại giao: Việt Nam gia nhập ASEAN đã đóng góp vào việc hình
-
thành, củng cố và phát triển các thể chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt.
Về Kinh tế: Việc gia nhập ASEAN được coi là bệ phóng giúp Việt Nam hội nhập sâu
-
vào sân chơi của khu vực và toàn cầu.
Về Văn hóa – Xã hội: Cộng đồng Văn hóa - Xã hội được xây dựng với đóng góp lớn
từ Việt Nam.
Năm 2020, tại lễ kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam gia nhập ASEAN, Phó Thủ tướng kiêm Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định: “Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là sự
gặp nhau giữa chủ trương của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và yêu cầu của các
nước trong khu vực nhìn nhận về vai trị của Việt Nam trong bối cảnh mới của tình hình
quốc tế. Nói một cách khác, Việt Nam cần ASEAN và ASEAN cũng cần Việt Nam”.
19
4. Hợp tác Việt – Mỹ về Thương mại nông sản
- Trong 8 tháng năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt
Nam với kim ngạch 9,3 tỷ USD; bỏ xa thị trường đứng thứ 2 là Trung Quốc chỉ đạt 6,1 tỷ
USD..
- Trong 3 năm qua Việt Nam và Mỹ đã nỗ lực triển khai kế hoạch hành động của Hiệp định
khung về Thương mại và đầu tư ( TIFA ) để mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho
thương mại nơng sản hai nước. Đã có 18 biên bản ghi nhớ về hợp tác thương mại nông sản
giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ đã được ký và triển khai thực hiện nghiêm túc từ
tháng 2 năm 2020.
- Trong bối cảnh đại dịch Covid phức tạp, nhưng 8 tháng năm 2021, thương mại nông sản 2
nước đạt 10,9 tỷ USD; tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xuất khẩu nơng, lâm
thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 9,3 tỷ USD chiếm 29,1% trong tổng thị phần xuất khẩu
ngành nông nghiệp của Việt Nam. Sản phẩm gỗ đạt kim ngạch 7-8 tỷ USD/năm. Đối với trái
cây thì hiện nay, Mỹ đã mở cửa thị trường cho một số loại trái cây nhiệt đới tại Việt Nam, áp
dụng hệ thống công nhận tương đương cá tra. Trong thời gian tới thì Mỹ sẽ xem xét mở cửa
thị trường cho bưởi, chanh leo của Việt Nam.
- Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các sản phẩm trái cây có thế mạnh của Mỹ như nho,
táo,đào .. chứng nhận đăng kí cho các doanh nghiệp xuất khẩu thịt và thủy sản của Mỹ,
chứng nhận các sản phẩm công nghệ sinh học, miễn giảm thuế nhập khẩu cho thức ăn chăn
nuôi.
- Mỹ là thị trường số 1 của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong đó có thể kể
đến thủy, hải sản; hạt điều; cà phê; hạt tiêu và nhiều loại quả. Các nông sản xuất khẩu hàng
đầu của Mỹ sang Việt Nam là những sản phẩm đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất
tại Việt Nam như bông, đậu nành, sữa, đồ gỗ, bột mỳ,…
Cùng với phát triển thương mại nông sản, hai bên cũng nhấn mạnh đến hợp tác về khoa học,
kỹ thuật trong nông nghiệp.
20
- “Ngay từ những năm 2000, Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam trong việc ứng phó với các bệnh xuất
hiện trên gia súc, gia cầm trước đây hay dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây” Ông
Hafemaister, Thứ trưởng bộ nông nghiệp Mỹ
- Việt Nam hoan nghênh Mỹ tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và tăng cường
cam kết thúc đẩy các nỗ lực tồn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam mong muốn được hợp tác chặt chẽ với phía Mỹ trong việc áp dụng các thành tựu
công nghệ mới của nhân loại trong lĩnh vực nông nghiệp như công nghệ sinh học, cơng nghệ
vaccine phịng chống dịch bệnh cho vật ni,… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đề xuất phía
Mỹ hỗ trợ và giới thiệu các cơng ty lớn phối hợp với Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) để triển khai Sáng kiến hợp tác công-tư xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo lương
thực thực phẩm tại Việt Nam cho vùng Đông Nam Á và Chương trình 100 triệu nơng dân
thực hành phát thải thấp.
- Mỹ cho biết, trong những năm qua đã hỗ trợ, hợp tác trong việc phát triển ngành chăn nuôi
Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển giao các nguồn gen vật nuôi chất lượng
cao, nhiều doanh nghiệp ngành chăn nuôi của Mỹ đã hỗ trợ kỹ thuật với các đối tác Việt
Nam, đóng góp vào sự phát triển của ngành thức ăn chăn ni tại Việt Nam, góp phần thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng của các ngành hàng chăn nuôi Việt Nam như thịt lợn, thịt gia
cầm, thủy sản và sữa.
- Lễ ký biên bản Hợp tác kỹ thuật giữa Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam đã diễn ra nhân sự kiện đoàn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam
sang Mỹ. Theo biên bản này, hai bên sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực
nông nghiệp thức ăn chăn nuôi, sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam cũng
như tăng cường hiểu biết lẫn nhau về các chính sách và mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ sẽ giúp nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, doanh nghiệp
nhập khẩu Việt Nam, doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và làm việc trong lĩnh vực
này để tiếp cận công nghệ mới, thương mại kiểu mới và kỹ năng mới để tổ chức quản lý sản
xuất, hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ cam kết sẽ hỗ trợ các thiết bị y tế như bộ test Covid 19 và
thuốc chữa trị Covid 19 dành cho các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam.
21
5. Hợp tác Việt-Nga trong Vietsovpetro 2021
Trong suốt bốn thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro vẫn là chiếc tàu chỉ huy trong hợp
tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng, đóng góp to lớn vào việc củng cố quan hệ kinh tếthương mại song phương.
Ngày 19/6/1981 đã ký kết Hiệp định Liên chính phủ Xơ - Việt về thành lập Liên doanh
Vietsovpetro và 5 năm sau đã bắt đầu công tác khai thác dầu công nghiệp tại các mỏ dầu.
Năm 1988 tại tầng móng của mỏ Bạch Hổ đã phát hiện được những vỉa “vàng đen” lớn.
Liên doanh Vietsovpetro đã tổ chức công tác khảo sát cơ bản các nguồn dự trữ dầu khí trên
thềm lục địa Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiến hành hoạt động thăm dò địa chất trên
quy mơ lớn. Đã mở ra chín mỏ với khối lượng dự trữ là 300 triệu tấn.
Hoạt động của Liên doanh Vietsovpetro đóng góc củng cố tổ hợp nhiên liệu-năng lượng của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và nguồn
thu vào ngân sách, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ
và các lĩnh vực khoa học.
Phần của Liên doanh chiếm hơn một phần ba tổng khối lượng dầu khai thác được và gần
15% khí tự nhiên.
Trong 35 năm qua Liên doanh đã khai thác được hơn 240 triệu tấn dầu khí. Tính đến tháng
3/2021 doanh thu của từ việc tiêu thụ dầu khí là 86,7 tỷ USD, tổng thu vào ngân sách Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 52,6 tỷ USD.
Theo kết quả năm 2020 khối lượng dầu khai thác được là 3,4 triệu tấn, khối lượng này tăng
9% so với các tiêu chí trong kế hoạch, đã đưa vào bờ khoảng 1,2 tỷ m3 khí đốt, doanh thu là
1,14 tỷ USD.
Tại Liên doanh Vietsovpetro tạo điều kiện công tác đào tạo và nâng cao chuyên môn cho các
cán bộ nhân viên, cho việc thăng tiến cá nhân và sự nghỉ ngơi có ý nghĩa đầy đủ của họ.
22
Những kết quả đã đạt được là sự khẳng định rõ rệt của một hoạt động tỉ mỉ tỉnh tế và quên
mình của các chuyên gia Nga và Việt Nam, của tình hữu nghị và sự hợp tác cùng có lợi giữa
hai nước chúng ta.
6. Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đồn kết quốc tế trong đại dịch covid-19: Việt
Nam – Cuba
Đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng riêng lĩnh vực y tế mà tác động sâu sắc, rộng khắp
và ở mọi cấp độ, mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Với tinh thần đồn kết
quốc tế cao cả, mặc dù đang cịn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã cùng rất nhiều quốc gia
và tổ chức quốc tế trên thế giới có nhiều hoạt động hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ với nhau.
Hơn 60 năm qua, truyền thống quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba được Chủ
tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ lịch sử cách mạng Cuba Fidel Castro khởi xướng, thiết lập,
được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng củng cố, vun
đắp đã trở thành mối quan hệ mẫu mực trong quan hệ quốc tế nói chung.
Sáng ngày 19/9/2021 (giờ địa phương), tại Thủ đô La Habana, Cuba, Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Cuba Manuel
Marrero Cruz và lãnh đạo nhiều bộ, ngành Cuba.
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy mối quan hệ mẫu mực Việt Nam-Cuba không
ngừng được củng cố và phát triển tồn diện trong bối cảnh tình hình quốc tế biến động khó
lường và dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hai bên đã vượt qua nhiều thách thức, duy
trì các cuộc đối thoại cấp cao và các cơ chế hợp tác bằng hình thức trực tuyến; kịp thời hỗ
trợ lẫn nhau đối phó với dịch bệnh Covid-19, thể hiện tình cảm gắn bó đặc biệt, đồn kết anh
em và tương trợ lẫn nhau.
Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước sẽ đánh giá về quan hệ
hợp tác song phương, tập trung thảo luận và thống nhất về phương hướng cũng như các biện
pháp để làm sao tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác đoàn kết anh em toàn
diện giữa Việt Nam và Cuba, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác
trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và có thể bổ sung cho nhau.
23
Ngay sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, lãnh đạo Đảng, Nhà nước của Việt Nam và
Cuba đã có ngay những tiếp xúc ban đầu, dành cho nhau sự ủng hộ không chỉ về tinh thần
mà cả vật chất. Trong những tháng đầu sau khi xảy ra đại dịch, phía Việt Nam với truyền
thống quan hệ thủy chung giữa hai nước đã chuyển tặng cho phía Cuba một số thiết bị vật
phẩm y tế để góp phần khiêm tốn giúp Cuba đối phó với đại dịch. Và cũng ngay trong những
tháng đầu tiên đó, phía Cuba đã gửi tặng Việt Nam thuốc chữa trị Covid-19 với số lượng đủ
chữa cho 1.000 bệnh nhân mắc Covid-19.
Cuba là quốc gia đầu tiên ở Mỹ La tinh và Caribe tự nghiên cứu thành cơng và sản
xuất vaccine ngừa Covid-19 và hiện đã có 3 loại vaccine ngừa Covid-19. Ngay khi đạt được
kết quả khả quan ban đầu trong q trình nghiên cứu, phía Cuba đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác
với Việt Nam trong lĩnh vực này để hai nước chung tay cùng nhau đối phó với đại dịch. Thời
gian vừa qua, các cơ quan chức năng hai nước đã rất tích cực làm việc triển khai theo hướng
thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, bàn thảo về các chương trình, kế hoạch hợp tác
trong lĩnh vực này. Cụ thể, trong chuyến thăm vừa qua, hai bên đã ký kết văn kiện hợp tác
trong lĩnh vực này để Cuba bắt đầu chuyển giao một số lượng lớn vaccine Abdala ngừa
Covid-19 cho Việt Nam. Hai bên cũng đồng thời tiến hành ký kết thỏa thuận để phía Cuba
chuyển giao cơng nghệ sản xuất vaccine Abdala tại Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã dành nhiều thời gian trao đổi về các biện pháp cụ thể để
tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước. Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc cho biết, trong chương trình hoạt động của chuyến thăm này, lãnh đạo của nhiều
ban, bộ, ngành của Việt Nam có các cuộc làm việc với lãnh đạo các ban, bộ, ngành Cuba để
trực tiếp trao đổi các biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác các kênh Đảng, Chính phủ và đối
ngoại nhân dân Chủ tịch nước mong muốn Chính phủ hai nước phối hợp chặt chẽ, triển khai
hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, các cơ chế hợp tác sẵn có, đặc biệt là nâng cao hiệu quả
hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ, góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển ngày càng
thực chất, nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị
tốt đẹp giữa hai nước.
=> Ý nghĩa:
24